XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»NGHI THỨC QUY Y TAM BẢO

NGHI THỨC QUY Y TAM BẢO

 

Quý thiện nam tín nữ khi phát tâm quy y Tam Bảo, trước tiên nên tìm hiểu ý nghĩa và lợi ích của quy y Tam Bảo. Sau đó đến ngôi tự viện mình có duyên đăng ký và nghe chư Tăng hướng dẫn trước về buổi lễ truyền thọ Tam quy. Đến ngày ấn định nên tắm gội sạch sẽ, chuẩn bị áo tràng về chùa đúng giờ quy định.

1. Nghi lễ

Giới tử chuẩn bị khai lễ, khánh, cử đại diện vào phương trượng (phòng khách) tác bạch cầu thỉnh chư Tăng truyền trao quy giới. Khi thỉnh chư Tăng đến trước bàn thờ Tổ, vị đại diện đứng giữa bạch: “Bạch trên Thượng tọa, Đại đức Tăng, chúng con là… bấy lâu có lòng khát ngưỡng quy giới, nay đủ duyên lành, cần cầu trên Thượng tọa, Đại đức Tăng, thùy từ lân mẫn, truyền trao quy giới cho chúng con được ân triêm công đức.”

Khi được chư Tăng hoan hỷ chấp nhận rồi, giới tử lễ ba lễ. Sau khi chư Tăng nguyện hương lễ Tổ xong, giới tử thỉnh Giới Sư lên chánh điện. Lên chánh điện, Giới Sư nguyện hương, đảnh lễ Tam Bảo, tụng chú Đại bi, tán lư hương, kệ khai luật. Thỉnh Giới Sư lên bàn truyền giới. Giới Sư tụng bài tán lư hương, kệ khai luật. Sau đó Giới Sư khai đạo.

2. Giới sư khai đạo giới tử

Ba cõi không yên, như ở trong nhà lửa. Muốn xa lìa cõi khổ, thì phải nương về ngôi Tam Bảo. Người muốn thoát khỏi biển sanh tử luân hồi, không thể bỏ qua sự thọ trì giới pháp mà được. Giới như chiếc bè báu đưa người qua biển khổ; giới như đất bằng phẳng, muôn vật đều từ đấy phát sinh; giới như ngọn đèn sáng, chiếu phá các chỗ tối tăm; giới là con đường tắt đưa đến cõi nhơn thiên, là cửa ngỏ vào cảnh Niết Bàn. Nếu người nào giữ được thanh tịnh, cho đến trong giây phút quy y Tam Bảo, ở đời vị lai cũng được chứng quả Niết Bàn.

3. Sám hối

Người Quy y Tam Bảo trước phải sám hối cho thân tâm được thanh tịnh. Cũng như, muốn chứa dựng vị cam lồ, trước phải súc bình cho thật sạch. Người khi thọ quy giới, trước cần phải sám hối trừ phiền não cho tâm được thanh tịnh, mới có thể lãnh thọ quy giới. Sám nghĩa là ăn năn, tự thú tội ra, chừa bỏ các lỗi đã làm, chẳng những tội lỗi trong một đời mà cho đến các tội nhiều kiếp về trước, cần phải sám. Hối, nghĩa là hối hận. Biết lỗi mà chừa bỏ, đổi lại cho tốt, không cho tội lỗi mới phát sanh.

Giới tử quỳ thẳng sám hối: Đệ tử chúng con tên là… kể từ vô thỉ cho đến ngày nay, lỡ tạo những điều tội lỗi, ngày hôm nay thành tâm sám hối, thề tránh các điều dữ, nguyện làm các việc lành, cúi xin Tam Bảo từ bi gia hộ, khiến cho đệ tử, tội diệt phước sanh, căn lành thêm lớn, tai quan nạn khỏi, hiện tiền phước huệ trang nghiêm, một hậu sanh về cõi Phật. (đọc 3 lần, lễ Phật 3 lễ)

4. Giảng nghĩa Quy y Tam Bảo

Chữ Quy là trở về; Y là nương tựa, là trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta đã nhiều đời nhiều kiếp say mê lầm lạc, nay cần phải quay về với chánh pháp, nương tựa Tam Bảo. Người đời nương tựa với cha mẹ, vợ chồng, anh em, bạn bè, thì không hoàn toàn an lành. Nên phải nương tựa với Phật, là một đấng từ bi bình đẳng, như ông cha lành. Nương tựa với Pháp, là một phương pháp giải khổ, như thuốc hay chữa lành bịnh tật. Nương tựa với Tăng là bậc đại trí hoằng pháp lợi sanh, mới thật là hoàn toàn an lành.

        Phật là một đấng giác ngộ hoàn toàn, toàn năng, toàn trí, toàn đức, là người cha lành của chúng sanh, vị Đại sư của mười pháp giới. Phật là một bảo hiệu chung cho tất cả những bậc tu hành đã giác ngộ, đầy đủ vô lượng phước đức và trí huệ.

Pháp là khuôn phép, là giáo lý phân tích rõ ràng sự khổ não, vạch rõ nguyên nhân của khổ và đề ra phương pháp diệt trừ khổ. Đây chính là những lời của đức Phật Thích Ca chỉ dạy. Nếu mỗi người y theo giáo pháp ấy mà tu hành, thì sẽ được thoát ly sanh tử, chứng thành Phật quả. Cho nên, trong kinh nói rằng: “Pháp là mẹ sanh ra chư Phật”.

Chữ Tăng (Tăng già) nghĩa là một đoàn thể thoát ly tất cả những gì của mình, là một quần chúng hòa hợp không không chống trái nhau, như nước hòa với sữa. Tăng là những người đứng trung gian giữa Phật và chúng sanh, thực hành những pháp của Phật dạy và thay Phật diễn thuyết chánh pháp giải thoát. Tăng là một cái tên chung chỉ cho hang đệ tử xuất gia của Phật, từ bốn vị Tỳ Kheo trở lên.

Tam bảo có đủ công đức như thế. Cho nên, Phật Pháp Tăng là ba ngôi quý báu nhất của thế gian và xuất thế gian. Nếu người nào phát tâm quy y thì không đọa vào ba đường dữ, luôn được Tam Bảo gia hộ, sớm chứng quả bồ đề.

5. Truyền thọ Tam quy, Tam kết

Người có duyên lành phát tâm quy y Tam Bảo, nên vận hết tâm thành nghe lời chỉ dẫn từ Giới Sư mà phát nguyện. Nếu tự mình không đọc phát nguyện Tam quy và không xưng tên họ thì quy y bất thành. Do vậy Giới Sư hướng dẫn, giới tử phát nguyện theo: 

Đệ tử chúng con tên là… xin suốt đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. (3 lần).

Đệ tử chúng con suốt đời quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi. Quy y Phật rồi, khỏi đọa vào Địa ngục. Quy y Pháp rồi, khỏi đọa vào Ngạ quỉ. Quy y Tăng rồi, khỏi đọa vào Bàng sanh. (3 lần).

6. Giới sư khuyên dạy

Quý Phật tử đã quy y Phật rồi, từ nay trở đi thà bỏ thân mạng, trọn không quy y Thiên thần và Quỉ vật. Vì Thiên thần và Quỉ vật kia còn bị luân hồi sanh tử, không phải là Thánh nhân xuất thế gian.

Quý vị đã quy y Pháp rồi, thà bỏ thân mạng, chớ không nghe theo những lời tà thuyết. Vì đó không phải là pháp môn vô lậu giải thoát.

Quý vị đã quy y Tăng rồi, thà bỏ thân mạng, chớ suốt đời không đi theo thầy tà bạn ác. Vì những vị đó không phải là người giải thoát chứng quả Tam thừa, họ sẽ dẫn dắt quý vị vào con đường tối tăm nguy hiểm.

Quý vị đã quy y mười phương Phật, Pháp, Tăng rồi, thì từ đây về sau Tăng ở xứ nào, chùa nào, hay nước nào, cũng đều kính quý, không phải chỉ kính quý Tăng chùa mình cầu quy y mà thôi, như thế mới phải là một người Phật tử hiểu biết chơn chánh.

Đã Quy y rồi, phải thường nhớ Phật, niệm Phật, chán cõi Ta Bà này là nhiều khổ, cầu sau khi mạng chung thần thức sanh về nước Cực Lạc của Phật A Di Đà, liên hoa hóa sanh, sống mãi không phải sanh, già, bịnh, chết nữa. Theo lời Phật Thích Ca dạy: Đức Phật A Di Đà đang chờ đợi tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc, nếu ai thành tâm chuyên niệm danh hiệu Ngài. Vậy mỗi vị phải có một xâu chuỗi mỗi ngày đêm niệm danh hiệu đức Phật, niệm càng nhiều càng tốt. Nên biết: ngọc Ma ni gieo vào nước đục, nước đục trở thành trong; câu hiệu Phật gieo vào tâm chúng sanh, tâm chúng sanh trở thành tâm Phật. Trong kinh có câu: Chớ chờ đến già rồi mới niệm Phật, mồ hoang ngoài đồng phần nhiều là người tuổi trẻ.

Khi chưa quy y, người nam gọi là Thiện nam tử (người trai tốt), nữ thì gọi là Thiện nữ nhơn (người gái tốt). Bây giờ đã quy y rồi, người nam thì gọi là Ưu Bà Tắc (cận sự nam) là người nam gần gủi phụng sự Tam Bảo; người nữ gọi là Ưu Bà Di (cận sự nữ) là người gái gần gủi phụng sự Tam Bảo. Các Phật tử! Từ hôm nay trở đi, quý vị phải tinh tấn siêng năng học hỏi giáo lý của Phật dạy, rồi y theo đó mà tu hành, gieo hạt giống phúc lành, làm cái nhân tốt, về sau sẽ thành Phật quả.

Phải thường hay đến chùa lạy Phật sám hối, mỗi tháng hai lần: chiều 14 và 29, nếu tháng thiếu thì 28, hoặc nghe kinh, nên tìm hiểu bổn phận, trách nhiệm, vai trò của người Phật tử tại gia.

Khi vào chùa lễ Phật không mang giày dép vào chánh điện, vì sợ mang đồ dơ bẩn vào chùa mà có tội và để tỏ lòng cung kính Phật. Vào chùa phải y phục sạch sẽ, kín đáo, trang nghiêm và tề chỉnh.

Nếu thuận tiện thì ở nhà nên lập một bàn thờ Phật, để thường ngày chiêm ngưỡng và lễ Phật, tụng kinh, cho tăng trưởng phước lành. Về cách thờ Phật, tụng kinh thì nên nhờ chư Tăng chỉ dẫn.

7. Giới sư giảng về phái quy y

1. Y như pháp thì các vị nay đã thành tựu một người Phật tử chân chánh. Lá phái chẳng qua là vật để đánh dấu và tiêu biểu nhắc nhở các vị. Hằng ngày nên nhìn đến lá phái mà luôn luôn nhớ rằng: Năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, chúng ta đã đến chùa này, cầu thầy truyền thọ cho giới pháp Tam quy với pháp danh là … Có như thế thì thiện căn mỗi ngày một tăng trưởng và sẽ hưởng phước báo vô cùng.

2. Tam quy y cũng là một giới, nếu không giữ trọn thì mất. Ví dụ người đã quy y rồi mà cũng thờ cúng tín ngưỡng quỷ thần tà ma ngoại đạo hay tin theo tà thuyết của thế gian và nhập vào bè đảng tàn ác, là mất giới Tam quy. Người ấy không còn gọi là đệ tử Phật: mất hết công đức trong Phật pháp.

3. Người quy y Phật rồi, phải chánh tín nhân quả. Vì nhân quả là một định luật của thế gian và xuất thế gian mà đức Phật đã chứng minh một cách xác thực. Có tin nhân quả mới tinh tấn bỏ ác làm lành, hoán cải cảnh đời xấu xa trở nên tốt đẹp. Như thế mới là chân chính đệ tử của đức Phật.

4. Thể theo đức từ bi của đức Phật, người Phật tử cần phải phát nguyện mỗi tháng ít nhất ăn chay từ hai ngày cho tới mười ngày và các ngày vía kỷ niệm chư Phật để tỏ lòng thương xót đối với loài vật.

5. Từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động, ít nhất mỗi ngày phải có một việc lành, như dùng lời giáo hóa, tán thán công đức Tam Bảo hoặc khuyến khích ít nhất mỗi năm cũng phải có một người noi theo mình mà quy y Tam Bảo. Đây là một điều vô cùng phước đức, các vị cần phải chú ý.

6. Không được vô tình hay hữu ý trong lúc nói hoặc hành động để cho người bàng quan chê bai Tam Bảo, có hại đến danh dự của chánh pháp. Nếu sơ lỡ, phải lễ Phật sám hối liền, vì đó là một điều vô cùng tội lỗi. Trái lại, phải luôn luôn tìm mọi cách hộ trì chánh pháp là bổn phận tối cao của người Phật tử.

7. Phải học hiểu chánh pháp, ít nhất cũng phải biết qua tôn chỉ, mục đích của đạo Phật và đời tu hành cao quý của đức Phật. Phải thuộc những bài kinh thường tụng, để huân tập vô lậu nghiệp vào tâm thức.

8. Hồi hướng

Giới Sư trở lại điện Phật tụng hồi hướng và tam tự quy y. Thỉnh Giới Sư trở về nơi thờ Tổ giới tử dâng lời cảm tạ tri ân. Sau đó thỉnh Giới Sư trở về phương trượng.

9. Những điều lưu ý

  1. Quy y là giới tử trực tiếp phát nguyện trước Tam Bảo. Nếu vắng mặt thì không được nhận phái quy y. Dù được đọc tên trong buổi lễ, hoặc tấm phái đã in xong.
  2. Trẻ em còn nhỏ chưa hiểu biết chỉ dự lễ cầu nguyện Tam Bảo gia hộ, chúc phúc. Khi lớn có sự hiểu biết nên đăng ký dự lễ quy y mới đúng pháp.
  3. Ba pháp quy y này gìn giữ trọn đời. Nên mỗi ngày tự đọc để nhắc nhở chúng ta hướng tâm về Tam Bảo.
  4. Ba pháp quy y là nền tảng của sự giải thoát. Khi đủ duyên nên thọ các cấp độ giới pháp của người phật tử.
  5. Không được tự phát nguyện. Lễ cần sự hướng dẫn, trao truyền từ người xuất gia.
  6. Người lớn tuổi, người bệnh nặng có thể thỉnh chư Tăng về tư gia truyền giới.
  7. Thọ giới Bát quan trai rồi tự xưng mình là Phật tử không đúng pháp. Vì giới Bát quan trai chỉ có thời hạn 24 giờ.
  8. Không được nghĩ quy y xong không đi chùa là có tội để chờ tuổi già mới quy y.

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo