Sẽ được http://xemboimienphi.vn trả lời chi tiết trong bài viết này.
Dân Sơn Đình là nơi sở tại Thấy một người khí khái khôn ngoan. Mẫu phó cho phụng sự khói nhang Nguyện cầu quốc thái dân an thuận hòa.
Sơ lược về Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Nguồn gốc: Giáng trần vào đời Hùng Vương
Danh hiệu:
Tây Thiên Quốc Mẫu
Chúa Bói Đệ Nhất
Chúa Thượng
Phủ/ nơi cai quản: Nắm trong tay sổ Tam Tòa, chăm sóc độ trì muôn dân
Trang phục/Màu sắc: Màu đỏ
Ngày tiệc: 10/5 âm lịch
Sự tích Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Sự tích Tây Thiên Quốc Mẫu hay còn gọi là Chúa Đệ Nhất Tây Thiên đã được ghi trong bản ngọc phả đền Tây Thiên (Tây Thiên Quốc Mẫu ngọc phả lục), chưa rõ được lập từ thời kỳ nào, nhưng bản chữ Hán này được chép lại năm Khải Định thứ 2 (1917):
Thời nước Việt Nam kiến hiệu Văn Lang Hùng đô trị quốc, thuộc đạo Sơn Tây, Đoan Hùng phủ, Tam Dương động, Đông Lộ trang, trong trang nội có một trưởng ông tỉnh Lăng, danh húy, tuổi gần 40, Thái tuổi ngoại 40. Thái bà tính Đào, danh Liễu tuổi ngoại 40. Trưởng ông con người khí trượng, khôi ngô, thể hiện người anh hùng khoáng đạt, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Trong một ngày ông bà nằm mộng là hành du đăng và Tam Đảo sơn, đến chùa Tây Thiên hành hương cầu đảo, mật khẩu ở trong chùa, cầu mộng đến khoảng ngoài canh ba bà Đào Thị chợt thấy trong người bàng hoàng, thấy có mây ngũ sắc trong chùa hiện lên một giải như phượng bay lượn trong mây đồng thời thấy một số quần tiên 7, 8 người đều mặc mũ áo, người thì ca hát, người thì nhảy múa, người thì gảy đàn, người thì ngâm thơ. Bà Đào Thị tỉnh lại mới biết đây là mộng lành (cát mộng), từ đấy trở đi chuyển động tâm thần mang thai đến 14 tháng, năm Giáp Thân tháng 5 ngày mồng 10 sinh hạ nữ tử. Người con gái nhan sắc, mặt mày sáng sủa huy hoàng, thể hiện con người tuấn tú, nết na, long nhan, phượng cảnh dòng dõi Lạc Hồng. Tuổi 5, 6 đã thông minh, hiểu âm, biết luật, đặt tên là Tiêu (các thập phương biết hủy thường kiêng, gọi chuối rằm vì Tiêu là tên húy). Trưởng ông và Thị bà rất yêu quý, chăm sóc cho ăn học, thể hiện con người nữ tắc, nữ công. Lúc đó mới 11-12 tuổi lại xuất hiện tài năng võ nghệ, binh thư thao lược, thực là người con gái anh hùng hào kiệt. Đến 20 tuổi đã là một anh hùng dũng mãnh, thao lược. Tiếng đồn ở trong trang cũng như xung quanh huyện thấy quả là một phụ nữ tài ba có nhiều phù phép thần thông biến hóa, lúc thì là tiên, lúc là thánh, thực là bậc quần thoa hào kiệt bậc nhất trượng phu. Thời bấy giờ giặc phương Bắc xâm lăng. Trong nhân dân lấy làm dao động hết sức lo sợ. Có chiếu Hùng Vương loan báo trong thiên hạ kêu gọi ai có tài ra giúp nước trị loạn. Lệnh nàng nghe thấy chiếu chỉ đứng ra phan bổ, kêu gọi các tráng đinh trong vùng, tức Động lộ trang 50 người, Sơn Đình 100 người, Quan Nội 150 người, Quan Ngoại 150 người, Quyết Trung 70 người. Cập chư bàng huyện tráng đinh tất cả 3000 người tướng sỹ về tại Phong Châu Việt Trì xin được vào yết kiến Hùng Vương (Nhập triều bệ kiến).
Hùng Vương thấy Nàng là một anh hùng hào kiệt có tài năng, láy làm vui mừng bèn gia tăng tinh binh 10 vạn, hùng mã (kỵ binh) 3000. ủy lệnh cho nàng thống chế thủy bộ quân sự, vào tháng 2 ngày 29 cáo binh tiên thảo. Nàng phụng mệnh hành trình từ kinh thành tiến quân chia thành 3 đạo :Một đạo binh ba vạn hùng mã, một đạo 1000 từ Phong Châu tiến đến Hưng Hóa, một đạo từ Phổ Châu ngưu giang địa diện. Các đội quân cùng giáp chiến với quân giặc là một đạo hùng binh năm vạn quân tướng, ngựa 1000 kỵ binh. Từ Đà Giang tiến thẳng đến Mã Giang cùng quân giặc chiến đấu, lại đem thêm một đạo kỵ binh 4 vạn, 1000 thuyền tiến thẳng tới Tuần Giáo cùng quân giặc hội chiến. Tất cả các đạo hợp chiến ở Quỳnh Nhai địa. Trên một vạn quân giặc đại bại, còn lại bỏ chạy không dám trở lại.Lệnh Nương bèn thu hồi binh về triều, khải hoàn. Triều đình lấy làm vui mừng bèn ra lệnh mở tiệc.Tây chinh đại thắng, gia quan tước cho quân sỹ. Lệnh phong vi Tam Đảo sơn trụ Quốc mẫu Đại vương vào tháng 2 ngày 28, cả huyện làm lễ mừng chiến thắng. Lập công mừng thắng lợi. Tiếp theo là về Động mổ trâu, bò, dê (tam sinh) làm lễ bái tạ gia đường, tổ chức mời các bô lão, anh hùng hào kiệt trong huyện mở yến tiệc đại thắng Tây chinh.Lúc này ông bà sinh ra quốc mẫu tuổi đã ngoại 80, cả 2 ông bà mất không bệnh tật gì, Lệnh nương cho hành lễ an táng cha mẹ vào ngày 12 tháng giêng. Công chua lúc nhàn rỗi nên ngoạn cảnh sơn thủy.Truyền trong tổng nội lập đền thờ Quan Nội, xã lập vi tả cung. Quan Đình, Nhân Lý lập hữu cung, Quyết Trung xã lập vi hạ cung.Tây Thiên lập miếu sư, chợt thấy mây ngũ sắc từ trên trời buông xuống trong khoảng khắc có một Thiên sứ. Sứ giả nhà trời xuất hiện trong đám mây truyền rằng : Vâng mệnh Thượng đế triệu công chúa cùng quan sứ giả thăng thiên, chỉ còn lại một giải tại Tây thiên. Như vậy là người mộc dục xong là hóa, tháng 2 ngày 15.Trong trang nội thấy sự việc của người quả là một bậc tiên thánh bèn tâu về triều, Hùng Vương bèn truyền với quan chức thực sự là một người nữ anh hùng có công và gia tăng sắc phong vị Tam Đảo sơn trụ Quốc mẫu Đại vương dệ nhất thượng đẳng phúc thần.Hàng năm về mùa xuân, mùa thu tứ thời quốc tế vạn cổ huyết thực cùng cả nước ghi nhớ đó là công ơn thịnh vậy.Truyền lập miếu thờ hương hỏa lưu truyền của Đại Việt. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần khai sáng đất nước Đại định thiên hạ nhất nhất tuân theo. Tuy phong lịch đại bách thần phong như các triều.
Bản ngọc phả này cũng trùng với những truyền thuyết lưu truyền ở xã Đại Đình, nơi có đền thờ Mẫu sinh và Mẫu hóa.Trong dân gian cũng như trong các sách vở viết về Tây Thiên quốc Mẫu người ta còn truyền tụng truyền thuyết gắn cô gái Lăng thị Tiêu với Vua Hùng thứ 7 là Hùng Chiêu Vương (Lang Liêu).
Cô gái Lăng Thị Tiêu sinh ra trong một gia đình hiếm con, lớn lên thành cô gái xinh đẹp, giỏi giang, hiền thục, được bố mẹ rất yêu chiều. Đời Hùng Vương thứ 7 là Lang Liêu lên nối ngôi cha. Một lần vua Hùng Chieu Vương (Lang Liêu) đi cầu Tiên, Phật ở núi Tam Đảo, đã gặp người con gái xinh đẹp, nết na, ăn nói giỏi giang liền đem lòng yêu quý và đưa về triều ở Phong Châu, lập làm Chính Phi. Nàng đã hết lòng yêu quý Hùng Chiêu Vương và đem tài của mình ra thi thố, giúp chồng trị quốc, ứng xử trong ngoài chu tất với các Lạc hầu, Lạc tướng, khiến quốc gia Văn Lang trở nên thịnh trị suôt hơn 200 năm. Một lần, Văn Lang bị giặc Nhà Thục đe dọa, đem quân vây hãm kinh thành, Nguyên phi Lăng Thị Tiêu đã chiêu mộ binh sỹ kéo về Phong Châu đánh tan quân Thục, giải cứu triều đình. Khi Nàng mất (hóa) về trời, được các triều vua sắc phong là Tây Thiên Quốc mẫu.
Hầu giá Chúa Tây Thiên
Chùa Đệ Nhất là người ban lộc bói toán và cúng lễ. Thông thường, trong lễ khai đàn mở phủ mà có dâng đàn Chúa Bói thì người ta thường thỉnh bà về chứng tòa Chúa Đệ Nhất màu đỏ
Khi ngự đồng chúa mặc áo đỏ (áo lụa thêu phượng hoặc áo gấm), cầm quạt khai quang
Theo một tài liệu thì ngày tiệc của Chúa Đệ Nhất Tây Thiên là ngày 10/5 âm lịch (tương truyền là ngày chúa giáng hạ trần phàm)
Các bản văn Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 2 bản văn Chúa Đệ Nhất Tây Thiên.
Trích đoạn
Cổ triều Đinh,Lý,Trần,Lê Sắc phong thượng đẳng hiệu đề tối linh Tây Thiên,Tam Đảo địa linh Thạch Bàn ,Chúa ngự cảnh thanh nhiệm mầu
Nhang thơm thành kính quỳ tâu Tiếng dâng nhất bản văn chầu Chúa Tiên Tích xưa Tam Đảo – Tây Thiên Hùng Vương thánh tổ tòng quyền hoàng gia