XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»Những Lầm Tưởng Ngộ Nhận Về Phật Pháp Và Tu Phật

Những Lầm Tưởng Ngộ Nhận Về Phật Pháp Và Tu Phật

 
Người Phật tử Việt trong chúng ta cũng đều hiểu:
Phật là đấng toàn giác không phải đấng toàn năng. Phật chỉ cứu "nhân" chứ không cứu được "quả".
Dòng họ Thích của Phật bị giết ngay trươc mắt Phật cũng không cứu được, ngay cả mẹ của Mục-Kiền-Liên tôn giả bị đoạ ở A-Tỳ nhưng Thế Tôn cũng vô phương…
Phật không thể ban phước, xoá tội mà chỉ có thể khai sáng để tránh tạo tội, nghiệp.
Kể cả đức Mục Kiền Liên bị người đời đánh chết Phật cũng thuyết đó là nghiệp phải trả miễn thù oán hay trả thù... (Cái này không phù hợp với thiên tính và cộng đồng loài người!. Ai mà động đến con cháu bố mẹ ta thì chắc đang ở cạnh ông bụt cũng nhảy lên mà tranh đấu chém giết hay xung đột). Nhưng đó là con đường của Phật toàn giác và rất phù hợp Phật "xuất gia", không phải con đường của 99,999999...% của nhân loại, của chúng sinh, của tôn giáo, của cộng đồng và của đạo.
Vậy nên có những dòng tu cổ họ chỉ công nhận có một vị Phật là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật không phải tôn giáo, hãy dùng những lời Phật dạy mà tìm đạo.
Phật là tu trí tuệ hay nói đúng hơn là triết lý về tam nghiệp trong nhân đạo và là thuyết vô thần, hay nói cách khác là triết lý bác bỏ siêu nhiên Thần Thánh.
Phật chưa bao giờ thuyết hay công nhận một vị Thần Thánh nào cai quản Âm ty hay địa ngục. Đối với người chết, Phật thuyết 49 ngày định nghiệp theo luật nhân quả và đầu thai ngay vào các cửa tương lai theo nghiệp. Và đặc biệt Phật thuyết không có Thần Thánh chi phối chuyện sinh tử con người mà toàn bộ do con người gây ra trong quá khứ vị lai ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại và nơi đầu thai sau khi chết... Chu trình này là tuần hoàn và luôn lập lại.
Ngày nay do những lời giảng và giáo hoá của Phật đã được điều chỉnh từng phần thậm chí khác xa bản gốc nguyên sơ với nhiều diễn giải, dẫn chứng hay những điều nhiệm màu hơn…đang ngày được rất nhiều người mộ đạo tin theo.
Rồi những đệ tử sau lần kiết tập những điều Phật thuyết (sau gọi là kiết tập kinh điển) và những vị tổ sư đi khắp nơi truyền bá tư tưởng và những lời Phật thuyết
bằng vào cái gọi là phương tiện để dẫn dắt người đến mộ Phật tu Phật. Những vị đi thuyết pháp không tập trung vào diễn giải quá chi tiết mà để những cư dân bản địa nghe được thuyết pháp tự có kiến giải và giải thích theo tập quán văn hóa và môi trường tâm linh của dân tộc cộng đồng mình, có thể vay mượn cả lý thuyết tín ngưỡng bản địa cho phù hợp với tập tục, thói quen, tín ngưỡng vùng miền và để không bị chống đối hay đào thải (Giao thoa tín ngưỡng tôn giáo). Ví dụ như hình ảnh ông Bụt của Việt Nam xưa…
Ngay tại Ấn độ Đạo Phật từ thế kỷ thứ 7 cũng phải vay mượn hầu hết lý thuyết thần đạo của bà la môn Ấn giáo mới tồn tại nhưng bởi đời sau vay mượn nên Phật Thích Ca bị quy vào là một nhà tiên tri của Ấn Giáo .
Đến ngày nay khi nghiên cứu Đạo Phật bây giờ các nhà nghiên cứu khắp thế giới cũng khó có thể tách biệt được đâu là Ấn giáo với đâu là Phật giáo .
Nhưng dù cho như vậy với lý thuyết vô Thần nên Đạo Phật bị đào thải ra khỏi Tiểu lục địa Ấn độ, đến thế kỷ 12 gần như là không còn gì.
Đặc biệt có thời kỳ dài khắp vùng Ấn độ và Trung Á, đạo bà la môn và đạo hồi coi Phật giáo là dị đoan
Cũng do bị bức hại nên các nhà truyền giáo tăng chúng người Ấn di sang phương Đông thời này nhiều nhất, mang theo giáo lý Phật đà cũng có phần mềm mại hơn, cởi mở hơn để giao thoa với các tín ngưỡng cổ truyền của các dân tộc Á Đông khác mà ngày nay chúng ta thừa hưởng.
Khi Đạo Phật di sang Á đông, trải qua hằng hà sa số quốc gia nhỏ cổ đại kết hợp với thời gian và sự vay mượn giao thoa, tạo nên sự chia tách thành nhiều hệ phái, nhiều tư tưởng để phù hợp với địa điểm thời gian không gian và biên giới của cộng đồng sở tại.
Cũng có trường hợp xơ cứng giữ gần nguyên gốc như áp ganixtan, Pakistan, In đô nê xi a và malaysia bởi khó dung hòa với đời sống mong cầu của con người dù cho có thời kỳ đạo Phật phát truyển đỉnh điểm nhưng cũng bị đào thải (áp ganitan , inđonesia từng là trung tâm của Phật giáo thế giới).
Nhưng cũng có trường hợp Đạo Phật bị lợi dụng như một công cụ đồng hóa và suy yếu thậm chí suýt dẫn đến tuyệt chủng một dân tộc như Mông Cổ. Có thời kỳ do nhà Minh và nhà Thanh lợi dụng Phật giáo để suy yếu đi dân Mông Cổ và Thanh Hải: đỉnh điểm dưới thời nhà Thanh, Khang Hy khuyến khích và gần như là ép các tăng chúng phải sang các nước xung quanh truyền giáo. Thời đó tại Việt Nam do có lệnh cấm xây chùa và cấm sư tăng giao thiệp với dân của triều đình nhà Lê nên tăng đoàn Trung Quốc không sang Việt nam ta nhưng Mông Cổ với Thanh Hải thì có đến mấy chục ngàn sư tăng Trung Quốc sang truyền giáo, suýt nữa gây tuyệt chủng cho dân tộc Mông Cổ bởi sau một thời gian toàn dân mông cổ tu Phật và đã Thành Phật từ mấy triệu con người giảm xuống đến khi toàn dân Mông cổ còn có 500 ngàn người thì vẫn có hơn 300 ngàn thanh niên theo Phật, bỏ nhà bỏ cửa không lao động chỉ tụng kinh gõ mõ hưởng cúng dàng sống tập trung trong các tu viện. Lúc này toàn cõi Mông Cổ có hàng ngàn tu viện tập trung tu tập như vậy. Sau này người đứng đầu Mông Cổ phải ra sắc lệnh nhà có 2 người mới cho phép một người xuất gia.
Đến thời kỳ cận đại đa số tu viện tại Mông cổ bị phá bỏ.
Trong lịch sử Việt Nam ta cũng có nhà Vua mê tu thành Phật bỏ ngai vàng nhường ngôi cho con gái 6 tuổi để xuống tóc đi tu dẫn đến sau này bị bức tử chết trong chùa và dòng họ gần như bị hủy diệt ngôi chúa tể không còn.
Cũng một vị vua khác mê Phật, bỏ ngai vàng đi tu nhưng đời là đời đạo là đạo. Trước khi xuất gia ngài đã lo cho con cái và triều đình cũng như dân tộc yên ổn rồi mới lên Yên Tử xuất gia.
Vậy nên tại gia quy Phật là quy theo trí huệ, quy theo những lời giảng của Như Lai, quy cái triết lý của Như Lai chứ không mê mờ như hiện nay và lại càng cần phải làm tròn trách nhiệm cá nhân trong đời sống tục sự tại gia, song song với giữ gìn văn hiến, văn hóa những truyền thống, truyền thừa của dân tộc.
Cũng cần làm rõ quy Phật và tu Phật là 2 phạm trù tương đồng nhưng cũng có khác biệt.
Lại nói thêm
Bản thân khi Đức Phật còn tại thế vốn dĩ không cho ghi chép, cho đến khi Ngài sắp viên tịch thì có thả lỏng cho để tử ghi lời giảng (sau này là bộ kinh chuyển pháp luân và đại Niết Bàn).
Còn xương sống và cốt lõi của Phật thuyết và ngộ ra vẫn là tam nghiệp của con người trong luân hồi và đường tu là: Tứ Diệu Đế còn gọi là Tứ Thánh Đế để chỉ con đường xương sống cho sự diệt khổ gọi là: Khổ - Tập - Diệt - Đạo
Trích Phật nói Tứ Thánh đế:
“Này các tỳ kheo đây chính là Khổ thánh đế: sinh là khổ, bệnh là khổ, già là khổ, chết là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ; thân ái biệt li là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm uẩn chấp thủ là khổ.
Này các tỳ kheo, đây chính là Tập khổ thánh đế. Chính là ái đưa đến hữu, tương ứng với hỉ và tham, tìm cầu hoan lạc chỗ này chỗ kia, chính là dục ái, sinh ái, vô sinh ái.
Này các tỳ kheo, đây chính là Diệt khổ thánh đế. Chính là sự diệt tận, vô dục, từ bỏ, xả li, giải thoát, tự tại đối với các ái.
Này các tỳ kheo, đây chính là Đạo diệt khổ thánh đế, đưa đến diệt Khổ, chính là con đường gồm tám thứ giúp ta chứng được Đạo:
Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định.”
Và xương sống đó sau này Phật tử học theo để tu hành gọi là bát chính đạo (là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi khổ).
Có 7 nhánh thì sơ sơ là hình dung được. Nhưng có nhánh gọi tên là: Chánh niệm (một phần cốt yếu của người tu Phật) thì tôi nói thêm:
Chánh niệm ở đây không phải là niệm kinh hay niệm Phật mà là: chánh niệm trong tứ niệm xứ: Thường trực sống trong trí quán sát danh sắc, nhận thức tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã.
Về niết bàn: Phật niết bàn nhưng không nên xuyên tạc từ “Niết Bàn” thành một cái gì đó huyền bí cao sang hay đầy mầu sắc mê tín như là chỉ một mình Phật mới ở cõi đó.
“Niết bàn” là cụm từ xuất xứ từ văn hóa và ngôn ngữ của Ấn Độ đại ý nó thế này: người dân ở Ấn Độ nấu cơm và đợi cho cơm nguội, họ thường nói là: Chờ một chút cho gạo nhập Niết Bàn. Ý họ nói cho bớt nóng, mát mẻ vì vừa bị ninh nấu trong nước lửa.
Vì vậy ở đây, “Niết Bàn” có nghĩa là trạng thái mát mẻ, an lạc của tâm trí, thoát ra khỏi những ngọn lửa của phiền não khổ nghiệp của cuộc sống… chứ không phải cõi nào huyền ảo cao sang, mê mờ đâu!
Lại nói tiếp về xuất xứ của kinh Phật:
Tôn giả A Nan nổi tiếng với trí nhớ phi thường về những lời Phật dạy. Tôn giả là người xây dựng cơ bản giáo pháp trong lần kết tập thứ nhất.
Sau này:
Vốn dĩ sự tập kết kinh điển lần đầu đó (sau khi Phật Niết Bàn) phụ thuộc hoàn toàn vào trí nhớ giảng lại của các đệ tử theo Phật lúc tại thế rồi truyền qua nhiều thế hệ.
Có thể lúc đó các vị tôn giả tập kết kinh điển đa phần đắc A la Hán thông tuệ mà ghi chép lại "đúng" lời Phật dạy. Và nghiên cứu phát triển các bộ Luận để truyền bá rộng rãi hơn.
Nhưng không nằm ngoài tứ diệu đế và bát chính đạo.
Xuống đến đời các Tổ tiếp theo tuỳ theo năng lực phẩm hạnh, rồi lại kiết tập lần 2 lần 3... và do phát triển mạnh nên giao thoa vay mượn gần hết lý thuyết của Ấn giáo, thậm chí ảnh hưởng bởi cả vốn văn hoá tín ngưỡng tâm linh, ngoại ngữ… giữa các nước, dân tộc để biên dịch kinh sách mà có chút thay đổi.
Đạo Phật du hoá các địa phương khác nhau, mỗi địa phương để tuỳ hỷ, tuỳ duyên để phát triển Phật môn, mà các Tổ lại đưa ra các Luận, các phương pháp hành trì, tu tập, kết hợp với văn hoá bản địa phù hợp miễn sao đạt lợi ích to lớn nhất là phát dương Đạo Phật và lợi ích cho con người tín tâm quy Phật.
Và đến đâu Đạo Phật cũng dương cao ngọn cờ Tam Bất Năng để kết hợp với các tín ngưỡng tôn giáo khác cho không xung đột.
Nhưng chung quy:
TU PHẬT LÀ TU TẬP, LÀ THỰC HÀNH TRÍ TUỆ, KHÔNG PHẢI TU THEO CHỮ NGHĨA VĂN TỰ VÀ THUYẾT PHÁP SÁO RỖNG THẦN THÔNG HAY ĐẦY MÀU SẮC TÂM LINH MÊ MỜ!!!
Đương nhiên, sự thần thông và siêu nhiên luôn dành sẵn cho các tôn giáo tín ngưỡng.
Cũng bởi nhu cầu về tín ngưỡng và tâm linh là nhu cầu bất diệt không thể thiếu của loài người. Chứ không phải là cầu tu luyện thành Phật thành Tiên thành Thánh (chỉ một bộ phận rất nhỏ không đáng kể với căn cơ cao hay nhiều yếu tố nhiều kiếp mới có mong muốn và có khả năng tu luyện Thành Phật tiên Thánh Thần ...).
Hiện nay đa phần mọi người đang nhầm lẫn (kể cả nhiều vị đi tu hay xuất gia lý tưởng và mục tiêu tu hành của họ chưa chắc đã có thể ở ngôi vị Phật Thánh hay bồ tát...).
Phải xác định rõ mục tiêu tu hành.
Lại nói:
Phật không chỉ dạy đọc kinh mà chứng, thời Phật trụ thế ngài còn cấm tụng niệm kinh chú.
Và đặc biệt ngài không giảng dậy một câu thần chú nào.
Hiện tại, tín chúng và hàng Phật tử có một số quan niệm sai lệch về Phật Pháp và Tu Hành.
Để cảnh tỉnh mọi người một lần nữa tôi nhắc lại rằng giáo pháp Phật Thừa chân chánh mà Thích Ca Mâu Ni đã truyền thụ cách nay hơn 2500 năm căn bản vẫn là cốt lõi và là nền tảng duy nhất của Phật Đạo.
Những sai lệch đó gồm những gì?
-Tu có phải ngồi tụng Kinh mỗi thời mỗi tối không?
Tụng kinh chưa phải là Tu - Tu không phải chỉ ngồi tụng kinh.
- Phật có trong ta
Nhưng ta chưa phải là Phật.
- Học Phật, nói Pháp cao sâu, vi diệu chưa phải là người chứng đắc quả vị nhà Phật
Người chứng đắc các quả vị nhà Phật chỉ nói pháp bình dị, đơn giản nhất của Phật Đạo nhưng hành trì vị pháp chắc chắn là cao siêu.
- Tuổi đạo càng cao thì công hạnh càng lớn?
Sai lầm từ xưa đến nay tất cả chư vị giáo chủ, Bồ Tát, La Hán tổ sư ... không ai chứng đắc công hạnh ở tuổi già. Bởi vì thân mạng con người chỉ trở nên minh tâm nhất trong thời đoạn trung niên, tuổi trẻ còn chưa (ngộ đạo) thì tuổi già chỉ là (bệnh đạo)!
Mà bệnh đạo thì đi kèm với ma chướng.
Vậy nên đừng có sống lâu lên lão làng. Đừng chỉ trọng vào cái danh cái tiếng bề ngoài, cả tuổi trẻ không chịu tu toàn dẫn mê lấy tiền với cái ngôn từ đánh tráo gọi là công đức, hay chăm chăm kêu gọi bách gia xây chùa và phải thật to thật rộng nhưng không tu không hành.
Nên nhớ: Chùa là ở lòng người, chùa chiền là hiển thị bề ngoài, xây chùa để lấy chỗ tu tập chứ không phải cứ xây chùa thật to thật tốn kém thì dân mới tin Phật. Không có cái chùa to đó dân Việt từ Xưa vẫn tin vẫn tu Phật, vì tin vào đức từ bi trí tuệ… chứ không phải chỉ trông vào mỗi ngôi chùa.
Những vết xe lịch sử đã lập đi lập lại ở mấy nước toàn dân tu theo Phật như nhau và bây giờ toàn dân bỏ đạo Phật như Ápganitxtan, Pakistan, Indonesia, Malaysia... Với những chùa to nhất thế giới, tượng to nhất thế giới, Mạn Đà Na to nhất thế giới… Đó là minh chứng cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh rõ ràng nhất.
Phật hay Thánh hay Thần ở Việt Nam luôn hiện diện nơi những người đói khổ và cùng cực oan khuất và kẻ tu hành thực sự đặc biệt là xuất gia càng không nên thỏa mãn hay tham cầu vào những điều kiện vật chất quá nhu cầu cơ bản.
- Tu nhanh nhất là tu niệm Phật hay tụng kinh...?
Đó mới chỉ là cách nhanh nhất mang danh xưng Phật về tới miệng lưỡi thôi, để gọi là bước đầu có tín còn để đi được đến tâm đạo của người tu hành theo giáo lý trí huệ Phật Đà thì không đơn giản như vậy.
- Ai cũng đi tu hết thì thế gian này là gì?
Thế gian này vốn chẳng có gì ngoài ảo ảnh, nếu tu hết tức là mọi người đều tỉnh giấc hết thì không còn ai trong cơn mộng du. Đó là điều hy vọng và là điều những nhà truyền đạo chân chính hướng đến.
Biết rằng, tu phải hành, phải giảng đạo truyền đạo nhưng hành đạo mà giảng loạn cho những người căn cơ không phù hợp hay dẫn chỉ những pháp tu sai lối thì chính là đang lấy danh Phật để hại người. (Ta không hại họ nhưng họ vì ta mà bị hại).
- Phật là vị cao nhất, lớn nhất trong tất cả thế giới?
Xin thưa là: không đúng. Phật ngang hàng với chúng sanh và chỉ là người đi trước dẫn đường, vì Phật cũng từ chúng sanh mà thành!
Các vị không đọc lời dẫn khi kiết tập kinh điển lần thứ nhất hàng hậu tổ không được Phật thụ giới thời đó đều gọi ngài là “trưởng lão” à?
Ta kính Phật bởi sự từ bi khi đã giao hoá ta. Ta tôn thờ Phật nhưng ta không thể biến Phật thành một vị Thần chủ, Thần linh hay giáo chủ... Nếu nghĩ như vậy là đang trái ngược với pháp tu.
- Chết cần nghe đủ kinh mới luân hồi mới siêu thoát... Nhầm rồi!
Theo nghiệp mà thọ. Khi trẻ không hiểu về nghiệp phạm nghiệp thì gần chết dù cho là Phật sống tụng kinh trợ duyên cũng bằng thừa, vẫn bị đoạ.
Phải nhớ rằng rất nhiều người không có nghe kinh khi chết vẫn luân hồi lại thành người và sanh ra ở những quốc gia hưng thịnh. Tất cả chỉ dựa theo nghiệp lực chiêu cảm mà thành!
Kinh chỉ giúp cho người sống nghe học hiểu ngộ ra từ bi trí huệ mà từ hành.
Gần chết nghe ngộ ra nhưng nghiệp vẫn còn, chỉ là gieo Phật duyên kiếp sau (các cụ gọi là tụng trợ duyên kiếp này).
Còn khi chết có biết hết về tam nghiệp về tứ diệu đế... diệt khổ... cũng không tu được vì đã buông bỏ mất đi túi da hay là nói theo chính kiến nhà Phật người chết đang nằm trong quan tài mồ mả hoàn toàn không nghe được kinh.
Mà thực ra tụng ở đây lấy tiếng tụng cho người chết mà là tụng cho người sống họ nghe đạo.
- Tu là phải ăn chay kỳ hoặc chay trường?
Xin thưa: Trong ngũ giới với hàng cư sĩ tại gia không có giới luật về ăn chay. Chỉ có ngũ giới luật không sát sanh hại vật.
Chỉ khuyên người phật tử tại gia nào căn cơ cao hãy theo vào chay thực.
Ăn chay không phải là tu hành nhưng tu hành thì phải ăn chay hay nói đúng hơn ăn chay chỉ để thanh lọc cơ thể và giảm sát nghiệp.
Mặt trời, trái đất, mặt trăng... có gì giống nhau. Đều tự quay vòng. Mọi sự vật và ý nghĩ, cảm xúc yêu ghét buồn vui… đều không tiêu tán, nó cứ quay vòng như cách vận hành của các hành tinh.
Con người cũng vậy: quy luật luân hồi hay mọi cái cũng quay vòng tròn mà đứng ở phương vị nào thời gian nào địa điểm nào không gian nào thì mới nhìn ra tỏ mở tròn khuyết.
Mặt trời mặt trăng trái đất còn phải quay xung quanh quỹ đạo của nó.
Cái con người là tiểu vũ trụ thật đó nhưng không thể là vũ trụ thật.
Anh có vĩ đại như mặt trăng hay mặt trời thì cũng vẫn phải quay xung quanh một chu kỳ.
Đừng chưa tu đã thành Phật.
Ngày nay nhiều người tín Phật nhưng do sự hiểu sai lệch từ chủ quan hay khách quan bị tác động mà thành ra hành sai, tu sai, có khi còn bị những kẻ cực đoan dẫn dụ đi bài xích, chê bai đạo khác, có khi còn bài xích chê bai cả đạo nội thuần Việt, Đạo Mẫu ta, đó là ngu dốt và vong bản.
Ta đấm một cái vào tường, phản lực của bức tường tác động lên tay chính bằng lực đấm của ta.
Từ vô cùng thời gian trước vạn vật nó đã là 1 chuỗi quay vòng, tương tác lẫn nhau, chúng ta cũng vậy, chẳng có ai không tạo nghiệp (giống như đấm vào tường) nên không tránh được nghiệp báo và cứ bị quay vòng trong cái quỹ đạo đó.
Ông cha ta tu Phật cũng có cách nhìn nhận xác đáng về đạo Phật. Đạo phật là con đường, là chỉ dẫn đưa chúng ta ra khỏi vòng luẩn quẩn đó nếu nhất tâm xuất gia tu hành. Nhưng không phải ai cũng thoát khỏi vòng quay này để thành Phật, để Niết Bàn.
Con đường đó không cấm ai đi cả, có điều là rất gian nan, đòi hỏi ý chí kiên định, sự nỗ lực trong rất rất nhiều kiếp.
Vậy nên tăng chúng đi khác mà phật tử tại gia đi khác:
+ Tại gia thì sống trên mảnh đất đã hun đúc lên văn hóa tín ngưỡng niềm tin và truyền thống của cộng đồng và xã hội. Nó như vòng quay mãi của mặt trời mặt trăng và trái đất.
+ Xuất gia là buông bỏ. Buông bỏ mọi thứ để theo con đường tứ diệu đế bát chính đạo của Phật. Thậm chí giảm nghiệp còn phải bất bạo động như mùa kiết hạ an cư. Chứ tại gia thì không đâu.
Không thể lấy giáo lý, giới luật cho người xuất gia áp dụng cho người tại gia, không thể áp những nguyên tắc hay pháp tu của tăng ni cho tín chúng…
Tuy rằng toàn dân bay giờ rất nhiều người cơ trí và mộ Phật có nhiều tuệ ý, có kiến văn và Phật duyên nhưng duyên tại gia và duyên xuất gia đi trên hai con đường khác nhau.
Tại gia tín Phật cũng chẳng phải thuộc kinh, chú như kiểu thập chú hay đại bi... và các bài sám pháp..., đến cúng Phật không thuộc cũng được.
Chỉ cần học tinh thần Phật: từ bi trí tuệ và tìm hiểu chân lý phật giảng học và sống hành động phù hợp theo địa vị và đạo hạnh của mình có Phật tính là được.
Làm bất kì điều gì mà tốt cho cộng đồng xung quanh là được. Đó là tu Phật.
Phật không phải Thần Thánh!
Phật không phải bậc tối cao như Thượng đế hay Vua cha Ngọc Hoàng hay ai đó.
Phật dạy mọi người hãy chân như bổn thể đích đến là Như Lai (người hoàn hảo).
Phật Niết Bàn (ở đây là toàn giác và an lạc an vui và giải thoát).
Phật để lại cho tứ chúng là từ bi trí huệ con đường phát huy trí tuệ và sự từ bi, giác ngộ.
Vậy nên:
Phải lấy giới luật làm thầy, lấy pháp soi đường.
Phật đã phủ nhận rằng đừng tin những gì Phật nói (chưa từng nói gì trong ngần đó năm giảng đạo).
Tóm lại: Tu Phật đối với Tăng Ni khác đối với Phật tử tại gia.
Tôi là người Việt tu Phật tại gia còn có tục sự gia đình, còn có tổ tiên phải thờ, còn có vợ con phải lo, còn có gia đình, có cộng đồng, có lòng yêu nước thương nòi.
Những cái đó có thể là ràng buộc để buông bỏ ư? Chắc chắn đảm bảo là không buông bỏ được. Vậy nên cái tín chúng cần không phải là chăm chăm vào cầu giải thoát, cầu thoát tục, cầu thành Phật hay Bồ Tát...
Tín chúng cần là sự yên vui hạnh phúc, cần ổn định, cần gia đạo bình an, cần đất nước hoà bình không giặc dã chiến tranh, cần chân cần thiện cần mỹ, cần người với người sống với nhau cho đúng, cần con cái khôn lớn không bệnh tật học hành công danh việc làm ổn định, cần xã hội công bằng và giầu có văn minh...
Vậy nên:
Những điều bù trừ cho cái tam bất năng của Phật lại trở thành hợp lý với tín chúng nói chung.
Việc thờ cúng Thần Thánh gia tiên hay làm những việc đời thường để duy trì nòi giống thậm chí giết người (giết giặc) là nghĩa vụ thiêng liêng của con người, của cộng đồng, của dân tộc khi thế lực đối nghịch tranh dành không gian sinh tồn của con người, của dân tộc.
Chúng tôi tu Phật để củng cố MINH TUỆ chứ không nhằm mục đich giống Phật và thành Phật.
Đạo Phật tại Việt Nam chỉ tồn tại và phát triển đúng nghĩa khi cùng các tín ngưỡng nội đạo thuần Việt bù trừ, hỗ trợ cho nhau. Đó mới là hướng tu phù hợp và đúng đắn với tín chúng.
Đệ Tử Sa Môn Tuệ Trần
Lấy pho tượng Phật một kỳ quan mà cả một nước tập trung tạc ra từ một quả núi sau đó cả nước lại theo hồi giáo làm ví dụ cho sinh động

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo