XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»ĐỀN CỐC LÂM...THỜ QUỶ CỐC TIÊN SINH

ĐỀN CỐC LÂM...THỜ QUỶ CỐC TIÊN SINH

Lạng Giang là vùng đất có bề dày văn hoá của tỉnh Bắc Giang còn bảo lưu nhiều công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị về mặt lịch sử văn hoá nghệ thuật, như chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm tự) xây dựng vào thời Trần.Trong kho tàng di sản văn hoá dân gian của tỉnh đền núi Cốc được ví như ''Một bông hoa đẹp'' trong bức tranh văn hoá Việt Nam.

Ngôi đền này không chỉ là nơi nhân dân tìm đến sự cân bằng cho tâm hồn để đến với Giác ngạn mà còn chứa đựng một kho tàng mỹ thuật dân gian thông qua nghệ thuật trang trí kiến trúc, tượng pháp hoành phi câu đối và nhất là hình thức hầu đồng rất đặc sắc mang đậm phong cách riêng ở địa phương.

Đền Cốc còn có tên gọi là Vạn Linh từ.Xưa đền thuộc xã Vạn Linh huyện Lạng Giang phủ Lạng Thương trấn Kinh Bắc
Nay là xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.Theo lời kể của vị Thủ đền: Từ Cốc có nghĩa là chim cốc (Chim phượng hoàng) Gắn liền với một truyền thuyết: Xưa có 100 con chim cốc bay đến dãy núi Nham Điền (Núi Neo)
Để chọn kinh đô nhưng chỉ có 99 ngọn cho 99 con đậu một con không có nơi dừng phải bay đến ngọn núi Cốc và chết ở đấy
Hiện nay ngọn núi này có hình giống như chim phượng hoàng nên người dân địa phương gọi là núi Cốc.

Đền Cốc là nơi hội tụ của tri thức cộng đồng làng xã được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác
Khi khởi công xây dựng đền người ta đã vận dụng thuyết phong thuỷ vào kiến trúc vừa tôn thêm vẻ đẹp vừa tạo sự linh thiêng cho ngôi đền.Đó là thế đất phải cao ráo sạch sẽ cây cối tốt tươi chim muông tụ hội.Đền xây dựng trên thế đất dưới chân hình con mãng xà nhả ngọc phía trước có núi Cốc án ngữ, bên tả là núi Quy (núi Trụ), bên hữu có núi Diễu, trước đền có hồ tụ phúc. Với sự lựa chọn như vậy, người ta tin rằng: khí thiêng của trời sẽ truyền sinh lực xuống đất, làm cho người an, vật thịnh, Phật đạo hanh thông. Đền quay mặt về hướng đông - nam mang ý nghĩa hướng của Bát Nhã, tạo trí tuệ viên thông. Nhờ có trí tuệ làm đầu mà con người ở cõi trần gian diệt trừ được vô minh, hướng tới tâm thiện mà lìa bỏ làm việc ác. Đồng thời, hướng nam là hướng đề cao thần linh (Thánh nhân ngồi quay mặt hướng nam để nghe lời tâu bày của chúng sinh).

Tiền thân của ngôi đền này là do cư dân thuyền chài dựng lên. Tên của làng Cốc xưa là làng Vạn Linh mà nay trong xã vẫn còn tên gọi xóm Thuyền, xóm Cầu. Theo địa hình, trước đây làng Vạn Linh cận kề sông Thương nên giặc phương Bắc đi theo đường sông Thương vào Bắc Giang, đường bộ từ Lạng Sơn xuống đánh chiếm vùng Kinh Bắc, tạo bàn đạp vào Hà Nội. Sự kiện này gắn liền với trận Tây Môn Sấm diễn ra ở ngoại vi thị xã Bắc Giang khiến người dân làng Vạn Linh phải vào núi Thông cư trú. Họ đến vùng đất mới sớm thích ứng với cuộc mưu sinh đánh bắt cá và thu lượm lúa mọc tự nhiên trên ao, đầm, sông, hồ cho nên lấy tên xã là Dĩnh Trì (Dĩnh Trì có nghĩa là lúa trời mọc nổi trên mặt nước ao, hồ). Đồng thời, họ xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo làm nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng làng xã, như: đình Son (còn gọi là đình Sôn, đình Phúc Thọ), chùa Vạn Linh (cùng hệ phái sơn môn với chùa Vĩnh Nghiêm, Đống Nghiêm), đền Cốc thờ Sơn thần... Tiếc thay, các công trình kiến trúc trên đến nay không còn do bị giặc Pháp bắn phá và chính sách tiêu thổ kháng chiến của nhà nước ta.

Để tưởng nhớ ân thâm các vị thánh thần đã ban phúc lành cho muôn dân, năm 1960, gia đình cụ Nguyễn Văn ý thu lượm từ các công trình kiến trúc trên mang về dựng 3 gian nhà để thờ vọng 18 vị vua Hùng và 2 vị thành hoàng là Cao Minh Đại vương và Quý Minh Đại vương. Sau khi cụ ý qua đời, anh Nguyễn Văn Quý tiếp nhận để phụng sự Phật, Thánh. Năm 1989, đền được xây dựng lại, lấy tên là Vạn Linh từ và được trùng tu, tu sửa vào năm 2001 và cuối năm 2004.

Hiện nay, ngoài thờ các vị thánh nói trên, đền Cốc còn phối thờ Phật, đức thánh Trần, vua cha Bát Hải, các vị thánh hàng Tứ phủ, thờ thánh Mẫu của người Việt (mẫu Liễu Hạnh), người Chăm (Thiên Y A Na), người Hoa (Linh Sơn Thánh Mẫu), tạo nên một "bức tranh văn hoá" tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với sự hội nhập văn hoá như vậy, đền Cốc không chỉ là nơi khách thập phương đến thắp hương khấn cầu các vị Phật, Thánh ban phúc lành cho muôn dân, mà còn là điểm tham quan, nghiên cứu hấp dẫn đối với công chúng thông qua các hạng mục công trình kiến trúc, trang trí kiến trúc, các hoạ tiết hoa văn trên đầu đao, lá mái, tượng pháp và đồ thờ của bản đền.

Mở đầu kiến trúc đền Cốc là Nghi môn, tượng trưng cho thiên, địa, nhân nhất thể, theo ý tưởng: trời, đất và con người hoà đồng làm một. Từ đó, do nhân duyên nhân khởi mà sinh ra đại từ tâm, người an, vật thịnh, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi. Nghi môn được làm theo kiểu "chồng diêm 8 mái", tầng dưới là cửa ra vào, tầng trên trang trí các đầu đao lá mái, các con vật tứ linh (long, ly, quy, phụng) và cỏ cây hoa lá. Vào lúc sáng sớm và mộ chiều, nhà đền thỉnh chuông, âm thanh vang vọng, đánh dấu khoảnh khắc ngày và đêm, gọi hồn bơ vơ về trú ngụ cửa đền, dẫn dắt chúng sinh hướng về đất Phật, đất Mẹ. Các đầu đao trên Nghi môn quay về 4 hướng, vận hành theo thuyết Kinh Dịch, uốn lượn tạo thành những đường guột, gây cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Cửa đền rộng mở, đón nhận thiện tâm đi trên đường Thần đạo để qua sân đền rồi vào nhà Tiền đường lễ Phật, lễ Thánh, vào nhà Công đồng lễ Cha - Mẹ của hàng Tứ phủ, lên nhà sàn lễ mẫu Liễu Hạnh và các vị thánh liên quan đến nghề xem bói. Du khách vào tới cửa đền, những bon chen đời thường bỗng tan biến, chỉ còn lại tâm không hoà vào không gian tĩnh lặng dưới làn khói hương với tấm lòng thành kính.

Qua Nhà tiền đường (nơi thờ Phật) tới nhà Công đồng thánh Mẫu đánh dấu ngăn cách 3 bậc thềm lên xuống. Mỗi bậc thềm mang một triết lý dân gian về trải nghiệm hành trình của con người: sinh, bệnh, lão. Nhà Công đồng rộng 5 gian với 2 đầu hồi bít đốc được xây liền với 2 trụ hoa biểu. Trên nóc trụ, đắp nổi hình 4 con chim phượng, đuôi hướng lên trời, đầu choải xuống đất và toả ra 4 hướng tạo thành bông hoa sen cách điệu. Mô típ này mang ý nghĩa âm dương đối đãi giao hoà giữa trời và đất. Phần ô lồng đèn đắp nổi hình cỏ cây hoa lá (tùng, cúc, trúc, mai) và trên đầu của 2 đầu hồi nhà đắp nổi 2 con lân để canh đền và soi sét tâm tính khách hành hương.

Trong quần thể kiến trúc của đền Cốc, hầu hết các hàng cột cái, cột quân liên kết với nhau qua các bộ vì kèo theo kiểu "giá chiêng", tạo không gian cao, thoáng, lấy ánh sáng trời chiếu vào mỗi khi mở cửa. Trong số hạng mục kiến trúc trên thì nhà Công đồng được coi là trung tâm điểm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian của Tam phủ - Tứ phủ. Du khách bước chân vào nhà Công đồng đều cảm nhận được sự thâm nghiêm của chốn linh thiêng thờ Phật, Thánh thông qua hệ thống an vị tượng pháp cùng với màu sắc của hoành phi câu đối, khám thờ, ánh sáng của đèn nến... Dưới bàn tay tài hoa, người Thủ đền đã biết phối hợp giữa không gian thờ tự và ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài hắt vào dựa trên thuyết phong thuỷ để làm tăng thêm tuổi thọ cho công trình kiến trúc đền Cốc.

Ngoài giá trị văn hoá kể trên, còn phải kể đến hệ thống tượng thờ của các vị thánh hàng Tứ phủ ở nhà Công đồng. Với hơn 50 pho tượng làm bằng gỗ mít, sơn son, thiếp vàng, bạc (lớn nhỏ khác nhau) đại diện cho các vị thánh hàng Tứ phủ (Thiên phủ, Địa phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ) là tượng hàng quan, chúa, chầu, cô, cậu; tất cả được hội tụ thờ tự ở đây. Bởi vậy, đền Cốc không chỉ có giá trị về kiến trúc, tượng pháp, đồ thờ, thuyết phong thuỷ, nghi thức hành lễ của cha ông xưa truyền lại cho đến nay mà còn có giá trị nghiên cứu khoa học, tìm hiểu về sự hội nhập văn hoá, về tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Giang nói riêng. Với giá trị to lớn như vậy, đền núi Cốc thực sự là "Một bảo tàng sống" về tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và đây cũng là 1 trong 3 ngôi đền tư gia xây dựng, quản lý lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam.

Nói đến đền, phủ, điện là nói đến nghi lễ hầu đồng (hay còn gọi là nghi lễ múa thiêng, trình diễn dân gian). Lễ hầu đồng ở đền núi Cốc diễn ra quanh năm và nhộn nhịp nhất là vào 3 tháng mùa xuân và tháng 8, 9, 10 âm lịch. Ngoài nét chung của văn hoá lên đồng do các thanh đồng của đạo Tam phủ - Tứ phủ tiến hành nghi lễ giao tiếp với thần linh, còn có nét riêng do tính đặc thù văn hoá địa phương và bản mệnh của người đồng thầy giữ đền đã tạo nên một nét đặc sắc riêng của các giá hầu đồng liên quan đến 3 toà chúa bói, lễ Khai toà chúa bói cho các thanh đồng có căn lộc xem bói. Các giá hầu này đã tái hiện lại cuộc "hành trình" của 3 vị chúa bói là: Tây Thiên Công chúa, Nguyệt Hồ Công chúa, Chúa ót Lâm Thao và 7 toà chúa chữa bệnh được vị Tổ sư nghề bói là Quỷ Cốc Tiên sinh dạy nghề.

Ngoài ra, đền núi Cốc còn lưu trữ nhiều pho tượng được đúc bằng đồng đỏ, như: các pho tượng thánh ở cung vua cha Bát Hải, tượng mẫu Liễu Hạnh, mế Đặng Thị Tươi, cậu bé Tà Là Pụt Bay ở trên ban thờ nhà sàn và các bức hoành phi, câu đối, đại tự làm bằng gỗ mít, được viết bằng chữ Hán, ca ngợi cảnh đẹp, lịch sử đạo Mẫu và sự hưng vượng của đạo Pháp. Đặc biệt, ở đền còn bảo lưu kỹ thuật sơn son thiếp vàng theo kiểu truyền thống trên các pho tượng Quỷ Cốc Tiên sinh, tượng bà chúa Sơn Trang và khám thờ ban Sơn Trang không chỉ có tác dụng chống sự hại của mối, mọt, khí hậu mà còn tạo thêm nét mỹ thuật và sự linh thiêng vi diệu cho đồ thờ của bản đền.

Quỷ Cốc Tử cả đời 1 lần hạ sơn thu 4 đồ đệ đều là hiền tài lưu danh sử sách

Trong hơn 2000 năm qua, Quỷ Cốc Tử vẫn được tôn làm bậc thánh nhân trong phép dụng binh, là thủy tổ của Tung Hoành Gia, và là ông tổ của thuật bói toán, xem tướng. Trong Đạo giáo ông được xếp ngang hàng với Lão tử, được tôn là “Vương Thiện tổ sư”.

Quỷ Cốc Tử được tôn làm bậc thánh nhân trong phép dụng binh, và là ông tổ của thuật bói toán, xem tướng

Quỷ Cốc Tử là một người hái thuốc và tu Đạo thời Xuân Thu, ông tu ẩn dật một mình trong Quỷ Cốc vì thế mọi người thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông là 1 nhân vật lớn trong Đạo gia.

Cả đời, Quỷ Cốc Tử hạ sơn đúng 1 lần, thu nhận chỉ 4 đồ đệ là: Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần và Trương Nghi. Lúc mới tiến sơn, họ chỉ là hạng vô danh tiểu tốt, nhưng về sau đã trở thành những nhân vật nổi tiếng lưu danh sử sách.

Vận dụng những thao lược binh pháp mà sư phụ Quỷ Cốc đã truyền thụ, 4 người họ hô phong hoán vũ, tung hoành ngang dọc khắp đất nước, cái thời cục diện chính trường nơi nơi đều loạn lạc để bình thiên hạ. Hết thảy những gì Quỷ Cốc tiên sinh truyền dạy đều là các câu chuyện về hành động gương mẫu, hành vi mẫu mực.

1. Thiên hạ thời thế khác nhau

Xã hội con người luôn có xu hướng vận động, biến chuyển. Nếu xã hội đại loạn ắt sẽ sinh ra bậc cường đạo anh hùng. Nếu đem thiên hạ so với biển khơi, gió kia chính là thời, còn thế tất phải là sóng biển. Gió lớn ắt sẽ xuất hiện sóng to.

Thiên hạ thời loạn lạc, khiến người dễ mê, thần quỷ khó đoán. Chỉ có bậc thánh nhân mới biết tri thời thức thế, dựa theo thời cục mà trọng dụng người tài, bình ổn thiên hạ. Còn phàm là kẻ gian hùng thì thường đi ngược thời thế cho nên ngày càng loạn lạc.

Hiện nay, khi đạo đức nhân loại cả trong lẫn ngoài nước đều đang bại hoại chính là đang loạn thế.

2. Hiểu thiên hạ

Hiểu về tình chính là bao dung độ lượng thấu hiểu tâm tình người khác. Hiểu về nhân tất phải hiểu rõ khí chất, thấu ngôn từ, hiểu giọng âm, biết tướng mạo rồi từ đó mới rõ được trong lòng người đó đang muốn gì.

Còn hiểu thiên hạ tức là trước thông thạo tình hình quốc sự, sau nắm rõ lòng dân, số dân, tình hình quốc khố, quân lực mạnh yếu thế nào, quần thân ai tài ai kém, biến hóa thiên tượng. Rồi mới suy ra được quốc vận hưng thịnh hay suy vong.

Nói tóm lại nắm rõ thế, vận, tài, nhân, khí, thiên địa, quân thần mới là hiểu thiên hạ.

3. Trước định mưu sau hành động

Một thế cờ mà các quân cờ đều bị cất trong hộp, anh không đánh tôi cũng không ắt hẳn là thế cờ thua. Chỉ có khi hai quân xuất trận, thì thế cờ mới trở nên sinh động.

Nếu một người đang lầm được lạc lối, chủ quan mà mất đất tổn binh, cần phải bình tĩnh, định lại mưu rồi mới hành động tiếp. Nói đúng hơn là, có kế hoạch trước rồi mới ra tay.

4. Khôn khéo hãy đi cùng lương tâm

Khôn khéo là tiểu thuật, nếu không có đạo đức ước thúc, khôn khéo càng nhiều càng dễ mắc sai lầm. Rốt cuộc khi quay đầu lại, không những lợi danh khó được mà an toàn bản thân e rằng cũng khó đảm bảo.

Trên đời này có biết bao người vẫn mãi u mê vì danh lợi, họ không những gây họa cho bản thân mà còn tự tư hại người.

Công bằng mà nói, người giỏi mưu mẹo, khôn khéo thiệt hơn, mà nhân tâm thấp kém, cho dù có bôn ba vất vả, càng tự tư, đạo đức càng đi xuống thì chả mấy chốc mà trở về trắng tay.

5. Ngộ đạo có 4 cảnh giới

Ngộ đạo thảy có 4 cảnh giới: Trước ngộ văn đạo, sau ngộ tri đạo, tiếp ngộ kiến đạo, cuối cùng là đắc đạo.

Thời Xuân Thu, nước Lỗ có Khổng tử ngộ văn đạo, nhưng mãi không thấu được nội hàm, thế là không ngại gian khổ chạy đến Lạc Dương mong vấn đạo “Tiên thánh Lão Đam”.

Sau 3 ngày nghe tiên thánh luận đạo, cuối cùng cũng hiểu ra, nắm rõ được cái lý của thế nhân, từ đó mà lập ra nho gia khuyên người làm điều tốt. Do vậy đủ thấy, 2 từ “Tri đạo” đã là cảnh giới rất cao thâm rồi.

Người tu đạo giảng vạn sự vạn vật đều có quy luật phát triển, ngộ đạo tức là tìm ra, hiểu ra những quy tắc đó. Nếu không tìm thấy chính là đang u mê, bất định phương hướng, giống như 1 tảng đá giữa dòng sông, cần một minh sư chỉ điểm.

6. Tài năng hãy đi cùng đạo đức

Bất luận một vấn đề học vấn nào đều luôn có đạo lý chi phối. Theo binh pháp mà giảng, tài dụng binh nằm ở chiến bại, nhưng đạo dụng binh làm nằm ở tâm đấu tranh.

Thiện ý dụng binh, không hiếu chiến. Dụng binh chi đạo, nằm ở chỗ không cần đánh mà vẫn phục được người, biến binh đao thành vàng lụa, lấy 4 lạng dẹp ngàn quân.

7. Năng dùng thiện ngôn

Người hay nói điều hay, giảng điều lành, đưa ra nhiều dẫn chứng rộng rãi sẽ khiến người người kính nể, tất sẽ hết lòng phục vụ không muốn rời đi.

Không nói những lời quá cứng nhắc, đưa ra những chỉ thị quá tuyệt đối, sẽ dễ khiến lòng người bất an, nhìn về tương lai một cách mờ mịt u ám.

Không chỉ riêng lời nói mà cách dùng từ, ngữ khí, cách biểu đạt, cử động hình thể, khí chất đều là những công cụ rất tốt để truyền đạt thông tin. Nếu có thể thì hãy lấy “vô thanh thắng hữu thanh”.

8. Thiên, thánh, nhân – Tam đạo

Thiên đạo tức là đạo lý của tự nhiên, cũng ý nói là nắm rõ quy luật sinh khắc biến hóa của vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Thánh đạo tức là thông hiểu đạo lý thế gian, an bang định quốc, đưa thiên hạ quy về một mối.

Nhân đạo ý nói đạo lý nhân sinh, cũng tức là cung cách đạo lý làm người, nhờ thấu hiểu mà an cư lạc nghiệp. Ba đạo lý này bổ túc phối hợp cho nhau, thiếu 1 không được. Xa rời thiên đạo, thánh đạo nguy, xa rời thánh đạo, nhân đạo nan.

Có câu “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Bất luận sự tình gì đều có chế ước của nó. Mỗi sự vật đều có quy tắc bên trong, quy tắc là cái không thể phá, chỉ có tuân thủ hay không thôi. Nếu không tuân thủ ắt phải nhận lấy thảm bại, còn là vì chưa rõ đạo lý thì tất phải tìm sư mà học đạo…

Quỷ-Cốc Tử Tiên-Sinh



Theo sách Đông Chu liệt quốc, Quỷ Cốc Tử tên là Vương Hủ, bạn thân của Tôn Vũ và Mặc Dịch. Từ khi ông về ẩn cư ở Quỷ Cốc, đất Dương Thành thuộc địa phận nhà Chu, được người đời xưng tụng là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông tâm đắc " Âm Phù Kinh " ( tương tuyền do Hiên Viên hoàng đế trứ tác, được xếp vào kinh điển của Đạo gia ) và " Tôn Tử binh pháp ". Tư tưởng của ông thiên về âm đạo ( chú trọng đạo âm nhu ), có phần giống tư tưởng của Lão Tử. Tuy vậy ,cho tới ngày nay các học giả vẫn chưa khảo chứng được tiểu sử của ông một cách chính xác, lai lịch của ông huyền ảo như chính danh hiệu của ông. Có người còn cho rằng sách Quỷ Cốc Tử là ngụy thư, nhưng dù phải hay không thì sách Quỷ Cốc Tử vẫn có một ảnh hưởng rộng lớn trong thời Chiến quốc đối với các học phái Tung Hoành gia, Pháp gia và Binh Pháp gia về sau.



Trong số đồ đệ của ông có bốn người nổi tiếng là Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần và Trương Nghi.



Khi nhắc đến Quỷ Cốc Tử là người đời nghĩ ngay đến mưu kế của ông :

Số sáu theo Kinh Dịch là số Thái âm, tượng trưng cho âm, sự kín đáo, bí mật. Sáu lần của số sáu là ba mươi sáu, tượng trưng cho sự vận hành biến hóa muôn vàn, 36 chỉ là con số tượng trưng, vì kế sách cần phải bí mật thâm hiểm nên lấy Thái âm làm tượng trưng. Đó là Tam Thập lục kế , ba mươi sáu kế khởi đầu của Quỷ Cốc tiên sinh, về sau để diễn tả sự biến hóa của mưu kế người ta hệ thống sách Quỷ Cốc Tử ra thành 72 đấu pháp công tâm thuật. Con số 72, tức 36 x2 tượng trưng cho sự biến hóa vô cùng, trong kế có kế, kế phản kế, kế đối kế, vận dụng theo lý luận âm dương, căn cứ trên những quan hệ mâu thuẫn đối đãi như minh ám, hư thực, khúc trực, thuận nghịch, đại tiểu, cương nhu, cường nhược, viễn cận, tiến thoái v.v...



" Âm Phù kinh " là bản kinh cổ đại vô giá, chỉ gần năm trăm chữ, tương truyền do Hiên Viên Hoàng Đế trứ tác, lời văn súc tích uyên áo, về sau Quỷ Cốc Tử là người thâm đắc đem truyền lại cho Tô Tần, nhờ vào đó Tô Tần đưa ra kế sách " Hợp tung " làm Tướng Quốc cả sáu nước Triệu, Tề, Yên, Sở, Ngụy, Hàn. Lãnh đạo liên minh chống lại nước Tần cường bạo vào cuối thời Chiến quốc.





Bản dịch nguyên văn Hán Việt "Âm Phù Kinh " :



Thượng thiên



Quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tận hỷ

Xem xét đạo trời, cứ làm theo sự vận hành của trời ( như vậy là biết ) hết rồi vậy.

Thiên hữu ngũ tặc, kiến chi giả xương.

Trời có năm thứ giặc, thấy được nó là tốt.

Ngũ tặc tại tâm, thi hành ư thiên.

Năm thứ giặc ở trong tâm ( chúng ta ), mà thi hành là do trời.

Vũ trụ tại hồ thủ, vạn hóa sinh hồ thân.

Vũ trụ ở trong bàn tay, mà thân ( ta ) biến hóa sinh sôi vạn thứ.

Thiên tính nhân dã. Nhân tâm cơ dã. Lập thiên chi đạo, dĩ định nhân dã.

Tính trời là ( tính ) người vậy. ( Mà ) lòng người là máy móc. ( Cho nên ) lập ra đạo của trời là để định ( tính ) của người vậy.

Thiên phát sát cơ, tinh thần ẩn phục ( di tinh dịch tú ) ;

Trời phát ra sát cơ là ẩn phục trong tinh tú ( do tinh tú dời đổi );

Địa phát sát cơ, long xà khởi lục. Nhân phát sát cơ, thiên địa phản phúc.

Đất phát ra sát cơ thì rồng rắn nổi lên mặt đất. Người phát ra sát cơ thì trời đất tráo trở.

Thiên nhân hợp phát, vạn hóa định cơ.

Trời và người cùng hợp để phát ra ( sát cơ ) thì vạn thứ hóa sinh định được nền tảng.

Tính hữu xảo chuyết, khả dĩ phục tăng.

Tính ( người ) có khéo có vụng, có thể che dấu được.

Quân tử đắc chí cố cung, tiểu nhân đắc chí khinh mệnh.

Quân tử được nó thì thân vững bền, tiểu nhân được nó thì khinh rẻ mạng sống.



Hạ thiên



Cổ giả thiện thính, lung giả thiện thị ;

Người mù thì nghe giỏi, người điếc thì thấy hay ;

Tuyệt lợi nhất nguyên, dụng sư thập bội; tam phản trú dạ, dụng dự vạn bội.

Dứt bỏ bớt đi một nguồn tiện lợi thì việc quân ( mạnh ) hơn mười lần; ngày đêm quay lại ( xét mình ) thì việc quân ( mạnh ) hơn vạn lần .

Tâm sinh ư vật, tử ư vật, cơ tại mục.

Cái lòng ( của mình ) nảy sinh ra từ vật ( bên ngoài ), ( mà cũng ) chết vì vật ( bên ngoài ), động cơ là do mắt (nhìn sự vật ).

Thiên chi vô ân nhi đại ân sinh, tấn lôi liệt phong, mạc bất xuẩn nhiên.

( Điều tưởng như ) không có ân đức của trời chính là sinh ra cái ân đức lớn, sấm chớp dữ tợn, gió thổi vùn vụt cũng không phải là điều ngu xuẩn ( vô lý ) đâu.

Chí lạc tính dư, chí tĩnh tính liêm.

Vui sướng cực độ thì tính tình ( sẽ bộc lộ ) sự dư thừa ( phù phiếm ), yên tĩnh cực độ thì tính tình ( sẽ bộc lộ ) sự liêm khiết.

Thiên chi chí tư, dụng chi chí công,

Sự rất riêng tư của trời đem ra thực hiện ( chính ) là sự chí công,

Cầm chi chế tại khí, sinh giả tử chi căn, tử giả sinh chi căn. Ân sinh ư hại, hại sinh ư ân.

Khống chế cầm giữ là ở khí, sự sống là gốc của cái chết, cái chết là gốc của sự sống. Ân tình sinh ra từ sự tổn hại, sự tổn hại sinh ra từ sự ân tình.

Ngu nhân dĩ thiên địa văn lý thánh, ngã dĩ thời vật văn lý triết.

Người ngu thì lấy cái văn vẻ của trời đất để xem xét bậc thánh nhân, còn ta lấy cái văn vẻ theo thời mà xem xét sự sáng suốt.

Nhân dĩ ngu ngu thánh, ngã dĩ bất ngu ngu thánh.

Người ta lấy cái điều ngu muội để đo lường bậc thánh nhân, còn ta thì lấy cái điều không ngu muội để đo lường bậc thánh nhân.

Nhân dĩ kỳ kỳ ( kỳ ) thánh, ngã dĩ bất kỳ kỳ ( kỳ ) thánh.

Người ta trông chờ điều kỳ lạ ở thánh nhân, còn ta thì trông chờ điều không kỳ lạ ở thánh nhân.



Cố viết

Cho nên nói rằng :

Trầm thủy nhập hỏa, tự thủ diệt vong.

Trầm ( mình xuống ) nước, ( nhảy ) vào lửa là tự giành sự diệt vong.

Tự nhiên chi đạo tĩnh, cố thiên địa vạn vật sinh;

Cái đạo của tự nhiên thì yên tĩnh, cho nên trời đất vạn vật sinh sôi;

thiên địa chi đạo tẩm. Cố âm dương thắng.

cái đạo của trời đất thì thấm nhuần ( khắp nơi ). Cho nên âm dương hơn thua ( với nhau ).

Âm dương tương thôi, nhi biến hóa thuận hỹ.

Âm dương đẩy nhau ( nhờ vậy ) mà sự biến hóa được thuận vậy.

Thị cố thánh nhân tri tự nhiên chi đạo bất khả vi, nhân chi chế chi.

Cho nên thánh nhân biết không thể trái ngược với cái đạo của tự nhiên được, vì vậy ước chế theo nó.

Chí tĩnh chi đạo, luật lịch sở bất năng khế.

Sự cực yên tĩnh của đạo thì luật lịnh không thể khế hợp.

Viên hữu kỳ khí, thị sinh vạn tượng. Bát quái giáp tý, thần cơ quỷ tàng.

Do vậy mới có các khí cụ kỳ lạ sinh ra muôn tượng ( Như các môn tính toán ) bát quái giáp tý, quỷ thần ẩn chứa bên trong.

Âm dương tương thắng chi thuật, chiêu chiêu hồ tấn hồ tượng hỹ.

Cái học thuật âm dương sinh khắc bộc bạch ra ở các hình tượng và sự tiến triển



* * *



Quỷ Cốc Tử luận về " Thuận Nghịch " :





Thuận là thuận theo, là thích ứng với hoàn cảnh ; nghịch là chống lại , là phản đối không theo. Con người thông thường có lợi thì hòa hợp thân nhau, tổn hại thì gây gổ xa nhau. Trong khi thiết lập mưu kế hay trong các trường hợp giao tế thương thuyết cần phải hành xử hợp lý phạm trù mâu thuẩn này.



Quỷ Cốc Tử được xem như ông tổ của phái Tung Hoành gia ( học phái chuyên về du thuyết, bày mưu, lập kế thời chiến quốc ) có bàn về những động thái cần thiết về ngoại giao du thuyết rất rõ ràng ( tức thuật lượng nghi phát ngôn ).



Ngày nay các nguyên tắc này vẫn còn có một giá trị nhất định. Mục đích là đo lường đối tượng để thuyết phục đối phương. Phải biết cách nói, cách nghe, phân biệt lời nói, thái độ, tâm lý cá tính của đối phương.



Tâm lý người đời khá kỳ lạ, có khi cần nói thẳng không ngần ngại nhưng cũng có lúc phải quanh co; có khi phải nói xuôi theo, có khi phải nói nghịch lại, thật là phức tạp.



Bởi vậy trong khi nghe người khác thuyết phục hay tranh luận, cần phải bình tĩnh, đừng để các giác quan hỗn loạn thì nhận thức sẽ sai lầm dễ rơi vào mê lộ của đối phương.



Theo quy luật vật cùng loại thì hô ứng, không đồng loại thì không hô ứng với nhau ( Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu ). Tương tự, con người cũng vậy, thường chủ quan, cảm tính và thiên kiến. không đồng tình với ý của mình thì cho là trái. Không hợp với tâm lý tình cảm của mình thì cho là nghịch. Cho nên trong khi đối thoại thuyết phục, ai hiểu đạo này thì thành công, không nắm vững thì thất bại.



Quỷ Cốc Tử xét về thái độ của lời nói như sau :

1/ Nạn ngôn là lời nói khó, dùng lý luận đối lại, mục đích làm cho người đối thoại bộc lộ ý tưởng thật của họ.

2/ Nịnh ngôn là nói xuôi theo, xu nịnh nhằm biểu lộ sự đồng tình của mình cho người ta biết.

3/ Xảo ngôn là lời nói khéo léo hay ho, tự biểu lộ trí tuệ uyên bác hơn người của mình.

4/ Bình ngôn là lời nói bình ổn để biểu lộ sự dũng cảm, quyết đoán của mình.

5/ Uy ngôn là lời nói nghiêm nghị làm cho người đối thoại mình quan tâm đến thần thái của họ.

6/ Tĩnh ngôn là lời nói thản nhiên dù bị người đối thoại dùng lý luận, kích bác đến thất bại vẫn bình tĩnh ôn hòa.



Quỷ Cốc Tử xét về trạng thái tâm lý của lời nói như sau :

1/ Bệnh ngôn là lời nói không có khí lực, hư nhược.

2/ Oán ngôn là lời nói biểu lộ tự mình đã hỗn loạn, vô lý.

3/ Ưu ngôn là lời nói buồn rầu không vui, thiếu sức sống.

4/ Nộ ngôn là lời nói giận dữ, vọng động, giống như bị khống chế.

5/ Hỷ ngôn là lời nói vui mừng, đắc ý, tản mạn.



Quỷ Cốc Tử, xét về mặt cá tính của đối tượng đã đề ra mấy nguyên tắc đối thoại như sau :

1/ Đối với người ngu thì dùng thuật hùng biện để nói với họ.

2/ Đối với người hùng biện thì im lặng lắng nghe.

3/ Đối với người cao quý thì dùng điều cao thượng nói với họ.

4/ Đối với người đang thất bại khó khăn thì dùng sự khiêm cung để nói với họ.

5/ Đối với người giàu sang thì vận dụng uy thế để nói với họ.

6/ Đối với người bần cùng thì dùng điều lợi để nói với họ.

7/ Đối với người dũng cảm thì dùng đạo nghĩa mà nói với họ.

8/ Đối với người có chí tiến thủ thì dùng sự sắc bén để nói với họ.

9/ Gặp người cường mânh thì dùng sự nhu hòa để nói với họ.

10/ Gặp người có địa vị thì dùng thế mà nói với họ.

Mỗi một con người đều có một phong cách một cá tính riêng hiểu được đối phương và tìm phương pháp đối thoại thích hợp thì có thể thuyết phục và giành được ưu thế.

Trăm mưu ngàn kế cũng phải tùy theo đối tượng mà vận dụng đều phải căn cứ vào tâm lý cá tính của con người
Nghề quý ở tinh thông trí quý ở sáng suốt cho nên điều quan trọng là tùy cơ ứng biến vận dụng các nguyên tắc một cách thông minh.

                           Quỷ Cốc Tiên Sinh
Có thể là hình ảnh về đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về văn bản
 
Không có mô tả ảnh.
 
Có thể là hình ảnh về 2 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, chuông gió, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 3 người, chuông gió và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 3 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, chuông gió và đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, chuông gió và đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, chuông gió và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Không có mô tả ảnh.
 
Không có mô tả ảnh.
 
Không có mô tả ảnh.
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về văn bản
 
Không có mô tả ảnh.
 
Có thể là hình ảnh về 2 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 3 người, chuông gió và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 3 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, chuông gió và đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, chuông gió và đền thờ
 
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Không có mô tả ảnh.
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản
 
Có thể là hình ảnh về văn bản
 

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo