BÀ CHÚA KHO
1.Thần tích về Bà Chúa Kho nói nhiều không nhiều nói ít lại không ít.Nhưng khi nhắc đến thì trước hết phải nhắc đến thần tích về Bà ở đền Cổ Mễ,Vũ Linh,Bắc Linh
Được coi là nơi phát tích đầu tiên của Bà.
Theo tương truyền Bà Chúa Kho giáng sinh vào một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm, gần Núi Kho vào cuối thời tiền Lê, giai đoạn chuyển giao giữa nhà tiền Lê và nhà Lý. Bà được là người con gái đẹp, nết na mọi bề. Thấy ruộng đất làng Quả Cảm còn bị hoang hóa nhiều, Bà chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Sau đó, mở rộng khai hoang vào đến vùng Nghệ An *nay*. Ngoài ra, Bà còn có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho, Bắc Ninh.
Thời điểm Chúa bà giáng sinh cũng được nhắc lại ngay trong bản văn dâng:
Ai về thăm tỉnh Bắc Ninh - Về làng Cổ Mễ vào đền Bà Chúa Kho
Chúa giáng sinh vào thời Lê Nguyễn - Nước Nam gặp thời loạn lạc binh đao
Muôn dân trăm họ gặp nỗi lầm than - Ngoại bang xâm lấn quê hương nước nhà
Và ngay cả trong đền có ba đôi câu đối cũng lưu lại thời điểm bà giáng sinh:
Lê triều chưởng khố chương hồng liệt - Giữ kho tàng nhà Lê, công tích lớn lao rạng rỡ
Nữ giới di danh trọng phúc thần - Tên tuổi Bà còn để lại, là vị Phúc Thần đáng kính
Nguyệt Đức chí kim lưu thắng tích - Sông Nguyệt Đức tới nay còn lưu lại thắng cảnh
Doanh sơn tự cổ tráng thanh thiên - Núi Doanh Sơn tự xưa đã hùng tráng sánh trời xanh
Chủ khố linh từ lưu đà tích - Đền thiêng Bà Chúa Kho còn lưu dấu vết Phật
Anh linh thần miếu liệt cao sơn - Miếu thần anh linh lẫm liệt chốn núi cao
*Năm 1075, Vương An Thạch 'cầm quyền' chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt, chuẩn bị đánh nước ta.
Biết tin Vua Lý (thực chất là Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan - hiện đang buông rèm nhiếp chính) ra lệnh cho Lý Thường Kiệt đánh phủ đầu nhà Tống. Ngày 30/12/1075, quân Đại Việt tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân nhà Tống mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ. Quân Đại Việt đánh đến ngày thứ 42, thành Ung Châu bị hạ, tướng chỉ huy làTô Giám tự thiêu. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000. Quân Đại Việt cũng tổn thất đến 10.000 người và nhiều voi chiến.
Lý Thường Kiệt chiếm xong thành Ung, lại cho lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu nghe thấy quân Đại Việt kéo gần đến thành liền bỏ thành chạy trốn. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về. Người ba Châu đó bắt sống đem về nước Việt. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).
Sau đến năm 1076 giặc phương Bắc tiến đánh Đại Việt, Bà giúp vận chuyển quân và lương đánh giặc theo con đường sông ra bến đò Cổ Mễ. Ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (năm 1077), trong lúc phát lương cứu giúp dân làng Bà đã bị giặc sát hại. Nhà vua thương tiếc hạ chiếu phong Bà là Phúc Thần. Người dân tỏ lòng biết ơn đã lập đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với sự tôn kính là Bà Chúa Kho. Phong vị là Quản chưởng Quốc khố Công chúa.*
*Đấy là lý do có chiến thắng Như Nguyệt Giang vang dội với sự trợ sức, trợ lực rất lớn Chúa Bà, như hai trong ba câu đối trong đền - ở trên.*
*Hiện có nhiều lẫn lộn trong các tích về bà ở đền Bắc Ninh nên người viết đã điều chỉnh phù hợp dựa các tích theo tích cũ, các câu truyện lịch sử thực tế, các câu đối trong đền và bản văn về Bà Chúa kho. Trong các tích đó có tích nhắc là bà là vợ vua Lý, có tích lại nói bà là vợ vua Trần, cũng có tích nhắc bà là vợ tổng trấn thành bắc - Kinh Bắc, nhưng tạm không nhắc đến tại Người viết chưa thấy đủ cơ sở để chứng minh nó.*
2. Ngoài đền chính - Đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ - Vũ Linh - Bắc Ninh, bà còn được thờ ở đình Giảng Võ *Hà Nội*. Tại đây lưu lại tích về bà rằng khi ấy Chúa Bà tên là Lý Thị Châu, người làng Võ Trại trong kinh thành Thăng Long (nay là phường Giảng Võ). Cha Bà làm chức Điện hộ binh lương, chuyên giữ kho lương quân lính đời nhà Trần. Chồng Bà là Đốc bộ ở Châu Hoan *tức Nghệ An và Hà Tĩnh*.
Năm 1285, một đạo quân Nguyên của tướng Toa Đô đánh vào nước ta từ phía Chiêm Thành. Bà Lý Thị Châu tự nguyện chỉ huy quân sĩ bảo vệ kho lương, lo liệu hậu cần để chồng yên tâm đánh giặc. Cuối tháng 5 năm 1285, nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên khỏi bờ cõi. Vợ chồng bà được triệu về kinh, chồng giữ chức cai quản quân kinh đô, vợ coi sóc kho phủ Phụng Thiên.
Cuối năm 1287, quân Nguyên lại đánh Đại Việt. Chồng bà Lý Thị Châu bị giết. nghe tin chồng tử trận, kinh thành sắp thất thủ nhưng bà Lý Thị Châu vẫn bình tĩnh lệnh quân sĩ chuyển toàn bộ lương thực, của cải đem đi cất giấu rồi lấy một chiếc khăn hồng thắt cổ tự vẫn. Đến Năm 1288, quân Nguyên bị phản công phải rút lui, Bà được triều đình truy tặng “Quản trưởng quốc khố công chúa” và cho lập đền thờ bà ở Giảng Võ (Hà Nội) và Diễn Châu (Nghệ An). Từ đó bà Lý Thị Châu được gọi là Bà Chúa Kho.
3. Ngoài ra ở đền Am Chúa Bà được thờ với danh hiệu Bạch Ngọc - Chưởng Khố công chúa - Ấy là khi Chúa Bà được thiên đình sai giáng trần làm thần núi Tượng ở phía Bắc thành Thăng Long.
4. Và thần tích muộn nhất là ở thành Nam *Nam Định*. Khi ấy Bà tên Nguyễn Thị Trinh, con gái quan Vệ úy Nguyễn Kế Hưng coi kho lương ở thành Nam *Nam Định*. Bà là người tính tình cương nghị, sức khỏe hơn người, từ nhỏ đã ham tập võ nghệ. Được cha giao cho coi kho thành Nam đời vua Tự Đức (1848-1883). Bà tử trận trong trận đánh tháng 12-1873, Vua Tự Đức xét công phong tặng “Tiết liệt Anh phong giám thương Công Chúa”, hạ chiếu xây miếu thờ ở chân Cột Cờ Thành Nam. Nhân dân Nam Định tôn Bà làm Thành Hoàng Đương Cảnh - Bản Xứ - Thổ Thần.
Đến đời vua Thành Thái (1889-1901), triều đình gia phong cho Nguyễn Thị Trinh thêm mỹ tự là “Tiết liệt Anh phong” với duệ hiệu đầy đủ là: “Tiết liệt Anh phong - Giám thương Công chúa”. Ngoài ra còn phong làm thần gọi là “Linh phù, Dực bảo trung hưng tôn thần”.
Sau này khi Pháp đã đặt ách đô hộ, đền thờ Bà bị phá nhiều lần, cuối cùng để che mắt giặc, người dân khi xây lại nơi thờ đã đổi tên thành miếu Bạch Hoa, nói rằng đây là nơi thờ Bạch Hoa - một thị nữ của bà chúa Liễu Hạnh trong tín ngưỡng đạo Mẫu. Tuy nhiên các hoành phi, câu đối đều là của đền Cột Cờ cũ có nội dung ca ngợi bà Nguyễn Thị Trinh. Ngoài ngôi đền thờ dưới chân Cột Cờ được dựng lại sau này, tại thành Nam còn có một số nơi thờ bà Chúa Kho - Giám thương công chúa Nguyễn Thị Trinh như đền Nguyên Thương ở phố Hàng Sắt (phường Nguyễn Du), đền Bồng Lai ở đường Trần Hưng Đạo (phường Bà Triệu).
Tại đây cũng đều có các câu đối ca ngợi nữ anh hùng thành Nam như:
Dữ phụ đồng cừu kim diệc hãn - Tồn lương vệ quốc cổ do hy.
Nghĩa: Cùng cha chung mối thù, nay cũng giữ lương vì nước, trước đâu nhiều.
Hay như câu: Huyền mặc vô ngôn, hoàng thượng biền mông tư Bắc khuyết Tinh thần bất tử, nữ trung anh kiệt chấn Nam thiên.
Nghĩa: Lặng lẽ không lời, hoàng thượng chở che riêng cửa BắcTinh thần bất tử, nữ trung anh kiệt động trời Nam.
Ở phường Vệ An phía tây thị xã Bắc Ninh, có đền "Trung cơ linh từ" thờ bà Chúa, trong đền hiện có một số đồ tế tự và ba đôi câu đối:
Vị liệt Thánh trung thiên chủ khố - Ở ngôi Thánh làm chủ kho trời,
Anh linh thần nữ thế gian vô. - Là nữ thần linh thiêng, thế gian chẳng có
Anh dục tú chung thế xuất nữ trung Nghiêu Thuấn - Núi sông chung đúc nên bậc Nghiêu Thuấn trong giới nữ
Linh thông hiển ứng danh tôn thiên hạ Thánh Thần - Hiển ứng linh thiêng tên tuổi được tôn xưng là Thánh Thần thiên hạ
Vị liệt nữ trung thần cơ trọng Tùng thành thương khố chủ - Ngôi thần trọng vọng trong giới nữ, (Bà) là chủ kho tàng chốn Thành Tùng
Đức vi thiên hạ mẫu trường thùy Bắc trấn hiển linh thanh - Đức xưng là mẹ thiên hạ, để lại mãi sự lĩnh thiêng nơi trấn Bắc
Những huyền tích về Bà Chúa Kho ít nhiều liên quan tới tục thờ Mẹ Lúa nguyên thuỷ của Người Việt. Theo các thần tích này, Bà Chúa kho vốn là một cô thôn nữ xinh đẹp, nết na, giỏi nghề nông, sinh sống ở vùng ven sông Cầu. Ban đầu, vùng này là đồng bãi ngập nước, lầy trũng, cư dân chưa biết trồng cấy gì, cô thôn nữ ấy lấy trấu rắc tới đâu thì lúa mọc lên tới đó. Từ đó thóc lúa cứ ùn ùn như núi, mọi người phải xây kho để trữ lương thực, và tôn vinh cô gái dạy dân trồng lúa đó là Bà Chúa Kho, Bà Lẫm. Có thể có sự liên tưởng giữa hiện tượng thờ Hồn Lúa trong kho lúa của nhiều dân tộc thiểu số với Bà Chúa Kho của người Việt.
Bà Chúa kho it khi giáng đồng chỉ có người có duyên với cửa chúa. Khi ngự về, hầu cận dâng Bà áo dài vàng khăn vấn vàng bà về khai quang đi mồi rồi xe giá.