XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

CHẦU TÁM BÁT NÀN

 

Bát Nàn Đại Tướng Đông Nhung

Tên khác: Chầu Tám Thượng Ngàn,Bát Nàn Đại Tướng Đông Nhung

Thân thế: Chầu quê ở vùng Phượng Lâu Bạch Hạc. Chầu dấy binh khởi nghĩa theo Hai Bà Trưng sau khi thất thủ Chầu rút chạy từ Đồng Mỏ về Thái Bình ẩn náu trong chùa Tiên La.

Khi giặc Hán phát hiện đã bao vây Chầu quyết một lòng kiên trung mở đường máu tử tiết ở giữa sân chùa anh linh đã dậy tiếng đồn khắp bốn phương nức tiếng âu ca đá vàng ghi tạc sử xanh muôn đời trải qua các triều đại sắc phong anh hùng liệt nữ.Chầu về đồng mặc áo vàng chít khăn củ ấu ra tay dấu 8 ngón lưng đeo kiếm cờ khai quang múa kiếm múa cờ.

Có tài liệu cho rằng:

Chầu là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương con gái thầy thuốc Vũ Chất nguyên quán ở Phượng Lâu Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc).

Tương truyền gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ nay hoang tàn đổ nát ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn.Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa kế đến thái bà thụ thai đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà.Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa. Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình). Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).

Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.

Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Chầu Tám Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền Tân La ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, thường được hầu sau hàng Tam Vị Chúa Mường, về làm lễ tấu hương và khai quang như quan lớn chứ không hầu vào hàng Tứ Phủ Chầu Bà như thông thường) và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa).

Đề thờ chính: Đền thờ Chầu ở Lạng Sơn (nơi Chầu đánh trận và để lại lá cờ thần), ở Tiên La Thái Bình (nơi Chầu ẩn náu và tiết khí hi sinh).

 

Đền thờ chầu Tám Bát Nàn

Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất có lẽ là Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Sở dĩ nhân dân chịu ơn chầu. Thi thể chầu cũng trôi về miền đất này. Do vậy, tại đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La. Nhiều người về đây dâng lễ chầu vẫn được nghe câu chuyện Chầu Bát thác ở trên ngàn. Khi ấy, chầu đã đốn cây trên ngàn, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền.

Ngày tiệc chính của Chầu Bát được tổ chức vào ngày 17/3 âm lịch. Đây chính là ngày chầu đã hóa.

Văn khấn tại đền Chầu Tám Bát Nàn theo chuẩn văn hóa đạo Mẫu

“Ai về thăm tỉnh Thái Bình

Nhớ về Bái Yết động đình vua cha.

Ai về thăm huyện Hưng Hà

Nhớ vào Bá Yết bát ngàn đại tướng quân.

Ngôi đền thờ đại tướng đông nhung

Quê người trên Bạch Hạc ngự miền thượng lâu.

Vào những năm trước đầu thế kỷ

Năm 43 khi trước công nguyên

Có người con gái ở miền Thượng Lâu trên Bạch Hạc

Chầu bà tự nhiên kéo về

Chầu nặng lòng son thu nhà nợ nước

Cùng Trương Vương cất bước tiến lên.

Phất cờ vung kiếm mở đường

Ra tay quét sạch những phường gian tham.

Bỗng cơn gió núi mưa ngàn chuyển

Ầm ầm binh mã kéo về Tiên La.

Vào chùa lễ phật di đà

Sử kinh binh pháp mượn đà náu nương.

Nơi cửa phật sớm tối đèn hương

Chí toan mưu lớn tìm đường cứu dân.

Vào buổi sáng mùa xuân năm ấy

Năm Nhâm Dần 17 tháng 3

Nghĩa quân đứng chặt quanh bà

Đang nghe lời hịch chầu bà truyền ra khắp vùng

Quân Tô Địch nó ầm ầm kéo tới

Phát gươm đao phơi phới cờ bay

Bốn bề khép chặt vòng vây

Lòng sâu kế hiểm nó ra tay hại người.

Nữ chầu bà quyết không sa tay giặc

Hô nghĩa quân quyết chiến xông ra.

Kiếm cung trận mạc xông pha

Việt Nam thủa dưới quyền Đông – Hán.

Giang sơn ta ảm đạm thê lương

Giận thay Tô Định bạo cường

Đem quân giày xéo quê hương cõi bờ.

Thủa bấy giờ có nhà họ Vũ

Nảy chồi lan một nụ xinh tươi

Nhụy phong, trăng khuyết tuổi mười

Thơ văn xem cũng ít người khôn so.

Lực cử đỉnh dành cho nữ kiệt

Đường kiếm hoa khoanh nguyệt rạch mây.

Tuổi xuân vừa độ trăng đầy

Môi son má phượng, má hây tuyết hồng.

Nét ngọc trinh sánh cùng trăng nước

Tô Định kia muốn ước duyên hài

Từ thân quyết một liều hai

Lẽ đâu lại gả cho loài súc sinh

Tô Định nổi bất vình sấm sét

Sai chặt đầu Vũ Chất làm đôi

Máu hồng lòng trẻ sục sôi

Thét đòi nợ máu vung đôi kiếm thần.

Máu thù ngập đôi chân nữ kiệt

Tấm áo xanh màu huyết phủ Giầy

Tay thần phá mấy vòng vây

Gót tiên mải miết trời mây tối dần

Băng tới bến thấy thuyền nan nhỏ

Đôi kiếm thần thuận gió chèo bơi

Lệ sầu gieo rải sông xuôi.”

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo