BÀ CÔ ÔNG MÃNH Quyền Và Trách Nhiệm
Bà cô...Ông Mãnh trong tâm linh người Việt được coi là những người hết sức linh thiêng
Có vai trò quan trọng khi thờ cúng và thường độ trì đi theo phù trợ cho con cháu trên dương thế.
Vậy Bà cô Ông mãnh nghĩa là gì :
1) BÀ CÔ :
Bà cô là một người nữ chưa lấy chồng bị mất khi còn trẻ tuổi trong gia đình được giác ngộ con đường tu tập được hội đồng gia tiên tín nhiệm giao cho nhận lĩnh nhiệm vụ quán xuyến trông nom theo dõi để ý các công các việc của họ hàng, của các con các cháu ở trên cõi trần và tùy duyên độ trì che chở
Thì được phong chức BÀ CÔ TỔ
Tuy nhiên không phải người con gái trẻ nào khi mất cũng thành bà cô Tổ của dòng họ.Đó phải là vong linh ở nơi cõi âm, có duyên tu tập theo PHẬT THÁNH,hoặc được hội đồng gia tiên tiến cử
Nhưng một điều nữa là trong một dòng họ có rất nhiều chi nhiều ngành do đó người ta sẽ phân ra
BÀ CÔ TỔ và BÀ TỔ CÔ
Nhìn chung Bà cô tổ và Bà tổ cô có nhiệm vụ không khác nhau là mấy, đều chăm lo cho con cháu dòng họ nhưng Bà tổ cô thì trách nhiệm cao hơn quản lý các chi các nghành nên bắt buộc phải là
CỬU HUYỀN hoặc THẤT TỔ
tức là phải 7 hoặc 9 đời mới được hội đồng gia tiên bổ nhiệm
Còn Bà cô tổ thì cũng có thể là 3 đời 4 đời...
Thậm chí có những trường hợp cũng chỉ là 2 đời
Do duyên do linh thiêng vẫn có thể được hội đồng gia tiên tiến cử làm BÀ CÔ TỔ nhưng TỔ ở đây cũng chỉ là Tổ của 1 nhà hoặc 1 nhánh họ mà thôi...
Trong một số trường hợp bà Tổ cô hoặc Cô tổ của dòng họ có theo đạo Mẫu nếu theo hầu các bà Chúa (Ví dụ Bà chúa thượng ngàn, Bà chúa thoải phủ) thì có thêm danh hiệu mới là Chúa Tổ Cô. Nếu theo hầu các Chầu (ví dụ Chầu bé Bắc Lệ, Chầu Chín,….) thì có thêm danh hiệu là Chầu Tổ Cô.
Nếu bà Tổ cô hoặc cô tổ mang hai danh hiệu trên lại có con đường tu tập tốt, thì có nhiệm vụ khai sáng, giác ngộ, hướng dẫn, dạy bảo, đưa đường chỉ lối cho con cháu trong gia tộc– những người có căn, có quả theo đường tu cho đúng với phận số.( điều này lý giải, tại sao các bạn bị VONG THEO, lại rất nhanh chuyển sang CĂN ĐỒNG SỐ LÍNH)
Hoặc nghiệp tu tốt , sau khi làm tốt nhiệm vụ của bà cô tổ, hoặc bà tổ cô, sẽ được hội đồng Phật Thánh cất nhắc cho đi hầu ở các phủ các đền lớn ,Như Bắc lệ, kiếp bạc ...vv, và sẽ được chuyển giới thành THẦN, không phải phụ thuộc vào luân hồi , và sẽ không chuyển về làm kiếp người nữa
2 ) ÔNG MÃNH
Cũng tương tự như BÀ CÔ
Ông mãnh hay còn gọi là mãnh Tổ dòng họ là người nam chết trẻ còn chưa lập gia đình, độ tuổi từ 13 tuổi trở lên hoặc là người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi.
Mãnh tổ là người chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, giúp đỡ các vong linh gia tiên tiền tổ ở nơi địa phủ.
Mãnh tổ chỉ có thể làm Phán Quan (Phán Quan điện ngục hoặc Phán Quan địa ngục) hoặc Hành Sai địa phủ chứ không nắm giữ bất cứ cương vị nào khác. Bởi vậy khi một người thân mất đi cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày thường trong sớ Gia Tiên bao giờ cũng phải thỉnh đến ông mãnh Tổ dòng họ.
Trong những trường hợp đặc biệt mãnh Tổ của dòng họ có thể bị giam cầm nơi địa ngục do những tội lỗi gây ra khi hồn tiền dương thế lúc này vong chưa thể tu học tuy nhiên nếu được thoát linh địa ngục thì vong sẽ được bổ nhiệm làm Phán quan hoặc Hành sai, sau đó được cấp phép tu học theo một trong hai đạo đã nói ở trên.
Như vậy ta đã thấy
BÀ CÔ TỔ mới là người lo cho cuộc sống căn quả của con cháu chắt trong dòng họ đối với người còn sống nếu ai mà nghiệp duyên chưa tròn thì bà cô tổ có thể giới thiệu lên hội đồng Phật Thánh để...CHẤM ĐỒNG, bạn việc căn quả của con cháu đối với bà cô tổ thì chỉ là TẠO ĐIỀU KIỆN cho con cháu hoàn thành nghiệp chướng từ kiếp trước
ÔNG MÃNH TỔ chiu trách nhiệm lo cho cuộc sống của các VONG LINH trong hội đồng gia tiên
Nếu thực sự gia đình nào không may mà Ông Mãnh hoặc bà cô Mắc tội dưới âm phủ các vong linh gia tiên lúc này cũng sẽ bị liên lụy Sẽ làm cho gia đình con cháu trên Trần gian nhiều cái bất an tài lộc mất hết gia đạo rối ren
Lúc này gia đình đó sẽ loạn âm loạn dương....sẽ phải làm lễ Phả độ gia tiên.
#pagetuphuthanhmau
#tuphuthanhmauvn0966662332