XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»Nguyên Phi Ỷ Lan Và Sự Nghiệp 2 Lần Thay Vua Trị Quốc

Nguyên Phi Ỷ Lan Và Sự Nghiệp 2 Lần Thay Vua Trị Quốc

Nguyên Phi Ỷ Lan hay Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan là vị Thái Hậu tài giỏi nổi tiếng trong sử Việt

Tên tuổi cũng như cuộc đời bà gắn chặt với sự nghiệp của hai vị vua anh kiệt Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông

Hiện nay bà đang được nhân dân thờ tụng tại chính cung đền Ghênh Hưng Yên.

Tiểu sử Nguyên Phi Ỷ Lan

 

Nguyên Phi Ỷ Lan là ai?

 

Nguyên Phi Ỷ Lan (1044 – 1117) hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Bà là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông và là mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông thuộc nhà Lý. 

 

Nguyên Phi Ỷ Lan đã có nhiều đóng góp đối với đất nước cả về mặt kinh tế, văn hóa và chính trị. Bà đã có 2 lần đăng đàn nhiếp chính, thay vua giải quyết vẹn toàn việc nước. Bên cạnh đó, bà cũng đóng góp nhiều vào sự phát triển của Phật giáo nước nhà. Bà được rất nhiều sử gia khen ngợi và tán dương về sự đức độ và tài năng trị nước ấy.

Cho đến nay vẫn chưa ai biết chính xác tuyệt đối tên húy của Nguyên Phi Ỷ Lan là gì. Trong hai bộ sử viết về Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan chính thức nhất và sớm nhất là Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư đều không chép tên thật của bà. Trong truyện thơ nói về Ỷ Lan có tên là Lý triều đệ tam Hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn (Văn diễn ca bằng quốc ngữ thần tích sao chép từ bản cổ Hoàng Thái Hậu thứ ba triều Lý) của Trường Thị Trong thì bà có tên là Lê Khiết Nương. Nhưng cũng có nguồn cho rằng bà tên là Lê Thị Yến hay Lê Khiết. Vì không có một tài liệu nào ghi rõ ràng về tên húy của bà nên trong một số công trình nghiên cứu sử học, văn học các tác giả thường sẽ viết về bà nhiều hơn bằng cái tên Ỷ Lan.

 

Theo truyền thuyết, Ỷ Lan sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (7 tháng 4 năm 1044) tại hương Thổ Lỗi (đời Nguyễn thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc khu vực Làng Sủi, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội). 

 

Về việc bà nhập cung, theo cuốn Đại Việt Sử Ký toàn thư có chép:

 

“Tục truyền rằng vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy chỉ có một người con gái hái dâu cứ đứng tự vào bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân”.

 

Theo truyền thơ trên thì vào năm Giáp Thìn (1064), khi vua Lý Thánh Tông đến chùa Thổ Lỗi cầu tự và mở hội tuyển cung nữ. Song có nguồn cho rằng đó là vào mùa xuân năm 1063, khi vua đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), qua hương Thổ Lỗi, Ngài vén rèm nhìn ra, thấy từ xa có người con gái tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo. Sau đó người đưa người con gái này vào cung và ban cho hiệu Ỷ Lan phu nhân (cô gái tựa vào gốc lan) nhằm kỷ niệm việc hai người gặp gỡ.

 

Cũng theo Bộ Đại Việt Sử Ký toàn thư này, Vua Lý Thánh Tông đã gần 40 mà chưa có quý tử nối dõi tông đường bèn sai hậu nội nhân là Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa. Một thời gian sau, Ỷ Lan phu nhân quả mang thai. 9 tháng mười ngày sinh cho vua một hoàng tử. Ngày hôm sau, vua lập hoàng thái tử Lý Càn Đức và phong mẹ là Thần Phi.

 

Năm Mậu Thân, 1068, bà lại sinh ra Minh Nhân vương. Nhân niềm vui, Thần Phi sinh cho vua 2 người con trai, vua Lý Thánh Tông cho đổi hương Thổ Lỗi (quê hương của Nguyên Phi Ỷ Lan) thành Siêu Loại. Đồng thời phong Ỷ Lan phu nhân làm Nguyên Phi, chức vụ đứng đầu các phi tần trong hậu cung, chỉ sau Dương Hoàng Hậu.

 

Năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành trao quyền điều khiển chính sự triều đình cho Nguyên Phi Ỷ Lan. Cùng với sự giúp sức của Thái sư Lý Đạo Thành, Nguyên Phi xử lý thỏa đáng vẹn toàn việc trong và ngoài nước, lòng dân cảm hóa hòa hợp. 

 

Lúc ấy, vua Lý Thánh Tông đánh mãi không được quân Chiêm Thành, định lui binh. Nhưng khi đến châu Cư Liên thì nghe tin Nguyên Phi tài giỏi trị việc nước, việc dân vẹn toàn thì vua nói:” Nguyên Phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao!”. Nói đoạn, vua bèn quay binh lại đánh tiếp. Cuối cùng cũng chế ngự được quân Chiêm Thành.

 

Tháng Giêng năm 1072, vua Lý Thánh Tông lâm bệnh nặng rồi băng hà ở tuổi 48. Hoàng thái tử Càn Đức kế vị, hiệu Lý Nhân Tông. 

 

Vua Lý Nhân Tông lúc ấy mới được 7 tuổi, nên tôn mẹ đích là Dương Hoàng Hậu làm Thượng Dương Hoàng Thái Hậu và để cho Hoàng Thái Hậu cùng vua dự việc triều chính với sự giúp sức của thái sư Lý Đạo Thành. Lúc ấy, mẹ đẻ của vua là Nguyên Phi Ỷ Lan được tôn làm Linh Nhân Hoàng thái phi.

 

Sự kiện này chính là mốc đánh dấu việc nảy sinh vết đen trong cuộc đời Nguyên Phi Ỷ Lan. Vết đen mang tên Nguyên Phi Ỷ Lan và Thượng Dương Hoàng Hậu. Sử viết, Linh Nhân Hoàng thái phi có tính ghen ghét, cho rằng mình là mẹ đẻ của vua mà không được dự chính sự, mới nói với vua rằng: “Mẹ già này khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng, toàn để mẹ già này vào đâu?”. Với lợi thế là mẹ đẻ của Hoàng đế, cùng với sự liên kết với Thái úy Lý Thường Kiệt, bà dễ dàng khiến vua ra chiếu chỉ phế truất Thượng Dương Thái Hậu. Rồi sai giam hoàng thái hậu cùng 76 thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi ép phải chết, cho chôn theo lăng Lý Thánh Tông. Lúc đó, vị quan đầu triều là Lý Đạo Thành đã bị vua điều ra trấn thủ tại Nghệ An, nên cũng không ai can gián được.

 

Sau này Hoàng thái hậu Ỷ Lan hối hận về việc sát hại vô tội Thượng Dương thái hậu và các thị nữ đã công đức và làm hàng trăm chùa thờ Phật để sám hối rửa tội.

Hai lần nhiếp chính giúp vua trị quốc an dân

Như đã nói ở trên, các sử gia đời sau đặc biệt dành nhiều lời khen cho tài năng trị quốc của Nguyên Phi Ỷ Lan. Với hai lần nhiếp chính bà đã làm cho quốc thái dân an, kinh tế đất nước phát triển, lãnh thổ mở rộng trước.

Lần nhiếp chính đầu tiên bắt đầu từ sự kiện vua Lý Thánh Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành năm 1069. Trước khi vua đi đã trao quyền xử lý triều chính lại cho bà. Không phụ lòng vua đã tin tưởng, bà xử lý vẹn toàn mọi việc đối nội đối ngoại đâu vào đấy khiến lòng dân an ổn, yên vui. Chính điều này trở thành động lực thúc đẩy trận chiến của Vua Lý Thánh Tông với địch chuyển từ bại thành thắng trong chốc lát. Có thể nói, trong sự nghiệp chấn hưng đất nước của vua Lý Thánh Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan đóng một vai trò không nhỏ trong sự thành công ấy.

Lần nhiếp chính thứ hai của Nguyên Phi Ỷ Lan là vào năm 1072, khi vua Lý Thánh Tông mất, Thái Tử Càn Đức lên ngôi nhưng mới có 7 tuổi nên chưa đủ khả năng để tự lo việc nước. Do đó, Nguyên Phi Ỷ Lan phải buông rèm nhiếp chính giúp vua xử lý mọi công vụ nước nhà. Bà đã nhiếp chính giúp vua rất nhiều năm, trở thành một nhân vật nổi bật trong đời sống cung đình. Thực tế, thời Lý Nhân Tông được đánh giá là thời kỳ hưng thịnh của đất nước Lúc ấy, đất nước thái bình,nhân dân có của ăn của để, cuộc sống ấm no; đối ngoại thì nước lớn nể sợ, nước nhỏ mến phục. Đương thời, dân chúng nhiều người nghèo khổ phải bán thân, làm thuê làm mướn; con trai nhiều người không lấy nổi vợ; con gái nhiều người phải làm nô tỳ, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã lấy tiền trong ngân khố vương triều để chuộc thân cho những cô gái, rồi gả họ cho người nghèo khó không cưới nổi vợ. Bà còn theo dõi, chăm lo cho nông dân và nghề nông với mối quan tâm sâu sắc.

Thái Hậu Ỷ Lan – nhà Phật học gia nổi tiếng

 

Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan là nhân vật quan trọng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy Phật giáo nước nhà trở nên thịnh hành trong nhân dân. Bà đã góp công xây dựng hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Tại quê hương, bà cũng xây nên ngôi chùa Tứ Kính nguyện ý gửi lại lâu dài cho quê hương mình. 

 

Tại đền thờ bà ở thôn Như Quỳnh còn lưu giữ đôi câu đối của danh sĩ Cao Bá Quát:

 

“Nhất bát thượng tiền duyên, trường ký cố hương Từ Kính tự

 

Bát lăng thành quá mộng, bất tri hà xứ Thượng Dương cung”. 

 

(Tạm dịch: Duyên trước hâm mộ một cái bát (của nhà Phật), gửi lại mãi quê nhà ngôi chùa Từ Kính. Như giấc mộng tàn tám lăng mộ (của nhà Lý), không biết chỗ nào có cung Thượng Dương).

 

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan được đánh giá là người có sự am hiểu sâu sắc về Phật học. Các thư tịch cổ còn ghi lại cuộc tọa đàm về Phật học giữa bà Ỷ Lan với các vị Đại sư tại Thăng Long năm 1096. Trong buổi tọa đàm, bà Ỷ Lan đã đặt ra hàng loạt câu hỏi về Phật học nói chung và Phật học ở nước ta nói riêng cho các Đại sư uyên bác ứng giải. 

 

Nhân gian còn ghi lại một bài kệ nổi tiếng của Nguyên Phi Ỷ Lan :

 

“Sắc thị không, không tức sắc

 

Không thị sắc, sắc tức không

 

Sắc không câu bất quản

 

Phương đắc khế chân tông”.

 

(Nghĩa là: Sắc là không, không tức sắc/ Không là sắc, sắc tức không/ Sắc, không đều chẳng quản/ Mới hợp được chân tông).

 

Nhờ những công lao và những đóng góp to lớn của bà cho nền văn hóa nước nhà, nhân dân đã tôn vinh bà như là “Quan Âm bồ tát” tái hiện. Đôi khi còn đồng hóa bà với Cô Tấm trong truyện cổ tích hay Phật Mẫu Man Nương cao thượng.

 

Dâng lễ Nguyên Phi Ỷ Lan cần chú ý gì?

Nguyên Phi Ỷ Lan là vị Thái Hậu thời Lý tài giỏi làm nhiều việc thiện giúp dân nên được nhân dân vô cùng kính trọng và tín thờ. Do đó, vào những dịp đầu năm năm mới hay đến ngày tiệc Ỷ Lan Nguyên Phi, con hương từ khắp nơi đổ về để cầu cho gia đình thuận hòa, êm ấm, có tài có lộc, có của ăn của để, làm ăn xuôi chèo mát mái. Mỗi khi đến đền thờ Thái Hậu Ỷ Lan, con hương thường sắm lễ trước ở nhà các thức lễ như một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ

Đền Ghênh – nơi thờ tụng Nguyên Phi Ỷ Lan

 

Lịch sử đền Ghênh

 

Đền Ghênh được ghi nhận xây dựng vào năm Ất Mùi (1115). Kiến trúc đền mang đậm phong cách triều đại nhà Lý.

 

Đến thời vua Lê chúa Trịnh (thế kế 17), đền được nhân dân xây dựng và tôn tại lại rộng hơn, bề thế hơn. Theo đó, cổng Tam Quan, Thần Đạo cùng toàn bộ cảnh quan đền đều được tôn tạo lại.

 

Những năm cuối thế kỷ 19, thời kỳ gian khổ, toàn dân chống giặc Pháp, đền Ghênh bị phá hủy ít nhiều. Dưới ánh sáng của phong trào Cần Vương, Hưng Yên là điểm nóng diễn ra cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy lừng danh do Nguyễn Thiện Thuật đứng đầu. Nhằm tiêu diệt phong trào đang nổi lên ngày càng mạng, giặc Pháp đã nã đạn, pháo vào làng mạc thôn xóm tại đây. Mặc dù bị phá hủy phần nào, nhưng đền Ghênh vẫn là “địa chỉ đỏ” cho nhân dân khắp vùng đến chiêm bái lễ Phật. Đồng thời là nơi hoạt động của các phu sĩ yêu nước, các chiến sĩ cộng sản hoạt động cách mạng chống Pháp. Đến năm 1947 – 1954, đỉnh điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp, đền Ghênh bị giặc Pháp phá hủy gần như hoàn toàn. May thay, trước đó, nhân dân đã kịp chuyển pho tượng Hoàng Thái Hậu và một số cổ vật tới chùa Dương Xá (Gia Lâm – Hà Nội)

 

Đến năm 1989, nhân dân và khách thập phương thành tâm hưng công quyết tâm xây dựng lại đền Ghênh linh thiêng trên nền đất cũ. Sau khi xây xong đã rước tượng Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan tại chùa Dương Xá về an vị tại đền Ghênh. 

 

Đến năm 1999, đền lại trải qua một cuộc tu bổ tôn tạo mở rộng nữa. Đây là lần tôn tạo cuối cùng cho đến ngày nay.

 

Với những giá trị vật thể và phi vật thể mà đền Ghênh đang lưu giữ, năm 1993, đền được bộ Văn Hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

 

Kiến trúc đền Ghênh

 

Đền Ghênh được xây theo kiểu kiến trúc truyền thống nội công ngoại quốc dành riêng cho bậc vua chúa. Khu đền chính qua về hướng nam nhìn xuống Tam Giao Thủy được chia thành 3 phần là tiền tế, bái đường và hậu cung. 

 

Trước khi đi vào khu đền chính, khách hành hương sẽ phải đi qua những bậc thang bằng đá đến cổng tam quan xây theo kiểu cổ với 3 cửa mái vòm bằng gỗ sơn đỏ. 

 

Toàn bộ ba tòa đền chính đều được xây dựng trên nền cao 9 bậc lên xuống bằng đá hoa cương ở hai bên cửa lên xuống có hai phỗng đá quỳ khoanh tay, đánh dấu sự quy hàng của vua Chiêm Thành.

 

Khu vực tiền tế là nơi khách hành hương dừng chân đặt lễ. Nơi đây có không gian rộng rãi, treo rất hiều hoành phi câu đối cổ. Phía tòa hậu cung còn bức đại tự: “Mẫu nghi thiên hạ” và đôi hàng câu đối cổ nói về công đức của Bà. Nơi đây đặt tượng thờ của đức Thái Hậu Ỷ Lan. Tượng bà được đặt long trọng trong long kiệu sơn son thiếp vàng có 6 vị nữ đứng hầu cạnh cùng nhiều đồ thờ bằng gỗ và gốm sứ vô cùng quý giá.

 

Đền Ghênh còn phối thờ Tam Tòa Thánh Mẫu cùng công đồng và hội đồng các quan nhưng là ở điện Mẫu nằm chính giữa hai hồ nước gần khu đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan.

 

Bên phải đền chính là chùa. Nơi đây có trồng rất nhiều hoa lan như ý nghĩa loài hoa quý trong tên gọi của bà. Cạnh những khóm hoa lan thơm ngát là tháp Kính Thiên được xây dựng bằng đá vô cùng đẹp và ý nghĩa.

 

Lễ hội đền Ghênh Hưng Yên

 

Trên chính mảnh đất đền Ghênh, đây là nơi hưởng tuổi già cuối đời của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan. Sau khi bà mất, nhân dân ghi nhớ công ơn nên hàng năm đều tổ chức lễ hội vô cùng linh đình tại đền. Lễ hội được tổ chức trong 4 ngày từ 11 đến 14 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội được diễn ra với các nghi lễ rước nước (ngày 11/3), lễ rước kiệu (12/3), dâng hương và lễ thánh (13/3), ngày tế giã do các cụ cao niên trong làng đảm nhận (14/3). Trong những ngày mở hội, nhân dân thập phương đều tụ về mang lễ bạc thành tâm chắp bái dâng tiến Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan để cầu sức khỏe, vạn sự bình an cho gia quyến. 

 

Xen kẽ trong những ngày lễ nhân dân còn tổ chức hội đền với những trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ truyền thống như: hát quan họ, biểu diễn cải lương, thi kéo co, chọi gà, thi cờ tướng, cầu lông, … thu hút đông đảo du khách thập phương tham gia và chiêm ngưỡng. 

 

Đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan ở đâu? Cách di chuyển đến đền

 

Địa chỉ: Đền Nguyên Phi Ỷ Lan nằm tại thôn Ngọc Quỳnh, thị trần Như Quỳnh, Hưng Yên.

 

Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển đến đền Ghênh bằng xe khách hoặc xe buýt hoặc bằng phương tiện di chuyển cá nhân.

 

Nếu đi bằng xe khách, tại các bến xe Giáp Bát, Gia Lâm tại Hà Nội hàng ngày luôn có rất nhiều chuyến xe khách chạy tuyến Hà Nội – Hưng Yên mà bạn có thể lựa chọn. Giá vé chỉ rơi vào khoảng 50,000đ cho 1 người / 1 lượt. Lựa chọn xe đi thị trần Như Quỳnh. Tới điểm thì bắt xe đến đền Ghênh. 

 

Nếu bạn muốn di chuyển bằng xe bus từ Hà Nội đến Hưng Yên thì có thể bắt các chuyến bus chuyến số 40 đi đến Như Quỳnh xuống điểm ngã ba Như Quỳnh hoặc thị trấn Như Quỳnh, Hưng Yên rồi bắt xe hoặc đi bộ đến đền Ghênh tại thôn Ngọc Quỳnh.

Nếu đi bằng phương tiện di chuyển cá nhân, bạn có thể đi đường QL5 chỉ mất khoảng gần 1 tiếng. Từ Hà Nội, bạn đi hết đường Giải Phóng sau đó rẽ trái vào đường vành đai 3, đi qua cầu Thanh Trì qua Ecopark sau đó chạy thẳng là đến thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, Hưng Yên

 

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo