XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»“THỨC TỈNH” Hay Là “NGÁO”?

“THỨC TỈNH” Hay Là “NGÁO”?

“THỨC TỈNH” Hay Là “NGÁO”?
Ta thường hay nghe nói đến đồng nổi đồng sổi...hay mỹ miều hơn của nhiều tôn giáo là “người thức tỉnh
Người được lộc, người được chọn” hay “sự thức tỉnh năng lực dị năng” hay “thức tỉnh tâm linh”
Hay nhà tu hành đạt quả,người có thần thông...
Vậy bản chất đó là gì?
Ta tạm gọi tất cả các cái ở trên nó là “Thức tỉnh tâm linh”
Thức tỉnh tâm linh là khi con người ta bắt đầu PHÁT HIỆN và KẾT NỐI được với bản thân mình kết nối với thế giới xung quanh một cách sâu sắc hơn và rồi họ cảm nhận được sức mạnh nội tại lớn hơn bên trong mình.
Như vậy: Thức tỉnh tâm linh là cả QUÁ TRÌNH chứ không đơn thuần là một sự kiện hay dấu mốc.
Nó là sự kết hợp nhuần nhuyễn và liên tục của Nhận diện - Khám phá - Cảm nhận - Điều chỉnh chính tâm thức, tiềm thức, thần thức cũ của mình để hình thành lên một cái “tôi” mới. Cái “tôi” mới này không dừng lại ở sự độc lập cá nhân mà luôn đặt trong sự thích nghi với cộng đồng và môi trường sống hiện hữu của người “thức tỉnh”.
Và đặc biệt có vài người có khả năng kết nối với một thế lực vô hình nào đó được họ định dạng là cõi, là giới... nào đó.... mặc dù chưa chắc định dạng đó đã chuẩn xác.
Vậy “thức tỉnh tâm linh” để làm gì? Đang yên đang lành ai lại muốn “thức tỉnh” nếu nó không có lợi ích gì vượt trội với cuộc sống của họ?
Quả vậy, ta hãy liệt kê đôi điều lợi ích dễ thấy nhất:
Khi bạn “thức tỉnh tâm linh” bạn sẽ có thể:
1. Hiểu bản thân và biết về thế giới quan vô hình
Trong quá trình thức tỉnh tâm linh, người ta dành ra những khoảng lặng để tách mình ra khỏi cuộc sống xô bồ, dành ra 1 khoảng riêng cho sự trầm mặc và nhận định lại bản thân. Để kéo cái “tôi” bản chất ra một góc khỏi đống hỗn độn.
Ta nhận ra những “mặt nạ” mình đang đeo, những vai diễn mình đang thể hiện trong cuộc sống... Sâu thẳm đâu mới là mình.
Từ đó, thức tỉnh tâm linh giúp chúng ta có thể nhìn sâu vào bên trong của mình, ta hiểu rõ hơn chính mình về ý thức, về cảm xúc, về giá trị, định hình lại mục tiêu trong cuộc sống của mình theo hướng phù hợp hơn.
Nhưng trong một số trường hợp kẻ thức tỉnh tâm linh bắt đầu có sự biết và nhận diện được sự tồn tại của thế giới vô hình, khi cố bám trụ vào các thế lực vô hình và năng lực dị năng được thức tỉnh thì mục tiêu trong cuộc sống thường sẽ có một bước ngoặt lớn lao ... với một tương lai không thể định dạng.
2 .Cảm nhận được sự kết nối tốt đẹp và cả xấu xa
Một người thức tỉnh tâm linh sẽ cảm thấy được sự kết nối hơn với thế giới xung quanh. Họ cảm nhận được sự gắn kết với mọi người, với tự nhiên và thậm chí là với vũ trụ hay thế giới vô hình song song ...
Sự kết nối này đem lại cho họ những trải nghiệm mới mẻ, sinh ra những cảm xúc mới...
Đó có thể là sự ấm áp, sự gần gũi với những người trước đây tưởng như hời hợt, sự thấu hiểu với những người trước đây tưởng như vô cảm, thậm chí là họ đã từng kỳ thị những người đó ,sự nhạy bén với những người trước đây tưởng như ù lì chậm chạp...
Hoặc chạm đến những thứ vô hình có thể được cộng đồng định danh hoặc do tự bản thân mình định danh mà người thường chưa thức tỉnh tâm linh không cảm nhận được.
Những cảm xúc, trải nghiệm này lại được lưu lại tiềm thức của con người, lâu lâu khơi gợi lại với những cảm giác tốt đẹp. Nhờ vậy thần thức của con người cũng hình thành lên những vết khắc theo hướng tốt hơn.
Ta yêu con người hơn, yêu cộng đồng sống, yêu quý trân trọng hơn môi trường xung quanh mình hơn.
Nhưng cũng có thể ngược lại biết cái không muốn biết, chạm vào cái không nên chạm và tìm hiểu cái không nên tìm hiểu... làm con người bi quan và lạc lõng sợ hãi thu mình khép kín hơn...
Dù là sự kết nối hình thành sau khi thức tỉnh này khiến con người ta nhận diện được những điều tốt đẹp hay xấu xa ẩn dấu xung quanh, khiến họ hòa đồng hay thu mình hơn... thì suy cho cùng vẫn là tạo ra sự kết nối bản thân với bản chất của vấn đề, của môi trường sống, của cộng đồng... chứ không còn là chớt chơ bề mặt hay những bánh vẽ mà người khác bày ra cho họ.
Đó là cái gốc để họ có thể “gạn đục khơi trong”... tiếp thu cái tốt đẹp và tránh né, đối diện hoặc đấu tranh chống lại cái xấu xa...trong cuộc sống.
3. Sống trọn vẹn
Từ việc hiểu rõ bản thân, hiểu rõ về thế giới xung quanh hơn. Nhờ vậy giúp cho người ta tận dụng tối đa từng khoảnh khắc trong cuộc sống. Hiểu đơn giản là giúp cuộc sống bớt trôi qua vô vị và trở nên đa màu sắc hơn.
Giống như một người nhược thị được khai sáng đôi mắt, nhìn được xa hơn, rõ nét hơn hay như một người liệt giường lâu năm quanh quẩn trong căn phòng chật hẹp được đi dạo trên đôi chân của mình vậy.
Như vậy, việc thức tỉnh tâm linh có thể giúp người đó sống 1 cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa ơn.
Nhưng cũng thật bất hạnh khi người thức tỉnh tâm linh không nhận ra tâm linh vô hình và không được sự động viên hưỡng dẫn hay những chuyên gia ( bậc thầy có đạo chân chính) đã thức tỉnh mặt này hướng dẫn. Họ chỉ chạm được vào cánh cửa vô hình, cánh cửa thức tỉnh nhưng lại sa ngã hay lạc lối ngay sau khi cố mở cánh cửa đó.
4. Bao dung và ích kỷ
Quá trình đưa một người đến thức tỉnh tâm linh giúp cho người đó có thể bao dung hơn với người khác và quan trọng hơn là bao dung cho chính mình. Người ta “bắt tay hòa hảo”với những nghịch cảnh hay những tổn thương trong quá khứ, bớt đào bới lại nỗi đau, bớt khổ não, bớt ưu tư, bớt trách người và cũng bớt trách mình.
Cuộc đời mấy ai trôi qua bằng phẳng suốt đâu? Hạnh phúc nhẹ nhàng mãi đâu? Phải có đôi lần vấp ngã, đôi ba thậm chí vài chục, vài trăm lần buồn bã khổ đau rơi nước mắt. Đó là bình thường.
Và nữa, đời người có ai đúng mãi đâu? Chiến thắng suốt đâu? Được mãi đâu? Phải có lúc sai lầm, có lúc hối hận, có lúc thất bại đắng cay, có lúc bị lừa gạt, thậm chí bị phản bội...
Nhưng khi tâm linh dần thức tỉnh (bản chất là sự khai mở và xoa xịu thần thức của con người bằng những trải nghiệm mới tốt hơn, tiếp cận cái bản chất của vấn đề hơn) con người ta không còn quá “gay gắt”’ với những nghịch cảnh đến với mình. Mà họ bình tĩnh suy xét và đưa ra lựa chọn: TỪ BỎ hoặc CHẤP NHẬN để sống tiếp.
Họ bao dung hơn với quá khứ, họ dễ dàng xếp nó vào một góc không còn quá quan trọng trong cuộc sống của mình. Họ đối mặt với nó như nhìn một vết sẹo cũ, xấu xí hoặc đã từng gây nhức nhối nhưng hiện tại cũng chỉ là vết sẹo cũ mà thôi.
Thức tỉnh tâm linh thực sự hữu ích. Đặc biệt với những người từng mang nhiều tổn thương tâm lý hay tình cảm. Nó giúp người đó có sự bình an và hạnh phúc trong hiện tại.
Nhưng cũng có mặt trái, đó là:Thức tỉnh tâm linh nếu không hiểu rõ năng lực dị năng phụ kèm theo nó và sự thao túng vô hình khi tâm tính người thức tỉnh không thuần thiện cũng dẫn con người đến ích kỷ hơn, bảo thủ hơn, cực đoan hơn thậm chí là điên loạn.
5. Hướng đến cuộc sống lành mạnh tinh thần và thể chất
Việc thức tỉnh tâm linh khơi dậy niềm yêu thích cuộc sống và sự bình an tâm trí.
Hướng người ta tìm đến những công cụ rèn luyện để cuộc sống lành mạnh hơn. Người ta muốn sống khỏe hơn, tập những môn thể thao cải thiện sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, những bộ môn có chút tính tâm linh như yoga, thiền định được đề cao.
Hoặc cũng tham gia các hoạt động của xã hội về mặt tâm linh, các cuộc tế lễ, các hội hè...
Nhưng cũng có người ham cầu hoặc kết nối với thế lực vô hình cực đoan dẫn đễn đến sợ hãi khép kín thu mình hoặc ngược lại trở thành mê tín dị đoan ảo vọng thái quá...
6. Tạo nên giới đức của bản thân
Bởi ta thấy cuộc sống vẫn có những điều tốt đẹp, ta yêu hơn con người cộng đồng, ta nhận định được nỗi đau và hạnh phúc đan xen trong cuộc sống, ta biết nắm những điều đáng giữ và biết buông thứ đáng bỏ, ta cũng biết đâu là tốt là xấu, là đúng là sai, là thiện là ác... về bản chất chứ không phải những giáo điều, vỏ bọc hay những câu dẫn bề ngoài... Dần dần ta tự tạo nên giới đức của bản thân mình.
Ta muốn làm những điều tốt đẹp cho bản thân, người ta yêu quý hơn và càng không muốn làm điều xấu cho người khác chứ đừng nói đến làm hại người.
Bởi vậy, những người thức tỉnh tâm linh thường là người có đạo đức, có thể có đức tin và xa hơn là có đạo.
VẬY NHƯNG,
Chưa chắc mang danh theo một đức tin hay theo một đạo hay bộc phát ra những dị năng nào đó là đã thức tỉnh tâm linh và đạt được những lợi ích của thức tỉnh tâm linh.
Ta đã thấy ở trên rằng: Thức tỉnh tâm linh giúp người ta khai mở và tốt hơn nhiều mặt. Nhưng cũng nhớ rằng thức tỉnh tâm linh là cả một quá trình.
Nếu quá trình đó là một con đường, một đỉnh núi để chinh phục, một đích đến tìm về... thì ta đã đi được bao xa? Đã leo được bao cao? Đã đạt được những gì? Ta có thực sự biết?
RẤT KHÓ và cũng RẤT HÃN HỮU.
Đa phần người ta mới mửa cánh cửa ra đường mà tưởng mình đến cuối đường, mới đứng ở chân núi mà ngỡ mình đã leo đến đỉnh, mới ở vực sâu bám víu được vào sợi dây lơ lửng mà đã vội tưởng mình thoát rồi...
Chính bởi vậy, người ta sinh ra một hội chứng vô cùng khó chữa.
Đó là “NGÁO TÂM LINH”.
Hàng loạt các trải nghiệm, tìm tòi, suy luận... mới đầu khiến người ta nghĩ rằng mình đã thức tỉnh nhưng càng ngày càng không mang cho họ sự hiểu biết sâu sắc hơn hoặc những thay đổi nào tích cực trong cuộc sống của họ mà ngược lại, kéo họ xuống hố sâu, kéo họ lạc đường và ngã quỵ.
Dễ thấy nhất khi “Ngáo tâm linh” đó là:
A. Quá tập trung vào bản thân và bảo thủ về thế giới quan đã cảm nhận thấy cả vô hình lẫn hữu hình.
Họ quá tập trung vào việc khám phá và hiểu bản thân, vào năng lực cá nhân mà họ quên mất rằng sự thức tỉnh thật sự là ở từ sự nhận biết bản thân để có sự kết nối với thế giới bởi họ là một phần không thể tách rời khỏi thế giới ấy.
Họ vội chạy theo 1 khía cạnh lợi ích của thức tỉnh tâm linh và bám trụ lấy nó mà bỏ qua hoặc phớt lờ những khía cạnh khác. Trong khi thức tỉnh tâm linh luôn là một quá trình, là sự kết hợp của nhiều yếu tố cũng như lợi ích.
Họ tập trung phát triển kiến thức, trí tuệ, hiểu biết bản thân, làm những điều mình thích, cảm nhận những thú vị trong quá trình tìm hiểu bản thân mình thực sự muốn gì ... mà không cần quan tâm đến mọi thứ xung quanh.
Những người này họ thường cảm thấy mình ở cái mức độ cao hơn so với người khác. Do đó mất đi sự kết nối. Giống như nhiều người cho rằng mình là người ở trên, ở tầm cao rồi, tôi là người tỉnh thức rồi chứ không phải là người bình thường nữa.
Và quả thật 99,9999% họ đã vô cùng thành công trở thành người “bất bình thường” theo hướng cực đoan. KHÔNG HƠN.
Cá biệt có những người bắt đầu tự tin quá mức đến mức họ không còn sự tôn trọng đối với những quan điểm của người khác.thậm chí mục hạ vô nhân mọi mặt trong cuộc sống xung quanh họ. Họ bị thức tỉnh ảo đến độ đặt cho mình một định danhh nào đó như thầy bà , cô cậu, con phật con trời..., kẻ có quyền năng được abc bảo trợ , kẻ có trí tuệ có đạo... của abc nào đó và luôn giao giảng những chân lý đi mượn rỗng tuếch hoặc những thứ trên mây trên trời và lại bảo thủ cố hữu không cho ai có quyền nói khác những gì họ cho là chân lý đi mượn đó.
B . Phủ nhận thực tại
Những người này hay được gọi là thức tỉnh ảo. Họ thường từ chối hoặc phủ nhận thực tại cũng như là hiện tại của họ thay vì việc đó là đối mặt và xử lý vấn đề.
Họ chỉ tập trung vào những thứ ảo diệu đâu đâu, vào những năng lượng cao siêu hay những năng lực vô hình đôi khi là ảo giác tự phong của mình. Họ ngồi thiền cho rằng tìm cảm giác giải thoát an yên, họ nói như những vị tiên tri, những học giả về tâm linh nhưng bản chất họ chẳng biết mình nói có đúng không. Đôi khi là đâm lao theo lao. Họ tự ảo mình và đắm chìm trong đó và chẳng thể thoát ra.
Hoặc cũng có nhiều người bị một thế lực vô hình tác động dẫn đến họ ảo tưởng sức mạnh và cho rằng mình là kẻ được chọn.
Có người tỏ ra cao siêu ... siêu nhiên hoặc cũng có người không bị thế lực vô hình tà ác tác động nhưng lại a dua theo phong trào cóp nhặt đâu đó vài mớ lý thuyết giao giảng và đôi khi đăng đàn, livestream... nói rất hay nhưng chính họ lại không nhận biết được hết ý nghĩa các câu họ nói.
Bởi họ không nhận ra rằng: Tất cả các chân lý họ được nghe, được đọc và họ thuyết giảng lại cho người khác chỉ là chân lý đi mượn.
Rồi cơm, áo, gạo, tiền, con cái, vợ chồng, những lo toan của cuộc sống... là những thứ làm vướng chân họ (thực tế là làm vướng cái sự ảo của họ). Họ dần chối bỏ tất cả hoặc bỏ mặc, phó thác, đùn đẩy cho người khác với những thứ được cho là “tầm thường” ấy.
Họ còn bận cầu giải thoát, cầu an nhàn chẳng làm mà hưởng chỉ ngồi nghe pháp sau khi chết, họ còn bận chơi với vong ma, bận tĩnh tâm gạt mọi bụi trần, bận giao tiếp với quỷ thần sứ giả, bận cứu độ chúng sinh online...vv...vv...
Và đôi lúc có khối kẻ mượn đạo tạo đời thao túng tâm lý trục lợi bằng sự thức tỉnh ảo của mình. Họ trên danh nghĩa theo một tôn giáo hay tín ngưỡng nào đó và tỏ vẻ là một người thức tỉnh có năng lực nhưng thực ra họ chỉ là kẻ trục lợi tâm linh không hơn không kém.
Thời đại ngày nay, công nghệ thông tin bùng nổ cũng có khối kẻ tạo trend và ăn theo trend.
Kẻ tạo trend thì tạo dựng hình tượng mới hay phong trào tâm linh mới hoặc cop nhặt đâu đó vài môn tu tập abc, đạo abc, thờ cúng hầu hạ vị ABC nào đó do họ dựng lên .... hoặc ở nước ngoài mà các môn đó có lúc tạo sóng gió nhưng đã mục rữa, họ mang về như một món hàng mới để câu khách thu nhận tín đồ nhằm lôi kéo trục lợi. Khối kẻ ăn theo tạo dựng mô tip y như các kẻ tạo trend.
Những kẻ này rất nguy hiểm, kẻ tạo dựng thần Thánh, kẻ hầu hạ điên cuồng, tạo cả đạo như đạo bác Hồ...rồi kẻ du nhập tà đạo... như mật tông thiên đình, đức chúa trời , pháp vương , pháp tạng.... xá lợi .... hoan hỷ thiền.... làm băng hoại cả văn hóa truyền thống hỗn loạn xã hội và cộng đồng.
C. Tình cảm, tính khí thất thường
Người “Ngáo tâm linh” thường thay đổi tình cảm, cảm xúc một cách đột ngột và thường xuyên bất ổn.
Họ giỏi ảo giác, suy diễn, nghi ngờ và thường bộc phát những lời nói hành động quá khích mất kiểm soát.
Người thường hay gọi là điên loạn, còn mấy người có đồng mà không biết tu thì hay chống chế lấp liếm rằng mình bị “cơ”.
Mọi sự chống chế lấp liếm hay lấy một tôn giáo và một tín ngưỡng nào đó để ngụy biện cho các hành động khác thường không tuân thủ theo truyền thống văn hóa của tôn giáo đó... đều chỉ là kẻ lấy đạo tạo đời, làm vỏ bọc cho cái ảo tưởng của bản thân họ.
D. Mất khả năng đối mặt cuộc sống
Những người thức tỉnh ảo vô cùng tự tin khi nói về những thứ “ảo” của họ nhưng lại thường cảm thấy khó khăn khi đối mặt những thách thức hay những nghịch cảnh trong cuộc sống.
Họ hiếm khi cân nhắc kỹ lưỡng về những hậu quả trước khi hành động... nhưng họ lại dễ dàng lùi bước trước khó khăn, thường xuyên đay nghiến quá khứ, trách cứ hiện tại, than thở số phận...
Để tìm kiếm sự thương hại hay đổ lỗi cho đời cho người sẽ giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn? Chỉ họ mới biết.
Cuộc sống của họ thường dậm chân tại chỗ trong thực tại nhưng tràn ngập những ảo vọng, thần thông, những sự kỳ bí tự diễn và cả ngã mạn tự phong...
Và chính họ tạo dựng cái gông cùm cho mình, nhà tù cho mình với cả xã hội xung quanh.
E. Rối loạn nhân cách, thể hiện thái quá... theo kiểu “Ngáo” phong trào
- Nhiều kẻ ngáo tâm linh theo kiểu phong trào. Thấy người ta theo đạo mình cũng nhảy vào xin theo đạo trên danh nghĩa chứ chả tu chả tập, thấy người ta ăn mặc theo kiểu thầy bà cũng đua đòi ăn mặc như vậy để chứng tỏ cho người đời nghĩ rằng tôi là người có đạo đây, là người thức tỉnh đây, là hơn nọ hơn kia, là...
- Rồi hiện nay không ít những kẻ ngáo đến độ: Thấy mấy người nam không ra nam nữ không ra nữ, đi theo họ nói chuyện trên mây trên trời chán rồi mình cũng cố cư xử cho hợp cho giống họ, rồi biến đổi nhân cách, giới tính... nam nữ bất phân, điêu ngoa đủ loại. Phải nói rằng có rất nhiều trường hợp như vậy, sinh rối loạn nhân cách, bạc nhược tinh thần. Không phải bản chất hay bẩm sinh họ như vậy.
- Những người bẩm sinh hồn nữ thân nam thì đã đành nhưng khối kẻ bắt trước theo đặc biệt trong giới đồng bóng và sư tăng hiện tượng nam thẳng ra đồng hoặc thụ giới sa di lây nhiễm biến dạng nhân cách rất lớn đáng báo động.
- Ngáo phong trào rất thích thể hiện và rao giảng. Bởi họ nghĩ họ là người được chọn (như đã nói). Họ nói những điều ảo vọng có, những thứ đi mượn đi cóp cũng có, những lí luận đạo học sưu tầm cũng có, những điều suy diễn cũng không ít...
Đua nhau làm thầy thiên hạ. Nhưng nếu nói về bản chất của những thứ được rao giảng, pháp đó ra sao, nguồn gốc và bản chất thế nào... họ ko hề biết rõ. Bởi chút phong cách và sự ăn nói lưu loát ... cộng thêm nhờ mạng xã hội ảo, những facebook, tiktok, youtube, instagram... họ bắt đầu nổi, bắt đầu được tung hô... bởi những cư dân mạng và bắt đầu “ngáo” hơn nữa.
Ngáo đến độ họ là kẻ được chọn và tổ chức một đoàn ngáo đi thực thi các sứ mệnh abc...... chữa trị abc cho xã hội. Và những kẻ điên loạn tự xưng Thánh Thần mình là ông Phật Thánh nọ bà Phật Thánh kia đang ngày càng nhiều .
TÁI BÚT:
Chúng ta tìm kiếm và mong đạt đến sự thức tỉnh tâm linh. Mong có cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Đó là nhu cầu chính đáng của con người.
Và người có đạo cũng không ngoại lệ.
Bởi vậy, người tu đạo cũng có thức tỉnh tâm linh và cả ngáo tâm linh.
Chỉ có điều người thường ngáo tâm linh thì người ta gọi họ là điên và chỉ làm phiền số ít người.
Nhưng người ra đồng hoặc tu theo đạo và Phật mà không biết cách tu, không biết phép tu để bị ngáo tâm linh thì gây hại cho nhiều người, cho bách gia sở cậy, cho những người đồng đạo đồng môn... bởi sự ảo vọng và có khi là lôi kéo ảo tập thể cùng với họ. Thành ra những hội nhóm “ngáo”, những đạo tràng “ngáo”, những pháp đàn “ngáo”, cơ cánh “ngáo”... đủ cả. Bởi tâm linh vô hình mà. Dễ ảo lắm.
Nhắc rằng: Mỗi người mỗi phận, mỗi người tu mỗi căn cơ mỗi con đường. Mỗi người sẽ có những trải nghiệm thức tỉnh tâm linh riêng. Đến khi những trải nghiệm và vết khắc tâm linh tốt được tích đủ dày, sự thức tỉnh tâm linh sẽ tiến lên một bậc. Sự tiến bộ thức tỉnh tâm linh và cao hơn là đạt đạo có thể đến sớm, đến muộn cũng có thể đến sau một hay thậm chí nhiều kiếp nữa.
Nhưng đã là người tu đạo, cái tối kỵ nhất chính là “ngáo tâm linh”.
Hãy tự xét xem mình có đã, đang bị chút nào “ngáo tâm linh” không?
Nếu có, hãy dùng tất cả sức lực, tâm trí, nỗ lực... cố vùng vẫy thoát ra, tìm đường mà thức tỉnh.

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo