XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»MÙNG 1 SỚM MAI MÙNG 2 ĐẦU THÁNG 10 TÂN SỬU NIÊN

MÙNG 1 SỚM MAI MÙNG 2 ĐẦU THÁNG 10 TÂN SỬU NIÊN

MÙNG 1 SỚM MAI MÙNG 2 ĐẦU THÁNG 10 TÂN SỬU NIÊN

 

 
????TIỆC QUAN HOÀNG MƯỜI ????
????PAGE : XEM BÓI MIỄN PHÍ????

 

Phát hiện thú vị về thân thế thực sự của quan Hoàng Mười

Nếu xét về mọi mặt thì tướng Lê Khôi, người ít được nhắc đến trong chính sử có thể mới chính là ông thánh Hoàng Mười.

Đây là câu hỏi có lẽ là cực kỳ bí ẩn và khó trả lời. Một ông thần nổi tiếng như thế, cả nước nghe tên, ngàn vạn đồng cô bóng cậu thờ phụng, cả triệu người đến khấn vái xin quan tước bổng lộc, nhưng lại chẳng biết ông ta là ai. Thần thánh – hầu như đều có gốc gác người thật, nhưng “vị Thánh” này nổi tiếng thế, ngôi đền thờ có niên đại không xa, mà không ai biết là ai, thì kể cũng lạ.

Trong chuyến đi công tác ở Thọ Xuân (Thanh Hóa), nghiên cứu các tài liệu cổ, di tích lịch sử, lại phát hiện ra gốc tích ông thần đang được thờ cúng ở Nghệ An và Hà Tĩnh này, mới thực là thú vị.

Tại Thọ Xuân có ngôi đền nhỏ, thờ một vị là “Đức Uy hiển ứng tôn thần”.

Nhà nghiên cứu sử địa phương, là ông Hoàng Hùng, có mấy chục năm sưu tầm các vị tướng lĩnh, các thánh thần, các nhân vật nổi tiếng thời Lê ở vùng Thọ Xuân (Thanh Hóa). Ông sưu tầm từ các gia phả cổ, bia đá, sắc phong, tài liệu từ Viện Viễn Đông Bác cổ... Đại Việt sử ký... tóm lại là các tài liệu chính thống.

Các tài liệu chính thống này có ghi chép ngắn gọi về một nhân vật tên Lê Khôi, chính là “Đức Uy hiển ứng tôn thần”, thời ở một số nơi trên địa bàn Thọ Xuân.

Ông Lê Khôi là con anh thứ 2 của vua Lê Thái Tổ. Ông theo vua đánh giặc từ hồi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, lập nhiều chiến công lớn. Ông là một dũng tướng tài ba, quan thanh liêm được dân yêu mến.

 

Trận đánh ải Khả Lưu, Lê Khôi cùng Lê Sát xông lên trận tiền, bắt sống đô đốc Chu Kiệt, chém tướng Hoàng Thành.

 

Ông cùng Phạm Vấn, Lê Sát phá giặc Minh ở thành Xương Giang, bắt sống Hoàng Phúc và Thôi Tụ, dẹp yên giặc Ngô, khôi phục Đông Đô.

 

Năm Thuận Thiên thứ nhất 1428, ông được phong Bảo Chính công thần nhập nội thiếu úy. Thuận Thiên thứ 2 khắc biển công thần, đứng hàng thứ 2 trong bảng Đình Thượng hầu thập tứ nhân.

 

Thuận Thiên thứ ba 1430, Thái Tổ Lê Lợi sai Lê Khôi trấn giữ châu Thuận Hóa, vì người Man quấy phá.

 

Lê Khôi vào đây, dỡ bỏ trạm gác, dạy bảo dân trồng dâu cày ruộng, ngày đêm tập luyện quân sĩ, giữ vững bờ cõi biên cương. Lấy nhân đức cai trị. Đánh nhiều trận, bắt nhiều giặc, nhưng ông đều đối đãi tử tế, tha cho về. Giặc Chiêm vừa sợ vừa mến đức ông. Cống sứ Chiêm ra Bắc, đều ghé thăm ông.

 

1

 Tượng tướng Lê Khôi ở Hà Tĩnh

 

Cũng năm đó, Bế Khắc Thiệu, Nông Đức Thái bạo loạn ở Thanh Lâm, Thái Nguyên, Lê Khôi đem quân hợp binh cùng Lê Lợi đánh, bắt bọn Thiệu. Vua Lê tặng kim phù và áo bào.

 

Thuận Thiên thứ sáu, vua bệnh nặng, gọi Lê Khôi vào cung, bàn việc truyền ngôi cho Nguyên Long. Ông một lòng giúp Lê Thái Tông việc nước.

 

Năm Thiệu Bình thứ tư 1437, Lê Thái Tông cho ông làm Nhập nội tư mã, tham dự chính sự, coi việc quân ở đạo Hải Tây (Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa).

 

Thiệu Bình thứ sau 1439, Lê Khôi đánh Ai Lao, bắt sống tướng Man là Đạo Mông.

 

Năm Bảo Đại thứ nhất 1440, theo vua đánh Thuận Hóa. Bảo Đại thứ hai, ép tù trưởng Man Nghiễn ra hàng. Khuất phục Thuận Hóa. Công lao quá lớn, được phong Nhập nội đô đốc. Phạm việc nhỏ to, vua đều hỏi ông mới quyết định.

 

Sau này, vì việc riêng, mà ông bị cách chức. Ông về nhàn cư ở nhà, vui vầy với dân làng, không bất mãn oánh trách.

 

Lê Nhân Tông lên ngôi, coi ông là bậc nguyên thần cũ, nên năm Thái Hòa thứ nhất 1448, vời ông ra làm Nhập nội thiếu úy, coi việc phủ Nghệ An.

 

Sử chép, khi Lê Khôi quay về trấn Nghệ An, nhân dân đứng đón ông chật hai bên đường. Chỉ vài năm chính sự được công bằng, kiện cáo được xét xử thỏa đáng, mùa màng tốt tươi, dân yên vật thịnh, tiếng ca tụng ân đức của ông lan truyền từ thành thị đến làng xã ngõ vắng. Tính ông bình dị, gần dân nên được nhân dân cả vùng yêu mến tin tưởng.

 

hoang-muoi2 3

 Tượng quan Hoàng Mười.

 

Năm Thái Hòa thứ hai 1449, chúa Chiêm Thành là Bí Cái dốc hết lực lượng trong nước ra cướp thành Châu Hóa. Năm thứ ba lại đem quan đánh thành An Dung (thuộc Châu Hóa). Lê Nhân Tông sai quan tư đồ Lê Thận (Nguyễn Thận), đô đôc Lê Xí (Nguyễn Xí) đem quân đánh dẹp, sai Lê Khôi đem quân đi tăng viện. Chiêm Thành thua to phải bỏ chạy về nước. Vua phong Lê Khôi là Nhập nội tham dự việc quan trọng triều chính, nhưng vẫn giữ trấn Nghệ An.

 

Thái hòa thứ tư 1451, Lê Nhân Tông sai đô đốc Lê Khả (Trịnh Khả) đánh dẹp phương Nam, Lê Khôi đem quân bản bộ tiến trước. Khi đến đất địch, tướng giặc biết có quân Lê Khôi bè gọi sang hỏi: “Có phải Tư Mã đến đấy không?”. Ông bèn bỏ mũ trị ra cho giặc nhìn thấy mặt. Giặc đều xuống ngựa lạy xin hàng, nộp cống vật địa phương. Quân Lê Khôi đi đến đâu giặc tan đến đó. Ông đánh vào tận thành Đồ Bàn, bắt chúa Chiêm là Bí Cái, rồi mới thu quân về.

 

Trên đường về, Lê Khôi bị bệnh nặng và mất ở chân núi Long Ngâm, gần cửa biển Nam Giới, tức địa danh Hà Tĩnh, cách không xa Hưng Nguyên thuộc Nghệ An bây giờ. Quân sĩ thương xót, kêu khóc vang trời dậy đất, vua bỏ triều ba ngày, sai quan đến phúng điếu, tăng chức Nhập nội đô đốc.

 

Các tài liệu cổ cũng như dân gian ở Thọ Xuân còn ghi rõ, người dân đất Hoan Châu (Nghệ An) bây giờ thương tiếc và nhớ ân đức của ông nên lập miếu thờ phụng.

 

Lê Khôi là người làng Lam Sơn (Lương Giang, nay là làng Cham, thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa). Ông là em Thái úy Lê Khang, con Hoàng Dụ Vương Lê Trừ, gọi Lê Thái Tổ là chú ruột.

 

Năm Quang Thuận thứ tư 1463, triều vua Lê Thánh Tông, con trai ông làm nhập nội Đại hành khiển tâu xin dựng bia ở Nam Giới (Hà Tĩnh giờ) để ghi sự tích. Vua sai thượng thư Nguyễn Như Đỗ soạn văn bia để khắc và được tấn phong Chiêu Trưng Vương.

 

Đấy là sơ lược phần chính sử, còn phần huyền tích về Lê Khôi, thì cũng được nhiều tài liệu, gia phả, truyền miệng ở vùng Thọ Xuân ghi chép lại.

 

Theo các tài liệu dân gian, Cử Sót được sai làm tượng Lê Khôi để nhân dân thờ phụng ở Thuận Hóa. Trong lúc tìm gỗ để làm tượng, thì đêm nằm mộng có cây gỗ đinh hương trôi từ biển Hà Tĩnh vào. Hôm sau, dân chài báo, có cây gỗ đinh hương rất lớn trôi từ biển Triều Khẩu vào thật. Nhưng, Cử Sót không rõ mặt tướng Lê Khôi, nên không biết chạm khắc thế nào, thì đêm ngủ lại được thần báo thấy ai ngồi lên cây gỗ thì đẽo giống người đó.

 

Hôm sau, Cử Sót ra chỗ cây gỗ, có anh khóa sinh mặt mũi nhâng nháo đi đến ngồi lên cây gỗ. Cử Sót liền bắt khóa sinh đó lại, rồi đẽo tượng. Đẽo xong, khóa sinh liền hiến bộ tóc dài với râu, để dính vào tượng cho giống.

 

Theo lời nhà nghiên cứu sử địa phương Hoàng Hùng, ngoài những thông tin gia thế, và dân gian về ông Lê Khôi ở Thọ Xuân, cực kỳ kỹ lưỡng, chi tiết, rất khớp với ông Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An, thì có một thông tin tham khảo, nhưng lại trùng khớp đến kinh ngạc, đó là những bài hát văn về ông Hoàng Mười. Nội dung các bài hát văn cổ nói khá kỹ về thân thế sự nghiệp của ông thánh này.

 

Ông Hoàng Hùng đã nghiên cứu rất kỹ các bài hát văn về ông Hoàng Mười và nhận thấy các chi tiết khớp bao gồm: Xuất thân hoàng tộc, thân thích với vua Lê, vâng lệnh vua vào trấn Nghệ An, được dân đón tiếp, bị kỷ luật mất chức, rồi lại được vua vời đi đánh giặc khi Chiêm Thành quấy phá... nhiều bài hát văn có đoạn đi đánh Chiêm, giặc hỏi có phải “quan Tư Mã”, khi bỏ mũ giặc sợ hãi đầu hàng....

 

hoang-muoi 4

 Quan Hoàng Mười có phải tướng Lê Khôi?

 

Ở Hà Tĩnh (vùng giáp Nghệ An) có tới 7 ngôi đền thờ ông Hoàng Mười (chỗ ông Lê Khôi chết), còn Hưng Thịnh (Hưng Nguyên, Nghệ An), thì có một ngôi đền rất to. Đền này xây dựng về sau, từ năm 1634, mãi gần 200 năm sau khi tướng Lê Khôi chết. Đền đổ nát, đến tận 1995 mới xây dựng lại, được thổi lên nhiều huyền thoại mới nổi tiếng như hiện nay.

 

Giống như những “vị Thánh” khác, ông Hoàng Mười gắn với nhiều huyền thoại ly kỳ to tát. Rằng, ông Hoàng Mười là người giời giáng trần giúp đời. Rằng, ông là con của vua cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên chốn Đào Nguyên này nọ. Theo lệnh thiên đình, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước.

 

Lại còn truyền thuyết khác, ông này cũng là tiên, giáng trần trở thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.

 

Sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện ông Mười giáng thế thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Những giai thoại kỳ bí này đã phủ lên ngôi đền một bức màn tâm linh huyền ảo và linh thiêng.

“Nếu xét về mọi mặt, thì tướng Lê Khôi con người bằng xương bằng thịt thực sự, là một vị tướng ít được nhắc đến trong chính sử, có thể mới chính là ông thánh Hoàng Mười. Tôi có niềm tin chắc chắn là như vậy”

Ông Lê Khôi là con anh thứ 2 của vua Lê Thái Tổ. Ông theo vua đánh giặc từ hồi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, lập nhiều chiến công lớn. Ông là một dũng tướng tài ba, quan thanh liêm được dân yêu mến.

 

Trận đánh ải Khả Lưu, Lê Khôi cùng Lê Sát xông lên trận tiền, bắt sống đô đốc Chu Kiệt, chém tướng Hoàng Thành.

 

Ông cùng Phạm Vấn, Lê Sát phá giặc Minh ở thành Xương Giang, bắt sống Hoàng Phúc và Thôi Tụ, dẹp yên giặc Ngô, khôi phục Đông Đô.

 

Năm Thuận Thiên thứ nhất 1428, ông được phong Bảo Chính công thần nhập nội thiếu úy. Thuận Thiên thứ 2 khắc biển công thần, đứng hàng thứ 2 trong bảng Đình Thượng hầu thập tứ nhân.

 

Thuận Thiên thứ ba 1430, Thái Tổ Lê Lợi sai Lê Khôi trấn giữ châu Thuận Hóa, vì người Man quấy phá.

 

Lê Khôi vào đây, dỡ bỏ trạm gác, dạy bảo dân trồng dâu cày ruộng, ngày đêm tập luyện quân sĩ, giữ vững bờ cõi biên cương. Lấy nhân đức cai trị. Đánh nhiều trận, bắt nhiều giặc, nhưng ông đều đối đãi tử tế, tha cho về. Giặc Chiêm vừa sợ vừa mến đức ông. Cống sứ Chiêm ra Bắc, đều ghé thăm ông.

 

 
 
Văn Khấn Đền Phủ
 
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật(3lần)
-Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật ,chư Phật mười phương,
- Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
- Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
- Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng .Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
-Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ
Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên
Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.
-Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:
Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai
Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình
Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ.
-Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân,
Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử ,Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn
Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều
Con lạy Tam Tòa chúa bói –Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường
Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Tiên Chúa Thác Bờ
Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà
-Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên , Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.
Con lạy Tôn Quan Điều Thất .
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà,
Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
Chầu Năm Suối Lân
Chầu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Tiên La
Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân
Chầu Cửu Sòng Sơn
Chầu Mười Đồng Mỏ
Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng
Con lạy 36 tòa Sơn Trang -Sơn Trang, Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng
-Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô
Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm
Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thoải, con lạy cô tư Ỷ La, Cô năm suối lân, cô Sáu sơn trang, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè , 12 cô Chín, Cô chín thượng Ngàn, Cô chín Sòng sơn, cô Mười mỏ Than, Hội đồng cô bé, Con Lạy cô bé Thượng ngàn, cô bé Thoải .con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện)
Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải,
Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên , Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành , Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên , Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát .Con lạy cậu bé bản Đền
( Bản Điện ).
-Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng-
-Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ , Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.
-Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........
Ngụ tại:.................................
Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:... Tháng:... Năm:...
( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới)
Nhân …………..
Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái) trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ...............(tên đền) linh từ.
Mong trên cha độ dưới mẫu thương đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối phù hộ độ trì cho quốc thái dân an mưa thuận gió hoà vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè 9 tháng đông tai qua nạn khỏi.Đầu năm chí giữa nửa năm chí cuối được bình an vô sự cửa nhà khang ninh cầu danh đắc danh cầu phúc đắc phúc đắc tài sai lộc.Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!
-Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ..... nguyên quán...Tổ Cô Mãnh Tướng cậu bé cô bé tại gia chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ trên tấu tòa vàng
Thượng Thiên dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ cho con cháu nhất một lòng tòng một đạo Sở cầu tất ứng sở nguyện tòng tâm
 
BÀI VĂN KHẤN GIA TIÊN MÙNG 1 VÀ RẰM
 
CÁCH CÚNG NHƯ THẾ NÀO ?
✍Theo phong tục của người Việt thì ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng đều là ngày con cháu cúng gia tiên và đọc bài văn cúng gia tiên để gửi những tâm nguyện cầu xin của mình cho gia đình được an lành hạnh phúc và thành đạt.Nếu bạn quan tâm đến văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm nhưng chưa tìm được bản chuẩn hãy tham khảo ngay bài khấn dưới đây nhé.
✍1.Văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm là gì?
Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc.còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên.Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này người ta cúng với ý nghĩa:
Ngày mùng Một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.
Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn.Hơn nữa lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.
Chính vì thế đây là những thời điểm thuận lợi để khấn văn khấn gia tiên giúp thần thức của người đã khuất thoát khỏi những phiền não và có thể tự do tới với cảnh giới an lạc và dễ dàng đón nhận những tình cảm, lời cầu nguyện và ước mong của con cháu.
✍2.Những lễ vật cần sắm cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Với ý nghĩa ngày tốt lành nhất trong tháng nên khi cúng vào ngày rằm hay ngày mùng 1 hàng tháng, người Việt không cúng cầu kỳ đơn giản chỉ là những đồ lễ như:
1 hũ rượu
1 lọ hoa tươi
1 đĩa quả tươi
1 cốc nước
Trầu, cau
Và một thứ không thể thiếu là văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm.Ở mỗi nơi trên đất nước Việt Nam lại có những quan điểm khác nhau về cúng lễ những ngày này. Có nơi cúng vào mùng 1 và ngày 15 nhưng cũng có nơi lại cúng vào chiều ngày 30 tháng trước và ngày 14 Âm lịch hàng tháng.Dù cúng theo vào thời điểm nào thì trước khi cúng gia tiên thì phải cúng ông thần Thổ Công trước.Như vậy mọi điều nguyện cầu mới phải phép và đến được với ông bà ông vải và tổ tiên.
✍3.Các nghi thức cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Khi cúng gia tiên thì trọng tâm cúng thần thức của người đã khuất khi trở về cảnh giới an lạc.Người ta gọi đây là “âm siêu dương thái”.Nghi thức cúng gia tiên để đạt được những kết quả viên mãn là:
Tình vật tịnh tài và tịnh tâm nên mọi thứ dâng cúng đều phải trong sạch tuyệt đối không cúng tiền giả, không cúng những đồng tiền có nguồn gốc bất lương không cúng những thực phẩm tanh hôi...Ngoài ra có một số nơi còn không cúng đồ có nguồn gốc sát sinh vì họ cho rằng người mất không hưởng trực tiếp đồ cúng phạn thực nên chỉ dùng đồ hỷ thực hoặc hiếu thức mà thôi.
Cúng cần có sự nôi dưỡng hoặc phóng sinh thể hiện lòng từ bi hay công đức của gia chủ và tiêu trừ được những nghiệp chướng trong quá khứ.Đây là cách giúp cho người thân tránh được những họa nạn không mong muốn về những nghiệp chướng này.
Không giải hạn bằng bùa ngải bởi không thể dùng người khác thay thế mình chỉ có mình mới có khả năng giải trừ các tai ách.Bất luận nguyên nhân nào cũng có nhân - quả.
Đọc văn khấn gia tiên với lòng thành cao cả
nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình bản thân và có thể là cả xã hội.
✍4.Nội dung bài văn khấn gia tiên mùng 1 và rằm
Lòng biết ơn lời cảm tạ và mong muốn thường gửi gắm vào văn khấn gia tiên.Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều văn khấn gia tiên khác nhau.Nếu bạn chưa thể biết đâu là bài chuẩn thì tham khảo bài cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm được các chuyên gia phong thủy của chúng tôi lựa chọn như sau:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời mười phương Chư Phật.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
- Các cụ Cao Tằng Tổ khảo Cao Tằng Tổ tỷ
- Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội ngoại.
Hôm nay là ngày ........ tháng ..... năm ..............
Tín chủ con là .................................................. ....
Ngụ tại ............................... ....... cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật trà quả và các thứ cúng dâng bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
- Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
- Hương hồn Gia tiên nội.ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án.Chứng giám lòng thành
Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an
Tám tiết vinh khang thịnh vượng
Lộc tài tăng tiến tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo

 Vong nhập có thật không? ***********************

HỎI: Thần thức con người sau khi chết có sinh trưởng phát triển và chết không?

Tôi thấy có nhiều người hay kể chuyện các thai nhi chết rồi sau đó vong (thần thức)

Đi theo người nhà (dân gian gọi là vong dựa, vong nhập) chuyện ấy có đúng không?

Tôi thường nghe pháp thấy hiện có nhiều vị giảng là

Ko ủng hộ quan điểm về chuyện vong dựa, vong nhập.

Trong khi đó có những vị khác lại tin điều ấy lấy chuyện vong nhập

Làm dẫn chứng trước đông đảo thính chúng

Sao có sự khác biệt này? (QUẢNG MINH) ĐÁP: Bạn Quảng Minh thân mến

Theo Phật giáo Tạng truyền, thần thức sau khi thoát ra khỏi thi thể gọi là thân trung ấm

Tuổi thọ của thân trung ấm trung bình là 7 ngày (sơ thất)

Thân trung ấm này chết đi tái sanh làm thân trung ấm

Khác tối đa khoảng 7 lần (chung thất) thì tìm được cảnh giới tái sanh

Riêng trường hợp cực ác hay cực thiện sau khi chết không trải qua

Thân trung ấm mà lập tức sanh vào đường ác hay sanh lên các cõi trời

Chuyện các thai nhi chết rồi sau đó vong đi theo (dựa, nhập)

Người nhà là chuyện được ghi nhận khá phổ biến trong dân gian

Các thầy pháp, thầy bói, thầy trị tà ma luôn phán như vậy

Khiến khổ chủ hoang mang, lo sợ rồi sau đó bày cúng bái đuổi ma, trừ tà nhằm hưởng lợi

Phật giáo cũng ghi nhận việc “vong dựa, nhập” này

Vì nó hiện hữu trong thực tế, nhưng có cách lý giải riêng

Nghĩa là sau khi thân trung ấm đã đầu thai vào một loài nào đó

Đặc biệt là một số chúng sanh trong loài ngạ quỷ

Nhờ vào những nhân duyên đặc biệt có thể tiếp cận người thân

Để thọ dụng các cúng phẩm hay báo mộng xin người thân làm phước để cứu độ

Như vậy không phải vong hay thân trung ấm dựa nhập mà chính các chúng sanh

Trong loài ngạ quỷ có nhân duyên với một số người nên thường thân cận

Cõi chúng ta sống là “thế giới đan xen”, là “phàm thánh đồng cư”

Nên chúng ta sống chung với các loài khác trong cõi vô hình là chuyện bình thường

Người Phật tử hãy kệ kinh khai thị làm phước rồi hồi hướng cho họ

Mong họ được no đủ và mau siêu thoát.Chúc bạn tinh tấn!

 

Muốn biết NHÂN đời trước
Hãy xem QUẢ đời này
Muốn rõ QUẢ tương lai
Xét ngay NHÂN hiện tại...
Nhân quả không thể sai chạy vào đâu được, gieo nhân nào phải gặt quả đó
Quả báo không phải đều đến ngay lập tức mà cần một thời gian nhất định
Vì vậy quả báo có thể trổ ngay trong kiếp này hoặc trong những kiếp về sau
Vì vậy chúng ta đừng ngạc nhiên quá khi tại sao có người hiện đời ác độc lại may mắn tốt đẹp
Người hiện đời hiền lương lại bất hạnh khổ sở
Chúng ta ai mong muốn được sống an lành hạnh phúc đều cần tâm niệm phải xa lánh điều ác
Cùng thực hiện nhiều các phước thiện.Chúc tất cả an lành. A Di Đà Phật.
 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo