NẾU NHƯ CÚNG SAO GIẢI HẠN LÀ CÓ THẬT THÌ VÍ DỤ
BẤT CỨ AI VÍ DỤ SINH NĂM 1991 NĂM NAY
TẤT CẢ CÙNG BỊ HẾT À
TẤT CẢ LÀ DO CÁC THẦY VÀ SƯ HÁM LỢI DANH VẼ RA ĐỂ LỪA ĐẢO LÀM TIỀN CỦA DÂN MÀ THÔI
Dịp Tết Nguyên Đán Này Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra văn bản yêu cầu các chùa chỉ tổ chức lễ cầu an chứ không phải lễ dâng sao giải hạn tránh mê tín dị đoan tránh các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Trần Lâm Biền một nhà nghiên cứu văn hóa xoay quanh vấn đề này.
Dâng sao giải hạn tồn tại lâu đời
Phóng viên: Thưa ông câu chuyện dâng sao giải hạn không còn là chuyện mới ở nước ta theo ông vì sao rất đông người dân tin theo?
Ông Trần Lâm Biền
+ Ông Trần Lâm Biền: Nói về việc này thì cần đi về nguồn gốc xa xưa.Loài người khi tiến lên một tầm văn minh nhất định có những trung tâm văn hóa mà một trong những trung tâm văn hóa của nhân loại gắn với thiên nhiên vũ trụ chủ yếu ở vùng Trung Cận Đông.Cư dân ở đây thường theo dõi những ngôi sao và liên tưởng rằng trong mỗi thời khắc, trật tự của các ngôi sao sẽ chi phối số phận của con người…Mỗi người sinh ra ở các giờ khác nhau thời khắc khác nhau sẽ bị chi phối bởi những ngôi sao khác nhau từ đó mà hình thành tử vi.
Nhưng đi xa dần khỏi trung tâm của nơi nảy sinh đến các nước phương Đông tư tưởng này dần bị sai lệch
Dâng sao giải hạn tại Việt Nam tồn tại lâu đời trong dân gian thực chất ảnh hưởng từ Trung Hoa.
. Vậy đối với người dân việc này xuất phát từ niềm tin tâm linh như thế nào thưa ông?
+ Theo quan niệm của Đạo giáo, trên trời có 24 ngôi sao do 24 vị thần chủ có ảnh hưởng đến số phận con người, trong đó có chín ngôi sao sáng nhất sẽ luân phiên chiếu mệnh các năm.
Đó là các sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Chín sao này có sao tốt và có cả sao xấu, phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Người xưa quan niệm năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, tai nạn, ốm đau, bệnh tật… gọi là vận hạn, là sao chiếu mạng (nặng nhất là “nam La Hầu, nữ Kế Đô” là loại ám hư tinh vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời).
Từ đó dân gian mới có tục dâng sao giải hạn để tránh những sao xấu chiếu rọi, đi vào cung chiếu của những sao tốt.
![]() |
Một buổi phát lộc sau lễ cúng sao giải hạn trên đường dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở, Hà Nội. Ảnh: GT
Không nên cấm đoán, phải nâng cao dân trí
. Ở góc độ một chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian, ông đánh giá thế nào về niềm tin đó…?
+ Thực tế thì sự khống chế đó chỉ gắn với ước vọng của con người chứ một ngôi sao khổng lồ như thế làm sao người ta khống chế được. Đây chỉ là lòng tin võ đoán chứ không phải lòng tin có tính chất khoa học nào.
. Văn bản mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã yêu cầu các chùa chỉ tổ chức lễ cầu an chứ không phải lễ dâng sao giải hạn, tránh mê tín dị đoan, tránh các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh… Ông nghĩ sao về việc này?
+ Lòng tin thuộc tín ngưỡng, không nên cấm đoán, bởi vì cấm đoán cũng chẳng được, mà phải dần dần nâng cao dân trí thì điều đó sẽ ít dần đi. Dâng sao giải hạn không phải của nhà Phật, bởi vì với đạo Phật là một hệ thống triết học vô thần, từ bi và thoát tục.
Nhà sư đừng rơi vào bẫy mê tín, dị đoan
. Như vậy, thực tế một số chùa tổ chức dâng sao giải hạn là không đúng với triết lý của đạo Phật?
+ Với nhà Phật, vào chùa là đi tìm tới trí, thiện tâm trên nền tảng trí tuệ Phật, do đó đưa dâng sao giải hạn vào trong nhà chùa đó là một phần làm xấu xa cửa Phật. Dâng sao giải hạn nếu của nhà chùa bày ra suy cho cùng chỉ là sự thoái hóa của một số nhà sư muốn lừa dân để lấy tiền mà thôi.
. Ông có lời khuyên gì cho người dân, trong đó có những người vẫn luôn tin vào việc dâng sao giải hạn sẽ thoát được những điều xui xẻo, không may mắn?
+ Con người muốn đi xin, đi cầu điều tốt lành thì nên tìm đến đúng cửa. Muốn tìm đến trí tuệ phải vào trường học hành chứ không thể đi ra chợ. Đạo Phật dạy người ta phải lấy trí tuệ làm đầu, tâm phải xây dựng trên nền tảng trí tuệ, nếu không có tuệ đứng đằng sau đảm bảo cho cái tâm thì tâm sẽ dẫn đến mê tín dị đoan. Nhà sư còn làm điều không đúng này ở cửa chùa thì nhà sư rơi vào bẫy của mê tín dị đoan. Tôi tin hiện tượng dâng sao giải hạn sẽ tiêu vong khi kinh tế và dân trí được nâng cao.
. Xin cám ơn ông.
Không cúng sao giải hạn, chỉ cầu quốc thái dân an
Nhiều năm nay tục dâng sao giải hạn được thực hiện ở một số chùa từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng. Mỗi nhà dâng sao đều đóng một số tiền tùy tâm cho nhà chùa. Nhiều nơi người dâng sao giải hạn đông đến mức tràn kín cả đường đi. Trước tết Nguyên đán Canh Tý, Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra công văn yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện (nơi tăng ni tu tập có sự quản lý của giáo hội) khi tổ chức thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an phải tránh mê tín dị đoan, tránh những nội dung nghi lễ không đúng với chính pháp của Phật giáo dễ bị xã hội hiểu lầm, lệch chuẩn tâm linh.
Đồng thời, Ban thường trực Hội đồng trị sự cũng yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni khi thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an không dùng các thuật ngữ như giải hạn, dâng sao giải hạn, cắt giải oan gia trái chủ… mà phải nêu bật ý nghĩa, sự vận hành luật nhân quả của Phật giáo, tạo phước đức bằng việc tránh ác, làm thiện, làm nhiều việc tốt.
Chiều 20-2-2019, Bộ VH-TT&DL cũng có văn bản gửi Ban Tôn giáo Chính phủ và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị cùng có biện pháp chấn chỉnh, không để việc tổ chức dâng sao giải hạn thành biến tướng để trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thượng tọa Thích Nhật Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh khẳng định:
“Hoàn toàn không có cơ sở khoa học cơ sở Phật học về niềm tin sao hạn”.
Hàng năm cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán (tầm từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng) hàng chục ngàn người
Lại đổ về các chùa để cúng dâng sao giải hạn với mong muốn thoát khỏi tai ách tai ương thất thoát tiền của từ các
“Sao xấu chiếu mệnh” trong năm như La Hầu Kế Đô, Thái Bạch
Không biết từ bao giờ tín ngưỡng này đi vào đời sống tâm linh người Việt nhưng có thể thấy người dân ngày càng tin vào việc cúng dâng sao giải hạn
Một số ngôi chùa làm lễ giải hạn giống như một thứ dịch vụ nhẹ thì vài trăm nghìn đồng/người tốn kém hơn nữa thì lập đàn lễ lên tới cả chục trăm triệu đồng
Những chùa được đồn là “thiêng” có lượng người đăng ký cúng giải hạn đông phải chia làm nhiều đợt cúng riêng với từng sao xấu
Có nơi khuôn viên chật chội
Người dân tràn cả ra đường gây ách tắc giao thông mất an toàn
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh việc cúng sao giải hạn
Có nguồn gốc từ niềm tin tín ngưỡng của người Trung Quốc. Người Trung Quốc cổ xưa tin rằng trong vũ trụ có 28 vì sao trưởng quản hạnh phúc, khổ đau, bao gồm sức khỏe, tuổi thọ, việc làm của con người nên vào dịp đầu năm họ thường bày biện lễ vật để cúng 28 vì sao này để sao sáng chiếu mạng, cuộc đời được quang đãng, hạnh phúc, còn nếu không họ sợ sẽ bị tai ương.
Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng các chùa ở Việt Nam thường cúng cầu an đầu năm mới chứ không cúng sao. Một số chùa có tập tục cúng sao vì sư trụ trì các chùa này còn mê tín, dẫn đến tình trạng hướng phật tử mê tín theo. Việc làm này vừa tốn tiền, vừa “trải thảm đỏ” rước nỗi sợ hãi về mình. Bên cạn đó, những người có niềm tin mê tín, sợ hãi, nghĩ rằng bỏ ra khoản tiền cúng dâng sao giải hạn, cả năm dù bị sao xấu chiếu cũng vượt qua khỏi, họ tìm thấy ở việc dâng cúng này sự trấn an tạm thời và sự bình an lâu dài. Đây là sự trao đổi có lợi ích, làm niềm mê tín này tiếp tục tồn tại, chi phối, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người.
Còn theo Thượng tọa, Tiến sỹ Thích Thanh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, dâng sao giải hạn là hiện tượng sùng bái quá mức, mê tín dị đoan, không có trong giáo lý đạo Phật.
Thượng tọa Thích Thanh Tuấn phân tích, mệnh người là do công cha, huyết mẹ, nhờ phúc ấm tổ tiên mà thành. Sống thiện, tích phúc tu nhân sẽ gặt hái quả thiện, hưởng phước lành, ngược lại, gieo quả ác sẽ gặt quả ác. Kinh nhân quả đã nói, "chọn đạo mà tu kẻo lỡ hoài, trung hiếu một lòng ghi để dạ, thị phi hai chữ khắc ngoài tai".
Hiện nay, nhiều người tin vào cúng dâng sao giải hạn, người nọ rủ rê, lôi kéo người kia đã đưa việc này trở nên phổ biến. Tại một số chùa lượng người cúng giải hạn quá tải, gây mất mỹ quan, mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, đạo Phật không cúng sao. Người dân đến chùa là để cầu an, trước hết là cầu cho quốc thái, dân an, tiếp đến là cầu cho mọi người trong gia đình được khỏe mạnh, cầu để tâm được an, tâm hướng đến Phật, bỏ điều ác, làm điều thiện, tích phúc tu nhân. Các chùa đều thờ Phật, do vậy, chùa nào cũng có thể làm lễ cầu an, người dân không nhất thiết phải tập trung ở một vài chùa, vào cùng một thời điểm.
Cũng theo Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, từ khi Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có văn bản khuyến cáo không đốt vàng mã ở chùa vào các ngày tuần, rằm, khánh tiết, hiện tượng này đã giảm đáng kể. Các vị trụ trì đều có trách nhiệm khuyến hóa phật tử, nhân dân không đốt vàng vì không mang lại ích lợi cho bản thân. Đây là hiện tượng mê tín dị đoan bắt nguồn từ Trung Quốc và theo dân gian truyền miệng, có đốt bao nhiêu vàng mã thì Phật, thánh cũng không nhận được. Đốt vàng mã không chỉ lãng phí tiền của mà còn làm ô nhiễm môi trường, bụi bẩn chốn cửa thiền.
“Phải theo giáo lý Phật giáo, lời dạy răn của Phật và chư đại Bồ Tát, thánh tăng, không cuồng tín, mê tín dẫn đến mê muội. Đạo Phật không có chuyện cúng sao, đốt vàng mã. Tiền mua vàng mã để đốt hãy tích cóp làm những điều thiện, lợi lạc cho chúng sinh. Trong thời đại 4.0 cần sống thiết thực hơn, bỏ tập tục cổ hủ này”, Thượng tọa Thích Thanh Tuấn nói.