XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN

KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN

KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN
Rất nhiều cô cậu đồng hành đạo tâm linh có người đến sở cậy và làm được vài việc cho bách gia rồi nghĩ mình là giỏi là nhất, mục hạ vô nhân không coi những bậc lão thành hay tiền bối ra gì thậm chí còn coi rẻ cả thầy mình.
Cũng như đời vậy: Rất nhiều người giàu nghĩ mình giỏi. ĐÚNG.
Không có mệnh đề nào kiểu: “Tôi giàu vì thế tôi giỏi” hay “Tôi giỏi hẳn nhiên tôi giàu”.
Cũng không có chuyện: Giàu mặc nhiên giỏi,Giỏi mặc nhiên giàu...
Nhưng: Giữa giỏi và giàu luôn có CẦU NỐI.
Có người tạo cầu nối bằng quan hệ xây nên lợi ích nhóm từ đó họ giàu - Vậy là họ giỏi.
Có người tạo cầu nối bằng những kỹ năng riêng biệt, xây nên thương hiệu cá nhân, nhờ đó họ giàu – Là họ giỏi.
Cũng có người tạo cầu nối bằng những thủ thuật, mưu mẹo, gian trá, bạo lực, áp chế... xây nên nỗi sợ, sự tin tưởng và đôi khi là sự phục tùng... từ người khác - Đó cũng là giỏi.
Nhưng nếu như cho rằng: “Tôi giàu rồi anh có giàu bằng tôi không mà anh dạy tôi?” Lại là SAI
Vua còn có thầy, mà còn nhiều thầy. Thầy dạy văn, dạy võ, dạy sách lược.... rất nhiều. Gọi là thầy hay sư phụ.
Giầu như ông vua còn có thầy Vậy giầu tầm việt nam hay tỷ phú đã là gì so với vua ? tỉ phú thế giới họ còn cậy nhờ và thụ giáo các thầy học các thầy.... Xưa ta nghèo, ngày xưa nghèo tiền bạc giờ giàu bạc lắm tiền nhưng lại đánh đổi giá trị sống, nghèo về nhân sinh quan, nghèo về giá trị sống, nhân quả... hay sao?
Cô cậu đồng cũng vậy đừng nghĩ làm vài chuyện rồi đánh bóng mà đã cho mình tài mình giỏi ko phải học ai...
Kể cả thầy mình.
‘Ngọc bất trác bất thành quý. Nhân bất học bất tri lý”
Ở đời:
Trước khi kinh doanh thành công anh cũng phải đi qua nhiều thăng trầm, nhiều lần thất bại hay không như ý, cũng phải tìm hiểu thị trường, sản phẩm, cũng phải học hỏi cách marketing, học người nọ nhìn người kia đã từng kinh doanh, đã từng thành công thất bại trong nghề... và cầu những chia sẻ những trải nghiệm quý báu từ những tiền bối đó mà đúc rút ra kinh nghiệm và kỹ năng cho mình.
Vậy họ có thầy không? CÓ.
Những người thầy của họ có thành công hay giàu như họ sau này không ? Có thể đã từng giàu hơn họ gấp trăm lần và cũng có thể hiện tại nghèo hơn họ nghìn lần... Dù vậy, những người này vẫn là thầy của họ.
Suy rộng ra: Những người thành công trên con đường chính trị, khoa học, xã hội, văn hóa... hay bất cứ lĩnh vực nào khác cũng đều có THẦY. Thầy có thể là người đứng sau nâng đỡ chỉ dạy từ cách ứng xử, giao thiệp, đối nhân... thầy có thể là người chỉ dạy kiến thức khoa học công nghệ, thầy có thể là là người trao đổi truyền lại các kỹ năng, các thủ thuật, chia sẻ các kinh nghiệm...
Tất cả đều có THẦY.
Người GIỎI cũng luôn có THẦY. Chứ không phải người GIỎI bởi có THẦY GIỎI.
Hai việc này hoàn toàn khác nhau.
“Nông dân vẫn đẻ ra trạng nguyên” là chuyện thường.
Trong lịch sử phong kiến việt nam có Ô Nguyễn Công Trứ một vị quan đứng đầu triều đình mỗi năm đến ngày tết thầy hoặc đi thăm thầy, ông đều quỳ từ ngoài cổng trước sân nhà quỳ lê vào phòng trong nhà Thầy giáo mình theo lệ cũ để mà lễ mặc dù thầy giáo ông chỉ là một ông giáo làng một nông dân chính hiệu.
Đó người xưa thấm nhuần cái tôn sư trọng đạo như vậy ,
Lại nói,
Xét về năng lực sinh học tự nhiên, con người mắt không tinh bằng cú vọ, không tự lặn sâu được như nhiều loài cá, không bay được như chim, không khỏe như voi, không chạy nhanh được như ngựa, không có móng vuốt sắc như sư tử...
Nhưng con người luôn đứng đầu chuỗi thức ăn, đứng trên các loài động vật khác bởi con người có cái “giỏi” đặc biệt, đó là con người biết:
“Kiến tạo tri thức” và “Vận dụng tri thức” để đạt được mục đích nào đó hoặc làm được những việc vượt năng lực tự nhiên vốn có của các sinh vật khác. Mắt không tinh nhưng người ta chế ra kính hiển vi, kính thiên văn mà cú vọ không thể so sánh, chạy không nhanh như ngựa, không tự bay được như chim... nhưng người ta chế ra xe ô tô, xe lửa, chế ra máy bay... vậy đã đủ vượt trội???
Những nhóm, những cộng đồng người công nhận trí thức được kiến tạo đó, công nhận khả năng thực hành trí thức đó, họ cho rằng bạn là ưu trội, vậy là bạn GIỎI.
Ta có những nhà khoa học thiên tài để lại vô số phát minh, tri thức hữu ích cho nhân loại phát triển, ta có những nhà văn hóa, lịch sử, xã hội, văn hóa học... nghiên cứu để lại những giá trị nhân văn, nhân đạo... cho nhân loại...
Những nhà khoa học, sáng chế, nhà văn hóa, lịch sử... đó có THẦY không? Thầy họ chính là những người đi trước đã để lại kiến thức cơ sở cho họ. Bản chất họ là những người “vận dụng tri thức” đến ưu việt và dùng nó để “kiến tạo tri thức” mới cho nhân loại.
Họ biến cái “đã có” thành cái “có ích hơn”, biến cái chưa đạt thành cái đạt, biến cái bề mặt thành cái chi tiết, biến cái lí thuyết cơ sở thành cái lý thuyết chuyên sâu và thực hành, biến cái vốn có là 1 thành 100...
Ta học được từ những tri thức, những thành tựu đó để tạo nên thế giới quan, hình thành nhân sinh quan cho mình và vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống. Vậy ta là người thực hành tri thức.
Những người kiến tạo tri thức, thực hành tri thức kia truyền lại cho ta đều là thầy ta đó.
Vậy muốn giỏi thì phải học và phải có thầy.
Nhưng học cũng có: Chính học và tà học.
Ví dụ: Khả năng ưu việt về võ học (giỏi võ) thì có người dùng bảo vệ người khác, bảo vệ cộng đồng... có người làm cướp làm trộm làm hại cộng đồng, có người lợi dụng võ học PR làm tiền, thu lợi thậm chí lừa gạt cộng đồng.
Cái GIỎI dựa trên đạo lý, khoa học, lấy sự chính thống, sự phát triển văn minh khoa học, phát triển cộng đồng xã hội... làm tôn chỉ và mục đích cuối cùng. Hay còn gọi là CHÍNH HỌC.
Chính học là học đến khi giỏi rồi thì lại để cái giỏi cái giàu đó không còn của riêng anh, của nhóm anh nữa... mà nó phát tỏa, nó nảy nở những cơ hội cho xã hội, cho môi trường, cho thiên nhiên và cho cả đời sau.
Còn vô số những người có tài, có tiền, có quyền thật đó. Thiên hạ cộng đồng có thể gọi họ là giỏi thời điểm đó, tự họ cũng có thể thấy mình giỏi thật đó...
Nhưng nếu cái giỏi cá nhân này không dựa trên đạo lý, không để lại lợi ích gì cho xã hội, cho cộng đồng, cho đất nước, cho sự phát triển cộng đồng, nhân loại... mà ngược lại họ dùng Tiền, Tài, Quyền... để vun vén cá nhân mãi, thậm chí chiếm đoạt, làm hại người khác, quốc gia, cộng đồng... Và những cái họ học để rồi hình thành nên nhân sinh quan, thế giới quan sai lệch, vô đạo lý, hại nhân sinh thì đó là TÀ HỌC.
- Người chính học kiến tạo tri thức và vận dụng tri thức đạt được những thành tựu đến mức nổi trội trong 1 nhóm người, một công việc mục đích nào đó thì được cộng đồng tập thể nhất định công nhận là giỏi. Cái giỏi này phải mang lại lợi ích nhất định cho cộng đồng, cho tiến bộ và phát triển xã hội thì tri thức đó mới được lưu truyền và tồn tại, trân trọng.
Họ được kính trọng khi còn sống, được người đời tiếc thương, tưởng nhớ... khi đã mất. Những gì họ để lại được người đời trân quý, truyền lại cho thế hệ sau. Họ được đời sau kính ngưỡng, biết ơn. Họ là thầy của muôn người, của muôn đời.
- Người tà học có thể đạt đến độ giỏi nhưng cái giỏi của họ được dùng để đàn áp, giết người, cướp bóc, áp chế cộng đồng,lừa đảo, làm hại cộng đồng... thì cái vượt trội (được một nhóm nào đó công nhận kia) chỉ là sự khác biệt, dị biệt và luôn bị gắn mác tà ác. Cộng đồng không trân trọng, tránh xa và không có chuyện mong muốn lưu truyền cho thế hệ sau, cho cộng đồng hay tương lai trân quý ghi nhớ hay giữ gìn gì cả... Bởi không để lại cho cộng đồng lợi ích, họ dễ rơi vào quên lãng nhanh chóng thậm chí nhắc đến là bị chửi rủa, coi thường, sự biến mất hay thất bại của họ không ai quan tâm, đôi khi được cả cộng đồng vui mừng.
Vậy, cái “giỏi” muốn truyền đời phải thuận với THIÊN – ĐỊA – NHÂN, được tạo hóa ủng hộ.
Đó là trong cuộc sống.
Còn xét về ĐẠO học thì, ta thường hay nói:
“Không thầy đố mày làm nên...
Trọng thầy mới được làm thầy...”
Các cụ xưa nói không sai đâu.
Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu (孔丘). Cách gọi "Khổng Tử" hay "Khổng Phu Tử" đều mang nghĩa là "thầy giáo Khổng", là một cách gọi tôn trọng. Nho giáo nhấn mạnh yếu tố đạo đức của mỗi cá nhân lẫn chính quyền, tính đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, sự công bằng, lòng nhân ái và tính chân thành.Khổng Tử là người đặt nền móng cho Nho giáo. Là người “kiến tạo tri thức” vậy.
Mạnh Tử là triết gia Nho giáo Trung Quốc và được coi là người tiếp nối Khổng Tử. Ông được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử)... là người “vận dụng tri thức” và phát triển nó tốt hơn nữa. Trở thành người “kiến tạo tri thức” tiếp theo.
Phật giáo: Đức Phật trước khi thành Phật, ngài thuyết giảng và những đệ tử đi theo ngài vẫn gọi ngài là thầy. Ngài là người “ kiến tạo” trong đạo Phật. Những đệ tử đạo Phật sau này dựa trên tri thức được để lại này để gìn giữ và phát triển đạo hơn. Nếu đi đúng hướng với mục đích vì cộng đồng, xã hội, văn minh nhân loại, hướng đến tốt đẹp thì đó là những người “thực hành tri thức”. Nếu thực hành tốt đến một mức nào đó vượt trội, để lại những thành tựu đáng quý và lợi ích cho cộng đồng nữa thì cũng sẽ thành những người “kiến tạo”. Trở thành những người thầy đạo chân chính.
Đó là điển hình cho sự tiếp nối phát triển đạo.
Đạo Mẫu ta cũng vậy: Đức Thánh Mẫu và các vị Thần Thánh trong đạo luôn hướng con người ta đến Chân – Thiện – Mỹ - Đức, hướng về bảo vệ quốc gia bờ cõi, bảo vệ cộng đồng, dạy dân có nghề, sống có nhân có nghĩa, giữ gìn truyền thống thờ phụng gia tiên tiền tổ... Đó đều là những tri thức, những giá trị quý báu vì quốc gia, cộng đồng dân tộc. Những người hành pháp Thánh, cứu khổ độ mê, thực hành soi bói, gọi hồn, chữa bệnh, pháp sự... kết nối âm dương, chữa bệnh âm bệnh dương... đều là để âm siêu dương thái, con người hạnh phúc, cộng đồng xã hội phát triển.
Các vị Thánh Đạo Mẫu giống những nhà “kiến tạo”. Chúng ta những người theo đạo Thánh là người “thực hành” vậy.
Đồng nhân Đạo Thánh vào đạo nhập đạo tu đạo là được ân hưởng bởi những người “thầy” vô cùng đáng kính và cũng rất đặc biệt. Trên ta có Chư Thánh soi đường, Chư Tổ dòng đồng bảo hộ, lại có Thầy đạo dẫn lỗi chỉ dạy...
Người xưa nói: “Thầy của ta là Thánh của ta” là vì vậy.
Người thầy đạo dẫn trình là người đưa đò dẫn ta vào nhập đạo thành công, khai thông được 4 phủ đã là ơn là phúc vô cùng.
Những ai có thầy dẫn đạo dạy đạo dạy tu đạo cho đồng đúng lề lối phép Thánh nữa thì trân quý và may mắn hơn nữa. Nhưng không có ai hoàn hảo và không phải ai cũng may mắn như vậy. Tất cả là do nghiệp duyên phúc phận của chính bản thân ta.
Chớ có đòi hỏi vô lý và tham lam hơn nữa rằng:
- Thầy tôi phải giỏi, phải tài, phải hiểu biết phải như ai bằng ai hơn ai...
- Thầy tôi phải là đồng âm đồng pháp đồng nọ đồng kia...dị năng đặc biệt như thế nào... mới dạy được tôi là đồng căn cao căn thấp, đồng âm đồng dương...
- Thầy tôi phải sống như thế nọ như thế kia theo đúng “chuẩn” như tôi mong muốn...
- Thầy tôi phải có dị năng biết âm biết dương thông tỏ giao thiệp với vong ma Thần Thánh...
- Thầy tôi phải sang phải giàu phải nổi tiếng hơn người...
- Thầy tôi phải dạy tôi học đạo tu đạo lề lối phép tắc nọ kia mới đúng chuẩn, phải chỉ tôi cách rèn dị năng, phải giúp tôi biết cách hành đạo ...
Quá tham lam và ảo vọng rồi!!!
Người thầy dương phần dẫn ta vào đạo thành công (khai thông tứ phủ) là đã vô cùng quý báu, như người sinh ra ta một lần nữa. Ta phải nhớ cái ơn đó.
Bởi nghiệp của ta, duyên của ta, căn số của ta, oan gia của ta, thậm chí là chính gia tiên của ta... đưa ta tìm về với Đạo chứ đâu phải thầy. Còn việc tu đạo học đạo để có tiến tu, đi từng bước từng bước trên con đường đạo và đến khi thành đạo thì phải dựa vào sự nỗ lực bền bỉ lớn lao, sự tìm hiểu học hỏi, hành đạo tích phúc... của chính bản thân chúng ta.
Ta có thể xin kê đệm đỡ bóng, có thể tìm hiểu kiến thức đạo trên các trang mạng, các nguồn đạo học, ta có thể chăm chỉ học thêm các sách vở nghiên cứu thuật đạo... tùy hoàn cảnh. Ta có thể có thầy trình đồng, có thầy đội lệnh hành pháp, có thầy dạy đạo tu đạo... nhưng đều là thầy ta. Kính thầy ơn thầy và cư xử lễ nghĩa cho đúng cho phải.
Còn tu đạo vẫn là ở ta, thành đạo hay không vẫn là từ ta cả.
“Nông dân vẫn đẻ ra trạng nguyên”.
Chớ có quên!
Những kẻ khinh thầy, phản thầy, quên ơn thầy đạo, sống không đúng lễ nghĩa với thầy đạo, lá mặt lá trái... là những kẻ không bao giờ có thể tu đạo Thánh được.
Lại nói, ta thường cầu xin chư Thánh, xin thầy đạo giúp cho ta được: “Khai tâm minh trí”. Khai thông ở đây không chỉ là khai mở sự thông minh, để tiếp nhận tri thức, để học nhanh nhớ lâu đơn thuần mà bản chất là xin được chỉ dạy để khai mở cho ta hiểu về ý nghĩa mục đích của cuộc sống, ý nghĩa của việc học đạo hành đạo là gì: là cái nghiệp của bản thân hay ai bắt ép? học đạo hành đạo để mang lại lợi ích cho ai, vì ai, cho cộng đồng, xã hội, cho những người xung quanh... hay chỉ cho riêng mình?... khai tâm cho ta biết theo đạo Thánh là phải “chính học”, chớ “tà học”.
Và cuối cùng, khai tâm minh trí là xin cho ta biết hướng đến học đạo làm sao, hành đạo thế nào, tu ra sao... để từ người “thực hành”... tạo lợi ích cho cộng đồng, xã hội, quốc gia... để lại giá trị tốt đẹp cho nhân loại, cho thế hệ sau... Khi đó ta mới thực là người “thực hành” đúng đạo, mới được mang danh là người giữ đạo Thánh.
Và tu tập thực hành tốt đến kiệt xuất một mức nào đó, mang lại lợi ích cho xã hội, cộng đồng và thế hệ sau đến một mức nào đó... mới được công nhận là người “thầy đạo” thực sự và trở thành người “kiến tạo” thế hệ tiếp theo.
Đạo nào cũng tồn tại, phát triển, trường tồn theo cách đó!!!
Lại nói rằng, những người mang danh đồng nhân, các vị đã bao giờ tự hỏi mình:
- Ta tự hào cho rằng mình là con đồng Nhà Thánh, là người giữ đạo, có đạo hạnh hay hiểu biết về đạo học ư? Ta đã làm được những gì? Đã giúp đỡ được bao nhiêu người cả âm lẫn dương để âm siêu dương thái? Đã làm được gì lợi ích để cộng đồng, xã hội và thế hệ tu đạo đi sau phải công nhận?
- Ta có khi nào dương dương tự đắc mình tài mình giỏi là bởi thiên chất, bởi năng lực dị năng vốn có, bởi cho rằng gia tiên mình phúc rộng tài cao... bởi đủ thứ mà quên đi người thầy dẫn đạo dạy đạo cho mình dù người đó có là “nông dân” hay không?
- Ta có thực giỏi, có truyền bá được đạo học chính tắc chưa? Hay chỉ toàn mác ảo tự phong, kiến thức cóp nhặt, nói hay làm dở, mua danh chuộc tiếng hội nhóm bầy đàn ông nọ hát bà kia lại khen hay?
- Ta có bao giờ cậy cái danh cái tiếng cái mác “đồng nhân nhà Thánh” để buôn Thần bán Thánh, dọa nạt người đời... hòng làm lợi cho cá nhân mình chưa?
- Ta có bao giờ đem Đạo Thánh đi tô đi vẽ để được người đời trọng vọng, bách gia cậy sở rồi lại làm sai làm láo, làm bừa làm ẩu... hại cả cộng đồng, bách gia và u mê những người đi sau nhập đạo chưa?
- Ta có bao giờ nhập nhèm giữa chính học và tà học, chính đạo - tà đạo, chính thần – tà thần... rồi ba ừ tư gật tu sao cũng được, đạo nào cũng theo, thần nào cũng vái, ai nói sao cũng vỗ tay tán thưởng... không phân biệt đúng sai phải quấy chưa?
- Ta đã làm được gì, để lại được gì kiệt xuất cho đạo, cho đời, để đạo Thánh trường tồn, để người tu đạo nhiều đời sau được hưởng lợi lạc, để bách gia kính ngưỡng Thánh và tôn trọng những người hành đạo Thánh chưa?...
... vv...vv...
Vậy thì căn cứ vào đâu ta dám nhận mình là: Con nhà Thánh, Con Thần con Thánh, hay nhận mình là “Thầy đạo”, “Thầy đồng có đạo”...? Có thấy NGẠI không?
Chữ “thầy đời” không dưng mà có
Chữ “thầy đạo” không dễ mà mang
Tự vấn tâm mà xem mà sửa lại mình, mà tu cho phải đạo!!

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo