XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

NHỌC TU

NHỌC TU
 
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ giành phần ai??? ”, “Căn duyên nghiệp quả phải làm muốn tránh chẳng được…”… “
Đồng nhân tu đồng lắm chướng ngại…”
Không ít người tu đạo thực sự vất vả ba chìm bảy nổi trăm ngàn cái lênh đênh
Ngước mắt lên chỉ biết than với Thánh Thần, vua cha mẫu mẹ với đồng thầy
Hoặc là âm thầm chịu đựng và có chút “cam chịu”.
Có những nỗi vất vả, chướng ngại do oan gia, nghiệp duyên ma tà gây chướng
Nhưng 90% sự vất vả lại là do chính đồng nhân lựa chọn một cách “chủ tâm”
Nghe thì thật vô lý nhưng xét kỹ ra thì chẳng vô lý chút nào.
Đường tu của mỗi con đồng là khác nhau nhưng trăm con đường quy về một mối
Đều ngưỡng về với chư Thánh cửa Đình Thần phụng sự tu tập…
Đôi khi quên mất rằng: đường tu của mỗi người có một nhưng trên đường tu của ta cũng có rất nhiều ngã rẽ, đường tu đạo chưa bao giờ là một đường thẳng.
Đứng trước mỗi ngã rẽ của đường tu, ta lại phải lựa chọn, ra quyết định, đi đường nào, chọn lối nào…Thật khó.
Bởi rằng không có lối rẽ nào đưa ra tấm biển: “đường này mới là đúng đắn”, “đường này mới là dễ đi” hay “đường này mới là hợp duyên”…
Những lần đứng trước ngã rẽ đó, ta hay đóng đồng là gặp “chướng ngại” đường tu. Nó có thể là cơ tiền, cơ danh, cơ đủ thứ, nó có thể là nhân duyên, nó có thể là oán nghiệp, có thể là ma tà…
Ta buộc phải đưa ra quyết định nếu muốn đi tiếp. Khi đã ra quyết định ngay thời điểm đó ta có thể tin rằng quyết định của mình là đúng hoặc ngược lại nhận ra rằng đó là sai lầm. Sự nhận ra này có thể ngay sau đó hoặc một thời gian sau khi bước đi tiếp vài bước. Nhưng nhìn lại, ta nhận ra mình đã bước qua mất rồi.
Nếu bước đi đó đúng, ta hạnh phúc, ta vui mừng, ta tươi tốt, … ta thấy mình có tiến tu và ta càng có động lực, để bước tiếp đến “ngã rẽ” tiếp theo.
Nếu phát hiện ra mình bước sai, ta có dám dừng lại? Ta có dám đi lại? Hoặc có chăng có những việc không thể đi lại được nữa? Ta có hối hận, có buồn phiền không? Còn TÙY.
- Hành đạo sai phải chịu nghiệp chịu phạt. Hiểu thì sám hối thấy sai sửa sai và không lặp lại lỗi cũ. Còn nghiệp đã gây phải chịu, lỗi đã gây phải bị phạt. Nhưng mấy ai chịu được?
- Gặp phải thầy tà thầy lừa, chọn cho mình người đồng thầy dẫn đạo sai trái, mình lại hùa theo thầy… nhận ra sai rồi ư? Quay đầu tu tập lại từ đầu ư? Phải để cái tôi của mình xuống. Nhận sai đi, sám hối chư Thánh đi, chịu lỗi chịu phạt chịu cơ hành đi. Rồi dần dần mà tìm thầy mà học đạo mà tu tập, đôi khi là tu lại từ đầu. Từ đồng tân lính mới, từ người sơ cơ, từ thấp nhất và tàn tạ nhất…
Mấy ai làm được?
- Nhân duyên ư? Chọn sai có làm lại được không? Có thể cắt đứt được không? Có thể buông bỏ được không? Cũng còn TÙY. Xem mối duyên đó là duyên gì? Là ân là nghĩa hay là nghiệp là oan gia là trả nợ hay là nghịch là oán kết?… Buông hay giữ, dứt hay níu… cũng theo đó mà tiếp diễn.
Hết duyên duyên rời, còn duyên duyên níu. Nhưng thực tế, người ta thường muốn níu hơn là muốn buông, dù là đau khổ. Sinh hối hận, oán trách, đôi khi là vô cùng mệt mỏi.
Ai bắt phải vậy?
- Lỡ sa vào lợi vào danh, lỡ chạy theo đám đông, lỡ hùa cùng hội nhóm… làm những điều sai trái với đạo (buôn thần bán thánh, mua danh chuộc tiếng…) hoặc với người tu đạo chân chính. Ta biết sai rồi, nhưng cái danh của ta quá lớn, cái tôi của ta quá cao, ta làm sao cúi đầu nhận sai? Cúi đầu biết lỗi trước bàn dân thiên hạ. Đặc biệt khi ta là người có ‘địa vị” (dù đôi khi là địa vị ảo tưởng của chính bản thân mình).
Ai có thể?
- Lỡ loạn ảo với những điều vô nghĩa, với vong ma, với dị năng, với những bàn luận, những thị phi, với những “trend” những “đú”… nhưng thoát ra thì sao khó quá. Tự nghĩ mình là bình thường, là năng lực kém… để mà học hỏi, để mà kính ngưỡng người có đạo tu, có tri thức. Đôi khi khó hơn ta tưởng.
- Lỡ chơi với những kẻ đáng khinh, những kẻ dởm đời, những kẻ thấy vui thì bám thấy phiền lại lui, những kẻ dối đời giả người, lỡ hội hội nhóm nhóm bàn bàn luận luận hết năm suốt tháng những thứ vô nghĩa, lỡ chị chị em em anh anh chú chú ngoài miệng mà chẳng ra đâu vào đâu… Lỡ cười cả hội cùng cười và khóc cả hội cùng kèn loa theo… nhưng thực tu thực giúp nhau được mấy người. Giờ tách ra làm sao? Một mình được sao? Thôi thì cứ kệ, dĩ hòa vi quý, “bốn phương bạn hữu”… Sai lầm đó…
- Loanh quanh với cơm áo gạo tiền, với tình yêu, với kinh doanh buôn bán, với nỗi lo không bao giờ dứt trong cuộc sống… ta thấy mệt nhoài với việc tu tập, với việc tu đạo hành đạo hay với việc lễ nọ đàn kia. Ta thấy mình vẫn ổn…
Chỉ đến khi ta nhận ra mình không ổn chút nào thì đường đi đã lệch quá rồi. Làm sao lấy lại được tinh thần tu đạo thủa đầu? Làm sao khơi dậy lòng kính Thánh trọng Thầy không dứt?Làm sao để cuộc sống thường ngày và tu đạo gắn liền với nhau không rời? Làm sao…
Rất nhiều rất nhiều. Ta tự nhận ra: Mình sai rồi. Mình đi nhầm một bước rồi. Nhưng mình không quay lại được. Vì thế này… vì thế nọ… vì… (đến lúc đổ tại duyên, nghiệp, đổ tại người, đổ tại ma, đôi khi đổ tại gia tiên, tại cả Thánh không biết chừng)… hoặc nhẹ nhàng hơn là: Than thân trách phận, tủi tủi hờn hờn…
Xin hỏi: Ai chọn ngã rẽ đó? Là ta
Ai đi trên con đường tu này? Là ta
Ai khiến cho đường tu bước vào lệch lạc? Là ta
Ai khiến cho ta vất vả, mệt mỏi, đau khổ hay hối hận? Là ta
Đường tu của ta bản chất không hề quá vất vả, quá mệt mỏi như ta vẫn tưởng. Ta có thể hoàn toàn chọn một ngã rẽ khác vào thời điểm cần ra quyết định đó. Có thể đúng đắn hơn, dễ dàng hơn, nhẹ nhàng hơn.
NHƯNG KHÔNG.
Chính ta đã chọn con đường đó, quyết định là của ta. Dù là vong tà ám tá, dù là nhân duyên trói buộc, dù là nghiệp quấn thân…vv…vv. Nhưng ta mới là người quyết định và đó là những gì ta thực sự muốn vào thời điểm đó.
Hãy đối mặt với sự thật đi!
Nếu như bước đi đó sai quá sai, ta có ân hận, có mệt mỏi. Cũng không thể thay đổi quá khứ. Ta có khóc, có cười, có chán nản, có sao đi nữa quá khứ vẫn chẳng thể thay đổi.
- Điều duy nhất quá khứ có thể làm là: để lại những vết khắc trong thần hồn chân linh của chính ta.
- Và điều duy nhất ta có thể làm là: quyết định ra sao ở bước đi tại ngã rẽ tiếp theo.
Ngã rẽ đó có thể là gì?
Là sám hối nếu thấy sai, là học cái đúng, là tu cái thiện, là buông bỏ cái sai - cái đáng buông bỏ.
Ta nhận ra rồi đó chứ. Nhưng khổ nỗi ở ngã rẽ tiếp theo này, người ta thường hay lựa chọn: “TIẾP TỤC ĐI” dù có nhận ra một cách mù mờ hay rõ ràng. Bởi nó “thuận chân” chăng?
Và cứ thế, đường tu càng ngày càng lệch lạc, đường về với chư Thánh càng nhỏ, sợi dây liên kết tâm linh thuần khiết trở lên lấm bẩn thậm chí bị đứt. Đến lúc sợi dây đó đứt, ta lạc lõng giữa đường tu. Trước mắt ta lại xuất hiện những ngã rẽ, ma tà đón ta. Ta có dám quay đầu lại hay lại “TIẾP TỤC ĐI”???
“Sảy chân một bước, sa chân một dặm”. Nhưng lỡ sảy chân thì phải dám đi bộ lại cả dặm mới có thể tìm được đường tu chân chính. Nhọc nhằn đó, nhưng còn có ánh sáng.
Còn cứ cố đi, dù là sai vẫn sai tiếp, cứ tặc lưỡi “thôi cũng được” hay lại bài ca “căn đồng khổ lắm ai ơi” … thì cứ nhọc nhằn mãi, khổ mãi, lạc lối mãi.
Ta có thể từng chọn sai, từng làm sai…. Nhưng NHỌC TU cả một đời mà vẫn KHÔNG ĐI ĐẾN ĐÂU là bởi chính ta.

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo