Nghi thức mở phủ trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Nghi thức trình đồng mở phủ là một nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam Tứ phủ.Nguyện cắt tóc làm tôi nối đời làm con với nhà thánh để từ đây nguyện cầu cho quốc thái dân an sống tốt đời đẹp đạo.
Ngày 1/12/2016, “Tín ngưỡng thờ mẫu” vừa trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thanh đồng Hoàng Tiến Hưng cho biết: “Nghi lễ thờ mẫu tam phủ của người Việt trong đó có nghi thức thờ cúng, trang phục, âm nhạc. thì việc bảo tồn phát huy lề lối cổ trong nghi thức hành đàn, mở phủ là rất quan trọng. Nó có sự tập trung cao về cách hành đàn, là những nghi thức quan trọng nhất trong nghi lễ thờ cúng tam phủ, tứ phủ, thể hiện được đầy đủ của bốn phủ”.
Mỗi phủ đó đều có một mẫu, một vua và các vị ở trong phủ đó cai quản, và đức thần chủ (mẫu Liễu Hạnh) nổi lên với vai trò ở 2 phủ: Thiên phủ và Địa phủ. Nhưng thánh mẫu chỉ giáng phàm vào đồng nhân ở vai trò mà chủ giáo đàn nên mỗi phủ đó có một quan lớn trong 5 quan lớn theo sắc áo để theo sắc của hành đàn về phủ đó hành lễ.
Đàn tràng dĩ biện đăng trúc hương hoa, phẩm vật tri nghi, tiến cúng đình thần, hồi đồng chuẩn lạp
Phủ thiên: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.
Thoải phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng
Địa phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.
Nhạc phủ: Một trong bốn hành đàn mở phủ không thể không có, mang tính chất bắt buộc trong lễ khai hồ mở phủ. Nếu là trai thì 7 quả trứng, gái thì 9 quả trứng.
Hành đàn gồm có: Trứng (nam 7 quả, nữ 9 quả) trầu cau, gạo, gương lược, sách bút, dao kéo, nước hoa, xà phòng, khăn mặt, mâm son, tráp triện, choé, nước sông, khăn phủ (phủ nào khăn đấy). Khi hành đàn quan lớn về sẽ lấy quạt gương lược để bài sai, khám đàn, khám phủ, khai quang cho đồng nhân, lấy khăn phủ để buộc vào tay xong lấy trứng để bóc, ban nhất lộc ho, nhì lộc quả, ba lộc tiền cấp lương, cấp thực cho đồng và một chậu đồng thau cho đồng nhân cầm, sau đó cầm gáo đồng. Có nơi dùng gáo dừa để chọc chum lấy nước xong tắm trứng là hình thức trứng rồng lại nở ra rồng, hạt thong lại nẩy cây thong rườm rà. Xong lấy khăn buộc vào tay chít lên đầu đồng tân là hình thức sang khăn, xẻ bóng. Xong trứng long chu phủ đấy và lấy sổ bút ghi tên đồng tân cấp phú hí cho đồng tân.
Thông thường trong nghi lễ mở phủ, hay một đàn lễ đảo cầu thường các ông đồng, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn: Quan lớn đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ và quan lớn đệ Ngũ.
Bốn quan lớn từ đệ Nhất đến đệ Tứ mỗi người mở 1 phủ. Quan lớn đệ Ngũ (quan lớn Tuần Tranh) thì tiễn đàn.
Pháp sư tuyên trạng phát tấu biểu quan, thỉnh phật tuyên kinh cung nghinh tứ phủ cho đệ tử xuất thủ trình đồng.
Còn cung văn không thể thiếu trong lễ hầu đồng. Họ là người chơi nhạc và hát cho việc trình diễn ở mỗi giá đồng khi Thánh nhập. Nhạc cụ gồm có đàn, trống, sáo, phách… để dẫn hát trong mỗi giá hầu. Trong mỗi giá đồng nhạc hát phải phù hợp vào đúng khi Thánh giáng Thánh thăng.
Hình thức khai hoả chú tiễn trong lễ phát tấu thỉnh thần năm phương
Đồng nhân đội trạng sớ nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con, trên theo Phật Thánh dưới theo đồng thầy.
ại lễ trong lễ mở phủ gồm có: Hương, hoa, đăng trà, quả thực, phát tầu biểu quan, thỉnh phật tuyên kinh, cung nghinh tứ phủ, tiến cống sơn trang, điền hoàn túc trái, cầu an bản mệnh, trợ thí cô hồn.
Nghi thức hành lễ trình đồng, mở phủ là một nghi thức được xem là nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt, là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam Tứu Phủ. Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà Thánh để từ đây nguyện cầu cho Quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.
Sau khi hoàn tất những nghi thức mở phủ này, đủ ở 4 phủ, 4 chum choé đã được mở, 4 trứng đã được bóc, đồng tân được nhận lĩnh đủ 4 khăn, 4 trứng, 4 ngân lượng, 4 tài lộc ở 4 phủ về đến nhà đồng tân ăn đủ 4 trứng, gạo cho vào nấu cháo ăn hết thì được xem là tân đồng. Từ đây, đồng tân sẽ theo thầy để tu tập tịnh tấn, hành đạo cho đúng phép, giữ được lề lỗi của nhà Thánh, sống tốt đời đẹp đạo.
Sau thời gian 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng thì tiến tới 1 nghi thức đại đàn trong tứ phủ là lễ tạ ơn phật thánh tạ thầy, cấp sắc thành đồng. Từ đây các thanh đồng có thể đủ duyên để đi hành đạo, khai hồ, mở phủ, nhận đệ tử.
Trong xã hội ngày nay, nhiều người cô đồng, cậu đồng chưa đủ 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng, chưa có lễ cấp sắc thành đồng đã khai hồ, mở phủ cho đồng nhân. Đây là 1 việc làm mà hàng mấy trăm năm qua không có, được xem là không lề lỗi giữ đạo, vì không trọng thánh, trọng thầy thì không làm được thầy. Ở thời kỳ nào cũng vậy, yếu tố tiền hậu không bất nhất, kính Thánh trọng thầy đều được đặt lên hàng đầu, và đây là 1 nét đẹp trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, hướng con người đến Chân, Tín, Nghĩa.
Nghi thức tẩy trần, rửa khẩu trước khi vào hầu mẫu. (ảnh chén bạc)
Thỉnh Mẫu
Trứng rồng lại nở ra rồng, nghi thức bóc trứng khai hồ.
Sang khăn, xẻ bóng cho đồng, ghi tên đồng mới vào trong sổ đào
Quan lớn đệ Tam phủ đại diện cho Thoải phủ
Quan lớn đệ Tứ khâm sai đại diện cho Địa phủ trong phần lễ khai quang
Quan lớn đệ Nhất đại diện cho Thiên phủ
Quan lớn Tuần tranh - người có nhiệm vụ then chốt trong nghi lễ hầu mẫu Tam, Tứ phủ, là người đại diện cho các phủ hành quyền khiển pháp sư chú tiễn long chu tượng mã, thuyền rồng bát nhã phủ nào về phủ đấy.
Chầu bà đệ nhị Đông Cuông, bà là chủ động sơn trang trong nghi lễ hầu Mẫu và mở phủ bà giáng đồng nhân có vai trò nhận cơi trầu, trình lính trình đồng và trầu bà sang khăn, xẻ bóng đồng nhân.
Hành lễ xin phép Phật Trời, thánh mẫu để đồng thầy vào thỉnh mẫu hầu thánh
Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch sử cũng có những lúc thăng trầm nhưng sức sống của tín ngưỡng không thời kỳ nào ngưng cả, vẫn có sự truyền thừa đời cha, đời con và lớp lớp các vị truyền nhân, trưởng bối giữ hồn, giữ cốt cho tín ngưỡng trong đó phải nói đến nghi thức hành lễ trình đồng mở phủ