Long Trọng Lễ Giỗ 232 Năm Ngày Mất Của Hoàng Đế Quang Trung
Ngày 1-9 (tức ngày 29-7 Âm lịch), tại Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn, Bình Định)
Tỉnh Bình Định đã diễn ra lễ giỗ lần thứ 232 năm ngày mất của Hoàng đế Quang Trung
Vị anh hùng dân tộc và nhà quân sự thiên tài với nhiều trận đánh chiến công hiển hách vang danh bờ cõi.
Lễ giỗ vua Quang Trung năm nay được tỉnh Bình Định
Tổ chức long trọng với nhiều nghi thức độc đáo thu hút hàng ngàn người dân, du khách và cán bộ, lãnh đạo địa phương tham dự.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Bình Định đã cùng các đại biểu, người dân, du khách ôn lại khởi nguồn phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào nửa cuối thế kỷ 18 gắn liền với sự nghiệp của ba anh em nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ), mà tiêu biểu là Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài đã đánh đổ các thế lực phong kiến cát cứ; xóa bỏ ranh giới sông Gianh chia cắt đất nước trên 200 năm; quét sạch 5 vạn quân Xiêm với chiến công Rạch Gầm Xoài Mút vang dội và đỉnh cao là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Sau phần dâng hoa, dâng hương, lễ giỗ vua Quang Trung - Nguyễn Huệ -
Được các lãnh đạo tỉnh Bình Định cùng các nhà văn hóa, bô lão tổ chức tại đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt.
×
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đọc văn khấn tưởng nhớ công lao và các chiến công hiển hách của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ
Qua đó, thể hiện lòng tiếc nhớ về sự mất mát của người anh hùng dân tộc sinh ra trên mãnh đất Bình Định.
Nhân đây Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cũng gửi gắm những lời cầu nguyện quốc thái dân an cho quê hương Bình Định
Vươn mình ngày càng phát triển thịnh vượng hơn.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định dâng hương tưởng niệm vua Quang Trung - Nguyễn HuệCác bô lão và lãnh đạo tỉnh Bình Định thực hiện nghi thức giỗ và đọc văn khấn tại đền thờ Tây Sơn Tam KiệtBí thư Tỉnh ủy Bình Định đọc văn khấn cầu quốc thái dân an
Các bô lão thực hiện nghi thức tại lễ giỗ ở đền thờ Tây Sơn Tam KiệtĐông đảo cán bộ, du khách và người dân đến dâng hương tưởng nhớ vua Quang Trung - Nguyễn HuệLấy nước ở giếng cổ bên đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt để lấy lộc cầu may mắnNhiều người dân quan niệm lấy nước giếng cổ Tây Sơn sẽ mang lại bình an, may mắn và không ốm đau bệnh tậtHoạt động "lấy lộc" giếng cổ Tây Sơn được người dân Bình Định thực hành vào dịp đầu năm, lễ giỗ vua Quang TrungNhiều gia đình mặc đồng phục áo dài rất trang nghiêm đến dự lễ giỗ vua Quang Trung
Trong đoàn người dâng hương viếng lễ giỗ vua Quang Trung, cụ bà Trần Thị Hạp (81 tuổi, ở xã Bình Thành, huyện Tây Sơn), cho biết năm nào bà cũng đến dự lễ giỗ vua Quang Trung. "Vua Quang Trung là vị tướng tài "bách chiến bách thắng" của dân tộc, là người con của Bình Định. Vì vậy, lễ giỗ nào của vua tôi cũng đến dự. Chúng tôi đến và cầu nguyện cho bản thân, gia đình được an lành, nhiều sức khỏe sống thọ", bà Hạp chia sẻ.Khuôn viên bảo tàng Quang Trung còn có cây me cổ thụ gắn với nhiều giai thoại liên quan đến nhà Tây Sơn
Hội thi trang trí mâm ngũ quả cúng vua
Trước đó, chiều 31-8, huyện Tây Sơn phối hợp với Bảo tàng Quang Trung tổ chức hội thi trang trí mâm lễ vật dâng cúng tại lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ. Tham dự hội thi có 15 đơn vị đến từ 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các đoàn đã chuẩn bị những món ăn, ẩm thực và cách bài trí lễ vật theo đặc trưng địa phương để dâng cúng vua.
Đội thi đại diện cho dân tộc Ba Na ở huyện Tây Sơn
Trong đó, nhiềm mâm lễ vật cúng vua được bài trí, sắp đặt công phu dưới bàn tay khéo léo người dân, nghệ nhân bản địa thể hiện niềm tin, niềm tự hào và lòng thành kính của những người con dân Tây Sơn kính dâng Vua. Đa số mâm cúng đều từ các loại bánh trái, như: Bánh chưng, bánh ít, bánh ngũ sắc, bưởi, ổi, cam…
Nhiều mâm bánh trái, ngũ quả dâng cúng vua được bài trí đặc sắcCác đội thuyết minh ý nghĩa của mâm cúng dâng vua
Kết thúc hội thi, ban tổ chức đã trao giải nhất cho mâm cúng dâng Vua của đội thi ở xã Tây Giang, giải nhì xã Tây Vinh và thị trấn Phú Phong (cùng huyện Tây Sơn).