XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»VIẾT VÀI DÒNG CHO CÁC BẠN THAM KHẢO KHI TÌM THẦY ĐỒNG MỞ PHỦ

VIẾT VÀI DÒNG CHO CÁC BẠN THAM KHẢO KHI TÌM THẦY ĐỒNG MỞ PHỦ

VIẾT VÀI DÒNG CHO CÁC BẠN THAM KHẢO KHI TÌM THẦY ĐỒNG MỞ PHỦ
Đạo Mẫu Việt Nam đạo nội thuần Việt và gần gũi nhất với dân tộc
Đạo luôn đề cao truyền thống truyền thừa đề cao chữ “Hiếu” và chữ “Kính”
Đặc biệt là thêm phần lễ nghĩa.Hiếu với cha mẹ ông bà gia tiên tiền tổ Kính là Kính Thánh trọng Thầy.
Lễ phải có nghĩa không quá mù mờ bạ đâu cũng lễ cũng lạy
Cũng lo lắng đàn tràng rồi nghe sao lễ vậy
Trong các nghi lễ của Đạo Mẫu lễ trình đồng mở phủ là nghi thức bắt buộc chứng nhận một người
Ra nhập Đạo Mẫu quy hàng Bốn Phủ cắt tóc làm tôi nguyện trở thành tôi con cửa Thánh và phụng sự Chư Thánh cửa Đình Thần đến
“Mãn chiều xế bóng”.Trong nghi thức này không thể thiếu người “Đồng Thầy” được xem như người “tái sinh” (Đẻ Đồng)
Cho tân đồng nhập đạo bước vào cửa tâm linh và tu tập Đạo Thánh.
Nhưng VAI TRÒ của đồng thầy trong Đạo Mẫu có đơn giản là người thực hiện nghi thức trong lễ “Trình Đồng Mở Phủ” của đồng nhân hay không ? Và làm sao để TÌM được đúng người thầy mở phủ dẫn đạo cho mình.
Viết mấy dòng cho các bạn đọc và tìm hiểu:
Đầu tiên phải kể đến :
1. VAI TRÒ CỦA ĐỒNG THẦY
+ Soi căn nối quả:
Đồng thầy Đạo Mẫu làm lễ mở phủ cho người phải là người có khả năng soi căn nối quả, phải soi được căn của con nhang, hiểu đối với từng con nhang ghế ai bóng ai căn cốt ra sao nguồn gốc thế nào cần tu gì? Chưa yên chỗ nào? Cần họa cốt ở đâu (đồng cốt)? Cần cân chỉnh và kêu cầu ở đâu... còn cân chỉnh để đồng con tu tập. Trước là thầy phải phó úy đúng cung đúng cửa để đồng con thuận việc đạo và đối tâm tu tâm, sau tu ra bản ngã của chính họ , rồi căn cứ vào đó dậy đạo pháp và cao nhất là dậy họ tu về âm dương về thần hồn chân linh.
Thầy không soi căn nối quả được là vất đi thầy đó là đồng mù .
+ Đỡ bóng:
Đây là vai trò quan trọng bậc nhất và cũng là khó khăn nhất của đồng thầy đối với đồng con. Đặc biệt cấp thiết với đồng tân lính mới. Bởi đồng con sau khi ra đồng vừa mới nhập cửa đạo căn mệnh chưa thực sự an yên, bóng yếu dẫn đến dễ bị oan gia đòi nợ, ma tà quấy phá, thử thách kéo đến dồn dập nhiều khi khiến đồng con suy sụp.
Nếu không được đỡ bóng và đồng thầy không có khả năng đỡ bóng cho đồng con thì dễ dẫn đến đồng tân bị cơ, cơ âm cơ dương, ma tà dẫn lối loạn tâm loạn tính và nhiều khi trên canh đàn khóa lễ còn bị vong ma hay oan gia ốp nhập, gây tác động khác khiến canh đàn chẳng thể chu viên hòng phá hoại đường tu vừa mới được khai mở của đồng con.
Sau khi dẫn trình đệ tử, đồng thầy mở phủ có trách nhiệm đỡ bóng cho đồng con chủ yếu trong ba năm đầu hoặc trước khi tạ tam niên. Giai đoạn này là cực nhọc nhất với đồng thầy và cũng là giai đoạn nhạy cảm nhất với đồng con.
Một người mang danh thầy nhận mở phủ cho người nhưng không đỡ bóng được cho đồng con thì xét về lâu dài chỉ làm khổ đồng con.
Đôi khi đồng con nghiệp quá nặng thầy còn phải ngăn chặn phân tán nghiệp quả thậm chí có lúc còn tấu đối để tạm thời ghánh bớt cho họ khi đã nhận mở phủ để đỡ đi phần nào nghiệp quả
+Kêu tấu, phó úy, luyện đồng, rèn đồng…
- Đồng thầy là người trực tiếp kêu tấu cho đồng con tại các cung các cửa Đình Thần Nam Việt, cho đồng con được an yên căn mệnh và kêu tấu giúp con đồng khi có việc phát sinh ảnh hưởng đến đường tu và đôi khi là cả cuộc sống của con đồng (Âm phần gia tiên, thờ cúng, sức khỏe , nhân duyên, vận hạn, con cái, công danh…).
- Đồng thầy là người thực hiện lập phó úy gửi về cửa đúng căn mệnh của đồng con. Nếu người thầy không soi căn được chính xác hay đỡ bóng kém thì cũng khó có thể lập được phó úy về đúng cung đúng cửa chuẩn căn mệnh của đồng con.
Sổ phó úy của đồng con hoặc về sai cung hoặc không được cửa nào nhận dẫn đến không được Thánh bản mệnh đỡ cho, căn mệnh không yên thì việc sinh cơ, sinh ảo và tà ma oan gia xô vào khiến đồng con khốn đốn là chuyện thường.
- Lại nói đến khi con đồng đã tạm yên căn mệnh chuẩn bị bước vào giai đoạn luyện đồng, rèn đồng thì đồng thầy là người trực tiếp kêu và xin cho đồng con về các cung cửa để rèn và luyện đồng trình tòa tỏa bóng.
Nên nhớ có những trường hợp cửa Thánh Bản Mệnh trực tiếp luyện đồng, rèn đồng nhưng cũng có trường hợp nơi gửi bản mệnh tại một cửa và nơi rèn đồng luyện đồng tại một cửa khác. Bởi gửi bản mệnh là tùy căn mệnh con đồng nhưng rèn đồng luyện đồng (sau này hành đạo làm việc Thánh) còn phụ thuộc vào nghiệp đạo của con đồng.
Ví dụ: Người căn mệnh số hệ tại cửa cô Bơ nhưng nghiệp soi bói thì phó úy căn mệnh về cửa Cô Bơ nhưng khi rèn đồng hành pháp soi bói thì kêu tấu gửi nơi sơn trang cửa chúa bà (ngả quạt bói)…, người căn mệnh số hệ tại cửa Hoàng Mười nhưng nghiệp đạo kiêm chi phải học pháp và luyện đồng để thành pháp sư trừ tà thì đội lệnh nhà Trần và tấu gửi luyện đồng tại cửa Thượng Từ…
Người thầy có đạo và soi căn nối quả tốt phải thực hiện được những việc trên cho trọn vẹn.
+ Chỉ dạy lề lối hầu hạ phụng sự…, trình khăn áo…, hầu tỏa bóng…
- Đồng thầy là người chỉ cho đồng nhân phép tắc lề lối hầu hạ chuẩn chỉ tùy theo từng dòng đồng. (Thứ tự các giá hầu, nguyên tắc khi hầu với từng giá, phép Hầu xuôi, hầu ngược, hầu Nhà Trần…).
Là người nhắc nhở và cân chỉnh cho đồng con khi đồng con phạm lỗi hầu hạ, hầu sai phép hay hầu hạ vô ý…trong từng canh đàn khóa lễ. Đặc biệt nhất là trong 3 năm đầu đồng nhân.
- Trước kia sau khi mở phủ đồng thầy thường để con đồng tự hầu, chỉ nhắc nhở hoặc cân chỉnh để con đồng không phạm một số lỗi nghiêm trọng như: quay đáy vào ban thờ, tung tiền vào mặt tượng hay chống chuôi đao xuống đất ..vv.vv còn lại để đồng con hầu một cách tự nhiên nhất. Chính là để trong canh đàn đầu tiên người đồng thầy sẽ nhìn ra được căn cơ sâu dày và duyên nghiệp hành đạo sau này của đồng con mà cân chỉnh cả về sổ phó úy, kêu tấu giúp đồng con cho đúng cung đúng cửa.
Ngày nay phương tiện thông tin nhiều, các video hầu hạ và những bài viết về quy tắc hầu hạ cơ bản cũng nhiều nên đa phần đồng con khi mới ra đồng đã có những ấn định trong đầu về nguyên tắc hầu hạ rồi. Nhưng mỗi dòng đồng mỗi khác “mỗi nhà mỗi phép” nên đã theo thầy nào thì vẫn nên nghe theo những chỉ dẫn của thầy đó và thực hiện theo đúng quy tắc khuôn phép của dòng đồng mà mình theo.
- Trình khăn áo bản mệnh: Đồng thầy trực tiếp dẫn đồng con trình khăn áo bản mệnh để cha biết mặt mẹ biết tên tại các cửa chính như cửa Phủ Dày cửa Thánh Mẫu Thần Chủ cửa Bát Hải..., Phủ tiên chúa Sơn Trang, cửa Quan lớn cai đầu đồng (Quan lớn đệ Tam), Cửa Khâm Sai, Cửa Thượng Từ (Nếu đồng đội lệnh Nhà Trần)…
Còn các cung cửa khác tùy theo căn cơ đồng con mà đồng thầy trực tiếp dẫn đi hoặc kêu tấu giúp đồng con tại chốn tổ dòng đồng, đồng con sau khi được thầy chấp thuận có thể tự đi lễ và trình khăn áo tại các cung cửa còn lại này.
- Hầu tỏa bóng: Với đồng nhân hoàn thành tạ tam niên được cấp sắc đặt danh đồng nhân thì có thể xin phép thầy đi hầu tỏa bóng tại các cung các cửa, lúc này tùy căn cơ đồng con đồng thầy có thể hầu “dẫn bóng” giúp một số giá, trước là để kêu tấu với cửa hầu tỏa bóng đỡ cho đồng con, sau là giúp đồng con dẫn mã dẫn lễ đến đúng cung trong những lần đầu hầu tỏa bóng còn chưa có kinh nghiệm.
Bởi hầu tại nơi mở phủ hay bản điện đền chốn tổ trong 3 năm đầu thì luôn được các quan hành sai ưu ái cho (bởi là tân đồng và cũng là con cái bản điện), nhưng khi đã đi hầu tỏa bóng nơi xa thì một lỗi sai hay sơ suất hay bóng còn non yếu thì có thể bị bắt lỗi khá nặng. Đồng thầy sẽ hỗ trợ giúp đồng con trong giai đoạn đặc biệt này.
+Dạy đạo/Dạy pháp – Dẫn đạo
- Dạy đạo/pháp: Đồng thầy là người dạy đạo, khai mở cho đồng con các phép tu từ cơ sở nhất như phép hầu đồng thiền động xóa vết khắc nghiệp, tu đạo hành đạo tích âm đức bồi hoàn cho oan gia và gia tiên… và sau nữa là chỉ dạy những nguyên tắc cơ bản nhất, những pháp những chú và sử dụng các công cụ cần thiết khi ra hành đạo Thánh.
Với đồng Nhà Trần, quan thầy trực tiếp “luyện đồng” cho đồng nhân qua các khóa hầu luyện đồng Nhà Trần (khác với hầu đồng thông thường) để đúc căn mệnh cho đồng nhân (thường là đồng pháp). Song song với chỉ dạy các pháp như cúng bái/ trừ tà/ áp vong/đàn hành đạo… tùy công việc phải làm về sau.
- Dẫn đạo: Bản chất là sự định hướng trên đường đạo chứ không bao giờ là “ép buộc”. Bởi người thầy hiểu rõ căn mệnh của đồng con sẽ có những định hướng phù hợp nhất để đồng con chuyên tâm tu tập, học đạo, học pháp sau này ra làm việc.
Phù hợp nhất tức là nếu đi theo định hướng đó thì có thể sẽ thuận lợi hơn nhiều trên đường tu hoặc đúng căn nghiệp sẽ trả được nghiệp nhanh hơn…
Nhưng việc định nghiệp hành đạo sau này còn phụ thuộc phần lớn vào nguyện vọng của đồng con. Bởi tuy căn mệnh và nghiệp mệnh làm 1 việc mà nguyện vọng của đồng con là 1 việc khác (nếu làm tốt vẫn tích được âm đức, giải oan gia, trả nghiệp và bồi phúc gia tiên…) thì đồng thầy cũng không cưỡng ép, chỉ định hướng và đưa ra lời khuyên. Bởi duyên thầy trò trách nhiệm của thầy là dẫn đạo/dạy đạo còn nghiệp đạo của đồng con chỉ có thể do chính đồng con gánh vác và tu tập.
Ví dụ: Đồng con có nghiệp đạo là đồng kêu cầu, đồng thầy sau khi đã phân tích và cũng đã định hướng, đồng con lại nguyện xin làm đồng soi bói hoặc gọi hồn thì khi định nghiệp hành đạo đồng thầy cũng theo căn nguyện của đồng con mà kêu tấu với chư Thánh. Nếu được chấp thuận hay không cũng truyền đạt và đưa lời khuyên, dẫn chỉ hành pháp với đồng con.
Sau khi đã định nghiệp hành đạo theo ý nguyện đồng con thì đồng con phải tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, hành đạo đúng phép, vượt qua khó khăn chướng ngại vì làm việc không hợp căn mệnh gốc và tự chịu trách nhiệm về phúc nghiệp trên con đường hành đạo của mình.
+ Thân giáo
- Khi mới nhập đạo đã phải luôn ghi nhớ chữ tâm - đức và chữ tòng thuận (lính ghế), người lính là phải theo cấp trên chỉ huy trực tiếp (đồng thầy).
Mà học được chữ đức và tòng thuận thì phải qua hành động và cử chỉ hàng ngày của người thầy đồng, đạo nhà Thánh ta gọi là “Thân giáo”.
- Thân giáo là tức hành động, nhân cách, giới phẩm và đức hạnh của vị thầy mới quan trọng, nó làm gương cho ta noi theo.
Một trăm lần nghe không bằng một lần thấy. Một trăm lần được nghe giảng của các loại đạo các loại kinh về chữ “đức” cũng không bằng một lần thấy hành động nhân đức, khiêm cung, thiện hạnh, từ bi, chân thiện mỹ và cách hành đạo nơi vị thầy của mình.
- Người đồng thầy không tham tiền hám bạc, không điêu toa lừa lọc kiếm chác, không cờ bạc, rượu chè, trai gái hủ hóa ăn uống bê tha, thuốc phiện... không thất nhân ác đức, hám danh cầu lộc tài vô lý, không hầu hạ vô lối vô phép, không lãng phí tiền của tung tiền như giấy, không phân biệt người giàu kẻ nghèo nhờ cậy, chẳng phân biệt con nhang đệ tử sang hay khó…
Kể cả việc đạo, lẫn việc hàng ngày công khóa phụng thờ nhà Thánh, khóa lễ canh đàn chuẩn chỉ, làm việc hành đạo giúp bách gia luôn lấy chữ tâm đạo hàng đầu…
Theo người đồng thầy như vậy ắt sẽ “được ảnh hưởng” tính cách của thầy đồng mình.
Vậy mới có câu: “Trứng rồng lại nở ra rồng”, đại diện cho sự “truyền thừa” và “bản gốc”.
???? Như vậy vai trò của đồng thầy trong Đạo Mẫu không đơn giản chỉ ở canh đàn mở phủ, không phải chỉ ở việc kêu cầu tấu đối các cung các cửa cầu nọ xin kia giúp đồng con mà còn đồng hành, dẫn dắt cho đồng con trên con đường tu đạo, đỡ bóng cho đồng con được cứng bóng cứng đồng, vượt qua thử thách của ma tà và oan gia khảo đạo.
Quan trọng hơn nữa, đồng thầy là người tác động ảnh hưởng đến đồng con rất lớn trong việc học đạo, hiểu đạo, giữ đúng phép tắc, thực hành nghi lễ, hành đạo Thánh của đồng con và cả truyền lại các phép tu mang tính truyền thừa riêng biệt của đạo nhà…
Đạo Mẫu ta có bền vững, có được phát triển đời này nối đời khác chính là nhờ những người đồng thầy chân chính của đạo vậy.
2. NHẬN BIẾT NGƯỜI ĐỒNG THẦY CHÂN CHÍNH
Người thầy chân chính của Đạo Mẫu, có năng lực soi căn nối quả đúng với danh “đồng thầy” của Đạo cần có những tiêu chí cơ bản sau:
+ Hữu duyên:
Không bao giờ cầu kéo, mê mờ hay ép buộc ai vào đạo học đạo hay theo thầy. Luôn giữ tâm thế khách quan, tùy duyên dẫn đạo và cực kỳ kỹ lưỡng khi nhận đệ tử. Không phải ai đến nhờ cũng nhận mở phủ hay khuyên mở phủ, không phải ai bị khốn khó, than cơ hành cũng chăm chăm nói rằng do căn do quả. Đặc biệt nhất trong cái thời buổi mang nhà Thánh và căn quả... ma tà... để dọa nạt người đời làm lễ và ra trình đồng này.
Mọi quyết định nhận mở phủ, dẫn đạo dạy đạo cho ai hoặc đưa ra lời khuyên về đạo luôn xem xét duyên nghiệp, căn cơ của người cậy sở với cửa Đình Thần và với cả người đồng thầy. Bởi Phật Thánh cũng khó độ người vô duyên, với những trường hợp không duyên thầy trò thì khó mà tiếp nhận, có nhận cũng chỉ ngày một ngày hai, lời khuyên hay uốn nắn cũng chỉ là thừa.
+ Có đền điện:
Người đồng thầy của đạo có trách nhiệm soi căn nối quả phải có điện tư gia hoặc thủ nhang đền phủ. Là nơi chốn tổ của đồng con và cũng là nơi đồng thầy kêu tấu cho đồng con trước tiên.
Người không có đền điện không thể mở phủ cho người.
Đền điện có thể là công, là tư, có thể lớn nhỏ không quan trọng. Quan trọng có linh khí. Người có khả năng cảm âm khi vào đền điện này sẽ có cảm giác rất ấm, nếu bị vong tà bám tá khi vào đền điện có linh khí cũng sẽ thấy thoải mái như được gỡ trói lâu ngày vậy.
+Có lệnh khai hồ mở phủ:
Người thầy mở phủ cho người phải có lệnh khai hồ mở phủ. Dù là đồng thầy truyền thừa hay đồng thầy nối quả muốn mở phủ cho người đều phải có lệnh khai hồ.
- Với đồng truyền thừa nối nghiệp thường mở được số ít người (2-7,8 người, đặc biệt có trường hợp đến 15 người) tùy căn cơ người đồng thầy. Và đa phần là mở cho người nối dòng đồng hợp với căn nghiệp mà đồng thầy đang thực hiện.
Ví dụ: Đồng soi bói làm việc lâu năm, nay nhận 2-3 đệ tử khai hồ mở phủ có cùng căn cơ nghiệp duyên hành đạo soi bói. Đồng hầu, đồng pháp, đồng dí, đồng kêu cầu… khi tu có đạo và đến lúc đến thời điểm đều được Chư Thánh cho phép mở phủ cho người kế tục hành đạo.
- Với đồng thầy nối quả thì có thể mở được cho nhiều người và phải có lệnh khai hồ vàng (treo ở bản điện bản đền của thầy).
Lệnh khai hồ này là lệnh âm chứ không phải lệnh dương nên những người sát âm nặng có thể nhìn được.
+Hầu thoát bóng
Một đặc điểm của những người có thể ra mở phủ cho người đó là phải hầu vũng bóng linh đồng hay còn có thể gọi là hầu thoát bóng.
Thế nào là hầu vững bóng linh đồng và thoát bóng?
Là hầu hạ chuẩn chỉ các nghi lễ, nguyên tắc. Rước được bóng Thánh qua các giá hầu và hầu giá nào ra giá đó, không bị lẫn bóng hầu.
Ví dụ:
Hầu giá quan uy nghi, nghiêm nghị; hầu giá chầu bà nhẹ nhàng khoan thai; hầu giá cô bé vui vẻ lạc quan nhí nhảnh; hầu giá hoàng hào hoa thanh nhã, hầu giá Nhà Trần uy dũng…
Nếu hầu giá chầu bà mà cười nói không kiểm soát, đùa đùa cợt cợt, hầu giá quan lom khom luồn cúi không dứt khoát,
Và đặc biệt hầu giá quan lớn lại thấy như hầu cô hay chầu hoặc nhìn lại lẫn bóng như đang hầu giá hoàng, hầu giá Thánh Nam lại như hầu Thánh Bà… thì là chưa thoát bóng và là hầu diễn.
Nói như này cho rễ hiểu :
Ví như đồng thầy căn ghế cửa cô hầu các quan không thấy oai linh vẫn nhìn thấy bóng cô ở giá quan là đồng thầy đó chưa tu tốt và chưa thoát được bóng căn mệnh của mình hầu giá nam Thánh vẫn thấy bóng các nữ Thánh.
Hoặc một người ghế quan bắc ghế hầu các chầu các cô vẫn thấy cúng nhắc mà nhìn vào vẫn thấy bóng quan lớn thì đó là chưa chắc bóng chưa thoát được bóng căn mệnh của mình.
Việc có thoát bóng hay không không phải ở những động tác bề ngoài, mà chính yếu là ở thần thái của người hầu toát lên. Không thể học, diễn hay giả vờ được. Người tìm thầy tinh ý quan sát có thể nhận ra.
Đặc biệt những ngườiđax làm Thầy mà còn gượng gạo về lề nối phép tắc khi bắc ghế hoặc vẫn bầy những trò quát gở hay hầu hạ không đúng phép tắc hầu chơn không bóng như đang diễn thời trang hay múa trên sân khấu thì lại càng không ổn .
Tại sao cần tìm thầy cần tìm người hầu thoát bóng?
Bởi phải người có đạo Thánh có sự ân duyên và thử thách trong viêvj luyện lính trình tòa và là thầy phải có lệnh hành đạo cũng như lệnh khai hồ mới hầu thoát bóng được. Thành thục trong rước bóng Thánh khi hầu hạ cửa Thánh thì sau khi mở phủ mới có thể đỡ bóng cho con nhang. Nếu ngay cả đồng thầy cũng chưa thoát bóng thì sau khi mở phủ căn mệnh con nhang chẳng thể an yên.
Tôi lấy ví dụ ; đồng con căn mệnh phó úy cửa cô Bơ Thầy ghế Quan lớn nhưng khi bắc ghế Thầy hầu cô cũng có bóng của Quan lớn chưa thấy bóng cô trong giá hầu cô của thầy mà chỉ cứng nhắc pha chút bóng quan lớn trong giá cô vậy thầy khó mà đỡ bóng cho con nhang căn cô .
Cũng vậy thầy ghế cô mà hầu qua .... vẫn thấy bóng cô thì không ghể đỡ bóng cho con nhang căn quan được .
Vì thầy còn chưa thoát bóng căn mệnh của thầy khi hầu vẫn lẫn bóng .
Thì không đỡ bóng cho đồng con được việc đõ bóng này rất quan trọng trong đạo Mẫu.
+ Đạo đức + kiến thức:
Người thầy mở phủ cho người cần PHẢI có đạo đức cuộc sống, đạo đức hành đạo tu đạo (thân giáo – Đã giải thích ở trên) và NÊN là người có kiến thức đạo sâu dày.
Người có kiến thức đạo có thể đưa ra những lời khuyên về đạo, có những bài giảng đạo sâu sắc không chỉ cho con nhang cái bán mà còn cho bách gia tín đạo. Cửa đền điện của thầy đó Lời giảng chân thật, gần gũi và thường có những ví dụ thực tế dễ hiểu để trước là hiểu sơ cơ về đạo, sau là hiểu được pháp tu đạo Thánh.
Người có kiến thức đạo đã từng trải qua quá trình hành đạo thực tế, có những chia sẻ quý báu và vô cùng thực tế về hành pháp đạo Thánh sẽ là người đưa ra những dẫn chỉ bổ ích cho đồng con khi luyện đồng, hành đạo.
Tại sao đạo đức PHẢI có còn kiến thức đạo thì lại là NÊN có?
Bởi nhân vô thập toàn, không có gì là hoàn hảo. Việc này sẽ được giải thích trong phần ***
3. LÀM CÁCH NÀO TÌM ĐƯỢC THẦY?
Người có tâm cầu đạo và muốn ra nhập đạo phải có tâm tìm thầy. Vậy tìm thầy như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.
Nên nhớ là “tìm thầy” chứ không phải là “chọn thầy”.
“Trên theo Phật Thánh, dưới theo đồng thầy” hay “Kính Thánh trọng Thầy”.
Người thầy mở phủ hay dẫn đạo cho ta là người sẽ đồng hành cùng ta từ khi sơ cơ đến gần như xuyên suốt quá trình tu đạo Thánh. Là người khai mở tâm linh và dẫn ta gần đến với chư Thánh cửa đình Thần, là người đỡ bóng và bao bọc che chở cho ta vượt qua bao thử thánh tu đồng, lại là người vất vả đỡ bóng kêu tấu cho ta muôn sự trong cuộc sống cũng như tu tập…
Công lao của người không kém gì người đã sinh ra ta. Bời thế mới có cách gọi trân quý: “mẹ đồng”. Ý chỉ người có công ơn ngang với cha mẹ sinh thành.
Hãy biết trân quý và tôn trọng.
Đừng bao giờ nghĩ rằng thầy bà thầy đồng giờ đây nhan nhản, những kẻ đua nhau làm thầy quá sẵn mà nghĩ mình phận người căn cơ duyên nghiệp lại được phép “chọn thầy” như mớ rau mớ cá ngoài chợ, hay cậy mình tiền tài lộc danh mà “mua bán đổi trác” với người sẽ làm thầy mình. Có công mài sắt mới có ngày nên kim, trọng thầy mới được làm thầy. Truyền thống truyền thừa của đạo, của dân tộc còn đó. Kẻ không cất công nỗ lực tìm thầy, không kính trọng trân quý thầy đạo thì không thể tìm được người thầy chân chính và cũng khó được người thầy có đạo tiếp nhận.
Con đường tìm thầy có thể vô cùng vất vả gian nan, trên con đường đó có thể sẽ gặp nhiều gian truân, ma tà nghiệp báo đưa lối khiến ta gặp phải thầy tà thầy lừa, hoặc đôi khi vì quá gian truân mà ta nản lòng.
Nhớ rằng, khó nhưng không phải là không có cách:
+ Kêu tấu gia tiên:
Thực tế gia tiên tiền tổ là yếu tố chiếm 80 % thúc đẩy căn duyên của con cháu khi quyết định quy hàng bốn phủ và cũng nhiều gia tiên là người cơ hành con cháu để con cháu ra trình đồng mở phủ. Bởi nhiều nguyên nhân: Căn cơ – nghiệp của con đồng, nghiệp của gia tiên, gia tiên có người hầu Thánh muốn con cháu kế nghiệp…
Dù là lí do gì thì khi con cháu có căn với cửa Đình Thần, ra trình đồng thì gia tiên luôn ủng hộ và giúp sức.
Hãy xem xét lại thờ cúng gia tiên đã chu toàn chưa, năng hương khói kêu cầu gia tiên dẫn lối chỉ đường cho tìm được đúng thầy có tâm có đức có năng lực, giúp con cháu qua cơn cơ hành khốn đốn, có ngân có xuyến để đến ngày đến giờ ra trình đồng làm tôi cửa Đình Thần.
+Kêu tấu Thánh
Năng đi lễ nơi cửa Đền Phủ cửa Thánh, không cần đi quá nhiều cũng không cần đi xa, hãy kêu tấu trước tiên là nơi Thành Hoàng bản cảnh. Thành Hoàng bản hạt hiểu căn cơ hoàn cảnh của người kêu cầu cũng sẽ có lời tấu lên Chư Thánh để giúp đỡ dẫn đường cho người căn cơ sâu dày tìm được thầy.
Sau là nơi đền phủ Thánh Đạo Mẫu nơi gần mình rồi mới đến nơi xa (nếu có điều kiện) để được gia ân giúp đỡ chỉ đường gặp được thầy đạo.
+Tìm hiểu đạo
Trong quá trình tìm thầy hãy năng nỗ lực tìm hiểu đạo, nguồn gốc đạo, thánh tích đạo hay những chia sẻ kiến thức đạo… Để có cái nhìn cơ bản về đạo, có những kiến thức sơ cơ về việc tìm thầy làm gì, như thế nào? Tại sao lại bị cơ hành? Ai cơ hành mình? Có phải cứ có căn là phải ra hầu đồng, có phải ra hầu đồng sẽ có tài lộc và được trọng vọng… rất nhiều.
Tuy nhiên, tìm hiểu đạo và kiến thức đạo giai đoạn này cần cẩn trọng. Vì người có căn còn sơ mơ trong khi lượng thông tin trên mạng xã hội và truyền thông đôi khi rất phức tạp, góp nhặt…. Cần có sự tỉnh táo, suy xét đúng sai. Đừng cái gì cũng nghe cũng tin và đừng cái gì cũng vơ vào mình.
+ Không vội vã và tỉnh táo suy xét
Trên con đường tìm thầy không phải ai cũng may mắn sớm tìm được đúng thầy, có thể nghe danh vị này nổi tiếng, vị kia tài đức, vị này lắm con nhang đệ tử, vị kia lại kiến thức uyên thâm…
Chớ vội nghe và tin.
Hãy nhìn vào thực tế, quan sát thực tế, học hỏi thực tế. Hãy tìm đến điện đền của thầy xem điện có linh khí không, thầy đối xử với người khó khăn hay giàu có ra sao, con đồng đệ tử của thầy thế nào, thầy hầu hạ, đàn tràng và phụng sự hương khói nhà Thánh ra sao… từ đó có nhận định của bản thân.
Chớ vội quyết định hay mặc định dựa vào quan điểm của người khác hay của số đông. Bởi số đông chưa chắc đúng và cũng chưa chắc đã phù hợp với mình.
+ Nỗ lực không ngừng để tìm thầy
Nếu như chưa may mắn tìm được đúng thầy dù đã gặp nhiều người mang danh đồng thầy, đi kêu tấu nhiều cung nhiều cửa, đã kêu cầu gia tiên nhiều năm … thì cũng chớ nản lòng.
Tìm thầy đạo chưa bao giờ là dễ dàng.
Khó khăn nhưng người nhất tâm cầu đạo cầu thầy ắt sẽ có ngày tìm thấy. Khi đó là duyên thầy trò đã tới và người đã cất công tìm thầy bao nhiêu lâu sẽ tự trau dồi cho mình những kiến thức, những nhận định… quý báu trong suốt quá trình tìm thầy cầu đạo vô cùng gian truân đó.
Thường người khó khăn nhưng kiên trì tìm thầy sau khi đã gặp được sẽ vô cùng nhất tâm, tu đạo và học đạo cũng có nhiều tiến bộ nhanh chóng.
CÁC YẾU TỐ KHÁC NÊN BIẾT:
-Mệnh (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ)/ tuổi/ căn (căn quan, căn chầu, căn cậu..) của đồng thầy không phải là yếu tố quyết định việc thầy có đỡ bóng hay dẫn trình đệ tử được hay không mà là bởi các yếu tố đã nêu trên.
Ai nói rằng thầy căn cậu không mở được cho trò căn quan là không đúng.
Bình thường hay có một số người chọn quan thầy hợp mệnh nhưng thưa mệnh ngũ hành cũng không có ảnh hưởng gì đến Đạo Mẫu.
Còn ai nói ảnh hưởng vì khắc nọ kia thì thực ra kẻ đó cũng không hiểu về đạo tương sinh tương khắc trong ngũ hành.
Mệnh Ngũ Hành, là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Trời dùng âm dương ngũ hành để sinh vạn vật, người nhân âm dương ngũ hành mà sinh trưởng.
Nhưng khi ngũ hành đã xuống hậu thiên thì không còn hòa hợp mà lại sinh khắc lẫn nhau. Kim khắc Mộc, Hỏa khắc Kim, Thủy khắc Hỏa, Thổ khắc Thủy, Mộc lại khắc Thổ.
Tuy nhiên ngũ hành cũng còn có điên đảo ngũ hành. Gọi là “Nghịch Thi Tạo Hóa, Điên Đảo Ngũ Hành”.
Ta thấy: Kim vốn khắc Mộc, nhưng Mộc nhờ Kim mà trở thành khí cụ; Mộc vốn khắc Thổ, nhưng Thổ nhờ mộc mà sinh vinh; Thổ bản khắc Thủy, nhưng Thủy nhờ Thổ mà không chảy lai láng; Thủy vốn khắc Hỏa. Nhưng Hỏa nhờ Thủy mà không bị khô táo; Hỏa vốn khắc Kim nhưng Kim nhờ Hỏa mà trở nên sáng láng. Hiểu được như vậy thì ngũ hành tương khắc sẽ thành ngũ bảo. Và ngũ hành chỉ còn là nhất khí, sẽ hoàn nguyên phản bản.
Cho nên kén chọn mệnh ngũ hành không quan trọng với việc chọn quan thầy.
Tương khắc chưa chắc đã là họa mà lại là vinh.
- Tuổi đồng: người đồng thầy được phép mở phủ cho người phải hầu thoát bóng, có đền điện và có lệnh khai hồ… Xét về tuổi đồng thì đa phần những người hội tụ những điều trên đa phần đã qua 12 năm đồng là ít nhưng có một số trường hợp đặc biệt chỉ sau 1-3 năm đã có thể mở phủ cho người.
Tùy theo căn cơ và lệnh khai hồ người đó có. Thường rơi vào 2 trường hợp:
+ Nhà có nhiều đời hầu hạ tôn phụng thờ Thánh tứ phủ (trên 4 đời hầu hạ phụng sự kế tự truyền đăng liên tục) là dòng họ có bề dày lịch sử và có nhiều kinh nghiệm truyền thừa đạo hạnh sâu dầy gốc rễ và gần như họ chỉ sinh ra vì đạo.
+ Một người căn sâu quả nặng, nhân duyên nguyện lực sâu dày.
Đã phát nguyện nhiều đời nhiều kiếp được theo làm con đồng phụng sự cửa Tiên Thánh tu đạo hành đạo không có gì phải nghĩ bàn.
Họ đã có rất nhiều tiền kiếp theo cửa Đình Thần và chưa mở phủ lên sập đã hầu từ khi còn để chỏm hoặc trong khi ngủ nghỉ bình thường được ứng báo và có khả năng trao đổi, giao cảm với Tiên Thánh từ khi chưa trình đồng.
Những người này quan sát cử chỉ và lối sống, ta thấy ngay đạo hạnh và truyền thừa của họ.
Thậm chí những việc nhỏ từ cử chỉ lời ăn tiếng nói cách hành xử... cũng cực kỳ khuôn phép của một người con nhà Thánh nhân.
Ngoài ra họ là những người có năng lực cực tốt và tuệ căn cũng cực cao.Và đặc biệt họ được lệnh dẫn trình của Chư Thánh để làm thầy ngay.
Nhưng trường hợp này rất hiếm có, cả Việt Nam chỉ có vài người đếm trên đầu ngón tay và thường là ẩn tu. Họ chỉ nhận mở cho người thực sự hữu duyên và ban đầu luôn nhận rất ít người để truyền đạo.
Về tuổi theo năm sinh cũng không quan trọng bởi đạo sư là tu vượt số mệnh
Số của thầy mà ruồi nó bâu thì dù hợp tuổi thầy trò cũng trả đến đâu.
- Hoàn cảnh giàu nghèo và cuộc sống cá nhân của thầy
Nhiều người cho rằng, đồng thầy mở phủ dẫn trình đệ tử phải giàu sang phú quý (tức là rất có lộc Thánh) thì mở phủ cho con nhang có lộc. Cũng không hẳn, bởi mỗi người một căn cơ và một nghiệp quả, một phúc một lộc.
Đồng thầy có trách nhiệm mở phủ soi căn nối quả. Đó là đường tu, là nghiệp đạo của thầy.
Thầy cũng phải lo lắng cơm áo gạo tiền tục sự gia đình. Nếu như thầy chuyên giúp những người nghèo khó, chẳng ham giàu tiền bạc, chăm chăm phụng sự cửa thánh cho trang nghiêm và giúp đỡ người cơ hành. Vậy sống đơn giản, khiêm nhường, tiết kiệm có gì sai? Đôi khi cũng là lối tu mà thầy tự lựa chọn cho bản thân mình.
Thầy trò có duyên đạo nhưng việc tu và lối tu thì của từng người khác nhau.
Hãy học chính ở kiến thức đạo, đạo pháp, ở thân giáo, ở cách đối nhân xử thế… chứ không nên đánh giá bề ngoài hay danh tiếng bề nổi...
Một người thầy đồng theo quan niệm xưa kia của các cụ quan niệm là người thầy phải có đạo đức, đã lập và có gia đình đàng hoàng (không bỏ chồng hoặc bỏ vợ), có nếp có tẻ là tốt nhất, con cái thậm chí thành đạt, không cờ bạc rượu chè trai gái tù tội lừa đảo hủ hóa ... mới sang khăn nối quả tạo phúc được cho con nhang.
Theo quan niệm truyền thống cổ của các cụ: cái này gọi là kẻ cô độc, con mình không có (cây khô không lộc người độc không con tất không để phúc lộc lại cho ai), hoặc có con nhưng con đẻ không chăm không lo song lại lo được cho con người ta thì không có chuyện đó.
- Nhờ cậy chứ không quá phụ thuộc và là gánh nặng cho thầy
Người có căn phải xác định tìm thầy và cậy sở thầy trên đường tu đạo nhưng nghiệp duyên vẫn là bản thân phải mang. Chớ nhầm lẫn mà lúc nào cũng nhờ thầy kêu xin cho nào tài lộc công danh, nào tình duyên rồi đủ chuyện gia đình hay công việc cũng có chút trục trặc là kêu thầy hoặc khi khó khăn vận hạn lại trách thầy không giúp.
Đạo khai ma khởi, vào đường đạo là ma tà oan gia sẽ quấy phá, nghiệp đổ xuống của cả gia tiên dòng họ đồng nhân phải gánh thì những khó khăn trắc trở cuộc sống hay những cám dỗ danh lợi, dị năng… là khó tránh khỏi. Nhờ cậy đồng thầy kêu thay lạy đỡ chỉ nên là những việc tu tập là chủ đạo, đôi khi có nhờ thầy kêu giúp các vấn đề trong cuộc sống cho đồng nhân nhưng thầy cũng chỉ có thể kêu giúp 1 phần. Vượt qua và nỗ lực vượt qua thử thách để trả nghiệp và tiến tu là ở trách nhiệm của chính đồng nhân đó.
???? ĐÃ TÌM ĐƯỢC THẦY NHƯNG KHÔNG TRỌN VẸN (***)
TH1: Thầy mở khai thông được bốn phủ, dẫn trình thành công cho đồng con ra cửa đạo Thánh nhưng kiến thức đạo của thầy còn hạn chế, việc dạy đạo và dẫn đạo mơ hồ và có rất ít hướng dẫn.
Trường hợp này đồng nhân phải hiểu hoàn cảnh của mình và hiểu rõ nhân duyên thầy trò là vậy. Gặp được thầy dẫn trình thành công là đã rất tốt rồi. Việc học đạo ngoài học thầy nên nỗ lực tìm hiểu trau dồi kiến thức từ các nguồn, có thể tìm thêm thầy học thêm kiến thức đạo học nhưng phải khéo léo, được sự đồng ý của đồng thầy và không được xoay khăn bỏ thầy.
TH2: Mở thông tứ phủ nhưng đồng thầy không đỡ bóng được hoặc căn cơ đồng thầy bên tứ phủ mà đồng con căn kiêm chi có duyên nghiệp cả bên cửa thượng từ Nhà Trần. Căn duyên thúc đẩy khiến đồng con cơ hành khốn đốn.
Trường hợp này sau khi kêu tấu chư Thánh tại các cửa chính như phủ mẫu, cửa quan lớn…, xin đài được chấp thuận thì được phép tìm thầy “kê đệm” đỡ bóng, tìm thầy Nhà Trần đội lệnh cho mình để căn mệnh yên ổn và tiếp tục tu tập. Không bỏ thầy và không xoay khăn.
Vẫn giữ đúng lễ nghi phép tắc kính thánh trọng đồng thầy và lễ nghi nơi chốn tổ, tình nghĩa thầy trò.
TH3. Thầy mở thông tứ phủ, nhưng trong thử thách tu tập của đồng thầy mà thầy bị tha hóa biến chất làm việc sai đạo Thánh, có lỗi lớn về việc Thánh.
Đồng con lúc này không được phép giúp thầy làm sai việc đạo nhưng cũng không thể chăm chăm vì vậy mà xoay khăn bỏ thầy.
Đã có không hiếm trường hợp đồng thầy gặp phải chướng ngại đường tu dẫn đến làm sai việc Tiên Thánh nhưng được đồng con nhất tâm theo giúp sức, đã điều chỉnh và trở lại đường đúng, thầy trò cùng tu tập. Đó là nhân duyên vô cùng sâu dày và đáng quý.
Trường hợp thầy vẫn tiếp tục sai phép Thánh, đơn sai hại người thì đồng con có thể
+ Hoặc tấu xin phép gia tiên và Chư Thánh được tự tiếp tục tu tập hoặc xin được tìm thầy khác đỡ bóng (kê đệm) nếu bóng còn non hoặc theo học đạo pháp. Không xoay khăn bỏ thầy.
+ Trường hợp bất khả kháng: Xin phép gia tiên và Chư Thánh (đài chấp thuận) để được tìm người dẫn đạo đúng phép và xoay khăn tái phủ tu lại từ đầu (Trở thành đồng tân).
TH4:
Thầy mở phủ nhưng KHÔNG thông được bốn phủ, do nhiều yếu tố cả âm lẫn dương cả thầy lẫn trò cả đàn lễ ....dẫn đến nhà Thánh không chấp lính nhận đồng (việc này phải soi căn kỹ lại mới biết được và là trường hợp rất khó cho đồng con). Cá biệt còn gặp phải thầy tà, thầy lừa đem con bỏ chợ, lừa tiền lừa bạc đồng con…
Gặp phải trường hợp này, đồng con có lời kêu tấu với gia tiên tiền tổ, với chư Thánh các cung các cửa Đình Thần và cũng xin đài chấp thuận. Nếu được phép của cả gia tiên và Chư Thánh thì sau 3 năm tạ lễ tại cửa điện thầy đã mở phủ, lo ngân xuyến và tìm thầy khác xoay khăn tái khóa lại từ đầu. Quá cấp bách mới phải xoay khăn sớm hơn.
Trong 3 năm này, cố gắng định tâm và xem xét lại nếu thầy có điều chỉnh hoặc thay đổi, hoặc có thể do bản thân đã đánh giá quá phiến diện, tiêu cực hoặc bị tác động khác … trước khi đưa ra quyết định.
Khi đã quyết định xoay khăn thì chớ nên vội vã tìm thầy khác ngay. Phải chấp nhận vì trình đồng chưa thành, căn mệnh chưa yên nên cơ hành khốn đốn là điều khó tránh và ma tà dẫn lối nếu vội vã tìm thầy xoay khăn có thể lại gặp phải thầy tà, thầy lừa. Phải bình tĩnh kêu cầu gia tiên chư Thánh và kiên trì chỉ chí trong quá trình tìm thầy tiếp sau.
????LỜI KHUYÊN với những người đang vất vả tìm thầy (cả những người đã tìm nhưng không được như ý):
1. Ngoài yếu tố có căn quả thì Phải xác định mình là người nhất tâm no việc Thánh dưới ghánh việc trần chưa
Tự hiểu bản thân duyên nghiệp phải mang. Gặp thầy theo thầy là duyên cũng có thể là nghiệp.
- Là duyên thì thuận lợi nhiều bề.
- Là nghiệp (hoặc oan gia ma tà thúc đẩy) mà gặp phải thầy tà thầy lừa hay thầy không giúp được… thì hãy hiểu đó là việc PHẢI TRẢI QUA trong hành trình cầu đạo của mình. Không bi quan, không trách thầy trách Thánh mà nỗ lực vượt qua khó khăn để tìm đúng thầy, học được đạo, được phép tu và cũng là rèn luyện cho bản thân sự kiên định trong tu đạo.
2. Tự biết trách nhiệm sau khi nhận thầy và ra đồng: Kính Thánh trọng thầy, học đạo tu đạo và hành đạo… không phải vì lợi lộc, danh vọng, tiền tài, đã vào đạo là phải tu và nỗ lực kiên trì chỉ chí. …
3. Sau khi ra đồng có nhiều thử thách, do oan gia, ma tà và đôi khi cả thử thách của chư Thánh, trong đó khó khăn nhất là những thử thách về niềm tin, về nhân duyên thầy trò khiến cho người tu mất tâm kiên định, xa thầy, bỏ thầy, cá biệt còn phản thầy. Những lúc như vậy hãy nhớ lại quá trình tìm thầy vất vả, gian truân ra sao, được thầy giúp đỡ qua cơn cơ hành thế nào , đã vượt qua những chướng ngại gì và phía trước đường tu ắt còn khó khăn ra sao mà trấn chỉnh lại bản thân. Để biết đâu là điều nên làm, nên giữ trong suốt quá trình tu đạo và theo thầy học đạo.
4. Trường hợp bất khả kháng đã phải xoay khăn đổi thầy thì nên cẩn trọng trong tìm thầy mới và luôn giữ thái độ đúng mực với người thầy cũ
 

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo