Lễ Phật Đản (còn gọi là lễ Vesak) là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng trong Đạo Phật
Được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 hoặc rằm tháng 4 âm lịch hàng năm (tuỳ từng quốc gia) để kỷ niềm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời.
Theo như kinh điển của Phật Giáo ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra tại ngày trăng tròn của tháng Vesak, năm 624 trước công nguyên (TCN) tại vườn Lâm-Tì-Ni của đất nước Ca-Tì-La-Vệ. Trải qua nhiều năm tháng tu hành khổ hạnh, thái tử Tất Đạt Đa (tên của Đức Phật lúc nhỏ) đã giác ngộ dưới gốc cây bồ đề, trở thành Phật năm 35 tuổi.
Sau khi chứng ngộ, Ngài đã đi khắp nơi thuyết pháp đẻ giáo hoá chúng sinh suốt 45 năm và Ngài đã nhập niết bàn vào ngày rằm tháng 4 âm lịch khi 80 tuổi.
Lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản có một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đỗi với Phật Tử trên toàn thế giới. Đây là dịp để những người con Phật vinh danh Tam Bảo, nhớ đến công ơn khai sáng của Đức Thế Tôn, nhớ đến những lời dạy của Ngài, nhắc nhở bản thân tinh tấn tu tập, hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống như từ bi, trí tuệ, đạo đức…
Lễ Phật Đản diễn ra vào ngày nào?
Theo như truyền thống của Phật Giáo Bắc Truyền thì Lễ Phật Đản thường được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch. Còn các quốc gia theo truyền thống Nam Tông thường tổ chức nghi lễ vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch (rằm tháng 4).
Kể từ năm 1950, Đại hội Phật Giáo thế giới đã thống nhất lấy ngày rắm tháng 4 âm lịch là ngày Phật Đản Quốc Tế.
Từ năm 1999. Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận Đại Lễ Vesak là lễ hội văn hoá, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hoá, đoàn kết, hoà bình của Đức Phật.
Ý nghĩa của ngày Lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản là một trong 3 ngày lễ quan trọng nhất trong năm của Phật Giáo (hai ngày lễ còn lại là lễ vu lan, lễ Thành đạo). Ngày lễ Vesak này mang rất nhiều ý nghĩa sấu sắc với Tăng, Ni, Phật Tử trên toàn thế giới bao gồm:
Để tưởng nhớ đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đây là dịp để tưởng nhớ đến sự hy sinh, công đức của Đức Phật trong việc giáo huấn, truyền bá Phật Pháp giúp chúng sinh giác ngộ, thoát khỏi khổ đau. Theo Phật Giáo Nam Tông, Ngài sinh ra, giác ngộ và nhập Niết Bàn cùng vào ngày này, mang đến ánh sáng của trí tuệ và từ bi cho con người.
Tôn vinh nét đẹp văn hoá của Đạo Phật: Các hoạt động văn hoá, các nghi lễ truyền thống trong đao Phật được tổ chức rất trang nghiêm, long trọng. Lễ Phật Đản giúp giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống cao đẹp của Phật Giáo và góp phần làm lan toả những giá trị ấy đến đông đảo mọi người.
Tăng cường hoà bình, đoàn kết trên thế giới: Trong mỗi dịp Lễ Phật Đản, các Phật Tử tư khắp nơi trên thế giới có cơ hội được giao lưu văn hoá, hội tụ, chia sẻ đức tin thiện lành, gia tăng tinh thần đoàn kết. Các quốc gia có cơ hội củng cố tinh thần hữu nghị, thúc đẩy hoà bình, xoá bỏ mâu thuẫn, hận thù, hướng đến sự phát triển chung trên toàn thế giới.
Thúc đẩy con người tu tập, hành thiện: Lễ Phật Đản nhắc nhở mỗi người về giá trị đạo đức cao đẹp mà Đức Thế Tôn truyền dạy như: từ bi, hỉ xả, trí tuệ… Đây là dịp giúp mọi người cùng cố niềm tin, nâng cao tinh thần tu học, thực hành những giáo lý sâu sắc của Đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày. Khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động thiện nguyện góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội.
Các hoạt động thường diễn ra trong Lễ Phật Đản
Trong ngày Lễ Phật Đản, có rất nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa được diễn ra tại các chùa chiền, cộng đồng Phật Giáo trên toàn thế giới. Có sự khác nhau trong khâu tổ chức giữa các quốc gia nhưng sẽ có một số hoạt động tiêu biểu như:
Lễ Tắm Phật: Tượng Đức Phật sẽ được để trong bồn nước thơm, mọi người sẽ dùng nước thơm ấy và hoa sen để tắm cho tượng Phật. Điều này mang ý nghĩa gột rửa bụi trần, thanh lọc tâm hồn, hướng đến những giá trị đạo đức cao đẹp.
Tụng kinh cầu nguyện: Các tăng ni, phật tử cùng nhau tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện cho quốc thái, dân an, hoà bình, an lạc.
Diễu hành, thả đèn hoa đăng: Nhiều nơi có nghi thức đi điễu hành hay thả đèn hoa đăng trên các sông hồ, bầu trời để thể hiện sự ước mong an lành, may mắn. Những ánh đèn long lanh, huyền ảo thu hút vô số khách thập phương tới chiêm ngưỡng và bén duyên được với ánh sáng trí tuệ, từ bi của Phật Pháp.
Nghe giảng pháp: Những vị giảng sư có đạo hạnh cao nhất trong đạo sẽ thuyết giảng về cuộc đời và giáo lý sâu sắc của Đức Phật. Đây là dịp để tăng ni, phật tử và cả những người không ở trong đạo có cơ hội hiểu rõ hơn vè Phật Pháp để tinh tấn tu học, áp dụng vào cuộc sống.
Rất nhiều các hoạt động khác: Phật Đản là dịp để mỗi Phật Tử thể hiện lòng từ với các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, cúng dường hoa quả, vật phẩm có giá trị cho chùa chiền. Trong những ngày này, Phật Tử thường ăn chay, niệm Phật, phóng sinh để thể hiện lòng thành kính và giữ tâm thanh tịnh. Các hoạt động trang trí cờ hoa, làm đẹp chùa chiền, biểu diễn văn hoá văn nghệ, ca múa nhạc về Phật Giáo cũng diễn ra tại nhiều nơi giúp lan toả tốt hơn giá trị cao đẹp của Phật Pháp tới mọi người.
Nên làm gì trong dịp lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản là dịp chúng ta tưởng nhớ đến công ơn của Đức Phật, học hỏi, noi theo lời dạy của Ngài, thực hành giáo lý để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Một số gợi ý về những điều nên làm trong dịp lễ Phật Đản:
Ăn chay: Một trong những phẩm chất sâu sắc nhất Đức Phật dạy chúng ta đó là lòng từ bi. Không những từ bi với con người mà còn từ bi với muôn loài. Vì vậy, trong dịp lễ Vesak hãy thực hành ăn chay, không sát sinh để nuôi dưỡng lòng từ trong mỗi chúng ta.
Tụng kinh niệm Phật: Mỗi dịp Lễ Phật Đản là dịp đẻ chúng ta học hỏi, ôn tập lại những giáo lý sâu sắc mà Đức Phật truyền dạy qua những bài kinh. Tụng kinh cũng sẽ giúp cho tâm ta thanh tịnh, hướng đến những giá trị đạo đức cao đẹp hơn.
Thiền: Cuộc sống bộn bề lo toan khiến tâm của chúng ta thường bất định, hướng ra bên ngoài. Hãy tận dụng mỗi dịp Lễ Vesak để thiền định, hướng vào bên trong đẻ nhìn thấu chính mình và cuộc sống.
Nghe pháp thoại: Vào những ngày này hãy cố gắng đến chùa làm công quả và nghe giảng sư thuyết pháp, Nếu điều kiện không cho phép có thể nghe pháp thoại tại nhà qua các phương tiền truyền thông. Điều này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về giáo pháp, vừa có tác dụng nuôi dưỡng tâm thiện lành, vừa giúp chúng ta chiêm nghiệm lại bản thân mình.
Làm việc thiện: Hãy tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, thực hiện phóng sinh… Điều này vừa giúp xây dựng công đức, vừa giúp gia tăng tâm từ bi của mỗi người con Phật.
Trên đây Pháp phục Bồ Đề đã cùng quý vị tìm hiểu rõ hơn về Đại Lễ Phật Đản. Như vậy, Lễ Vesak không chỉ đơn thuần là một ngày lễ kỷ niệm mà đó còn là dịp để mỗi quốc gia xích lại gần nhau hơn, dịp để mỗi người con Phật lắng đọng tâm hồn, khắc sâu giáo lý nhiệm màu mà Đức Phật truyền dạy, tinh tấn tu tập để hướng đến những giá trị cao đẹp hơn trong cuộc sống.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật. Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật lúc nhỏ là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), năm 624 trước Công nguyên.
“Tất-đạt-đa Cồ-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phan Siddhārtha Gautama), cũng được gọi là Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni), là người sáng lập Phật giáo. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là "người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)". hoặc Nhất thiết nghĩa thành,Thành tựu chúng sinh. Thích ca dịch nghĩa là năng nhân, Mâu Ni dịch là tịch mặc, sự tĩnh lặng thấu suốt”. [Phật học Phổ Thông.HT Thích Thiện Hoa]
Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền ( còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo tiểu thừa) giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật. Theo lịch Ấn Độ cổ ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn. Sự hy hữu đó được các nước theo Phật giáo Nam truyền tổ chức ba lễ trong một ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (ba trong một) hay Đại lễ Vesak (chỉ tháng). Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn tháng Vesak thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Cá biệt có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như gần đây vào năm 2007, có nơi tổ chức Đại lễ Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên, tức ngày 1 tháng 5, trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn lần 2 tức ngày 31 tháng 5. Vì thế cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam truyền có thể khác nhau như đã nêu trên, nên năm Phật lịch các nước này có thể cách nhau một năm.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo phát triển hay Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8 tháng 4 âm lịch. Vì thế trước đây một số quốc gia với đa số Phật giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… thường tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Song từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombo, Tích Lan từ 25/ 5 đến 8/ 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch. Từ đó các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm (thường trùng với tháng 5 dương lịch).
Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có Phật giáo, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc, những hoạt động kỷ niệm được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, thời gian tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch. Hưởng ứng chủ trương của Liên Hợp quốc, từ năm 2.000, Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm nào cũng cử đoàn đại biểu của Phật giáo Việt Nam tham gia Đại lễ Vesak quốc tế được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp quốc hoặc ở các nước có Phật giáo đăng cai.
Đặc biệt, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc. Lần thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đăng cai và phố hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak 2008 tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam đã mời 80 nước và vùng lãnh thổ có Phật giáo tham dự; nhận lời mời 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo đã tham gia với trên 850 vị khách quốc tế là đại biểu chính thức, trên 10 ngàn tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước tham dự với nhiều diễn đàn và hoạt động. Lần thứ hai, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak năm 2014 tại Bái Đính tỉnh Ninh Bình nơi có ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, với sự giúp đỡ của Nhà nước về đảm bảo an ninh và an toàn y tế. Việt Nam mời 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, 95 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với trên 1.050 đại biểu quốc tế chính thức và hơn 600 du khách quốc tế tham dự. Đại lễ với sự tham gia của trên 20 ngàn tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước với nhiều hoạt động phong phú. Hai lần Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong tình cảm bạn bè và Phật giáo thế giới về đất nước, con người Việt Nam, thể hiện sự lớn mạnh của Phật giáo Việt Nam,…
Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Sau khi đất nước thống nhất, Giáo Hội Phật giáo Việt nam được thành lập từ năm 1981 đến nay, hàng năm Đại lễ Phật đản được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng 4, với lễ đài tổ chức Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật; lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh với sự cầu mong thân thể và tâm hồn trong sạch khi được dòng nước thơm và trong lành gột rửa. Lễ tắm Phật với sự tham dự của các cấp chính quyền và tăng, ni, phật tử. Ngoài các nghi lễ trên Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố,các chùa làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông,hồ, tổ chức văn nghệ, thuyết giảng Phật pháp, trang trí đèn lồng và cờ Phật giáo ở các chùa,…Trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những gia đình Phật tử có thành tích trong xây dựng Phật pháp,xây dựng địa phương… thực hiện ghi công, tri ân và báo ân theo tinh thần Phật giáo.
Tại một số nước châu Á, vào ngày Phật Đản, không để ai bị đói vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và ai cũng được mời ăn. Vào ngày Phật đản, các Phật tử không sát sinh. Ngày đó, tất cả những người theo đạo Phật đều ăn chay, người bán hàng ở chợ cũng chỉ bán đồ chay. Ngoài ra, nhiều người còn thả chim, thả cá tạo niềm vui với triết lý hiến dâng sự sống cho muôn loài...
Năm nay, ngoài việc cử hành các nghi lễ, hoạt động như mọi năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương tới địa phương chỉ đạo tới tăng, ni, Phật tử các địa phương thể hiện sự chăm lo cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, những người già cả, neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn. Các cơ sở tự viện trong tăng cường tổ chức các khóa tu mùa hè, tạo không gian văn hóa lành mạnh cho các đối tượng sinh hoạt những ngày hè bổ ích. Thông qua các sinh hoạt chung còn là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước, xây dựng gia đình hạnh phúc, cá nhân an lạc. Thực hiện mỗi người tốt thì gia đình sẽ tốt, mỗi gia đình tốt cả xã hội sẽ tốt theo phương châm “ tốt đời đẹp đạo”
Lễ Phật đản năm 2025 là ngày nào?
Chính lễ Phật đản không trùng với ngày đại lễ Phật đản Vesak của Liên Hợp Quốc.
Phật đản là lễ quan trọng bậc nhất của Phật giáo được tổ chức để tưởng nhớ ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra. Được công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới từ năm 1999, Lễ Phật đản là một phần của Vesak – lễ Tam hợp gồm lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn.
Lễ Phật đản năm 2025 là ngày nào?
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm nay diễn ra từ ngày mùng 9 đến 11/4 Âm lịch năm Ất Tỵ (tức từ 6 đến 8/5/2025 Dương lịch) ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.
Còn theo Thông bạch 41/TB-HĐTS năm 2025 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thời gian tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025 là từ ngày mùng 1/4 đến 15/4 Âm lịch năm Ất Tỵ (tức từ 28/4 đến 12/5/2025 Dương lịch).
Tuần lễ Phật đản năm 2025 diễn ra từ ngày 8/4 đến 15/4 Âm lịch (tức ngày 5/5 đến 12/5/2025 Dương lịch).
Chính lễ Phật đản là ngày 15/4 Âm lịch (tức 12/5 Dương lịch). Đây là ngày quan trọng để tưởng niệm và kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Chính lễ Phật đản là ngày 15/4 Âm lịch (tức 12/5 Dương lịch)
Ngày Đại lễ tưởng niệm Đức Phật ra đời
Trước năm 1959, các quốc gia Đông Á thường tổ chức lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Colombo vào năm 1950, 26 quốc gia thành viên đã thống nhất chọn ngày rằm tháng 4 Âm lịch hàng năm làm ngày Phật đản quốc tế. Quyết định này không chỉ thể hiện sự thống nhất của cộng đồng Phật giáo toàn cầu, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của ngày lễ.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa của dòng họ Cồ Đàm và vương tộc Thích Ca. Theo lý giải của phái Nam tông, ngài sinh vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch năm 624 trước Công nguyên.
Ngược lại, phái Bắc tông cho rằng ngài sinh vào ngày mùng 8/4 Âm lịch. Dù có sự khác biệt về ngày sinh, cả hai phái đều đồng ý về tầm quan trọng của sự kiện này.
Vào ngày lễ Phật đản, phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng qua các hoạt động như dâng cúng, tặng hoa, nghe thuyết giảng và thực hành ăn chay. Ngoài ra, họ cũng thực hành bố thí, làm từ thiện, và tặng quà cho những người gặp khó khăn trong cộng đồng, nhằm lan tỏa tinh thần từ bi và yêu thương.
Đại lễ Phật đản tại thành phố Huế
Ở Việt Nam, đại lễ Phật đản được tổ chức trang trọng và thành kính. Vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch, Giáo hội Phật giáo tỉnh thành và các chùa tổ chức nhiều hoạt động mừng Phật đản như làm lễ đài, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng Phật pháp và tổ chức nghi thức tắm Phật.
Những hoạt động này không chỉ là dịp để phật tử tưởng nhớ ngày Đức Phật ra đời mà còn là cơ hội để họ suy ngẫm về cuộc sống, đồng thời nỗ lực sống theo giáo lý của ngài, thắp sáng ngọn lửa từ bi và trí tuệ trong cuộc hành trình tâm linh của mình.
Trong dịp này, phật tử không sát sinh, ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, trang trí bàn thờ Phật. Họ cũng thường đến chùa để phụ giúp công việc, nghe thuyết giảng và chiêm nghiệm về hành động của bản thân, với mong muốn thanh tịnh tâm hồn và vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Không chỉ vậy, trước và trong dịp đại lễ Phật đản, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa còn tổ chức nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn, người tàn tật, và tưởng nhớ những tăng ni, phật tử có công lao với đạo pháp. Những hoạt động này không chỉ là cách để phật tử thực hành lời dạy của Đức Phật mà còn là dịp thể hiện trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng xã hội an lành, hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển theo đúng phương châm của đạo Phật: “sống tốt đời, đẹp đạo”.