Chắc hẳn trong cuộc sống bạn đã nhiều lần được nghe về đền Ông Hoàng Bảy và những sự tích được lưu truyền về ông
Đối với những người thường xuyên đi lễ đền ông chắc hẳn không còn xa lạ với những câu chuyện ấy.
Tuy nhiên nếu là người lần đầu có dự định đi lễ chắc hẳn những câu chuyện về Ông vẫn còn khá xa lạ
Vậy Ông Hoàng Bảy là ai? Đền thờ Ông nằm ở đâu hay đi lễ đền Ông cần chú ý những gì?…
Sau đây mời các bạn cùng nhau đi tìm hiểu để có thể trả lời tường tận những câu hỏi trên
Sự tích Ông Hoàng Bảy là ai?
+ Trong Thập vị Quan Hoàng của tứ phủ Quan Hoàng Bảy là một trong những vị quan được nhắc đến nhiều nhất và cũng linh thiêng bậc nhất
Ông được cho là một nhân vật có thật trong lịch sử.Sự tích về ông đến nay vẫn còn khá nhiều dị bản nhưng về cơ bản được kể như sau:
+ Tương truyền Quan Hoàng Bảy tên thật là Nguyễn Hoàng Bảy.Ông vốn là con của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình trên thiên đình
Vào cuối thời Lê hai gia tộc Trịnh – Nguyễn phân tranh liên miên, gây ra nhiều lầm than cho con dân phương Bắc.
Ở biên giới phía Bắc, giặc Mãn Thanh thường xuyên quấy nhiễu và luôn tìm cách để xâm lược Đại Việt. Trong hoàn cảnh đó, ông Hoàng Bảy nhận lệnh của vua cha hạ phàm để giúp nhân dân vùng Quy Hóa, tức là vùng Lào Cai và Yên Bái bây giờ, chống giặc cứu nước. Ông hạ sinh trong một gia đình họ Nguyễn, là con thứ 7 trong gia đình nên được gọi là Nguyễn Hoàng Bảy.
+ Tại châu Quy Hóa, ông đã cho xây dựng thành Bảo Hà thành một căn cứ vững chắc, dễ thủ khó công, tạo thành một chốt chặn hiệu quả ngăn chặn bước tiến của quân xâm lược về xuôi.
Ông cũng là người có công lớn trong việc liên kết các tù trưởng địa phương, gạt bỏ những xung đột về lợi ích giữa các tù trưởng này, qua đó tạo ra một đội quân đủ sức mạnh để kháng cự lại nhiều cuộc xâm lấn quy mô của giặc. Ông cũng là người có công đầu trong việc đào tạo, huấn luyện quân đội để tăng cường sức mạnh cho hệ thống phòng ngự biên giới.
+ Khi Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, ông nhất quyết không chịu buông bỏ vũ khí, đầu hàng giặc. Bị quân đội triều đình bỏ rơi, quân đội địa phương do Quan Hoàng Bảy lãnh đạo dần suy yếu và không đủ sức kháng cự trước quân đội được đào tạo chính quy, đông đúc của giặc Mãn.
Trong một trận đánh tử thủ thành Bảo Hà, ông bị giặc bắt và tra khảo dã man. Trước sự kiên cường bất khuất của ông, bọn chúng cuối cùng đã giết ông và thả thi hài ông xuống sông Hồng.
+ Thi hài Quan Hoàng Bảy trôi về đến Bảo Hà – Lào Cai thì tự động dừng lại và được người dân địa phương an táng. Để tưởng nhớ công lao của ông đối với đất Quy Hóa, người đời sư lập đền thờ và thờ phụng ông tại chính vùng đất mà ông đã sinh ra và anh dũng chống giặc ngoại xâm.
+ Mãi về sau này, vẫn có nhiều người được chứng kiến thần tích Quan Hoàng Bảy hiển linh, giúp dân trừ gian diệt ác. Ông được kể lại không chỉ là người giỏi võ nghệ, tinh thông binh pháp mà còn là người dễ gần, hào hoa phong nhã và gần gũi với nhân dân, hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa, cùng hút bàn đèn thuốc phiện, cùng đánh tổ tôm, xóc đĩa với người dân.
Tìm hiểu về cách Dâng lễ ông Hoàng Bảy
Chọn ngày dâng lễ ông
Ông là một trong những vị quan hoàng linh thiêng nhất trong thập vị quan Hoàng và hay hiển linh cứu giúp những người khốn khó. Vì thế mà dâng lễ ông vào ngày nào trong năm cũng rất dễ linh ứng. Tuy nhiên, tốt hơn, du khách nên chọn ngày Rằm, mồng Một đầu tháng hoặc những ngày đầu năm mới để dâng lễ lên Ông.
Đặc biệt, vào dịp lễ hội đền Ông Hoàng Bảy vào tháng bảy âm lịch, trong đó ngày lễ chính là ngày 17/7, du khách thập phương lại đổ về đền thờ ông và cầu nguyện. Nếu bạn là người lần đầu tiên đi lễ đền ông, tốt nhất là nên đi vào dịp này.
Đến đền ông Bảy để cầu gì?
Đền Ông Hoàng Bảy rất linh thiêng vì thế mà du khách thập phương đổ về đây để cầu nguyện rất nhiều điều, và chỉ cần có sự thành tâm, hầu hết những lời cầu nguyện của họ đều linh ứng.
Theo chia sẻ của những người thường xuyên đi lễ đền Ông, họ thường cầu mong sức khỏe, sự bình an và tài lộc. Đặc biệt, hàng năm vào dịp tiệc Ông, thương nhân ở khắp nơi trong cả nước lại đổ về lễ đền Ông để cầu mong cho công việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, mua may bán đắt và tránh được rủi ro, thua lỗ.
Chuẩn bị lễ vật để dâng lễ ông
Lễ vật để dâng lên Ông không yêu cầu cao sang, mà cốt ở cái tâm của người dâng lễ. Tuy vây, lễ vật cần phải đảm bảo tính lịch sự, và tốt nhất nên đầy đủ những vật phẩm sau:
- Hoa tươi và mâm ngũ quả.
- Trầu cau.
- Mâm lễ mặn bao gồm xôi thịt hoặc xôi gà, rượu trắng.
- Tiền vàng, hương thơm và sớ ghi tên người dâng lễ.
- Oản màu tím.
- Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị trước bài văn khấn dâng lễ ông Hoàng Bảy.
Một vài lưu ý khác khi đi dâng lễ
Khi dâng lễ Ông, du khách cần chú ý thêm về trang phục và lời ăn tiếng nói. Trang phục của du khách cần đảm bảo nhã nhặn, kín đáo lịch sự. Tránh việc ăn mặc hở hang, diên dúa, lòe loẹt gây bất kính với thần linh. Việc mặc quần đùi áo cộc tay vào đền cũng không nên.
Lời ăn tiếng nói và cử chỉ hành động của du khách cũng cần đúng mực, có văn hóa. Việc nói năng tục tĩu, phỉ báng thánh thần là tuyệt đối không được phép.
Vị trí Đền Ông Hoàng Bảy ở đâu?
Đền thờ Ông Hoàng Bảy ngày nay nằm tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền này cách Hà Nội khoảng hơn 200km về phía Bắc.
Để di chuyển đến đền, du khách xuất từ Hà Nội có thể lựa chọn nhiều cách thức di chuyển. Bạn có thể lựa chọn đi ô tô dọc theo cao tốc Hà Nội – Lào Cai, ra khỏi cao tốc ở nút giao Bảo Hà và đi tiếp khoảng 2km là tới. Nếu lựa chọn phương tiện xe khách, du khách có thể bắt xe tại bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát, giá vé xe cho lộ trình này là khoảng từ 180 – 250 nghìn đồng.
Nếu di chuyển bằng xe máy, du khách có thể di chuyển dọc theo quốc lộ 32, sau đó rẽ vào quốc lộ 279. Ngoài ra du khách cũng có thể lựa chọn phương tiện tàu hỏa, lên tàu ở ga Hà Nội và xuống tàu tại ga Bảo Hà. Đền ông Hoàng Bảy chỉ cách ga Bảo Hà khoảng 1km.
LỜI KẾT: Trên đây là một số kinh nghiệm đi lễ dành đến bạn.Chúc bạn sẽ có một chuyến hành hương về đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà thượng lộ bình an và mang về cho gia đình mình thật nhiều tài lộc, sức khỏe và thành công trên con đường công danh, sự nghiệp.