Bốc Bát Hương Cho Đúng ?
Kiểm Tra Bát Hương Có Linh Ko???
Nên bốc bát hương tại nhà hay lên chùa rồi đến nơi các điện thờ tư gia của các chủ điện bốc bát hương rồi bê về?
Một gia đình (kể cả trưởng tộc hay không trưởng tộc) thường thờ mấy bát hương?
Làm thế nào để bốc bát hương cho đúng ?
Làm sao để biết bát hương thần linh và gia tiên được linh ứng?
Ai được phép bốc bát hương (sư chùa,thầy pháp,thầy đồng hay gia chủ )?
Cốt bát hương gồm những gì?
- Địa điểm bốc lô nhang (bát hương):
Nơi bốc lô nhang cho các vị Thần linh bản thổ hay gia tiên nên bốc tại nơi thờ cúng là tốt nhất.
Các ngôi điện hay bàn thờ Phật thì có thể bốc tại điện, chùa rồi mang về.
Bát hương những vong linh sống có thụ giới tam bảo hoặc chết có gửi ký hậu tại chùa thì được phép lên chùa bốc mang về.
Các ngôi điện Thờ Thánh thì có thể bốc tại đền phủ hay điện của Thầy mang về.
Đó là nguyên tắc! Nhưng tốt nhất vẫn là bốc tại chỗ thờ cúng.
- Về lối thờ của người Việt ta:
* Thờ tại gia :
Cách 1: thường bốc ba bát hương
+ 1 bát cho Thần linh bản thổ Ngũ vị gia Thần
+ 1 bát cho gia tiên tiền tổ
+ 1 bát cho bà cô tổ
Cách 2: Bốc 1 bát chung nhưng có giá hương hoặc ngai thờ cho thần linh bản thổ. Có bài vị hoặc ngai thờ hoặc bài vị (thần chủ vị) cho gia tiên cửu huyền thất tổ và bài vị.cho bà cô tổ hay các chân linh vong linh trong bốn đời.
Đối với nhà thờ tổ thì 1 bát hương chính và giá hương hay các bài vị (hoặc ngai thờ) thủy tổ và các bài vị giá hương gia tiên tiền tổ cùng các chân linh.
Bên cung phải là bát hương gia tiên chi họ, bài vị, giá hương.
Bên trái bát hương bài vị của bà cô tổ.
Con thứ nếu ở cùng làng cùng phố không được thờ tổ tiên chỉ thờ thần linh hoặc bà cô tổ chi họ, xa làng phố thì thờ đủ.
Bát hương thường thì ai thờ người đó bốc, nếu người thờ vì phạm một số yếu tố kiêng kỵ trong lúc bốc bắt hương như: Hoang ốc, kim lâu, năm xung tháng hạn có thể nhờ bố hay con trai hoặc những người có đức hợp tuổi bốc hộ.
- Bốc bát hương bao giờ cũng theo nguyên tắc sau:
1. Làm cốt lệnh
Cốt lệnh ở đây là ghi tên vị được thờ trong bát nhang (Bát nhang đó tôn phụng linh ứng thờ những ai thần linh hay gia tiên, vong linh....)
Thần chủ lệnh ghi cốt bát nhang bao giờ cũng được hoạ các lệnh linh ứng và cấm kết giới là các lệnh âm dương, ngũ hành, hậu thiên bát quái, lệnh can chi, lệnh nhật nguyệt quang minh ... thập tốc ... tốc thuận.... án tâm ... hoặc hội nguyên tam tài, tùy theo dòng đạo của người thầy do gia chủ mời đến cúng gia trì và khai quang an vị.
Còn vị nào được thờ mà theo Phật có thể lấy lá bát nhã mà làm lệnh linh ứng cấm giới.
2. Chuẩn bị
Đối với bát nhang phải chuẩn bị tro và thất bảo
- Tro là rơm rạ của cây lúa ta ăn hàng ngày cây lúa là loại nuôi sống con người là vật tượng nhân chủ. Khi lửa đốt hết rơm rạ chỉ còn tro là vật chí âm.
- Thất bảo là vàng bạc ngọc ngà san hô châu báu là vật quý giá nhất của con người là vật chí dương (thường các cụ cho thêm mấy đồng tiền vào nếu là nhà đi buôn).
Lấy lá thần chủ khi đã viết tên hiệu thần vị vào rồi gói rồi bốc tro vào lại gọi là nội dương ngoại âm và thắp hương lên hướng lên trên trời tượng trưng cho tam tài: Thiên - Địa - Nhân hay âm dương nhân (thiên (hương đốt khói bay lên trên (dương)) - địa (âm) tro bếp và nhân thất bảo).
Việc này thể hiện sự kết nối âm dương và nơi hư vô và cõi thực.
Khi bốc tro vào bát các thầy đều để gia chủ bốc (trừ khi gia chủ xin phước hay mượn tay thầy hoặc gia chủ nhà không có nam giới muốn nhờ thầy bốc thì các thầy mới bốc ban phúc), còn công việc của các thầy chỉ có đến để gia trì yểm linh ứng hô triệu các vị mà gia chủ muốn thờ và cúng điểm linh khai quang an vị và cúng chúc thực nếu có cơm canh.
Ngoài ra có thể cúng thêm khoa thỉnh thần linh hoặc gia tiên (nếu bốc lô nhang cùng các việc khác thì như bái đảo hay tôn cấp lập thờ nhà mới tân gia hay an gia trấn trạch tùy từng đàn lễ các thầy sẽ cúng).
Thường theo luật cũ bốc tro là lớn bé bẩy (7) bốc tay không hơn không kém (trừ bát hương bốc cho Thánh Mẫu hoặc nữ Thần hoặc các chân linh gia tiên nữ thì chín (9) bốc).
Bốc không được ấn nhồi tro bốc căn sao 7 nắm cho vừa đến miệng.
Đối với thời xưa kia đa số dân chúng nghèo khó ăn còn không có lấy đâu ra thất bảo là vàng bạc ngọc ngà ... Nhà nghèo quý giá nhất có cái cầy, cái cuốc, con dao, đinh sắt và kim chỉ.
Vậy nên thường nhà nghèo xưa thay thất bảo bằng vài cái đinh sắt hay vài cái kim và cuốn bằng mấy sợi chỉ ngũ sắc làm vật quý giá nhất (thay cho thất bảo).
Xưa nhà có kim chỉ là tốt lắm còn đa phần là lấy đinh hoặc vài đồng tiền xu và mấy sợi chỉ năm màu.
Có nhà thời xưa còn không có cả kim chỉ thì lấy giấy màu cắt ra tượng trưng cho kim chỉ.
Còn nữa lô nhang miền Trung trước khi bốc xong các cụ hay đổ thêm cát vàng sạch lên trên vì trong đó gió lào và gió biển rất to nếu là tro rơm rạ không rất dễ bị thổi bay.
Bản thân sau khi bốc các thầy sợ gia chủ kém sự tín tâm gọi là thờ cho có và theo tục. Thường các thầy cứ bắt người lập thờ thắp hương lễ bái đủ trăm ngày sau khi bốc để tự hướng tâm gia trì cho lô nhang đủ linh khí.
Còn muốn xem lô nhang linh hay không linh, ấm chân nhang hay không ấm thì cứ nhờ các thầy cao tay họ nhìn biết ngay.
Còn nếu người thường muốn xem lô nhang có linh không cứ mượn đứa bé con ẵm ngửa (bé con nội tộc) bế nó để gần lô nhang nó không khóc mà vui vẻ hay bình thường thì lô nhang đó tốt và ấm con nó khóc thét lên thì bỏ.
Còn không có đứa nhỏ mấy tháng thì nhờ đứa nào 3 tuổi trở lại bảo nó thắp hương cho, nó mà đến gần và thắp hương không sợ hãi thì bát hương tốt.
Hoặc nhà có những người yếu vía thắp hương hay bị lạnh và đau đầu thì cũng cần xem lại lô nhang đó.
Nguyên tắc lô nhang việt 12 năm phải bái đảo lại vì tro lúc này chặt.