XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»Quan Lớn Triệu Tường

Quan Lớn Triệu Tường

 

Quan Lớn Triệu Tường

Thần Tích

 

Theo Dân Gian Quan Lớn Triệu Tường là con của Vua cha Ngọc Hoàng được sai xuống trần đầu thai vào làm con trai nhà họ Nguyễn ở đất Thanh Hoa. Ngài là một vị tướng toàn tài, hay kinh sử, nhuần binh thư. Ngài là một vị trung thần thời Lê có nhiều công lao trong việc phù giúp nhà Lê đánh Mạc.

Sau khi đánh đuổi nhà Mạc lên đất Cao Bằng, Ngài được vua Lê phong công và giao cho đem binh về đóng ở đất Triệu Tường là quê hương của Ngài. Khi mất, Ngài được vua Lê ban sách vàng và cho lập đền thờ Ngài ở đất Triệu Tường.

Thần Tích Đền Đồng Bằng

Sau khi chiến thắng oanh liệt giặc ngoại xâm, Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình đã giao cho Quan Đệ Thập chấn giữ vùng đất Cửu Chân. Mà theo "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" thì nước Văn Lang thời các Vua Hùng khi đó được phân thành 15 bộ là:

Quan Lớn Triệu Tường Giáng sanh thế kỷ XVI. Ngài trấn giữ  xứ đất Cửu Chân (Thanh Hóa). Với những chiến công lớn, Ông là một vị tướng mưu lược & có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng lo phát triển kinh tế. 

Giáng Sinh là Nguyễn Hoàng

Ngài Nguyễn Hoàng là người Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hóa. Ngài sinh ngày Bính Dần tháng Tám niên Ất Dậu (1525), là con trai thứ hai của Ngài Nguyễn Kim (Cam), người có công tôn lập Trang Tông Dụ Hoàng Đế là lên ngôi vào năm 1533 mở đầu thời kỳ Lê Trung hưng, được vua Lê tôn là Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công, chưởng nội ngoại sự, sau này được triều Nguyễn suy tôn là Triệu tổ Tĩnh Hoàng đế.

Khi anh trai bị hãm hại, nghe tiếng Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm là người giỏi về thuật số, từng làm tới chức vị Thái Bảo trong triều Mạc, Ngài Nguyễn Hoàng liền bí mật sai người tới hỏi về kế sách giữ mình thì được Trạng khuyên:

"Hoành Sơn nhất đái, Vạn đại dung thân"

Nghĩa là một dải Hoành Sơn có thể dụng thân muôn đời. Hiểu ý, Ngài nhờ chị gái là Ngọc Bảo nói với Trịnh Kiểm tâu lên vua Lê để xin vào trấn đất Thuận Hóa.

Năm 1558, vào mùa đông, tháng 10. Ngài vâng mệnh vua Lê, Ngài đem theo những người bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hóa lên đường vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Ngài vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, bấy giờ thường được gọi là chúa Tiên. Nghiệp để dựng nên, thực là xây nền từ đấy.

Năm 1592, tháng 5 Ngài đem binh quyền ra Đông Đô yết kiến vua Lê, được phong làm Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự Thái úy Đoan quốc công. Ngài đã có nhiều công lao giúp nhà Lê trong việc tiễu trừ nhà Mạc. Ông là người đã đem quân truy đuổi họ Mạc đến tận đất Cao Bằng.

Năm 1600, tháng 5 Ngài đem cả tướng sĩ thuyền ghe bản bộ đi đường biển trở về Thuận hóa. Từ đấy Ngài và các thế hệ con cháu kế tiếp liên tục mở rộng bờ cõi về phía Nam, xây dựng nên một đất nước thống nhất dưới quyền của Vương triều Nguyễn. Ngày Canh Dần tháng 6 niên Quý Sửu, Ngài yếu mệt cho triệu hoàng tử thứ 6 và các thân thần đến trước giường căn dặn rằng:

“Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang Hoành Sơn và sông Gianh (Linh Giang) hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời...".

Ngày ấy  băng hà, hưởng thọ 89 tuổi. Ban đầu thì an táng ở núi Thạch Hãn (xã thuộc huyện Hải Lăng, Quảng Trị), sau cải táng ở núi La Khê (Hương Trà, Huế - niên Minh Mệnh thứ 2, phong núi ấy làm núi Khải Vận).

Trong suốt 55 năm cai trị Thuận Quảng, nhẫn nhịn để chờ thời cơ, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau, Ngài vừa là một vị tướng mưu lược, vừa là một vị Chúa khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và lo phát triển kinh tế, mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập Vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua.

Ngài là người có tầm nhìn của một nhà chiến lược xuyên thế kỷ. Ngài hướng ra Bắc mong khôi phục nhà Lê, hướng vào Nam để mở mang bờ cõi, hướng ra các đảo trên biển Đông xác lập chủ quyền quốc gia, mở mang giao thương quốc tế, lập nên các khu thương mại tự do để làm cho Đàng Trong giầu mạnh, tin dùng người hiền tài, vỗ về khoan thư sức dân cho nên Ngài được dân chúng Thuận Quảng cảm mến, thường gọi Ngài là Chúa Tiên.

Ngài được các vua triều Nguyễn sau này suy tôn là Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế, lăng gọi là Trường Cơ.

Quan Lớn Triệu Tường vị Nhân thần có nhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng và mở mang bờ cõi mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập Vương triều bao gồm 13 vua nhà Nguyễn.

Nhà Nguyễn bao gồm cả các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn đã để lại một di sản lớn lao nhất cho dân tộc là một giang sơn đất nước trải rộng trên lãnh thổ thống nhất từ Bắc chí Nam, bao gồm cả đất liền và các hải đảo trên biển Đông.

Trên lãnh thổ đó là một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ 11/12/1993 và đến ngày 07/11/2003 Nhã nhạc cung đình Huế lại được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 

Hội An cũng là một cảng thị tiêu biểu và khu di tích phố cổ Hội An cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 04/12/1999. Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hóa được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy.

Hầu Quan Lớn Triệu Tường

Quan Lớn Triệu Tường, Ngự đồng sau giá Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên, Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm. Khi Ngự đồng Ngài Ngự áo vàng làm lễ tấu hương, khai quang rồi múa cờ lệnh (cờ lớn vuông, ngũ sắc).

Đền Thờ Quan  Lớn Triệu Tường

Đền Đức Ông

Toạ lạc tại thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.  

Năm 1960, Đền cổ linh thiêng trải qua những thăng trầm của lịch sử đã bị tàn phá. Toàn bộ kiến trúc và những giá trị lịch sử, văn hóa đi theo của ngôi Đền đã bị phá hủy hoàn toàn.

Năm 1990, Đền được phục dựng lại nhưng những giá trị văn hóa trong ngôi Đền cũ đã mãi mãi mất đi khó có thể tìm lại được, một trong những giá trị đó là những thần phả, thần tích và sắc phong nói lên lịch sử đền và tiểu sử, công tích của Quan Lớn Triệu Tường.

Khi anh trai bị hãm hại, nghe tiếng Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm là người giỏi về thuật số, từng làm tới chức vị Thái Bảo trong triều Mạc, Ngài Nguyễn Hoàng liền bí mật sai người tới hỏi về kế sách giữ mình thì được Trạng khuyên:

"Hoành Sơn nhất đái, Vạn đại dung thân"

Nghĩa là một dải Hoành Sơn có thể dụng thân muôn đời. Hiểu ý, Ngài nhờ chị gái là Ngọc Bảo nói với Trịnh Kiểm tâu lên vua Lê để xin vào trấn đất Thuận Hóa.

Năm 1558, vào mùa đông, tháng 10. Ngài vâng mệnh vua Lê, Ngài đem theo những người bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hóa lên đường vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Ngài vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, bấy giờ thường được gọi là chúa Tiên. Nghiệp để dựng nên, thực là xây nền từ đấy.

Năm 1592, tháng 5 Ngài đem binh quyền ra Đông Đô yết kiến vua Lê, được phong làm Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự Thái úy Đoan quốc công. Ngài đã có nhiều công lao giúp nhà Lê trong việc tiễu trừ nhà Mạc. Ông là người đã đem quân truy đuổi họ Mạc đến tận đất Cao Bằng.

Năm 1600, tháng 5 Ngài đem cả tướng sĩ thuyền ghe bản bộ đi đường biển trở về Thuận hóa. Từ đấy Ngài và các thế hệ con cháu kế tiếp liên tục mở rộng bờ cõi về phía Nam, xây dựng nên một đất nước thống nhất dưới quyền của Vương triều Nguyễn. Ngày Canh Dần tháng 6 niên Quý Sửu, Ngài yếu mệt cho triệu hoàng tử thứ 6 và các thân thần đến trước giường căn dặn rằng:

“Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang Hoành Sơn và sông Gianh (Linh Giang) hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời...".

Ngày ấy  băng hà, hưởng thọ 89 tuổi. Ban đầu thì an táng ở núi Thạch Hãn (xã thuộc huyện Hải Lăng, Quảng Trị), sau cải táng ở núi La Khê (Hương Trà, Huế - niên Minh Mệnh thứ 2, phong núi ấy làm núi Khải Vận).

Trong suốt 55 năm cai trị Thuận Quảng, nhẫn nhịn để chờ thời cơ, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau, Ngài vừa là một vị tướng mưu lược, vừa là một vị Chúa khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và lo phát triển kinh tế, mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập Vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua.

Ngài là người có tầm nhìn của một nhà chiến lược xuyên thế kỷ. Ngài hướng ra Bắc mong khôi phục nhà Lê, hướng vào Nam để mở mang bờ cõi, hướng ra các đảo trên biển Đông xác lập chủ quyền quốc gia, mở mang giao thương quốc tế, lập nên các khu thương mại tự do để làm cho Đàng Trong giầu mạnh, tin dùng người hiền tài, vỗ về khoan thư sức dân cho nên Ngài được dân chúng Thuận Quảng cảm mến, thường gọi Ngài là Chúa Tiên.

Ngài được các vua triều Nguyễn sau này suy tôn là Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế, lăng gọi là Trường Cơ.

Quan Lớn Triệu Tường vị Nhân thần có nhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng và mở mang bờ cõi mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập Vương triều bao gồm 13 vua nhà Nguyễn.

Nhà Nguyễn bao gồm cả các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn đã để lại một di sản lớn lao nhất cho dân tộc là một giang sơn đất nước trải rộng trên lãnh thổ thống nhất từ Bắc chí Nam, bao gồm cả đất liền và các hải đảo trên biển Đông.

Trên lãnh thổ đó là một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ 11/12/1993 và đến ngày 07/11/2003 Nhã nhạc cung đình Huế lại được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 

Hội An cũng là một cảng thị tiêu biểu và khu di tích phố cổ Hội An cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 04/12/1999. Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hóa được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy.

Hầu Quan Lớn Triệu Tường

Quan Lớn Triệu Tường, Ngự đồng sau giá Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên, Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm. Khi Ngự đồng Ngài Ngự áo vàng làm lễ tấu hương, khai quang rồi múa cờ lệnh (cờ lớn vuông, ngũ sắc).

 

Địa điểm thờ tự


Hiện nay ở miền Bắc chỉ còn thấy 2 nơi có đền thờ Quan Hoàng Triệu Tường:

  • Đền Hoàng ở xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tương truyền đền được xây lên để thờ Ngài ngay trên đất Ngài đóng quân khi Ngài ở Đông Đô giúp vua Lê đánh nhà Mạc.
  • Đền Quan Hoàng Triệu Tường ở đất Triệu Tường xưa (nay là làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa).

Toạ lạc tại thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.  

Năm 1960, Đền cổ linh thiêng trải qua những thăng trầm của lịch sử đã bị tàn phá. Toàn bộ kiến trúc và những giá trị lịch sử, văn hóa đi theo của ngôi Đền đã bị phá hủy hoàn toàn.

Năm 1990, Đền được phục dựng lại nhưng những giá trị văn hóa trong ngôi Đền cũ đã mãi mãi mất đi khó có thể tìm lại được, một trong những giá trị đó là những thần phả, thần tích và sắc phong nói lên lịch sử đền và tiểu sử, công tích của Quan Lớn Triệu Tường.

Kết Luận

Quan Lớn Triệu Tường Khi sinh thời Ngài là một vị tướng lĩnh, một vị quan lớn, một vị Chúa tài năng, đức độ, trí dũng song toàn có nhiều công lao to lớn và căn bản với đất nước. Khi mất Ngài là một vị Nhân thần anh linh luôn phù hộ cho nhân dân và xã tắc.

 

 

 

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo