XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»Trần Triều Vương Phụ An Sinh (Trần Liễu)

Trần Triều Vương Phụ An Sinh (Trần Liễu)

Giới thiệu chung


Anh Sinh Vương có tên húy là Trần Liễu. Ông sinh năm Canh Ngọ thời Trị Bình Long Ứng thứ 6 tức năm 1210, mất năm 1251 tại đất Thang Mộc (Quảng Ninh ngày nay).

Trần Triều Vương Phụ An Sinh là anh ruột của Trần Cảnh, cha ruột của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là người tài giỏi, một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng thời nhà Trần, từng được vua Trần Thái Tông phong chức Úy Phụ Quốc và đi xứ Thanh dẹp giặc. Đồng thời, ông cũng là nhân vật mà người đời thường nói tới khi nhắc đến mối hận cướp vợ của Trần Liễu với vua Trần Thái Tông.

Thân thế


Trần Liễu sinh vào khoảng niên hiệu Kiến Gia thứ 1 (1211), tại phủ đệ Tinh Cương, phủ Long Hưng (nay là xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Ông là con trai cả của Trần Thừa, không rõ mẹ là ai, thông thường đều mặc định là Lê thị – vợ cả của Trần Thừa và là mẹ ruột của Trần Thái Tông Trần Cảnh. Theo thông tin hiện có, Trần Liễu có lẽ là anh cả trong số những người con của Trần Thừa, dưới Liễu là Trần Thái Tông, Khâm Thiên Đại vương Trần Nhật Hiệu. Ngoài ra còn có Thụy Bà công chúa, Thiên Thành công chúa và người anh em trai ngoài giá thú là Hoài Đức vương Trần Bà Liệt, cả ba hiện đều không rõ thứ tự trong nhà.

Khi ông sinh ra và trưởng thành, họ Trần lúc đó dẫn đầu là Trần Lý đang là thế lực quân phiệt có sức ảnh hưởng tại thôn Lưu Gia, buộc vị thái tử của nhà Lý là Lý Hạo Sảm phải nương nhờ gia tộc này. Sau khi cô của Trần Liễu là Trần thị gả cho thái tử, gia tộc họ Trần chính thức tham gia vào cuộc chiến chính trị khi ấy. Thái tử lên ngôi, tức Lý Huệ Tông, gia tộc họ Trần lại bị xoay vần vì tình hình chính trị phức tạp và dã tâm của người chú Trần Tự Khánh – một người không hề giấu diếm việc muốn thao túng hoàng gia nhà Lý. Tới giai đoạn năm Bính Tý thời kỳ Kiến Gia (1216), lúc này Trần Liễu lên 6 tuổi, chính quyền nhà Lý cơ bản hoàn toàn nằm trong tay họ Trần, sau khi Lý Huệ Tông quyết định nương nhờ người chú Trần Tự Khánh đồng thời sách lập Trần thị làm hoàng hậu.

Không rõ vào thời gian nào, Trần Liễu cuối cùng được ban hôn với Thuận Thiên Công chúa Lý Oánh, chị của Lý Chiêu Hoàng, con gái lớn nhất của Lý Huệ Tông đồng thời còn là chị em họ của ông, vì mẹ của Thuận Thiên là Trần Hoàng hậu.

Cuộc đời và sự nghiệp


Trong cuộc đời An Sinh Vương Trần Liễu được phong rất nhiều chức tước khác nhau.Đầu tiên khi được ban hôn với công chúa Thuận Thiên, ông được vinh phong làm Phò mã đô úy và phong chức Phụng Càn Vương. Đến năm 1228, ông được vua Trần Thái Tông phong chức Thái Úy. Năm 1234 khi Trần Thừa mất, Trần Liễu được vua ban tước Hiển Hoàng Vương. Nhưng hai năm sau, năm 1236 ông bị giáng xuống làm Hoài vương vì dính vào “vụ án thông dâm” với một cung nữ nhà Lý. Sau vụ đem quân chống trả lại triều đình vì mối hận thái sư Trần Thủ Độ ép ông trao vợ cho vua Trần Thái Tông và thoát chết nhờ vua cứu năm 1237, Trần Liễu được ban tước Yên Sinh vương vì lúc ấy ông được cắt đất phong làm thang ấp ở vùng Ngũ Yên có tên là Yên Phụ, Yên Sinh, Yên Dưỡng. Sau khi mất, ông được vua ban tước Khâm Minh Từ Thiện Đại vương.

Sự kiện nổi bật nhất trong cuộc đời An Sinh Vương Trần Liễu đó chính là việc thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu trao người vợ đang mang bầu 3 tháng là công chúa Thuận Thiên cho vua Trần Thái Tông.

Theo đó năm 1237, lúc ấy hoàng hậu của vua Trần Thái Tông là hoàng hậu Chiêu Thánh (người đã nhường ngôi nhà Lý cho Trần Cảnh tức vua Trần Thái Tông) sống với nhau 12 năm mà vẫn chưa có người con nào. Triều đình lo cho hậu vận nhà Trần có thể bị mất ngôi như nhà Lý (vì nhà Lý không có con trai nên ngôi vua mới rơi vào tay nhà Trần). Mặc dù lúc ấy, người thiếp của vua Trần Thái Tông đã sinh cho ông một người con trai là Vũ Uy vương Trần Nhật Duy, nhưng vì Nhật Duy không có dòng máu của nhà Lý nên không thể kế thừa ngôi vua. Bởi lẽ nhà Trần có được ngôi vua là do được công chúa Lý Chiêu Hoàng trao cho nên về lý mà nói, cháu ngoại của vua Lý Huệ Tông lên ngôi mới đúng nghĩa.

Lúc bấy giờ, thấy công chúa Thuận Thiên đang có mang 3 tháng với Trần Liễu, thái sư Trần Thủ Độ liền bàn với Trần Thị Dung đưa Thuận Thiên về làm vợ vua Trần Thái Tông, ép vua lấy chị dâu mình và lập làm hoàng hậu. Đồng thời phế người vợ đã chung sống 12 năm là Chiêu Thánh hoàng hậu xuống làm công chúa. Vua Trần Thái Tông lúc ấy phản đối kịch liệt, bèn rời khỏi kinh thành lên núi Yên Tử. Thái sư Trần Thủ Độ lúc ấy lập tức đưa quân đi tìm vua Trần Thái Tông và thuyết phục ngài trở về.

Nhân việc Thái sư kéo quân đi buông lỏng phòng bị, Trần Liễu vì uất ức bị mất vợ đã sắp đặt quân đội chuẩn bị đánh chiếm triều đình. Nhưng điều không ngờ là tất cả sự việc đã được thái sư Trần Thủ Độ tính toán. Ngay lúc ông đang kéo quân đánh vào kinh thành thì bị quân triều đình bao vây.

Vì không đủ sức chống trả lại quân triều đình, để thoát được cái chết, Trần Liễu đã nghĩ ngay đến người em thân thiết của mình là vua Trần Thái Tông. Chỉ vua mới cứu được ông lúc này. Trần Liễu đã ngầm hẹn với vua Trần Thái Tông đúng giờ ngự thuyền ra sông Cái Cứu mình. Khi giả làm người dân thường đánh cá, Trần Liễu đã gặp được Trần Thái Tông. Khi ấy, đúng lúc Trần Thủ Độ đến. Trần Thái Tông đã lấy thân mình che chở cho Trần Liễu khiến Trần Thủ Độ không thể làm gì được. Trần Thủ Độ thấy cảnh này mới tức lên và ném gương xuống sông nói: “Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các ngươi thuận nghịch thế nào?”.

Sau vụ việc này, binh lính của Trần Liễu đều bị giết hết sạch. Nhờ sợ hòa giải của bà Trần Thị Dung vợ thái sư Trần Thủ Độ mà ông và vua Trần Thái Tông đã tha thứ cho nhau và tình cảm anh em trở lại như xưa, như chính sử đã ghi.

Tuy nhiên, dù chính sử nói là vậy nhưng mâu thuẫn trong lòng An Sinh Vương Trần Liễu vẫn còn đó. Thậm chí mâu thuẫn này còn trở thành mối hận sâu sắc đến mức trước khi chết Trần Liễu vẫn còn trăng trối lại với con mình là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn rằng: “Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”.

Thờ tự


Nhân dân tưởng nhớ An Sinh Vương Trần Liễu lại ghi ơn người đã có có ơn sinh thành nên 7 người con tài giỏi xuất chúng, lập nhiều chiến công chống quân Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn nước nhà, đã lập đền thờ ông tại rất nhiều nơi. Các đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu đều được nhân dân thường xuyên tề tựu về dâng hương dâng lễ thành tâm cúng khấn, đặc biệt là vào những ngày lễ tiết lớn trong năm như ngày đầu năm mới, hay ngày tiệc An Sinh Vương Trần Liễu (1/6 Âm lịch).

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo