Cũng như bao nhiêu cái đầu tiên trong cuộc đời những Phật tử mới quy y mặc dầu đã trải qua một quá trình tìm hiểu
Rồi mới đi đến Quy y Tam Bảo, nhưng hầu hết ai ai cũng không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng khi lần đầu bước chân vào cửa chùa
Cũng như bao nhiêu cái đầu tiên trong cuộc đời, những Phật tử mới quy y mặc dầu đã trải qua một quá trình tìm hiểu rồi mới đi đến Quy y Tam Bảo nhưng hầu hết ai ai cũng không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng khi lần đầu bước chân vào cửa chùa.
Lo lắng vì nhiều lí do: Lo không giữ được giới sẽ tăng thêm tội lo bị ảnh hưởng cuộc sống hôn nhân gia đình lo vì rất nhiều điều mới chưa thật sự thấu hiểu và không biết bản thân mình có làm cho tốt những điều ấy được hay không?
Chính vì vậy, để có những hiểu biết khả dĩ cần thiết trên con đường tu tiến, theo đúng con đường của đức Phật, người Phật tử mới quy y cần biết một số điều quan trọng dưới đây.
Hiểu đúng nghĩa: Quy y Tam Bảo là như thế nào?
Vốn dĩ, con người tồn tại trong các mối tương quan và tuyệt nhiên không tách biệt với thế giới vạn vật. Trên suốt hành trình của cuộc đời, con người cần đến những chỗ dựa để tồn tại. Còn nhỏ thì dựa vào cha mẹ, lớn lên dựa bạn Ưđời, về già dựa con cái và người không có gia đình thì dựa vào tiền bạc vật chất và sự giúp đỡ của các mối quan hệ thân thuộc…
Tuy nhiên, tất cả những điểm dựa đó lúc có lúc không lúc mất lúc hiện hữu nên sẽ có lúc con người bị thất vọng hụt hẫng và lâm vào đau khổ
Chính lúc này, con người cần một nơi đã hoàn toàn được giải thoát để quay về và nương tựa
Đó cũng chính là ý nghĩa thật sự của hai chữ quy y mà đức Phật sử dụng trong Kinh Phật
Quy y Phật chính là lấy đạo Phật làm chỗ dựa tinh thần để thoát khỏi mọi khổ đau của cuộc đời.
Cũng cần hiểu sâu hơn quy y không nhất thiết là phải đi tu từ bỏ mọi thế tục cuộc đời lại càng không phân biệt tuổi tác cũng như giới tính
Quy y chính là con đường đức Phật hướng chúng sanh từ bỏ tà ác, tu tập tâm thiện. Chính vì vậy càng quy y sớm, Phật tử càng nhận được nhiều phước báu và giảm bớt được đau khổ trong cuộc đời.
Tư duy theo nhân sinh quan và thế giới quan của đạo Phật
Đức Phật nhìn nhận mọi sự vật hiện tượng trên thế gian đúng với bản chất mà nó hiện hữu. Ngài cho rằng không có một đấng tối cao hay bất kỳ một vị thần linh nào đã kiến tạo ra thế giới và quy định số mệnh của con người. Tất cả mọi vấn đề kinh tế, giáo dục, gia đình và xã hội… đều có mối tương quan, vận hành theo thuyết nhân quả. Muốn có tiền thì con người phải lao động, muốn con cái thành người thì cha mẹ phải dạy dỗ, muốn gia đình hạnh phúc thì ta phải giữ gìn các mối quan hệ cha mẹ-con cái, vợ- chồng sao cho tốt đẹp…
Cũng từ đó, đức Phật dạy con người không nên tin vào sự tự nhiên hay ngẫu nhiên. Khi gặp khó khăn thì phải biết suy xét đúng sai để đúc kết nguyên do mà tìm cách sữa chữa và thay đổi cục diện. Không nên có tư tưởng phụ thuộc, trông nhờ vào may mắn. Vì như vậy sẽ làm con người mất khả năng tự nỗ lực, buông xuôi tất cả và bỏ qua cơ hội trở thành người hoàn thiện trong cuộc sống.
Hiểu được tư duy này, các Phật tử sẽ không bị mê muội bởi tà kiến, biết đánh thức khả năng tiềm ẩn của bản thân để phát huy nghiệp riêng và nghiệp chung tạo ra mọi sự biến thiên thay đổi ở đời theo chiều hướng tốt đẹp.
Giữ giới
Bên cạnh thực hiện tam quy: Phật, Pháp và Tăng, Phật tử đã quy y còn phải hiểu rõ năm giới để giữ cho tốt trong đạo Phật. Đó là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.
Không sát sanh:
Là Phật tử không nên có những hành động tàn sát, cướp đi mạng sống của các sinh linh đồng tồn tại. Bởi lẽ, theo Đức Phật mọi sinh linh dù là con gà, con chó hay cả con kiến bé nhỏ cũng biết đau, biết khổ như con người. Nếu chúng ta không muốn “oan oan tương báo” trong những kiếp luân hồi về sau thì hãy dừng ngay việc sát sanh gây chết chóc. Thay vào đó, chúng ta hãy gieo nhân thiện, làm việc tốt để gìn giữ một nền hòa bình tươi đẹp cho tất cả chúng sinh, nhân loại.
Thời vua Hùng Vương ai muốn lên trời thì quy y Phật giáo
Không trộm cắp:
Là một Phật tử không được có hành vi cướp đoạt và tiêu hưởng tài sản không phải là của mình. Vì như vậy, sẽ làm cho người khác bị lâm vào cảnh đói túng và đau khổ. Trong trường hợp vô tình nhặt được của rơi thì cũng nên trả lại cho chủ nhân hoặc đem đi làm từ thiện (nếu không biết chủ nhân là ai). Giữ giới không trộm cắp chính là tự chúng ta biết kiềm chế tham vọng bất chính để tránh đi những hệ lụy xấu ác về sau.
Không tà dâm:
Là Phật tử phải có cái tâm trong sáng, không đam mê sắc dục mù quáng rồi dẫn đến yêu đương bất chính hoặc thậm chí là hiếp dâm. Nếu là người đã có vợ, có chồng thì không được ngoại tình mà phải giữ lòng chung thủy để gia đình được hạnh phúc, bạn đời của mình không bị đau khổ.
Không nói dối:
Bao gồm không nói những lời sai sự thật, lời giận dữ, lời xấu ác, lời “bà tám”… để bôi nhọ danh dự, chà đạp nhân phẩm hoặc làm tổn thương cho người khác. Lời nói sai chính là nguyên nhân kéo theo vô vàn những hệ lụy xấu: Cướp mất tài sản của người khác, gây chia rẽ tình cảm, gieo rắc hận thù, làm cho người khác bị tổn thương đau khổ. Chính vì thế, là một người Phật tử, hiểu rõ ý nghĩa lời răn dạy của đức Phật thì phải biết kiềm chế lời ăn tiếng nói để tránh những tai họa không đáng có xảy ra.
Không uống rượu:
Không sử dụng các chất kích thích thích gây nghiện như ma túy, thuốc lắc, heroin… Cách đây hơn 2500 năm đức Phật đã nhận ra được những tác hại mà rượu hay các chất kích thích gây ra cho sức khỏe của con người. Không những gây đau ốm bệnh tật, mất tiền của để chữa trị, rượu còn là nguyên nhân làm cho con người bị mê muội, mất đi thần trí và đi đến làm điều xấu như đánh nhau, giết người… Chính vì thế người Phật tử giữ đạo không uống rượu chính là phương cách giữ cho tâm thần luôn luôn minh mẫn và tránh xa được những cám dỗ nguy hiểm trong cuộc đời.
Tuy nhiên để một Phật tử mới quy y giữ trọn vẹn 5 đạo giới trên có lẽ là rất khó. Bởi thế đức Phật từ bi khuyến khích tất cả Phật tử giữ càng nhiều giới càng tốt và cho phép tùy thuộc vào từng hoàn cảnh điều kiện mà đưa ra lời phát nguyện giữ được bao nhiêu giới. Và ít nhất khi đã trở thành Phật tử quy y thì phải giữ được hai trong số năm giới đó.