Mọi người đã đi lễ tạ mộ tạ lễ cuối năm chưa ?
Bài viết này Xemboionlinemienphi.net sẽ hướng dẫn các bạn cách tạ mộ cuối năm như: Tạ mộ vào tháng nào? Tạ mộ cuối năm vào ngày nào? Lễ tạ mộ cuối năm gồm những gì, cần sắm những gì? Kêu khấn như nào trong lễ tạ mộ cuối năm?
Đặc biệt là những sai lầm khi đi lễ tạ mộ.
Chào mọi người, sau bài viết hôm trước về việc nên thiêu hay chôn người đã mất, em nhận được rất nhiều yêu cầu về việc chia sẻ thêm về những gì mẹ em đã dạy. Nay nhân dịp cuối năm và nhà em cũng sắp đi tạ mộ, em cũng xin được kể cho mọi người nghe.
Vẫn như lúc trước, em xin nhấn mạnh em là người trần mắt thịt, mẹ em được theo ông Hoàng, về chỉ cho gia trung, dạy sao thì em biết vậy, nếu cảm thấy đúng mọi người theo, không đúng với cách của mọi người thì thôi bỏ qua coi như không thấy, không tranh cãi gay gắt cả nhà mất vui ạ.
1. Tại sao lại cần đi tạ mộ, tạ lễ cuối năm?
Đầu năm và trong năm chúng ta thường thắp hương và đi lễ để cầu xin nhiều điều, vì vậy cuối năm cần phải cảm ơn các quan, các cụ một năm qua đã phù hộ giúp đỡ cho chúng ta.
- Tạ các quan thì tạ tại đền, đầu năm đi đền nào cuối năm vào đền ấy mà tạ. Rất nhiều người đầu năm cứ đi bừa phứa nhiều đền mong cầu nhiều lộc nhưng cuối năm lại quên đi tạ các quan. Nhà em ngày trước cũng vậy. Làm vậy là làm lỗi với các quan, vậy nên từ 2 năm nay nhà em hạn chế đi đền, chỉ đi 1-2 đền thôi ạ.
- Còn tạ các cụ tất nhiên là ở mộ. Bao giờ cũng tạ mộ các cụ trước sau đó mới đến đền quan tạ lễ đền quan. Tại sao vậy? Các cụ có câu: Tề gia trị quốc bình thiên hạ, trong nhà phải ổn định êm ấm xong muốn đi đâu thì đi ạ.
2. Đi tạ mộ, tạ lễ cuối năm vào ngày nào ?
Từ đầu tháng chạp đến trước rằm tháng chạp đã phải đi tạ mộ, tạ lễ xong xuôi rồi ạ.
Vì đến 15 là thiên đình bắt đầu chốt sổ các quan đã lên báo cáo rồi nên cần phải thực hiện trước ngày này. Và đi tạ mộ phải đi vào buổi sáng. 9-11h là tốt nhất. Không được đi buổi chiều vì nhiều thứ không tốt sẽ theo về.
3. Lễ tạ mộ cuối năm gồm những gì (sắm những gì) ?
- - Sớ
- - Hoa quả
- - Bánh kẹo
- - Chè thuốc
- - Trầu cau
- - Rượu thịt (giò)
- - Nước
- - Nến
- - Hương
- - Gạo muối (để riêng)
- - Đinh vàng, tờ tiền (chính là tờ tiền đỏ và tờ tiền xu vàng đấy ạ.
Đấy, lễ chỉ cần sắm có vậy thôi. Không cần mâm cao cỗ đầy nhưng phải đúng và đủ nhé ạ.
4. Những sai lầm khi làm lễ tạ mộ cuối năm
Mọi người có thói quen hay mua 1 túi tiền vàng bên ngoài gồm rất nhiều loại tiền cả tiền đô la rồi tiền năm trăm nghìn về đốt. Thế là không đúng đâu ạ. Mẹ em bảo các cụ ở dưới chỉ được xài tờ tiền xu vàng thôi. Còn tờ tiền đỏ là các quan xài. Nên nhà em từ lâu đã chỉ mua 2 loại tiền này.
Và các nhà có thói quen đốt rất nhiều tiền vàng mong các cụ đầy đủ là không đúng đâu nhé. Không phải đốt bao nhiêu là các cụ được nhận bấy nhiêu đâu. Chính như các quan đây, mỗi lần hoá chỉ được hoá 10-20 cách đinh vàng (tờ tiền đỏ) + 20-30 cách tờ tiền (tờ tiền xu vàng) thôi, nhiều hơn là quan bị lỗi. Còn các cụ nhà mình mỗi lần chỉ được nhận 20-30 cách tờ tiền thôi nhé ạ. Đốt nhiều hơn các cụ cũng không được phép nhận đâu ạ, nhà em nhiều lần thừa mẹ em bắt khấn xin đưa vào ngân khố quốc gia rồi đấy ạ)
Không để tiền đen (người trần mình hay có thói quen để tiền đen - tiền thật mình tiêu hàng ngày lên bàn thờ gia tiên, hoặc để lên ban thờ các quan tại cửa đình cửa chùa. Rất là sai luôn ak. Để tiền đen như vậy, mình vừa làm lỗi với quan, chính quan cũng bị lỗi với thiên đấy ạ. Muốn dâng tiền đen, tốt nhất có lời kêu tiếng khấn rằng con có chút lòng trần muốn dâng lên để tu sửa nơi cửa đền cửa chùa, sau đó để tiền vào hòm công đức, tuyệt đối không ghi tên hay giấy công đức gì nhé. ---> vấn đề này em thấy có nhiều ý kiến nên là ai thấy hợp lý thì làm ạ. Riêng nhà em từ lâu không để tiền đen lên ban nữa.
Có nhiều lộc thì dâng nhiều ít lộc thì dâng ít không phải cố quá làm gì. Nhà có ít, khó khăn mà dâng nhiều quan cũng không nhận đâu ạ. Như em đây lúc trước chưa đi làm xin dâng giọt dầu cửa quan, mẹ em còn bảo quan không nhận, cất đi vì chưa đi làm lấy đâu ra tiền rồi lại lấy tiền của bố mẹ, bao giờ đi làm có lộc rồi thì về tạ quan đấy ạ)
5. Cúng lễ tạ mộ cuối năm như thế nào?
Như đã nói ở bài trước, khu mộ nào cũng có quan thần linh cai quản, vậy nên lễ này không phải để ở chỗ các cụ nhà mình đâu mà phải mang ra ban thờ quan thần linh khu mộ đấy ạ. Nếu như khu mộ ấy chưa xây ban thờ quan thần linh thì đặt tại mộ các cụ nhà mình, đặt lên mâm hẳn hoi chứ không phải đặt toẹt xuống đất đâu nhé ạ. Nhưng khấn vẫn là khấn quan thần linh trước:
Xin tạ ơn quan thần linh năm qua đã giúp đỡ và chở che cho các cụ nhà con ở đất quan. Cuối năm người trần chúng con có chút lễ mọn lòng thành xin dâng quan tạ ơn quan, mong quan phù hộ độ trì cho..... (cầu xin điều gì các quan cũng cần phải xin hai chữ mạnh khoẻ bình an trước, đừng có tham lam quá ạ). Sau khi khấn xong quan rồi thì mới xin quan là cho các cụ nhà con được hưởng chút lộc rơi lộc vãi của quan....
Như vậy thôi. Sau đó đến tầm 27-28 tết thì lại ra thắp hương quan xin phép cho các cụ nhà con được về gia trung dùng bữa cơm tất niên tại địa chỉ....
Ở nhà khi thắp hương mời các cụ về ngày giỗ hay ngày Tết thì phải khấn quan thổ công thổ địa cho các cụ được vào nhà hưởng lộc, sau đó mở hết cổng hết cửa từ dưới nhà lên nhé ạ. Chứ không phải cụ nhà mình là không xin quan vẫn cứ vào được nhà đâu ạ. Không có lời kêu tiếng khấn là quan chặn ở cửa hết đấy ạ
Chúc mọi người cuối năm thuận lợi.
1. Ý nghĩa cúng tạ mộ phần dịp cuối năm
Theo phong tục tập quán truyền thống đối với người Việt Nam việc lễ tạ mộ phần vào dịp cuối năm là điều rất quan trọng nó thể hiện tinh thần hiếu thảo của người Việt.
2. Sắm lễ cúng tạ mộ phần dịp cuối năm
Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ. Song thông thường có những vật cúng cơ bản:
Phần mã thì có:
3. Văn khấn tạ mộ phần dịp cuối năm đúng chuẩn VĂN KHẤN CỔ TRUYỀN
Cẩn cáo.
XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332