Thời Thập Niên 80 Các Cụ Đồng
Truyền Nhau Một Câu Chuyện Rất Hay
Vào cái thời cấm đoán lễ bái đình đền chùa miếu mạo
Đều không ai hương khói lễ hội không được tổ chức.
Có một ngôi làng nọ chuyên sản xuất dấm truyền thống
Họ có ngôi đình thờ Thành Hoàng là ông tổ nghề dấm.
Vào thủa xa xưa làng này cứ đến ngày giỗ tổ là làm lễ tế rước to lắm.
Sau khi xung vào hợp tác xã làng không còn sản xuất
Dấm theo phương pháp truyền thống nữa mà
Làm theo phương pháp công nghiệp dùng axit axetic để pha chế với nước thành dấm.
Thời buổi không được lễ bái tế tổ nghề
Ngôi đình thì bị chuyển thành nhà văn hóa chỉ có mỗi ông đồng già.
Năm 1984 đó dân đói phải ăn bo bo còn không có khoai sắn mà ăn, đến ngày tế tổ nghề ông đồng già cũng chỉ có một mình bê vại dấm ra đình múc ra
3 bát dấm và mấy que hương cùng vài bông hoa ra đặt lên tế tổ.
Đúng lúc đó cũng có ba vị đạo chủ đi ngang qua thấy
Luồng tín ngưỡng lực xung thiên cản lại mới phóng nhãn nhìn xuống
Thì thấy ông đồng tế bái bằng 3 bát dấm mà ngưỡng lực xung thiên liền thấy lạ
Ba vị Thánh nhân quay ra nói với nhau mảnh đất Nam Việt này nhiều năm chiến tranh với những năm gần đây cấm đoán không ai tế bái cúng lễ chúng ta
Giờ sao lại có người tế bái Thần linh mà tín tâm vậy đãn đến tín ngưỡng lực lại xung thiên .
Nói rồi Ba vị Thánh nhân hạ giá xuống đàn.
Tôn Thần Thành hoàng tổ nghề dấm đang chuẩn bị thụ lễ thấy vậy vội ra đón ba vị Thánh nhân vào đình dự đàn tế.
Phật Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử vào chánh điện. Trước một vại dấm ba vị liền đồng thanh khai kim khẩu dân không có ăn lại cấm đoán mà cụ già kia lễ vật đơn sơ vẫn tế bái hương khói xung thiên chúng ta có duyên dự lễ trong hoàn cảnh này hãy lấy vại dấm này tượng trưng cho cuộc sống, vậy có thể nhận lễ tế và chúng ta cùng nếm để đánh giá vị của dấm cũng như cuộc sống này.
Khổng Tử bê bát dấm lên nếm thử rồi uống hết nói ta thấy dấm chua, Phật Thích Ca nếm và uống hết bát của mình nói ta thấy vị đắng, còn Lão Tử thì nếm rồi uống hết lại nói thấy dấm ngọt.
Ba vị Thánh nhân nhận xét dấm như nhận xét cuộc sống và cũng là nhận xét vị đạo của mình.
Nhưng điều không ngờ đến là cụ già đang tế lễ ngẩng mặt lên nói dạ thưa ba vị Thánh nhân chỉ nói đúng một phần.
Thấy lạ Nghe vậy ba vị Thánh nhân liền hỏi: Cụ tu tập theo đạo nào mà cụ có năng lực và đạo hạnh lại nghe được chúng ta đàm đạo ?
Ông cụ liền nói: Thưa ba vị Thánh nhân tôi là con đồng theo đạo Mẫu.
Nghe xong ba vị Thánh nhân liền gật đầu nói: vậy cụ kiến giải xem .
Dạ thưa Khổng Thánh Nhân
Đạo Khổng gia của ngài truyền xuống nhìn cuộc đời bằng con mắt hữu vi hiện thực nên cảm nhận chua nói chua, và tìm cách chấn chỉnh cho vị chua đó vào trật tự xã hội, cũng thể hiện cái nhìn dân dã.
Thưa Phật Tổ
Đạo Phật gia của ngài truyền xuống cho rằng cuộc đời là bể khổ nên thấy vị đắng và cho rằng nên tịch diệt mọi vướng bận phiền trược của cuộc đời. Bởi vậy nên Tứ Diệu Đế được coi là cốt tủy là nền tảng của hệ thống giáo lý trong đạo của ngài mới ra đời, gồm có Khổ Đế (sự thật của khổ đau), Tập Đế (nguồn gốc khổ đau), Diệt Đế (chấm dứt khổ đau), Đạo đế (con đường giải phóng khỏi khổ đau).
Thưa Đạo Tổ
Đạo của ngài gọi là Lão gia truyền xuống nhìn đời bằng con mắt vô vi nên cho rằng đời vốn thế việc gì phải chấp nhặt nó, cứ nương theo nó mà sống thì sẽ thấy nó ngọt lịm.
Ngài và ba vị Thánh nhân ngay từ đầu nếm thử đã có vị của mình
Đạo của ngài.cũng vậy nhưng khác chút ngài nếm rồi để một lúc mới uống vậy lên cái gì chua mới nếm thì chua để một chút thì dịch vị tiết ra lại ngọt
Khi ba Thánh nhân nghe xong ông đồng già chủ tế nói tiếp : Thưa ba vị Thánh nhân tôi cho rằng mỗi vị chỉ đúng một phần khi nếm thử dấm ban đầu.
Còn già này theo đạo Mẫu cảm nhận của già nếu uống hết và cảm nhận chính xác nhất thì sẽ thấy vị nồng .
Ba Thánh nhân nghe kiến giải xong liền nói kiến giải của cụ đúng nhất.
Nói rồi ba vị Thánh Nhân liền đằng vân bay đi