XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»CÁC NGHI LỄ THỜ CÚNG ĐỀN - CHÙA - MIẾU - PHỦ

CÁC NGHI LỄ THỜ CÚNG ĐỀN - CHÙA - MIẾU - PHỦ

 

 CÁC NGHI LỄ THỜ CÚNG ĐỀN - CHÙA - MIẾU - PHỦ
 
Trong cuộc sống tâm linh người Việt văn hóa đi lễ Chùa cầu An là những nét văn hóa đẹp song có ai biết - các nghi lễ khi đi lễ đã đúng cách hay chưa đây là bài viết tham khảo tổng hợp về các nghi thức để mọi người cùng đọc và tham khảo....

 

A. LỜI GIỚI THIỆU

Vào Đền Chùa thì nên và không nên làm gì,ở ban nào thì đặt lễ gì cầu xin điều gì (không phải ban nào cũng xin như nhau hoặc ban nào cũng ... "vái tứ phương" được đâu nhé)hôm nay mình viết 1 bài tổng hợp những kiến thức cơ bản về văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nói chung, và nghi lễ thờ cúng tại Đền, Chùa, Miếu, Phủ nói riêng.

Tất nhiên các cụ có nói "Quan trọng nhất vẫn là Thành Tâm", nhưng không có nghĩa là sự Thành tâm ấy được quyền mang ra tùy tiện hành xử.Sự Thành tâm nếu được kết hợp với việc "xin đúng, thưa trúng" thì tin chắc cái tâm nguyện, cái điều xin ấy sẽ sớm được như ý hơn.

Với bài viết này, các bạn sẽ được giải đáp 1 số thắc mắc về:
+ Thế nào là Đền, Đình, Chùa, Miếu, Phủ? Sự khác nhau cơ bản giữa các khái niệm đó?
+ Phân biệt các loại tượng Phật. Tại sao cùng là Phật A Di Đà mà có Phật đứng, Phật ngồi, Phật nằm... rồi lại có cả Phật trẻ con, Phật gầy, Phật béo...
+ Thờ Mẫu là thờ ai? 3 pho tượng Mẫu hay gặp ở Đền,Chùa, Phủ là 3 vị Mẫu nào? Vị nào quan trọng nhất?
+ Nghi thức đặt lễ,đặt ở đâu trước,đặt đâu sau?
+ Trình tự hành lễ, lễ ở đâu trước, lễ và xin như thế nào cho đúng?
+ Nghi thức hạ lễ, hạ đâu trước? (rất hay)
+ Thụ lộc sao cho đúng?
+ 1 số bài văn khấn tiêu biểu khi vào Chùa (VD vào Phủ Tây Hồ thì khấn thế nào?...)

Thậm chí 1 số cách gọi hoặc cách hành lễ rất quen thuộc cũng sẽ được giải thích như:
+ Tại sao gọi là Chùa Chiền, đã Chùa lại còn Chiền?
+ Tại sao khi thắp hương lại thắp 1,3,5,7 nén? Sao lại có người thắp cả bó hương?
+ Tại sao thắp hương rồi lại còn rót rượu đổ xuống đất?
+ Xuất phát của câu Đồ "chùa", của "chùa", rồi Tiền "chùa"...?
+ Xuất phát của khái niệm Ông "Bụt"?

Bài viết này mình không có tham vọng sẽ đề cập tới tất cả những yếu tố liên quan tới Đền, Đình, Am, Chùa, Miếu, Phủ - vì điều đó là không thể. Chỉ mong kiến thức trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn mỗi khi thăm chùa vãn cảnh hoặc dâng lễ đền chùa.

B. THỨ TỰ CÁC NỘI DUNG TRÌNH BÀY
Bài viết được trình bày theo dàn ý như sau, viết ra đây cho mọi người tiện theo dõi:

I. KHÁI NIỆM VÀ CÁCH PHÂN BIỆT ĐỀN, ĐÌNH, CHÙA, MIẾU, PHỦ
1. Khái niệm chung

1.1. Đền là gì?
1.2. Đình là gì? Thành hoàng làng là ai?
1.3. Chùa là gì? Thuật ngữ Chùa "Chiền" có từ đâu?
1.4. Am là gì? Am khác gì Chùa?
1.5. Miếu là gì? Miếu liên quan gì tới Đình, Đền? Miếu và Miễu khác nhau thế nào?

2. Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm trên
*Bonus: Tại sao người Việt lại Thờ cúng Danh nhân, Anh hùng?

II. PHỦ VÀ ĐẠO MẪU TẠI VIỆT NAM (THỜ THÁNH MẪU)
1. Sơ lược về đạo Thờ Mẫu, thờ Nữ thần
2. Khái niệm Tam Phủ, Tứ Phủ, Thánh Mẫu?
3. Tại sao lại gọi là Phủ?
4. Mẫu Liễu Hạnh là ai? Tam toà Thánh Mẫu là những Thánh nào?

III. NGHI LỄ THỜ CÚNG TẠI ĐỀN, CHÙA, MIẾU, PHỦ
1. Lễ vật nào dùng để thờ cúng tại Đền, Phủ?
2. Dâng hương Lễ Phật, Lễ Mẫu như thế nào cho đúng?
3. Thụ lộc sao cho đúng?

IV. CHÙA VÀ ĐẠO PHẬT TẠI VIỆT NAM
1. Các trường phái Phật Giáo
2. Cấu trúc thờ tự trong chùa
3. Cách phân biệt các loại tượng trong chùa
4. Cách sắm lễ lên chùa và Nghi thức làm lễ (thứ tự dâng lễ) khi vào chùa
5. Giải thích nguồn gốc 1 số thuật ngữ dân dã: "Tiền chùa", "Của chùa", "Ông Bụt"...

I. KHÁI NIỆM VÀ CÁCH PHÂN BIỆT ĐỀN, ĐÌNH, CHÙA, MIẾU, PHỦ
  1. Khái niệm chung :  Ở đây chỉ bàn chủ yếu về khái niệm và nghi lễ thôi nhé, kiến trúc thì phân biệt khá phức tạp nên không dám lạm bàn.
1.1. Đền là gì?
Đền là nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Thường thì các đền không mở hội dân gian.

1.2. Đình là gì? Thành hoàng làng là ai?
Đình là công trình kiến trúc công cộng của 1 làng xã, là trung tâm sinh hoạt văn hoá gắn bó với 1 cộng đồng dân cư và mang đặc trưng văn minh lúa nước. Mỗi làng thường có 1 ngôi đình, gọi chung là Đình làng. Thời xưa, Đình làng là trụ sở hành chính của chính quyền tựu trung đủ mọi lề thói từ rước xách hội hè, khao vọng quan trên, đón người đỗ đạt, họp việc làng, xử kiện... cùng những quy củ nhất định, có sự phân biệt chiếu trên, chiếu dưới rất rõ ràng.

Đình là nơi thờ Thành Hoàng làng - là các vị thần bảo hộ cho làng. Các vị thần này thường là vô xưng (không rõ tên họ) hoặc các vị nhân thần được phong làm Thành Hoàng làng. Tục thờ Thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, qua nghìn năm đô hộ đã du nhập vào Việt Nam, được dân tộc Việt đưa vào hòa nhập trong văn hóa tín ngưỡng dân tộc. Trong sách Trung Quốc thần bí văn hoá có viết "Thành Hoàng tức là Thành hào. Hào có nước gọi là trì (Thành Trì), không có nước gọi là hoàng (Thành Hoàng)".... (về Thành Hoàng còn nhiều kiến thức và khái niệm lắm, ví dụ như: vì sao lại thờ Thành Hoàng, thứ hạng của các Thành Hoàng, nghi thức tế lễ Thành Hoàng... nhưng thôi cái này chắc ít người quan tâm nên mình không viết thêm ở đây, ai cần thì pm riêng nhé)

1.3. Chùa là gì? Thuật ngữ Chùa "Chiền" có từ đâu?
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn ở Chùa Việt Nam là ngoài việc thờ Phật còn thờ cả Thần (VD chùa Thầy và Chùa Láng thờ cả Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông), thờ tam giáo (Phật - Lão - Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ, và thờ cả Mẫu...

Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ "chiền"... người ta cho rằng cả 2 từ "chùa" và "chiền" đều dùng để chỉ điện thờ Phật (đoạn này vừa đọc nhưng quên trang mất rồi, có gì tẹo bổ sung thêm).

1.4. Am là gì? Am khác gì Chùa?
Am là nơi thờ Phật, phạm vi nhỏ hơn Chùa (miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am). Từ Am phát triển lên thành Chùa. Về sau thường dùng từ Am để chỉ nơi yên tĩnh, tu tâm đọc sách của các văn nhân [Ghi chú số (*1), xem bên dưới cùng bài viết.]

 

1.5. Miếu là gì? Miếu liên quan gì tới Đình, Đền? Miếu và Miễu khác nhau thế nào?
Miếu là công trình kiến trúc nhỏ với quy mô rất đa dạng (thường không có tả hữu gian - 2 gian 2 bên, không có sân nhỏ, không có tam quan). Tuy nhiên cũng có những ngôi miếu lại đồ sộ như toà nhà lớn, có nhiều gian và nhiều lớp cấu trúc. Miếu thường toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Trong các ngày lễ làng thường có tục rước thần từ Miếu (hoặc Đền) về Đình, lễ xong lại rước thần từ Đình về Miếu (Đền) yên vị.
Nơi thờ các vị đại anh hùng thường gọi là Đền thờ (đền Hùng, đền Hai Bà Trưng, đền thờ Đức Thánh Trần...). Người miền Nam còn gọi nơi thờ cúng các Danh nhân, anh hùng là Miếu (như Linh Công Linh miếu) (*2)

Học giả nổi tiếng Phan Kế Bính viết: "Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay... Đình, miếu cũng theo 1 kiểu mẫu, chỉ khác nhau là to với nhỏ". (*3)

Miễu: phân biệt 1 cách đơn giản thì Miễu là miếu nhỏ.

2. Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm trên
Qua khái niệm của Đền Đình Am Chùa Miếu Phủ ở trên, có thể rút ra 1 số điểm giống và khác nhau như sau:

+ Đình, đền, miếu đều là nơi linh thiêng thờ Thánh, Thần
+ Thông thường mỗi làng chỉ có 1 Đình nhưng có thể có nhiều Đền, Miếu
+ Đình thường thoáng, cao, rộng, phù hợp với hội làng xã. Còn đền, miếu thường có cấu trúc tối hơn, tạo cảm giác thiêng liêng, huyền bí cho người tới cầu cúng lễ bãi.
+ Đình là nơi hội họp làng xã, còn đền miếu chỉ dành riêng cho việc phụng thờ, tế lễ thần linh (hoặc một số nơi thì Chùa còn là nơi vãn cảnh).
+ Đền, Miếu thường xây dựng ở những nơi thắng cảnh, nhất là gò cao, gần hồ to, sông lớn.
+ Nhìn chung, Miếu có cấu trúc nhỏ hơn Đền, và Đền nhỏ hơn Đình (Miễu < Miếu < Đền < Đình)
+ Am và Chùa đều là nơi thờ Phật (ở VN thì còn thờ cả Thánh, Thần), nhưng Am có phạm vi nhỏ hơn Chùa.

Thêm 1 điểm nữa cần đặc biệt lưu ý: về tín ngưỡng nguyên mẫu thì Chùa là nơi thờ Phật, Phủ là đặc trưng của thờ Mẫu (Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ). Tuy nhiên tại Việt Nam các nền văn hoá tín ngưỡng thường giao thoa hoà nhập với nhau rất sâu (đây cũng là một đặc trưng văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam). Chùa thờ cả Thần (kiến trúc: Tiền Phật hậu Thánh), và Chùa thờ cả Mẫu (Tiền Phật hậu Mẫu)... Vì thế sự phân biệt ở đây là không rõ ràng trong đối tượng thờ cúng. Các bạn cũng nên đặc biệt lưu ý đặc điểm này, để tránh việc cầu xin không đúng ban, đúng chỗ, cũng như đặt lễ và hành lễ sai nghi thức (ví dụ để đồ mặn, đồ vàng mã ở Ban thờ Phật hoặc để đồ sống ở ban thờ Mẫu chẳng hạn).

Ngay bản thân Đền, nếu đi sâu tìm hiểu sẽ rất phức tạp, khó phân loại. Có nơi thờ Nam thần, có nơi thờ Nữ thần. Thông thường đền thờ Nam thần thì to hơn Nữ thần nhưng đền thờ Nữ thần thì lại nhiều ban thờ hơn như ban Tứ phủ công đồng, ban Cô, ban Cậu. Tuy nhiên, hiện lại có 1 số đền thờ Nam thần lại cũng có ban thờ Mẫu, rồi thờ Cô, thờ Cậu... thành ra rất khó phân loại.

Tham Khảo: Tại sao người Việt Thờ cúng Danh nhân, Anh hùng?
Phần này không biết cho vào đâu nên tạo 1 mục tham khảo tại đây vậy

Chắc 1 số bạn cũng có câu hỏi tương tự như mình: Tại sao vào Đền Chùa Miếu Phủ lại thấy thờ cả Bác Hồ, thờ cả các vị Danh nhân, Anh hùng như:
+ Hùng Vương ở Phú Thọ
+ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh
+ An Dương Vương ở Cổ Loa, Hà Nội
+ Phù Đổng Thiên Vương (thánh Gióng) ở Gia Lâm, Hà Nội
+ Hai Bà Trưng ở Phúc Thọ, Hà Tây và ở phố Đồng Nhân, Hà Nội
+ Ngô Quyền ở đền Ngô Vương, Sơn Tây, Hà Nội
+ Lý Thường Kiệt ở đền Lý Thái Uý và đền Lý Thường Kiệt (đều ở Thanh Hoá)
+ Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn Kiếp Bạc, Hải Dương.

Nguyên nhân được giải thích theo 3 yếu tố như sau:
+ Một là, người Việt tin vào linh hồn thuyết: Người ta cho rằng con người có phần Hồn và phần Xác, khi chết đi thì hồn khí hay khí nóng bay lên không gian, trở về trời, còn xác thịt trở về với đất. Chính ý niệm này đã giải thích nghi thức đốt những que hương và đổ rượu xuống đất. Khói hương bay lên không gian mời hồn ngự xuống trên bàn thờ, còn rượu đổ xuống đất chạm tới xác thịt.
Chính việc tin vào linh hồn và linh hồn trường tồn sau khi chết, nên đã hình thành phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng danh nhân, các anh hùng.
+ Hai là, vì nhớ ơn công lao hiển hách của các danh nhân, anh hùng.
+ Ba là, vì muốn noi gương theo các đức tính đặc biệt của các ngài.


II. PHỦ VÀ ĐẠO MẪU TẠI VIỆT NAM (THỜ THÁNH MẪU)


1. Sơ lược về đạo Thờ Mẫu, thờ Nữ thần
Mẫu là gốc Hán - Việt, còn nghĩa thuần việt là Mẹ, Mụ (miền Trung). Tuy nhiên, Mẫu hay Mẹ đều để chỉ người phụ nữ đã sinh ra một người nào đó. Từ Mẫu và từ Mẹ còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, tôn vinh ví dụ như: Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi Thiên hạ...

CẦN LƯU Ý: Tục thờ Mẫu là một trong những tục thờ quan trọng bậc nhất trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt. Tục thờ Mẫu (có nguồn gốc từ tục thờ Nữ thần) đã có từ buổi hồng hoang của dân tộc, hiện giờ vẫn được thờ cúng tại nhiều nơi như: Liễu Hạnh là Thành hoàng làng Phố Cát (Thanh Hoá), Bà Đanh ở Nghệ An, Hai Bà Trưng ở Mê Linh, Bà Đá ở Hải Phòng... ngoài ra không thể không kể tới tục thờ Mẫu và Tam toà Thánh Mẫu (Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ).

Phủ là nơi thờ Mẫu: về mặt bản chất, Phủ là nơi thờ Mẫu, truyền bá đạo Mẫu. Tuy nhiên cũng có nhiều phủ thờ cả Phật, đây được coi như sự giao thoa hòa nhập giữa các tôn giáo, tín ngưỡng.

2. Khái niệm Tam Phủ, Tứ Phủ, Thánh Mẫu?
*Tam Phủ: là Thiên Phủ (miền trời có mẫu Thượng Thiên), Sơn Phủ (miền núi có mẫu Thượng Ngàn), Thuỷ Phủ (miền sông nước có Mẫu Thoải).
*Tứ Phủ: là Tam Phủ vừa kể và có thêm Phủ trần gian (có mẫu Liễu Hạnh). (*4)
*Thánh Mẫu: Tương ứng với Tứ Phủ ở trên thì có 4 vị Thánh Mẫu cai quản 4 phủ đó, bao gồm: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn.

Lưu ý: Có sách lại ghi Tam phủ là Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất) và Thoải phủ (miền nước). Thêm Nhạc phủ (miền Thượng ngàn) nữa là đủ Tứ Phủ (*5). Tuy nhiên theo quan điểm của mình thì khái niệm Tam Phủ, Tứ Phủ đầu tiên là hợp lý hơn, chi tiết sẽ nói ở phần Tam toà Thánh Mẫu.

3. Tại sao lại gọi là Phủ?
Cách định danh này có thể xuất phát từ quan niệm vũ trụ luận về các phủ trong Tứ phủ và cách định danh đương thời: cung Vua, phủ Chúa thời Trịnh - Nguyễn. Nổi tiếng nhất phải kể đến Phủ Giầy (Nam Định) và Phủ Tây Hồ (Hà Nội), thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bên cạnh Thánh Mẫu Liễu Hạnh rất quen thuộc ở Miền Bắc thì còn có Thánh Mẫu Thiên Ya Na (miền Trung) và Bà Đen (miền Nam). Tuy nhiên do kiến thức và thời lượng chương trình có hạn nên mình xin phép chỉ dừng lại ở Thánh Mẫu Liễu Hạnh :))

4. Mẫu Liễu Hạnh là ai? Tam toà Thánh Mẫu là những vị nào?
Như ta đã thấy ở trên, có tất cả 4 vị Thánh Mẫu tương ứng với Tứ phủ. Vậy tại sao lại những nơi thờ Mẫu lại chỉ có tam toà Thánh Mẫu (3 bức tượng Thánh Mẫu)? Sự việc này liên quan tới sự ra đời của Mẫu Liễu Hạnh.

Như ở trên có nói, Mẫu Liễu Hạnh là mẫu cai quản Phủ Trần Gian. Mẫu Liễu Hạnh là vị Thánh xuất hiện khá muộn (vào thời Hậu Lê - khoảng thế kỷ XVI) nhưng nhanh chóng trở thành vị thần chủ của đạo Mẫu và được tôn vinh hơn tất cả các Thánh Mẫu khác. Dân gian cho rằng Mẫu Liễu được xem như sự hoá thân của Mẫu Thượng Thiên. Vậy trong 4 vị Thánh Mẫu thì Mẫu Liễu Hạnh vừa là Mẫu Trần Gian, vừa là hoá thân của Mẫu Thượng Thiên, cho nên khi thờ các vị Thánh Mẫu, chỉ có Tam Toà Thánh Mẫu (3 tượng Thánh Mẫu), bao gồm:
+ Tượng Mẫu Đệ Nhất: Mẫu Liễu Hạnh, mặc áo đỏ, trùm khăm đỏ được đặt ở giữa.
+ Bên trái thấp hơn 1 chút là Mẫu Đệ Nhị: Mẫu Thượng Ngàn (Sơn Phủ), bà là chúa của Sơn Lâm, mặc áo xanh, khăn xanh.
+ Bên phải là mẫu Đệ Tam, tức Mẫu Thoải, mặc áo trắng, chùm khăn trắng. (*6)
 

III. NGHI LỄ THỜ CÚNG TẠI ĐỀN, CHÙA, MIẾU, PHỦ


1. Lễ vật nào dùng để thờ cúng tại Đền, Phủ?
Rất nhiều người còn đang mù mờ về việc sắm sửa lễ vật như thế nào để lễ Chùa, lễ Đền, Phủ. Nhiều người vào Chùa dâng hương mà lại mang đồ sống, đồ mặn..., rồi một số người cho rằng lễ chay chỉ dùng để lễ Phật, còn lễ Thánh, Thần thì bắt buộc phải lễ mặn. Thực tế thì lễ vật được sắm theo 1 số nguyên tắc như sau:

+ Lễ chay: gồm hương hoa trà quả... dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu tại nơi thờ tự có ban này). Lễ chay cũng được dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này người ta thường sắm thêm 1 số hàng mã để dâng cúng như: tiền, vàng, nón, hia, hài... (Đặc biệt lưu ý: lễ Phật thì ko dùng lễ mặn, vàng mã. Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.)

+ Lễ mặn: gồm thịt gà, lợn, giò, chả... được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt tại bàn thờ Ngũ vị Quan lớn, tức là ban Công đồng.

+ Lễ đồ sống: gồm có trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (1 miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công đồng Tứ Phủ.
Theo lệ thì 5 quả trứng vịt sống đặt trong 1 đĩa muối gạo; hai quả trứng gà sống dặt trong 2 cốc nhỏ, 1 miếng thịt mồi được khía thành năm phần (ko đứt rời), không nấu chín (để sống). Kèm theo lễ vật này cũng có thêm tiền, vàng mã.

+ Cỗ mặn sơn trang: gồm những đồ như cua ốc, bún ớt, chanh quả... Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi, chè thì càng tốt (những đồ này sắm theo con số 15, mỗi loại 15 cái, tương ứng 15 vị được thờ tại ban Sơn Trang)

+ Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: thường gồm oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo... (tức là nhữngđồ hàng mã), gương lược... và những đồ vật tượng trưng những đồ chơi người ta hay làm cho trẻ nhỏ (cành hoa, con chim, chiếc kèn, cái trống...)

Tóm lại lễ vật không cần câu nệ, không bắt buộc. Nhưng đã sắm là phải sắm đúng, sắm đủ, tránh sắm sai đặt sai là hỏng bét :D

2. Dâng hương Lễ Phật, Lễ Mẫu như thế nào cho đúng?
Ngoài việc nhiều người không rõ vào Chùa hoặc Đền, Phủ phải sắm lễ ra sao, thì còn không ít người không biết thứ tự dâng lễ thế nào, thắp hương ra sao. Phần này sẽ nói chi tiết về thứ tự dâng lễ Phật, lễ Mẫu.

2.1. Lễ Trình 
Theo lệ thường, trước tiên phải lễ thần thổ địa, thủ Đền trước, gọi là Lễ Trình, cáo lễ với Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đền, Chùa, Miếu, Phủ. Sau đó, bày lễ vật ra các mâm, khay chuyên dùng vào việc cúng lễ... rồi đặt lễ vật vào các ban.

2.2. Thứ tự đặt lễ 
Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay và đặt cẩn trọng lên ban thờ. Khi đặt lễ và hành lễ phải lễ từ ban thờ chính rồi mới ra tới ban ngoài cùng (Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ Cô, thờ Cậu). Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban mới được thắp hương.

2.3. Thứ tự hành lễ (khấn vái) 
Khi hành lễ cần theo thứ tự như sau:
1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông (Đức Chúa) trước
Tại sao phải hành lễ tại Đức Ông (Đức Chúa) trước?
Đức chúa ông, hay còn gọi là đức chúa ông, thủ hộ già lam chân tể... là người đã bỏ vàng ra lát khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Xá Vệ để nhằm mua được khu vườn xinh đẹp đó xây tịnh xá cúng dàng đức Phật đến thuyết pháp, Và sau này 2 người đã cùng dâng cúng khu vườn nổi tiếng đó lên đức Phật để làm một ngôi tịnh xá đó là Kỳ Viên Tịnh Xá.
Do công đức lúc sinh thời làm nhiều việc phúc và ủng hộ Phật pháp nên ngài được làm Long Thần hộ pháp tại các chùa (miền bắc Việt Nam). Trong tiềm thức dân gian ngài là vị thần Chủ tể của Chùa, là thập bát long thần ủng hộ Phật pháp và là vị thần trong coi trong chùa, bảo hộ cho trẻ em. Lễ Đức Ông trước xuất phát từ tục Lễ Ông tiền chủ, Bà tiền chủ trước khi tiến hành các nghi lễ khác.


2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (Nhà Hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Kết luận: Hiện tại vẫn có nhiều Trình tự Hành lễ, ví dụ có người lễ Tam Bảo Trước, rồi mới lễ Phật, Thánh (nơi nào TO nhất thì lễ trước). Có người lại lễ ngược lại: Phật, Thánh rồi Tam Bảo, rồi ra ngoài lễ Đức Ông. Nhưng một nghi thức hành lễ được coi là hợp lý nhất được tiến hành như sau:
 

Lễ Phật --> Lễ Thánh --> Lễ Tam Bảo --> Lễ Tổ. Nếu có ban Đức Ông thì lễ đầu tiên
Lễ Tổ là lễ tại ban thờ Tổ, nơi thờ Tổ sư của giáo phái và các Cao tăng đã trụ trì tại chùa


Khi thắp hương cần thắp số lẻ: 1,3,5,7 nén (hoặc có thể đốt cả nắm), không thắp số chẵn. Theo lý giải nhà Phật thì số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng. Hơn nữa, với Phật Giáo quan niệm cuộc sống không có gì là tuyệt đối nên không có gì có thể "chẵn" được. Ngoài ra còn có nhiều quan niệm khác nhau như: 5 nén hương là tượng trưng cho 5 phương trời, 5 hướng thần linh. Còn 7 nén hương là tượng trưng cho "7 vía" của người nam, 9 nén là "9 vía" của người nữ. Nhưng con số thông thường nhất trong cách cắm hương của Phật tử là số 1 hoặc số 3. Nếu thắp 1 nén hương là chúng ta đang tưởng nhớ tới đời Phật trong hiện tại (Phật Thích Ca), còn nếu thắp 3 nén thì là tượng trưng cho 3 đời Chư Phật: Quá Khứ (Phật A Di Đà) - Hiện Tại (Phật Thích Ca) - Tương Lai (Phật Di Lặc), sự tượng trưng cho 3 ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Sau khi hương được châm thì dùng hai tay dâng lên ngang trán, vái ba vái rồi kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ. Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên 1 cái đĩa nhỏ, dùng hai tay nâng đĩa sỡ lên ngang mày rồi vái 3 lần. Trước khi khấn thường thỉnh 3 hồi chuông, thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ. Sau khi lễ xong thì sớ tâu trình được đặt tại ban Công đồng Tứ phủ.

Một vài lưu ý khác
1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.
2. Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.
3. Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều.
4. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.
5. Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường. Đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.
6. Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc,… Nhiều người khi lễ Phật, thậm chí nhiều vị trí nhạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…
7. Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.

2.4. Thứ tự Hạ lễ 
Sau khi đợi hết một tuần nhang, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng để đem đi hóa. Khi hóa tiền, vàng cần hóa từng lễ một, từ lễ ở ban thờ chính cho tới lễ ở các ban khác, cuối cùng là lễ ở ban thờ cô thờ cậu. Hóa tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng. Khi đặt lễ thì từ Ban chính ra ban ngoài, còn khi hạ lễ thì ngược lại, phải hạ ban ngoài cùng đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở ban thờ cô, thờ cậu như gương, lược... thì để nguyên trên ban thờ.

Lời người viết: Đây là một số nghi thức thực hành dâng lễ phổ biến nhất tại đền, chùa, miếu, phủ. Tuy nhiên trong thực tế do đông đúc hoặc điều kiện không cho phép, việc thực hành dâng lễ đã bỏ qua một số nghi thức tập tục. Dần dần khi vào hành lễ, người ta chỉ chú ý lễ những ban quan trọng nhất (Phật, Mẫu, Tam Bảo) mà quên đi những thứ tự cần làm (ví dụ phải lễ Đức Ông trước). Dần dà thành thói quen, không mấy ai còn biết là phải lễ Đức Ông đầu tiên nữa - kể cả những người thường xuyên lễ Đền Chùa. Đây là điểm các bạn nên lưu ý để thực hiện Hành lễ cho đúng.(*7)

3. Thụ lộc sao cho đúng?
Dân gian quan niệm: "Lộc bất tận hưởng", có nghĩa là phải "tản lộc" đi càng nhiều càng tốt thì mới tiếp tục nhận được nhiều lộc của Thần, Phật. Người nào hưởng lộc một mình là vô phúc, sẽ bị cô quả, cô độc. Vì thế, mỗi khi đi Chùa, lên Đình về mà có lộc thì các cụ đều chia cho con cháu. Nhà nào con cháu đông, phải chia lộc càng nhiều thì càng có phúc.

Sau buổi lễ người đi lễ thường dành một phần lộc nhỏ đặt vào khay cúng với một số tiền tùy tâm để biếu người thủ đền cũng coi như việc Công đức cho nhà Chùa Đền.

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo