XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG - TỨ PHỦ CÔNG ĐỒNG

TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG - TỨ PHỦ CÔNG ĐỒNG

 TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG -  TỨ PHỦ CÔNG ĐỒNG

Đã từ lâu tâm linh tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt
Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và có từ lâu đời
Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như
Mẹ Đất, Mẹ Nước,Mẹ Lúa… đến các vị nữ anh hùng, các vị Công Chúa, Hoàng Hậu
Hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề… trong dân gian. Các vị nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu
Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.
TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG
Hàng thứ nhất: Phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát ( dân gian hay gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận
- Hàng thứ hai: là tam phủ ba vua ( tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm
+ Thiên Phủ Thần Vương ( áo đỏ)
+ Nhạc Phủ Thần Vương ( áo xanh)
+ Thoải phủ long vương ( áo trắng)
và hai vị quan hầu cận
- Hàng thứ ba: là tam tòa Thánh Mẫu:
+ Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( áo đỏ)
+ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( áo xanh)
+ Mẫu Đệ Tam Thoải Cung ( áo trắng)
Tam phủ gồm ba phủ ( Thượng Thiên- Thượng Ngàn - Thoải phủ)
TỨ PHỦ CÔNG ĐỒNG
Tứ phủ công đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ (công là chung, đồng là cùng)
- Hàng thứ nhất: Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này Ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện
- Hàng thứ hai: là Đức Ngọc Hoàng thượng đế ( ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận ( thường là quan nam tào, bắc đẩu). Có nhiều nơi thờ tam phủ ba vua (ba vị vua cha) là ba vị vua ứng với tam phủ thiên, địa, thoải là Ngọc hoàng thượng đế ( thiên phủ), Diêm vương ( địa phủ), Bát hải long vương( thoải phủ), thông thường trong Tam vị Vua cha thì Vua cha Ngọc hoàng và Vua Bát hải là có ghi chú thích danh hiệu còn vị vua thứ ba thường để trống và không có chú thích gì, có thể vị này được coi là Địa phủ thần vương (diêm vương) hay Nhạc phủ thần vương (nhạc phủ) đều được. Nhiều người cho rằng các vị vua này là xuất phát từ Đạo giáo bên Trung Hoa (có người còn cho rằng tam vị vua thờ là Tam thanh: thái thanh, thượng thanh, ngọc thanh) nhưng rõ ràng Tam vị Vua Cha là các vị thần ứng với tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ và đã được Việt hóa khá nhiều.
Vua Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương được thờ ở đền Đồng Bằng Thái Bình, Vua cha Ngọc Hoàng được dân gian gọi với tên dân dã là ông trời ( ông giời)....Các vị Vua cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.
- Hàng thứ ba: là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).
- Hàng thứ tư: là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất ( áo đỏ), Quan Đệ Nhị ( áo xanh), Quan Đệ Tam ( áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)
- Hàng thứ năm: là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất (áo đỏ), Chầu Đệ Nhị (áo xanh), Chầu Đệ Tam (áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục (phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé (phía ngoài cùng bên trái)
- Hàng thứ sáu: là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả (áo đỏ), Hoàng Bơ (áo trắng), Hoàng Bảy (áo xanh lam đậm). Hoàng Mười (áo vàng)
- Hàng thứ bảy: là tứ phủ thánh cô (bên trái) và tứ phủ thánh cậu (bên phải).
+ Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ (áo trắng), Cô Tư (áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn (áo chàm xanh).
+ Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả (áo đỏ), Cậu Bơ (áo trắng), Cậu Tư (áo vàng), và Cậu Bé (áo xanh)
Tín ngưỡng thờ Mẫu, tam, tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ ( thiên địa thủy nhạc) có thờ cả nam thần-nữ thần; thiên thần- nhân thần ; Các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược..... Cao hơn hết là Thánh Mẫu, người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả:
"Mỗi người mỗi nước mỗi non
Đã về cửa mẹ như con một nhà..."
 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo