Nhà Trần Không Phải Là Một Phủ Nên sự sắp sếp theo gia đình mà không theo quan tước
Hàng bậc như trong tứ phủ
Tất cả các quan lại nhà Trần Lục Bộ thánh Ông đều được phong tước ngự
ÁO ĐỎ riêng cô ĐẠI HOÀNG ngự áo vàng cô Thái Bình ngự áo xanh.
Vương cô chính là những người con gái của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
ĐỆ NHẤT VƯƠNG CÔ:
Bà là con gái cả của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, tên thật là Trần Thị Trinh Thụy hiệu
QUYÊN THANH QUẬN CHÚA.
Vốn sinh thời bà là người hiền dịu nết na tài năng xuất chúng học hành thông tri nên được gả cho
Vua Trần Nhân Tông trở thành ĐỆ NHẤT VƯƠNG PHI đương triều.
Sau đó vua Trần Nhân Tông lại sắc phong cho bà là ĐỆ NHẤT KHÂM TỪ HOÀNG HẬU QUYỀN THANH.
Bà sinh hạ ra người con trai sau là vua Trần Anh Tông.
Khi lên ngôi vua Trần Anh Tông lại phong cho bà là KHÂM TỪ BẢO THÁNH HOÀNG THÁI HẬU.
Sau đó vua Trần Anh Tông lại phong cho bà là: “Đệ Nhất Khâm Từ Hoàng Hậu Quyền Thanh.
Do công lao to lớn của cha nên từ khi chưa vào cung bà đã được phong tước vị là QUYỀN THANH CÔNG CHÚA.
Từ nhỏ bà vốn là người nhu mì, thông minh sáng dạ, kính trên nhường dưới nên ai ai cũng quý mến, lớn lên trở thành một thiếu nữ xinh đẹp đức hạnh.
Tương truyền bà là tiên nữ giáng sinh hạ phàm đầu thai nhà họ Trần làm rạng danh cho dòng tộc và vương triều vì thế trong ĐẠO MẪU bà được tôn là ĐỆ NHẤT VƯƠNG CÔ.
Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc mẫu mưc bà chịu ảnh hưởng sâu sắc về đạo trung hiếu am hiểu binh thư võ nghệ dám vượt lên khuôn phép ràng buộc gò bó của thân mẫu.
Năm giáp tuất bà được gả cho thái tử Trần Khâm và được lập làm hoàng thái tử phi.
Tháng 10 năm mậu dần ( 1278) thái tử được vua cha ( Trần Thánh Tông) nhường ngôi lấy niên hiệu THIỆU BẢO
(Tức Trần Nhân Tông) bà được lập là hoàng hậu.
Bà hạ sinh được nhiều người con như: Thái tử Trần Thuyên (Tràn Anh Tông) hoàng tử Trân Quốc Chẩn, công chúa Huyền Trân Công chúa Thiên Trân
Đệ Nhất Vương Cô Là Bậc Nữ Trung Hào Kiệt
Bà là người sáng suốt nhân từ mưu trí dũng cảm
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược bà đóng vai trò quan trọng ở chốn hậu cung, ổn định nội tình nơi cung thất.
Không ít lần bà trực tiếp thanh gươm yên ngựa, xông pha ngoài trận mạc khiến kẻ thù bạt vía kinh hồn.
Vì thế ở những miếu thờ các vị danh tướng kiệt xuất nhà Trần đều đặt tượng thờ bà ở đó.
Sự quả cảm của bà còn được sử sách ghi lại qua hai câu chuyện bà quên mình bảo vệ vua.
Thời đó vua Trần Nhân Tông có thú vui là được xem quân lính đấu với hổ
Vì thế ông cho làm chuồng đấu hổ ở vọng lâu.
Một lần, có tù trưởng dâng ngài một con hổ vằn đen vàng, lưng thẳng, bụng thon.
Vua bèn tổ chức buổi đấu hổ ở vọng lâu, có sự tham gia của Hoàng hậu, các phi tần và các quan trong triều.
Bữa đó, hoàng hậu nhận thấy chuồng cũi không an toàn nên cho gọi viên tổng quản đến nhắc nhở kiểm tra lại.
Viên tổng quản khẳng định đã lo chu đáo mọi chuyện, nhưng sự thực thì con hổ bị bỏ đói mấy ngày trước đó nên tỏ ra rất dữ tợn, nhe nanh vuốt gầm ghè.
Khi màn đấu bắt đầu, bất ngờ con hổ thoát ra khỏi cũi rồi nhảy lên, lao về phía chỗ vua Trần Nhân Tông, cùng hoàng hậu phi tần và các quan đang ngồi.
Mọi người chết lặng trong giây lát, rồi kinh hãi bỏ chạy, duy chỉ có hoàng hậu là tiến lên phía trước, xả thân che cho nhà vua, đối diện với hổ dữ.
Thật may mắn, con hổ chỉ gầm lên rồi nhảy xuống, không vồ ai cả.
Một lần khác, vua Trần Nhân Tông xem đấu voi ở điện Thiên An, thiệt bất ngờ, con voi sổng thoát xông lên điện tới nơi vua ngồi, khiến tả hữu sợ hãi chạy toán loạn, chỉ có hoàng hậu là không run sợ, trái lại rất bình tĩnh đối phó với thú dữ để bảo vệ nhà vua.
Sử thần Ngô Sĩ Liên khi nhắc tới Bảo Thanh đã ca ngợi:" Voi và hổ là bậc hung dữ, ai cũng phải sợ, thế mà lúc voi, hổ hung tợn làm ngang, hoàng hậu vẫn thản nhiên không sợ. Hoàng hậu thực sự là một anh hùng trong đám nữ lưu vậy" (Đại Việt sử kí tiền biên)
Tháng 9 năm 1293, Bảo thánh thái hậu bị bệnh nặng đã ủy thác cho em gái là Tuyên Từ thay mình chăm sóc vua Trần Anh Tông và dặn dò các bậc đại thần tận trung báo quốc.
Bà mất vào ngày 13 tháng 9 năm 1293 ở Lỗ Giang, Phủ Long Hưng ( thái Bình).
Được tin bà qua đời, vua Trần Nhân Tông lúc này đã làm TRÚC LÂM ĐẠI SĨ cùng với con trai là Trần Anh Tông và quần thần đưa thi hài bà về an táng ở bên lăng các tiên đế.
Vương cô đệ nhất ít khi ngự đồng, thường chỉ những ai căn cô mới tung khăn hầu giá.
Khi ngự đồng bà mặc áo màu vàng thêu phượng, đầu đội xếp có nét dài màu vàng và chỉ phất cờ.
Bà được thờ cùng với Vương Ông trong các đền phủ thờ ngài.
Văn có đoạn:
“Hoa hải đường thần thông Cô Nhất
Phủ Mạc Thư là đất trâm anh”.
Hoặc cũng có khi hát là:
“Đức Thái hậu ban cho mỹ tự
Đệ Nhất Vương Cô đại nữ Quyên Thanh
Kim chi ngọc diệp rành rành
Cung phi nhất phẩm đương triều ai hơn”.
NGÀY TIỆC: Là ngày 12 tháng giêng hàng năm