Đạo Mẫu Có Phải Tôn Giáo Không?
Đạo nào cũng là đạo? Đạo nào cũng là tôn giáo?
“Đạo” (theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi) nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó ( hiện thực và phi hiện thực ).
- Trong Đạo Phật, từ Đạo được hiểu là con đường, từ Phật nghĩa là Giác Ngộ, thậm chí Toàn Giác.
Đạo Phật được hiểu là con đường đi tới sự Giác Ngộ
- Lão Tử (đạo Lão) coi đạo là nguồn gốc của vũ trụ, là bản nguyên của Trời Đất và vạn vật, có nguồn gốc tự nhiên nhưng không biết nơi xuất phát cũng không có nơi kết thúc. Đạo Lão dạy người ta tình yêu rộng lớn: Thánh nhân thường biết cứu người nên không bỏ người nào, thường biết dùng vật nên không sót vật nào; khuyên người ta giữ tấm lòng thuần phác, hồn nhiên như trẻ thơ, thanh thản trong mọi công việc (vô vi nhi vô bất vi).
- Đạo giáo coi đạo như nguyên lí tiến triển của sự vật, quy luật hoạt động của vũ trụ .
- Kinh Dịch có câu "Một âm một dương gọi là đạo" (nhất âm nhất dương chi vị đạo), "Một âm một dương" tức hai khí âm và dương tác động lẫn nhau, gọi là đạo, tức là động lực thúc đẩy sự hình thành và chuyển hoá của vạn vật…
- Trong nhân gian: Đạo lý của đời từ những kinh nghiệm từng trải trong cuộc sống
Đạo đời vô hình nhưng thích ứng và hiệu quả tức thì. Người hiểu được Đạo đời là người tự biết rút kinh nghiệm khi thất bại, biết tự học hỏi khi yếu kém, biết nhận lãnh trách nhiệm khi lầm lỗi và tự biết điều chỉnh khiếm khuyết của bản thân, biết cân bằng những mong muốn vừa đủ và tìm thấy được niềm vui hạnh phúc cho bản thân.
Và đặc biệt có niềm tin , bởi có niềm tin thì mới Thành công trong mọi chuyện.
Khi nói đến Đạo, người ta thường cho rằng đó là vấn đề thuộc “Tôn giáo”.
Tôn giáo theo những định nghĩa thường thấy là:
“ Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, ( BAO GỒM MỘT TÍN NGHƯỠNG TRIẾT THUYẾT RIÊNG ) thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh.
Các tôn giáo khác nhau có thể chứa hoặc không chứa nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố thần thánh, những điều thiêng liêng, tín ngưỡng, một thế lực hoặc nhiều thế lực siêu nhiên hoặc "một số thế lực siêu việt tạo ra các chuẩn mực và sức mạnh cho phần còn lại của cuộc đời ". Các hoạt động tôn giáo có thể bao gồm các nghi lễ, bài giảng, lễ kỷ niệm hay biểu hiện sự tôn kính (các vị Thần, Thánh, Phật), tế tự, lễ hội, nhập hồn, lễ nhập đạo, dịch vụ tang lễ, dịch vụ hôn nhân, thiền, cầu nguyện, âm nhạc, nghệ thuật, múa, dịch vụ công cộng, hoặc các khía cạnh khác của văn hóa con người.
Các tôn giáo thường có lịch sử và các kinh sách thiêng liêng, có thể được bảo tồn trong các thánh thư, các biểu tượng và thánh địa, nhằm mục đích chủ yếu là tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống... Tôn giáo có thể chứa những câu chuyện tượng trưng, đôi khi được những người tin theo cho là đúng, có mục đích phụ là giải thích nguồn gốc của sự sống, vũ trụ và những thứ khác nhân sinh quan , thế giới quan.... Theo truyền thống, đức tin, cùng với lý trí, đã được coi là một nguồn gốc của các niềm tin tôn giáo.”
Trong tiếng Anh, tôn giáo là: Religion - xuất phát từ tiếng Latinh: Religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó.
Thực tế và dễ hiểu hơn: Tôn giáo là chúng ta tin vào một đấng linh thiêng.
Vậy khi nào đạo trở thành tôn giáo?
Không phải bằng văn bản kinh sách, không phải bằng tổ chức phân cấp quản lý thực hành nghi lễ, không phải bằng sự công nhận của thể chế quản lý hành chính (bởi thể chế luôn thay đổi)…. như nhiều người lầm tưởng. Mà chính sự khác biệt bản chất khiến cho có đạo trở thành tôn giáo và có đạo thì không.
Đó là yếu tố linh thiêng và niềm tin vào đấng linh thiêng trong đạo.
( và phần có lẽ đặc biệt nhất đó là các thế lực cầm quyền về trính trị hay quốc gia hoặc kẻ thống trị có thể tin theo hoặc lợi dụng được đạo đó nâng đạo lên thành tôn giáo để dễ bề thao túng và thống trị ví dụ như các nhà nước có Quốc giáo ... hoặc các tổ chức giáo hội thao túng chính trị như Vaticang , hay Ấn độ giáo..... hay hồi giáo I Ran ..)
- Đạo Kito sẽ không gọi là kito giáo nếu không có niềm tin vào Chúa Jesu Kito : “Ta là chúa, ta là đấng từ trời xuống , ai ăn bánh này, thịt này sẽ được sống đời đời, … ta là đường, là sự thật, là sự sống. Không ai đến được với cha mà không qua thầy. Ngài là người duy nhất đã chết cho chúng ta. Đã chết và sống lại để chúng ta được ơn cứu độ…”. Người theo đạo Kito đặt niềm tin vào chúa Jesu, mong được cứu rỗi (những sai lầm hiện đời) để sau khi chết được về với chúa. Chúa Jesu trở thành đấng linh thiêng đối với họ. Vì vậy mà ta có Kito giáo.
- Đạo lão sẽ mãi là đạo nếu chỉ đơn thuần dạy cho chúng ta cái đạo đức cái sự vô vi hợp với tự nhiên xa lánh cái trần tục thực tại có chăng chỉ kèm vào dậy sự, ăn ngay ở đời này, đạo làm người và tu tập cho hoàn thiện . Nhưng người học theo đạo lão tôn kính lão Tử, lấy cái tín ngưỡng dân gian Á Đông và đặt niềm tin lão Tử là Thánh, đặt niềm kính ngưỡng thậm trí mong cầu được che chở dẫn dắt, dẵn đạo từ cõi linh thiêng của ngài và họ phát triển dần kết hợp với tín ngưỡng dân gian hoàn thiện hệ triết thuyết pha chút tu tập học thuật và các sự mặc tưởng kết hợp với thực hành tín ngưỡng thần đạo dân gian á đông. Và vì vậy đạo lão trở thành lão giáo
- Đạo Nho của khổng Tử cũng vậy, bản chất ban đầu đạo như là một hệ triết thuyết dạy người ta cách ứng xử trong cuộc đời, cùng các tri thức triết thuyết... cách cai trị đất nước… như thế nào. Người đời tôn kính khổng Tử như một vị Thánh, thờ phụng ông, các đệ tử học theo đạo ông để lại kính ông là bậc đạo Tổ, đạo ông để lại cho đời giờ đây không còn thuần là đạo, chính sự tôn kính của thế nhân và các đệ tử khiên Đạo khổng trở tôn giáo ( nho giáo ).
- Đạo Phật cũng vậy, Phật đưa ra con đường giải thoát, con đường trí tuệ để thế nhân thoát khổ và thuyết ra tứ diệu đế bát tránh đạo. Khi tại thế, các đệ tử của ngày cũng chỉ gọi ngài là thầy, người không phải đệ tử nhưng học theo triết thuyết của ngài thì gọi ngài là trưởng lão ,người theo đạo khác gọi ngài là vị tiên tri… hay nhà triết gia... vị khổ tu giả ... Đơn thuần là vậy. Nhưng sau khi ngài mất (nhập niết bàn), thì con đường ngài vạch ra cho thế nhân đi, chỉ dẫn định hướng của ngài đem lại lợi lạc và người theo đạo của ngài để lại tôn kính ngài. Người ta gọi ngài là Phật, là đấng tôn kính, đấng linh thiêng… người ta thờ phụng ngài, dâng lễ ngài, rước tượng ngài… bằng các phong tục và tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Á châu Và vì vậy mà đạo ngài để lại trở thành tôn giáo.
- Đạo Việt ta hay được gọi tên là Đạo Mẫu Tam Tứ Phủ bao gồm rất nhiều tín ngưỡng truyền thống Việt từ thờ nhân Thần, tự nhiên Thần, thờ Mẫu Thần, thờ tiên hiền, thờ anh linh thần võ, tổ nghề,… thờ gia tiên Thánh tổ… cũng như vậy. Đạo Việt cũng chỉ rõ thế giới quan , nhân sinh quan, và cũng dạy dân yêu nước, yêu quê hương, yêu lao động, yêu cuộc sống chân thiện mỹ, yêu thương gia đình, kính trọng cha mẹ ông bà gia tiên tiền tổ, uống nước nhớ nguồn , hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Trân thiện mỹ hơn, hòa hợp hơn giữa người và người , giữa người và thiên nhiên Đó là cái cốt yếu của Đạo một đạo thuần Việt .
Nhưng không chỉ dừng lại là con đường, sự dẫn chỉ, dạy dỗ nữa. Người Việt từ bao đời vẫn luôn giữ truyền thống tôn kính tiên hiền, tôn kính Thần Thánh (dù là Nhân thần hay tự nhiên Thần), tin vào đấng linh Thiêng Thần Thánh cứu giúp cho mưa thuận gió hòa, đất nước bình an, tin vào Đấng Thần Thánh anh linh võ lược bảo hộ đất nước về âm phần, tin vào thế giới tâm linh sau khi chết về với gia tiên tiền tổ… bởi vậy mà người Việt ta tin vào “quỷ Thần hai vai”, “sống về mồ mả không ai sống cả bát cơm” tin vào sự Âm phù bảo nghã lê dân, truyền thừa , truyền thống , văn hiến của tiên hiền dân tộc đã tôn thờ thành Thánh tiền nhân đã để lại ,… Người Việt ta cũng tôn thờ và thờ phụng các vị Thần Thánh Việt, các vị tiên hiền, tổ nghề, gia tiên… Như vậy là chúng ta có niềm tin về đấng linh thiêng của dân tộc mình, kể cả vào mặt : thế giới quan và nhân sinh quan đã hun đúc lên tâm thức , tri thức Việt và đặt niềm tin được về với các vị Linh Thiêng đó. Chúng ta có tôn giáo của riêng mình. Và Đạo Mẫu Tam Tứ Phủ hay Đạo Mẫu trở thành một đạo hay còn gọi là đạo NỘI ( Do không có tổ chức theo quy định lên hiện hành lên chưa được gọi à tôn giáo )
+ Người ta hay đề cao đề thấp các khái niệm: Đạo – Tín ngưỡng – Tôn giáo… Nhưng đừng để mình bị che mắt và dẫn dắt bởi những khái niệm bề ngoài đó. Hãy hiểu về bản chất.
Cái được gọi là “thực hành tín ngưỡng” chỉ là một hình thức giữ gìn văn hóa tôn giáo chứ không có nghĩa rằng đó là phân cấp của tôn giáo.
Cái tổ chức gọi là Tôn giáo đó chỉ tập hợp hoặc một hình thức quản lý hay thống trị....đứng đầu về đạo cũng chưa chắc đã giúp riêng từng cá nhân tu đạo , có chăng chỉ nhằm quản lý và tập hợp các cá nhân có trung niềm tin về một đạo , cũng có thể do thuận tiện về chính trị hoặc quản lý.....
Vậy lên tất cả các đạo như nhau:
Đơn thuần là con đường và niềm tin vào đấng linh thiêng tạo thành tôn giáo. Không có tôn giáo nào cao hơn tôn giáo nào cả.
Tại Việt Nam, 2016 UNESCO công nhận thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hoá phi vật thể và nổi trổi nhất là nghi thức hát văn & hầu đồng, đó là công nhận ý nghĩa “di sản văn hóa” của thực hành nghi thức tôn giáo (chỉ là một trong rất nhiều yếu tố của tôn giáo). Trước khi có sự công nhận đó, Đạo Mẫu vẫn tồn tại phát triển, vẫn thực hành rất nhiều nghi thức tôn giáo bao gồm cả hầu đồng, vẫn là là Tôn giáo bản địa thuần Việt. ( nội đạo)
+ Cũng đừng vì tên gọi thế nhân đặt cho mà nhầm lẫn: Ngày nay người ta liệt kê trên mạng xã hội các tôn giáo đông tín đồ như Kitô giáo (Trên 3,4 tỷ); Hồi giáo (1,8 tỷ); Ấn Độ giáo (900 triệu), Đạo giáo (400 triệu), Tôn giáo dân gian Trung Quốc (394 triệu); Phật giáo (365 triệu tín đồ bao gồm xuất gia và các nước tôn Phật giáo là quốc đạo ), 1,2-1,6 tỷ (tính cả tín đồ không chính thức - tại gia kiểu dân việt )); Nho giáo (150 triệu); Tôn giáo truyền thống châu Phi (100 triệu); Thần đạo Nhật Bản 30 triệu ( và gần 150 triệu tín đồ ko chuyên ) ; Do Thái giáo (14 triệu); Đạo Cao Đài (3,8 triệu), Jaina giáo (1.2 triệu) …. (Theo wikipedia)
Tôn giáo bản địa Việt Nam với tên gọi Đạo Mẫu (chắc chắn nhiều hơn 1.2 triệu tín đồ Janai giáo, chắc chắn truyền thừa và nghi lễ không kém hơn tôn giáo truyền thống châu Phi hay tôn giáo dân gian Trung Quốc, hay thần đạo nhật bản niềm tin – nghi thức tâm linh vào đa Thần (tự nhiên Thần và Thánh tổ gia tiên)… tương đồng rất lớn với Thần đạo Nhật Bản… )…
Vậy mà vẫn bị nhiều người cho rằng tên gọi là “Đạo Mẫu” thì không phải là tôn giáo ??? ( chỉ là tín nghưỡng chứ ko phải 1 đạo ) Chớ quên Đạo Mẫu còn có tên gọi khác là Thiên Tiên Thánh giáo được vua phong và hiện giờ Đạo Mẫu tại miền Trung vẫn được gọi bằng Thiên Tiên Thánh giáo. ( tôn giáo chính thức ) Đừng vì cái “Danh” mà nhầm lẫn cái bản chất của tôn giáo.
+ Còn về kinh sách ư? Tôn giáo bản địa Việt Nam (Đạo Mẫu) không khác gì Kito giáo, Hồi giáo… và nhiều tôn giáo khác trên thế giới về bản chất kinh sách.
Kinh sách của các tôn giáo đó từ đâu mà có? ???
99% là từ niềm tin vào sự mặc khải (mở ra cho biết một điều thiêng liêng màu nhiệm trong sự tĩnh lặng mà lý trí con người không thể giải thích được - mặc khải là quá trình hoặc hành động nhận biết một thông tin thần thánh) và được nhà Tiên Tri (người đời) ghi lại và truyền bá cho chúng nhân. (ở Việt gọi là “thông công thần linh”. )
• “Do Thái giáo bao gồm một tập tài liệu văn bản tôn giáo đồ sộ, các cách thực hành đạo, các chức vụ thần học và các tổ chức cộng đồng tôn giáo. Kinh thánh Torah là một phần của văn bản tôn giáo đồ sộ này được gọi là Kinh Tanakh hoặc Kinh Thánh Hebrew, và bổ sung thêm là các giải thích kinh thánh truyền thống qua truyền miệng sau này được ghi chép qua các văn bản. Do Thái giáo xem niềm tin vào sự mặc khải và sự chấp nhận sách Torah (sách Ngũ Kinh) là cốt lõi căn bản của đức tin, nhưng Do Thái giáo lại không có một cơ quan trung ương để hướng dẫn các giáo điều. Việc này làm phát sinh nhiều nghi thức khác nhau, một số thầy rabbi chấp nhận một nghi thức, số khác lại bất đồng…. (giống như Đạo Mẫu ta khi hầu hạ phụng sự, truyền thừa đạo pháp cũng “Mỗi nhà mỗi nếp, mỗi dòng đồng mỗi quy tắc…”
Qua nhiều thế kỷ, rất nhiều nghi thức của nguyên tắc đức tin Do Thái giáo đã xuất hiện rõ, mặc dù chúng có thể khác biệt ở vài điểm cụ thể nào đó, chúng vẫn biểu lộ sự tương đồng của nền tảng đức tin”.
• “Kitô giáo có Phúc Âm, còn được gọi là Tin Mừng hay Tin Lành là tên gọi chung để chỉ bốn cuốn sách đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong Kinh Thánh Tân Ước, bao gồm: Phúc Âm Mátthêu, Phúc Âm Máccô, Phúc Âm Luca và Phúc Âm Gioan (được trình bày dưới bốn hình thức và của bốn tác giả khác nhau (là các đệ tử - sứ đồ của Jesu) - đều nhằm thuật lại cuộc đời, các lời rao giảng cũng như dụ ngôn của Đấng Giê-su Christ. Sự sống lại của Jesu, ngài hiện ra và truyền lại các giáo lý để cho các đệ tử - sứ đồ đi giảng đạo tiếp tục cũng được dẫn dắt thông qua sự “mặc khải”.
Từ sự “mặc khải” này cùng những rao giảng, giải thích, nối tiếp, điều chỉnh, tổng hợp và cả truyền miệng… qua nhiều năm, nhiều giai đoạn phát triển mà các tôn giáo có hệ thống kinh sách như ngày nay. Và kinh sách này đều là do con người viết và truyền bá.”
• Một tôn giáo khác cũng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay, là Phật giáo. Những lời giảng của đức Phật được đệ tử của ngài ghi chép lại (kinh sách phật nguyên thủy - rất ít). Nhưng sau những lần kết tập kinh sách, những lần truyền bá kinh sách đi các quốc gia, sự dịch thuật qua các nước…kết hợp với văn hóa bản địa tìn nghưỡng dân gian bản địa để dẫn giảng… dẫn đến hệ thống kinh sách đồ sộ hơn và thậm chí cả những biến đổi…
Trên lãnh thổ việt còn có hàng chục tôn giáo nhỏ lẻ khác đã được công nhận là tôn giáo.
Đạo Mẫu thì ko .
Trong khi đạo Mẫu : Tôn giáo bản địa Việt cũng có kinh sách, có truyền thừa pháp đạo (dù là mật truyền, dù có giai đoạn bị quân xâm lăng áp bức đốt phá sách đạo) ... như những: Tam vị Thánh Mẫu cảnh thế chân kinh, Thiên tiên thánh mẫu phổ tế quần sinh chân kinh, Đạo Mẫu Tứ Phủ Đình Thần Kinh Thư dẫn tu cơ sở, Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh, Tam bảo quốc âm chân kinh, Hồi xuân Nam âm chân kinh…, sách đạo truyền đời của từng dòng đồng, các bản hát văn cổ chúc Thánh, những bài hát, bài cúng, bài kêu cầu, trong nghi lễ … ) là những văn bản kinh sách chứ đâu. Có những kinh sách là bắt nguồn tự sự Mặc Khải, có những sách từ sự truyền thừa nhiều đời, sự truyền miệng, sự diễn giải, quy tắc và ứng xử hay tu đạo của từng dòng đồng, nhà đồng… (mỗi nhà mỗi nếp)… đó chính là kinh sách và đặc biệt thấp nhất là lời huấn đạo trước khi ra mở phủ của các dòng đồng đó là luật là đạo và dẫn đạo . Vậy đã gọi là huấn đạo
Thử hỏi không gọi là đạo ko có đạo thì huấn cái gì ?
Rồi tên gọi các vị đồng nhân hàng vài trăm năm nay cũng đều gọi là Thanh đồng Đạo Quan mà Đạo Quan thì phải có đạo. ( ko có đạo sao lại gọi là đạo quan )
+ Về sự tổ chức: Đừng nghĩ “giáo hội” mới hình thành tôn giáo. Tôn giáo bản địa Châu phi có hệ thống tổ chức các cấp không? Tôn giáo bản địa trung quốc có không? Nho giáo – Lão giáo có không? Thần đạo Nhật Bản có ko ? Họ có con đường đạo và niềm tin vào đấng thiêng liêng dẫn đạo. Họ có các nghi thức duy trì đạo … Vậy là đủ.
Còn có nhiều tôn giáo quy mô lẫn con đường giáo hóa và thực hành nghi lễ còn ko bằng 1 phần của Đạo Mẫu , mà vẫn gọi là Tôn giáo.
Giáo hội là tổ chức con người lập ra có thể do 1 quy định thời cuộc thời đại hay chính thể .... để thuận tiện hỗ trợ, quản lý truyền bá việc thực hành nghi thức, quy tắc, lễ nghi của tôn giáo mình theo, chứ không phải là điều kiện hay thành phần cấu thành nên tôn giáo.
Những tổ chức mà nhà nước cho thành lập có liên quan đến đạo Mẫu hiện nay thường thấy như hội thanh đồng đạo quan tỉnh, huyện, xã… hội thanh đồng… hay CLB .....cũng là hình thức tổ chức mà tín đồ theo tôn giáo Việt cố lập ra để hỗ trợ thúc đẩy, thực hành nghi thức tôn giáo được thuận tiện trong một phạm vi nào đó. ( và vì nó vẫn dưới danh nghĩa hội hoặc câu lạc bộ chứ ko phải tổ chức tôn giáo lên theo và ko theo về nguyên tắc ko quan trọng ) Còn cái cốt yếu duy trì thực hành tín ngưỡng tôn giáo, giữ truyền thừa, truyền thống, truyền giảng đạo pháp, kinh sách … phải là các bản hội, các dòng đồng, là các đồng thầy dẫn đạo của các bản hộ cơ cánh nhà đồng đó.
Thực tế có những tôn giáo được thống nhất về tên gọi và đông đảo người biết để người ta ghi thẳng vào các văn bản, giấy tờ là tôn giáo, cũng có những tôn giáo tồn tại và phát triển thuần theo đúng bản chất của mình (con đường dẫn chỉ và niềm tin linh thiêng cũng như thế giới quan và nhân sinh quan ) vẫn truyền thừa và tiếp nối thực hành nghi lễ nhiều đời.
Tôn giáo hay tín nghưỡng hay đạo đều có nhiều cái trung nhưng tối cao vẫn là niềm tin và đức tin nơi gửi gắm nương tựa hay còn gọi là điểm tựa lương tâm , đức tin ,: khi sống và ký thác nơi về .
Vậy mới sinh ra câu hỏi của các nước cấp visa hay hỏi: Bạn theo tôn giáo nào? (Tức là bạn có được định hướng con đường để sống tốt đẹp và có niềm tin tâm linh vào đấng linh thiêng để làm điểm tựa tinh thần cho lương tâm được thường trụ hay không?).
Thường thì người ghi tôn giáo ko sẽ bị nhân dân thế giới nói trung nhìn nhận đánh giá thấp về lương tâm và đạo đức .
Dù có khi trong hồ sơ visa có ghi: “Tôn giáo: Không” đi chăng nữa đối với người Việt nội đạo hay còn gọi là đạo ông bà và cao hơn chút tổng hợp cái truyền thừa , truyền thống , văn hiến Việt còn gọi là Nội đạo là đạo Mẫu vẫn thường trực trong huyết quản người Việt ..
Bởi theo thể chế xã hội, bởi định danh tôn giáo mỗi thời mỗi khác hoặc chưa có danh chung cho tôn giáo bản địa thống nhất (ví như tôn giáo các dân tộc Trung Quốc, tôn giáo các bộ lạc Châu Phi…) thì người ta vẫn có tôn giáo của họ, thực hành nghi lễ, tiếp nối truyền thống và truyền thừa tôn giáo của họ...
Và dù ko có danh xưng là 1 đạo và 1 tôn giáo
Nhưng nội đạo Và đạo Mẫu vẫn trường tồn . Và luôn là 1 tôn giáo trong lòng dân Việt.
Cũng như một Tổng thống Mỹ đã từng nói trên thế giới có 2 dân tộc không bao giờ bị nô dịch và đồng hóa được bởi họ có 2 đạo rất đặc biệt .
1 là do thái với đạo Cha
2 là Việt Nam với đạo Mẹ .
Dù định danh thể chế khác nhau (Thiên Tiên Thánh giáo, Đạo Mẫu, Đạo Mẫu tam tứ phủ… nội đạo ), dù ở thời đại nào cũng không thay đổi bản chất tôn giáo bản địa thuần Việt của Đạo Mẫu ta. Người theo đạo, tu đạo cần hiểu, nên hiểu và nhớ cho kỹ