XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»TÌM HIỂU CĂN SỐ

TÌM HIỂU CĂN SỐ

TÌM HIỂU CĂN SỐ

Trình đồng mở phủ cần nghi lễ bày biện những gì ?

Và hiểu như thế nào cho đúng về Căn và ghế bóng ?

Trình đồng về nghi lễ thì sẽ có sự thay đổi điều chỉnh phù hợp với thời thế và lịch sử
Ví dụ như thời các cụ đồng và như Thầy tôi ra đồng từ những năm phong kiến trở về trước

Những năm đó do điều kiện hoàn cảnh thì mã man không đẹp như bây giờ nhưng cũng rất đầy đủ nội ngoại đàn

Cũng có tòa sơn trang có thuyền thoi voi ngựa hình lốt

Sau này đi vào thời khó khăn đặc biệt trong thời bao cấp thì tất cả lại theo thời cuộc lại dùng mã tranh thuyền thoi voi ngựa

Mua sẵn hay tự vẽ hình tượng.Nói chung là điều kiện dù khó khăn chung cả xã hội thì nghi lễ biện bày vẫn có đủ chỉ thay đổi cho phù hợp.
Khi đất nước đổi mới và phát triển điều kiện tốt hơn thì lại quay lại sử dụng mã như bình thường sơn trang, voi ngựa, hình nhân…
Xét chung mã phân ra có mã nội đàn và mã ngoại đàn. Dòng đồng khâm sai dùng mã nội đàn dòng đồng thoải, địa, nhạc sử dụng cả mã ngoại đàn … có sự cân chỉnh tùy theo căn số và cơ cánh của đồng nhân hay tùy nơi.
Còn về bày biện đồ cúng phát tấu hay thỉnh Phật Thánh...thì vẫn tam sinh sơn trang và mâm cỗ chay mặn cùng hoa quả... dâng lên như hiện nay.
Khi xưa thời bao cấp thì tùy có đâu lễ đến đó giàu một bó khó một nén.Các cụ cũng đã nói từ xưa Nhà Thánh nhận hương nhận hoa cốt ở cái tâm dâng lên

“ Nhất lộc hoa nhì lộc quả thứ ba lộc vàng” còn những mâm cỗ gà xôi dâng lên trước là dâng cúng Thánh sau là xin thụ lộc… đều là lấy tâm thành dâng lên là chính

Nếu quá khó khăn thật sự không có cũng không sao.
Thời cuộc cũng phải thay đổi, nhất là đa phần thế hệ tôi ra đồng từ hồi bao cấp đa phần là bị bắt sát dở bệnh tật .... rồi mới ra thì càng đơn giản.
Còn về người ra trình đồng thì phải có căn mà xưa thì phải căn sâu không thể đừng mới ra chứ không phải như ngày nay nhiều người căn nông thậm chí không có căn cũng ra hầu.
Căn mỗi người mỗi kiểu, theo dòng đồng tôi được chỉ dạy thì căn nhà Thánh có 4 dòng chín loại.Không phải giống như nhiều người hiểu nhầm hay nói căn ông Bảy căn cô Chín, căn cô Bơ … Thực ra chỉ đúng những từ đó là chỉ ghế, bóng (Ghế Thánh này bóng Thánh kia) còn căn phải theo bốn hàng chín loại.
Đầu tiên ta phải hiểu từ căn là rễ. Căn ở đây chỉ gốc rễ căn nguyên căn do chứ không phải là như bây giờ bị hiểu lầm.

✍️Bốn hàng căn đó là:
1. Thừa nguyện lộn lại:
Đó là chỉ những người có những kiếp trước đã theo Thánh và kiếp này nguyện lộn lại tu tiếp – Số lượng rất ít. Những người này thì rất đặc biệt.

2.Căn truyền thừa:
(Đồ đằng hoặc Khí Huyết, kế thế tương truyền....) mang tính truyền thừa, kế thừa đời này đời khác trong hồn cốt máu huyết của cha ông kiểu như trong gia đình có điện thờ Thánh đã Hầu Thánh hoặc trong dòng họ tổ tiên có người theo Thánh từ khi còn sống bây giờ truyền thừa cho con cháu theo huyết thống, hoặc gia tiên có người đã hầu Thánh, đã làm thầy ....

3. Căn xuất thiên địa sinh:
Từ xưa trong sớ sách các cụ vẫn viết câu: “Người sinh dương thế số mệnh thiên cung”, hay câu "căn xuất thiên địa sinh".
Hai ý này chỉ khi thụ thai hoặc chuẩn bị sinh ra người này thì có năng lượng vũ trụ thiên địa bản nguyên hun đúc và linh khí của đất Việt và có thể là các khí âm sát đại địa, âm khí đại địa…, những năng lượng tự nhiên thấm nhuần hun đúc nên căn xuất thiên địa sinh.

100 % người có căn là có năng lượng bản nguyên của thiên địa và năng lượng vũ trụ lớn hơn người bình thường.
4. Duyên nghiệp mà vào:
Có thể là nghiệp của gia tiên, gia chung hay bản thân gây ra nghiệp kiếp này hay ở những kiếp trước, được nhà Thánh ân duyên dẫn lối cho nhập đạo trình đồng tu tập để trả nợ nghiệp. Nhằm ngăn chặn cái oan oan tương báo, để trả nghiệp cho oan gia trái chủ.... (Các cụ vẫn hay nói câu “Ra mà ghánh nghiệp cho cả họ”).
Hoặc bởi duyên mà đến, tức là có những người có duyên với cửa Thánh như đã từng giúp nhà Thánh khi nhà Thánh giáng sinh, hay những người từng có công bảo vệ đất nước , bảo vệ truyền thống đạo, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc … những người này có duyên với nhà Thánh, duyên với cộng đồng, kiếp này được dẫn đường ra nhập đạo, tu tập để sạch sành sanh còn manh áo đỏ về với nhà Thánh.
✍️Có người còn thuộc hai, ba trường hợp căn ở trên.
Còn chín loại phân biệt thì dài dòng lên tôi xin phép không nói ra.
✍️Những người có căn thường từ bé đến lớn nếu không ốm đau thì cũng hay có trắc trở về bệnh tật hay cuộc sống có vấn đề chứ không phải là gần ra trình đồng mới có vấn đề vì họ có năng lượng bản nguyên lớn và khác người, nên phần âm hay trắc trở, âm không phù thì dương khó thuận, gây ra những vấn đề trong cuộc sống để dần dần họ biết mình có căn và ra đồng.
✍️Còn ghế ai bóng Thánh nào thì lại khác. Các cụ xưa hay gọi: Ghế vị Thánh này, Bóng vị Thánh khác. Giờ lại gọi là Căn thì là sai lệch.
Trước khi Đức đại từ tôn (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) giáng sinh thì có dòng đồng Thiên tiên, địa tiên, dòng đồng thượng và dòng đồng thoải, chưa có dòng khâm sai.
✍️Cái ghế ai bóng ai ở đây chỉ sổ lính phó úy để nhà Thánh bảo trợ dẫn tu theo dòng nhưng chủ yếu là hành đạo.
✍️Những người có căn thuộc dòng nào thì được báo sổ lính nơi cửa đó, gọi là ghế cửa đó. Ví dụ người " ghế" căn quan lớn đệ tam được gửi sổ phó úy nơi cửa quan lớn đệ tam thì gọi là ghế quan lớn đệ tam và được ngài dẫn đồng bảo trợ tu tập ban quyền phép cắt cử ra làm việc…
Tương tự như đồng Pháp ghế Quan lớn đệ Ngũ, ghế Ông Bẩy Ông Mười.....
✍️Còn bóng lại khác. Bóng là do gia tiên tấu trình hoặc do căn duyên của người ra đồng với cửa Thánh nào thì bóng cửa Thánh đó gọi là năng lực ân duyên (cũng chủ yếu là năng lực hành đạo, còn gọi là lộc. Ví như ăn lộc bói Chầu Nhị, ăn lộc chữa bệnh Chầu Lục, Cô Sáu, Cô Bơ..... lộc gọi hồn ... ngồi dí .....)
✍️Chủ yếu của ghế bóng là nơi gửi mệnh đồng đã phó úy... được ân duyên dẫn đạo khai tâm minh trí để tu tập và hành đạo.
✍️Trước đây đồng cũng có hai loại đồng âm và đồng dương như bây giờ.
Đa phần đồng âm là phó úy tu tập hành đạo.
Riêng đồng dương thì phó úy chung về của Tam tòa và cửa Quan lớn...!
Như vậy căn khác ghế bóng: căn có 4 loại khác với nơi gửi bản mệnh, nơi luyện đồng luyện lính trình tòa… và dẫn đạo với bảo trợ cho lộc, hành đạo.
✍️Những người có đồng đa phần đều gọi là mệnh thiên tiên( người sinh dương thế sổ hệ Thiên cung).
Thánh dù Thiên , Địa , Thoải, Nhạc đều gọi là Thiên cung hay Thiên Tiên cả.
✍️Đã có thời các Nhà Vua phong kiến đều ra sắc Phong là Thiên Tiên Thánh giáo cho đạo ta.
✍️Gọi là Đạo Tiên Thánh ở chỗ này.
Nhưng phủ đầu đồng (cai đồng thủ mệnh) thì theo nhân duyên căn cơ và năng lực cũng như sự tu tập hợp với sự bảo trợ của từng toà.
✍️Ví như anh đồng pháp hay độ âm thì sổ lính cửa Quan ngũ cai đồng bảo trợ hay anh chuyên trị tà quỷ sổ lính gửi cả sang cửa Thượng Từ bảo trợ...
✍️Anh có sổ lính ở cửa thoải , được các cửa này do các Thánh Thoải nhận lính luyện đồng thì họ thường là ghế của các vị Thánh Thiên Tiên Thoải phủ như chúa Thoải... Chầu đệ tam, quan lớn đệ Tam, quan Ngũ, ông Hoàng Bơ, cô bơ, câụ Bơ…giữ sổ mệnh đồng, luyện đồng, bao bọc để anh tu tập, hành đạo....

**************
✍️Trong 1 lễ trình đồng mở phủ thì vai trò của pháp sư như thế nào ?

✍️Lời chào cao hơn mâm cỗ, một vị pháp sư hay thầy cúng hay thầy tụng trong nghi lễ đều có ý nghĩa.
Ở đây là Thỉnh mời và bảo cáo với Nhà Thánh... hoặc hành pháp....
Vốn dĩ đằng âm hay Tiên Thánh nếu là người bình thường không ai nhìn thấy hay vong tà cũng không ai nhìn thấy cả ngoài những người có năng lực đặc biệt.
✍️Trong nghi lễ cúng Hầu hay trình đồng, người thầy phải thỉnh được Thánh và thưa chuyện báo cáo với Tiên Thánh... Ngày nay là abc... cho người thầy đồng mở phủ và cho con đồng... hầu để mời nhà Thánh giáng bóng, nhận người nhận lính…
✍️Còn tờ đơn cánh sớ theo đúng khoa phạm là bắt buộc. Xưa đồng ra trình thường là căn sâu, và căn sâu thường có vong tà bám tá nên còn cần pháp sư với vai trò hộ đàn, trấn đàn.
✍️Giờ thì phó thác cả cho ông đồng bà đồng không còn chức năng hộ đàn. Pháp sư ngày nay trong lễ trình đồng hầu bóng chức năng nhiều khi không hơn ông thầy cúng thầy tụng có thêm thì cũng chỉ tuyên vài lá sớ.

***************
✍️: Trong nghi lễ trình đồng mở phủ sẽ gồm những khoa cúng gì và vai trò của từng khoa cúng ?

✍️Xưa thì các cụ thường làm tam côi liên nhật. (Hầu mở phủ trình đồng và 3 hôm sau hầu tạ luôn)
Còn cúng thì cũng vài ngày.
✍️Ngày đầu phát tấu Thỉnh Phật Thánh tứ phủ hội đồng, sau đó thỉnh đến gia tiên tiền tổ của người sắp được mở phủ và các vị tổ của ông đồng thầy được mời xuống giáng đàn chứng minh hôm nay có canh đàn như thế này, xin phát tấu để nghênh thỉnh Tam tòa tứ phủ….
Thứ tự khoa nghi là phát tấu xong thì Thỉnh Phật tuyên kinh, trước thì xin cầu siêu cho các oan gia trái chủ, các chân linh, sau là xin cầu siêu cho gia tiên nhà mình có nghiệp.
Nếu đồng bị bệnh âm và bệnh trần...thì phải cúng thêm các khoa Tam phủ Thục mệnh và di cung hoán số..., nếu có vong tà bám tá thì cúng giải hoặc cúng Âm dương đối khám.
✍️Ngày thứ hai lễ Thiên Quan, sau thỉnh tứ phủ hội đồng, những người nào kế đăng, truyền đăng kế tục thì thỉnh cửa Thượng từ Kiếp Bạc (Nhà Trần), rồi khao tiến Nhà Thánh, khao tiến các quan, rồi cúng xin xuất thủ trình đồng, khao Tiên Thánh sơn trang, khao quan bản đền, hạ ban.
✍️Các khoa phạm sử dụng như: cáo bạch thiết đàn nghi, lập thành nghi phát tấu phát hỏa thiên quan cúng phật (có bệnh âm dương cúng tam phủ thục mệnh,di cung hoán số...)phả độ cầu siêu,giải oan gia trái chủ
✍️Tùy trường hợp.
Sau nữa là cúng Mẫu cúng Thánh tứ phủ hội đồng... Lập lô hương bản mệnh... cúng nhà Trần, khao sơn trang khao các quan (khao tam giới chúa ôn sứ giả) …cúng trợ thí thí thực cô hồn chúng sinh… ( Rút gọn cũng khoảng 2 ngày). Ngày nay nhiều người mở phủ cúng chỉ trong 2-3 tiếng… nó cũng mất đi cái gốc.

***************
✍️: Lễ trình đồng mở phủ và lễ hầu thường thì các khoa cúng có gì khác biệt ?
✍️Vai trò của pháp sư có quan trọng không ?

✍️Khác nhiều.Tôi ví dụ nhé:
Xưa nhiều người căn sâu quả nặng (không tìm được một người thầy mở phủ) và bị bắt sát quá thì trước khi có thầy mở phủ họ có thể nhờ pháp sư hay thầy thống cúng lễ để mở phủ sau khi cũng xong pháp sư chỉ lên xin đài mở phủ không thấy chỉ cúng lễ nhưng vẫn có chum chóe, gọi là mở phủ gieo.
VD mở phủ này gieo 2 tiền đài xuống được nhất âm nhất dương thì người đó ra hầu ra hầu xong hết cơ thì vài tháng vài năm sau (không quá 18 tháng) người này phải đi tìm thầy để phủ bóng đỡ bóng che mệnh dậy đạo cho mình.
✍️Nên nhớ: Đồng cũng có dòng có tổ có gốc có cơ cánh.
Bởi xưa kia cả làng cả huyện may ra có 1 vị thầy đồng nên khó khăn tìm thầy.
✍️Khoa cúng mở phủ không thầy đồng như vậy khoảng 3-4 ngày.
Đó nguyên không có thầy đồng chỉ có pháp sư (đồng Pháp) cũng có thể làm được cả. Nói vậy để bác biết pháp sư rất quan trọng.
Không có thầy đố mày làm nên nó ở chỗ này !!!
✍️Còn người hầu vui gọi là khóa thi kỳ hội, xuân thu nhị kỳ thì khoa cúng chỉ cần thỉnh Phật thánh, khao nhà Trần,khao sơn trang khao các quan, chúng sinh… chứ không nhất thiết phát tấu.
✍️Tức là khi xuất thủ trình đồng yêu cầu nhiều thủ tục, nghi lễ và khoa cúng hơn khi hầu vui.
Con hầu làm việc (hành đạo thì có các khóa chuyển cho từng đàn lễ).

****************
✍️: Quan niệm và Trách nhiệm của người thầy dẫn đạo mở phủ xưa nay ?

✍️Thầy mở phủ là phải “Soi căn nối quả”.
Để có thể soi căn nối quả đúng thì trước tiên người ra mở phủ phải có căn đã. Người được mở phủ không có căn không thể ra hầu được nhà Thánh. Do vậy, tiêu chí để ra đồng đầu tiên là phải có căn với nhà Thánh. Nếu không có căn anh vẫn có thể tu được nhưng con đường và quá trình rất lâu và gian nan đồng thời hay bị nhãng tâm nản chí do anh không biết không hiểu về âm dương, không có cái gốc.
✍️Những người có căn duyên với nhà Thánh xưa kia nếu căn nông không được nhận đồng, có thể họ bị cơ bị sát nhưng chỉ tôn nhang là thôi.Ngày nay căn nông căn sâu cũng ra trình đồng mở phủ,không có căn cũng ra trình đồng, làm thay đổi cách nhìn về đạo
✍️Vì những người không có căn duyên với cửa đạo mà ra trình đồng không có hoặc ý chí tu tập kém còn làm loạn đạo hơn
✍️Cần hiểu rằng tu đồng theo cửa Đạo Mẫu không phải chỉ hầu đồng bề nổi mới là tu mà còn nhiều việc khác, trước đây các cụ mở phủ cho đệ tử thường để con đồng tự hầu để biết được căn duyên, đồng mù hay đồng sáng,biết được căn cơ về cửa nào,đồng dí
Đồng pháp,đồng kêu cầu hay đồng quả
✍️Để biết mà hướng con nhang tu đạo đúng với căn nguyên của đồng nhân hướng về an ngôi chính vị.
VD: Nghiệp của đồng nhân làm đồng dí,đồng soi
Đồng bói, đồng pháp… khi hành đạo lấy đó làm bản ngã và phát dương đạo đó là an ngôi chính vị.
✍️Bản chất một người có đồng là phải trên lo việc Thánh dưới gánh việc trần.
✍️Chỉ có một số người có địa vị và có danh mới được nhà Thánh miễn đi phần hành đạo nhưng trách nhiệm chính là lấy danh cho Thánh lấy diện cho đồng quảng bá oai danh và chân thiện mỹ của nhà Thánh cho bách gia (như các vị vua chúa phong kiến ra mở phủ thời xưa hay các quan chức và những người có địa vị có ảnh hưởng với xã hội với địa bàn được miễn làm việc âm và chỉ là đồng hầu).
✍️Đó là những điều cơ bản người trước khi ra đồng phải tìm hiểu phải biết.
✍️Còn trách nhiệm của người thầy mở phủ ư ?
Người thầy ít nhất phải có khả năng soi căn nối quả, phải soi được căn của con nhang, hiểu đối với từng con nhang cần tu gì? Chưa yên chỗ nào ?
Cần vẽ cốt ở đâu (đồng cốt) ? Cần cân chỉnh và kêu cầu thấu nổi ở đâu còn cân chỉnh để đồng con tu tập trước là tu tâm sau tu bản ngã, sau nữa mới đến học đạo pháp và cao nhất là thần hồn chân linh.
✍️Người thầy phải chỉ bảo cho con đồng hiểu, ra đồng tu đồng không phải chỉ suốt ngày lo hầu, là ném tiền bừa bãi đó không phải là hầu đồng lại càng không phải tu đồng, đó đơn thuần là múa là diễn.
Còn đối với một số người ra đồng là để cầu mong gì đó để sung sướng hạnh phúc, để hơn người thì đó không phải đồng nhân chân chính.
✍️Xưa kia các cụ mở phủ cho đồng cũng xét hai dạng, đồng tu và hành đạo và đồng hầu (lấy danh cho Thánh lấy diện cho đồng).Do vậy cũng có 2 dạng con nhang:
✍️Đồng hầu (đồng dương lấy danh cho Thánh lấy diện cho đồng): đó là " xưa kia và phải có căn'.
Là những vị Con các nhà giầu có và có ảnh hưởng một vùng, .... Thương gia, con quan người có chức sắc, những người đó vẫn phải có căn với nhà Thánh các cụ mới nhận mở phủ, ngay cả 1 số vị vua như Vua Đồng Khánh Vua Khải Định… cũng đều hầu đồng hay nhiều vị quan có chức sắc cũng ra đồng hầu đồng
✍️Những vị này các cụ mở phủ là để lấy danh cho Thánh lấy diện cho đồng.Gọi là Đồng Hầu.
✍️: Những con nhang nghèo mà căn sâu quả nặng các cụ cho theo thầy học đạo mấy năm, rồi cho tiền mở phủ (nhà nghèo) còn bắt quá sát thì thầy hầu cho ké đàn hết cơ và dẫn chỉ tu tập đến khi thời điểm tới mới cho ra làm việc.Nếu nghèo khó mà căn nông không quá sát trước các cụ thì thường cúng khất và tôn nhang cho yên bản mệnh chứ không mở phủ.
✍️Như vậy đồng thầy có trách nhiệm không chỉ là mở phủ cho con nhang mà sau khi mở còn phải dẫn đạo dạy đạo chỉ dẫn cho con nhang mình điều gì nên làm, không nên làm định hướng để con nhang biết đường tu tập sao cho đúng và phù hợp.Còn quá trình tu tập như thế nào ? tiến bộ ra sao… còn phụ thuộc vào căn cơ vào sự nỗ lực của từng con đồng.
Đồng con nên nhớ: “ Trên theo Thánh dưới theo thầy” đồng thầy có trách nhiệm mở phủ dẫn đạo thì đồng con cũng có trách nhiệm tiên quyết nghe theo lời chỉ dạy bảo ban của đồng thầy, chăm chỉ nỗ lực tu tập theo đúng đính hướng đã được dẫn dắt.
**************
✍️: Thực trạng hiện nay có những thanh đồng sau khi ra trình đồng mở phủ rồi chỉ thời gian ngắn sau lại sa vào con đường chuộc lợi biến tướng lề lối truyền thống, lúc này trách nhiệm của những người thầy mở phủ là gì và nên làm gì ?
✍️Chuyện này hiện nay không còn là hiện tượng cá biệt mà khá nhiều trường hợp nay ra mở phủ để cầu mong một điều gì đó, đa phần là trục lợi cá nhân mong cầu nhà Thánh ban cho tiền tài lộc lá: hoặc lợi dụng nhà Thánh hoạt động mê tín dị đoan.
Những người đồng thật họ sẽ không bao giờ dám làm vậy vì họ kính và nợ nhà Thánh cả mạng sống ơn nhà Thánh cả đời. Họ tu đạo và cống hiến.Nhưng ngày nay vì tình trạng mở phủ quá ồ ạt đồng thật đồng giả lẫn lộn nên rất khó đánh giá.
Và nên nhớ không phải ai cũng làm đồng hầu (phải lấy danh cho Thánh lấy diện cho đồng) mới an yên mới được ban công thưởng lộc.
✍️Cũng không phải có căn nông là phải ra mở phủ và học rồi hành đạo để trên lo việc Thánh dưới gánh việc trần sạch sành sanh còn manh áo đỏ về với Chư Thánh.
✍️Như tôi đã nói đồng thầy có trách nhiệm mở phủ dẫn đạo định hướng đường tu cho đồng con. Còn quá trình tu tập như thế nào, chướng ngại ra sao… còn phụ thuộc vào nỗ lực tu tập của đồng con, vào căn cơ nghiệp duyên của đồng con và gia chung gia tiên con đồng.Đồng nhân đã ra đồng cần nỗ lực tu tập trước là hầu hạ phụng sự đúng lề lối phép tắc lễ nghĩa vẹn toàn “trên theo Thánh dưới theo thầy” sau nữa là kiên trì tu sửa bản thân học đạo theo định hướng được đồng thầy chỉ dạy kiên định và cố gắng từng ngày
Có như vậy thì tu tập mới có tiến bộ.
Hãy cố tìm hiểu cố tu.
✍️Chứ bây giờ nhiều vị căn nông thậm chí không có căn cũng ra hầu hạ ra hầu mở phủ rồi không tu được là khổ, trước là khổ mình khổ người thân gia đình
✍️Sau nữa không tu nổi mà còn bị những lợi danh tham sân làm biến chất tha hóa hay làm xấu đi truyền thống lề lối nơi cửa Thánh làm ô danh cửa đạo Thánh thì còn tự gây thêm nghiệp bản thân chính đồng nhân
Gia đình và con cháu đều phải gánh lại còn khổ hơn

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo