XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»RẰM THÁNG 7 TÂN SỬU NIÊN

RẰM THÁNG 7 TÂN SỬU NIÊN

Rằm tháng 7 là ngày Tết Trung Nguyên lễ Vu Lan báo hiếu Ngày Chư Phật hoan hỷ ngày Chư Tăng khắp muôn nơi Tự Tứ sau 3 tháng an cư kết hạ

Và cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông.

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho rằng tháng 7 Âm lịch là thời điểm Diêm Vương mở Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được tự do trở về dương gian.Vì vậy chúng ta thường gọi tháng 7 là tháng cô hồn.
 
Các lễ này tuy có nguồn gốc khác nhau nhưng cùng thực hiện vào rằm tháng 7 hàng năm đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn, đề cao việc tri ân, báo ân, tưởng nhớ ông bà tổ tiên và khơi dậy lòng tư bi, yêu thương của mọi người tới những hoàn cảnh bất hạnh, cơ nhỡ...

Rằm tháng 7 năm 2021 vào ngày nào? 

 
Như vậy rằm tháng 7 năm 2021 rơi đúng vào chủ nhật (ngày 22 tháng 8 dương lịch). 
Những gia đình có phụ nữ mang thai nên chú ý trong ngày này, vị trí của Thai thần ở hướng Nam phía trong nhà kho, phòng bếp và phòng của thai phụ. Do đó, không nên lui tới tiếp xúc nhiều, dịch chuyển vị trí đồ đạc, tiến hành các công việc sửa chữa đục đẽo ở nơi này. Bởi việc làm đó có thể làm động Thai thần, ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi. 

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Thông thường, Rằm sẽ cúng vào ngày 15 Âm lịch hàng tháng. Tuy nhiên, đối với Rằm tháng 7 thì sẽ không cần cúng vào đúng ngày 15 mà có thể cúng lễ diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 15 Âm lịch.
 
Bởi vì ngày mùng 2 đến ngày 15 Âm lịch sẽ là thời điểm Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn về với dương gian và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế. Năm nay, ngày 13, 14, 15 đều đẹp, phù hợp với việc cúng tế nên mọi người có thể làm lễ cúng vào ngày 13, 14 hoặc 15 hoặc các ngày khác tùy thuộc vào mỗi gia đình!
 

MÂM LỄ CÚNG PHẬT (đối với GĐ thờ Phật)

Lễ cúng Phật thường có các món chay như:
  • + Xôi (đỗ xanh, xôi gấc, xôi vò hạt sen, xôi trắng ruốc nấm hương...)
  • + Giò, chả chay.
  • + Nem chay hoặc nem nấm.
  • + Canh nấm hoặc rau củ quả.
  • + Đậu hũ...
  • + Hoa Quả, bánh kẹo,...

MÂM LỄ CÚNG GIA TIÊN:

  • Đối với mâm lễ cúng Tổ tiên chúng ta thường sắp xếp "Trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình, hoặc là các món mà ngày xưa ông bà Tổ tiên thích ăn.
  • - Nếu người cúng là trưởng tộc thì cúng xôi gà và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có gà thì một miếng thịt lợn hoặc một khoanh giò.
  • - Nếu là con trưởng trong nhà thì cúng 1 mâm cơm, tùy tâm và điều kiện, có ít cúng ít, có nhiều cúng nhiều, nhưng không thể thiếu 7 cái bát chồng lên nhau.
  • - Nếu không phải con trưởng thì cúng 1 mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 cái bát tượng trưng cho ngũ đại đồng đường, xếp 5 bát chồng lên nhau.
Chúng ta lâu nay thường lầm tưởng xếp 6 cái bát, để các các cụ ngồi thành 1 mâm, thực ra không phải vậy. Số lượng bát phải phụ thuộc vào người cúng là con trưởng hay con thứ, tượng trưng cho các đời trong dòng tộc.
 

MÂM CÚNG VÀ ĐỒ LỄ CÚNG CÔ HỒN:

cung chung sinh thang 7
Mâm lễ cúng cô hồn/chúng sinh rằm tháng 7
(Nếu gia đình nào phát Tâm cúng thí)
Chuẩn bị các lễ vật sau:
  • + Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc trên 49 bộ bằng giấy bán ở hàng mã. (có thể)
  • + Bánh kẹo: bim bim, bỏng ngô, bỏng gạo, thạch...
  • + 12 bát cháo trắng nhỏ.
  • + Tiền vàng chúng sinh.
  • + Ngô, khoai lang luộc.
  • + Cốc nước lã hoặc rượu
  • + Đĩa gạo, đĩa muối (khi cúng xong rắc phía ngoài đất nhà mình).
  • + Đĩa ngũ quả
  • + 12 cục đường thẻ (nếu có).
Lễ cúng đặt ở ngoài trời, bên ngoài đất nhà mình, trước cửa và cúng vào chiều tối. Tuyệt đối không cúng chúng sinh bằng các món mặn mà chỉ các món chay như trên.
Khi kết thúc lễ cúng chúng sinh, gạo và muối sẽ tung ra phía ngoài đất nhà mình, còn vàng mã hóa đốt cháy phía bên ngoài gần vị trí cúng.

NHỮNG LƯU Ý KHI CÚNG RẰM THÁNG 7

  • + Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên thì cúng trong nhà, còn cúng chúng sinh thì cúng ngoài trời, trước cửa nhà hoặc ở chùa.
  • + Khi tung gạo muối chúng sinh thì tung ra ngoài chứ không tung từ ngoài vào trong nhà.
  • + Đối với gia đình thờ Phật thì mâm cúng phải đặt cao nhất, rồi mới đến thần linh và gia tiên.

VĂN KHẤN CÚNG TỔ TIÊN RẰM THÁNG 7:

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy 9 phương trời, con lạy 10 phương đất. Con lạy chư Phật mười phương, con lạy 10 phương chư Phật.
Kính lạy
  • - Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
  • - Ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
  • - Tổ tiên trong họ, tổ khảo, tổ tỷ, bà cô tổ, ông mãnh tại gia, chư vị Hương linh trong nhà.
Chúng con là: ..........
Ngụ tại: .............
Hôm nay con cảm nghĩ thâm ân trời đất chư vị tôn thần thờ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Con xin chân thành cảm tạ, chân thành tri ân chắp tay trước án.
Con xin kính mời:
  • - Ngài Bản Cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương
  • - Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa
  • - Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Kính mời các ngài chứng dám thành tâm, cảm tạ ơn dầy, đại xá tội lỗi cho con. Con xin sám hối trước Gia tiên, Bà Tổ Cô, Thân cô, hiền cô, Quan bác quan chú trong họ.
Kính mời các vị chân linh, tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, độ cho gia đình con được may mắn, cát tường, vạn sự như ý: Bốn mùa không ách hạn nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng, tài lộc dồi dào, an nhiên yên ả.
Chúng con lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc, nay thành tâm xin sám hối, thề tránh điều giữ, nguyện làm việc lành.
Trông ơn các Vị các Ngài từ bi gia hộ bao bọc chở che cho con tâm không phiền não, thân không bệnh tật.
Các Vị các Ngài bao bọc cho gia đình con an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, bản mệnh kiên định, khai tâm khai sáng, nhận biết được thời cuộc, xa lánh kẻ tiểu nhân, thân gần bậc tôn quý, bớt đi những thị phi đố kỵ ghen tị trên trần thế. Nhân duyên vượng, tiền duyên tốt, tài lộc dồi dào, sinh cư bình an, thân khang tuệ minh, diên sinh trường thọ, an cư lạc nghiệp, cư địa an bình, gia môn hưng vượng.
Rằm tháng 7, tiết vu lan, vong nhân xá tội, mong cho gia tiên trong họ, hương linh trong nhà, chúng sinh trong vùng, sớm được siêu sinh tịnh độ. Sớm đi về cõi niết bàn, truy được sự giải thoát cho đời an lạc an yên.
Con cúi đầu xin cẩn cáo
Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

VĂN KHẤN CÚNG CÔ HỒN RẰM THÁNG 7:

Kính Lễ Mười Phương Tam Bảo Chứng Minh
Hôm nay ngày...tháng...năm... âm lịch
Con tên là: ... tuổi ...
Ngụ tại: số nhà..., đường..., phường (xã)..., quận (huyện)..., tỉnh...
Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ tận vong, các đồng bào tử nạn... về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ.
Phát lòng thanh tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mợi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhất thiếu siêu thăng thượng đài.
Chân ngôn biến thực:
Nam Mô Tát Đạ Tát Pha, Nga Đà Phạ Lộ Chỉ Đế, Án Tám Bạt Ra, Tám Bạt Ra Hồng. (7 lần)
Chân ngôn Cam lồ thủy:
Nam Mô Tô Rô Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Điệt Tha. Án Tô Rô, Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Ta Hà Ha. (7 lần)
Chân ngôn cúng dường:
Án Nga Nga Nẵng Tam Bà Phạt Phiệt Nhựt Ra Hồng Á. (7 lần)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)
**************
 
Trên đây là bài viết chia sẻ về mâm lễ cúng Phật, mâm lễ cúng Thần Linh, Gia Tiên và mâm lễ cúng cô hồn chúng sinh cô hồn. Cùng với bài khấn cúng thần linh gia tiên và cúng cô hồn. Bài viết hơi dài nên chúng tôi không thể viết thêm bài khấn lễ Phật,... Và một số bài khấn khác. Quý vị nào có nhu cầu xin thì ib cho chúng tôi!
 
Quý vị thấy bài viết ý nghĩa, bổ ích thì có thể chia sẻ cho nhiều người được biết, hoan hỉ.
 
NAM MÔ VU LAN DUYÊN KHỞI ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT
 

Rằm tháng 7 - lễ Vu Lan là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và những việc nên làm vào ngày rằm tháng 7

Rằm tháng 7 được xem là một trong những ngày lễ lớn trong năm với nhiều ý nghĩa đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ giải thích đến bạn rằm tháng 7 - lễ Vu Lan là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và những việc nên làm vào ngày rằm tháng 7.

1 Rằm tháng 7 là ngày gì?

 

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 được xem là ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của người Á Đông. 

 

Đây được xem là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế, để các vong hồn có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.

 

Rằm tháng 7 còn là ngày Vu Lan là dịp để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ và tìm về với cội nguồn yêu thương. Ngoài ra, đây cũng là ngày Tết Trung nguyên ở Trung Quốc.

 

Rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan

 

2 Sự tích và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7

 

Ngày rằm tháng 7 xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Sau khi tu luyện phép thần thông, Bồ tát Mục Kiều Liên đã dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm người mẹ đã mất của mình.

 

Cuối cùng ông đã tìm thấy mẹ mình vì những nghiệp ác trên dương thế mà sanh làm ngạ quỷ dưới địa ngục, bị đói khát hành hạ khổ sở.

 

Mục Kiều Liên đã đem bát cơm đến cho mẹ, tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

 

Sự tích rằm tháng 7

 

Theo kinh Vu-Lan-bồn, Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

 

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

 

3 Rằm tháng 7 - Lễ Vu Lan 2021 là ngày nào?

 

Rằm tháng 7 âm lịch - Lễ Vu Lan 2021 sẽ rơi vào Chủ Nhật, ngày 22 tháng 8 dương lịch. Tính theo dương lịch, tháng cô hồn năm 2021 sẽ bắt đầu từ ngày 8/8 dương lịch (1/7 âm lịch) đến 6/9 (30/7 âm lịch).

 

Rằm tháng 7 - Lễ Vu Lan 2021 là ngày nào?

 

 

 

4 Ý nghĩa của bông hồng cài trên ngực áo ngày Vu Lan

 

Một trong nghi thức quan trọng của ngày lễ Vu Lan đó là cài bông hồng bên ngực trái. Bông hồng này cũng mang ý nghĩa đặc biệt trong dịp trọng đại này.

 

Nghi thức bông hồng cài áo dành để tưởng nhớ những người mẹ đã tạ thế và tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này. Trong lễ Vu Lan, các Phật tử với hai giỏ hoa hồng bên người, một giỏ màu đỏ và một giỏ là màu trắng, sẽ được cài lên áo của những người đến chùa tham dự lễ. 

 

Ý nghĩa bông hồng cài trên ngực áo

 

Ở một vài nơi, việc cài hoa hồng màu trắng sẽ dành cho những người nào không còn bố mẹ, đối với những ai còn đầy đủ cha mẹ thì cài hoa hồng màu đỏ và người nào chỉ còn mỗi cha hoặc mẹ thì sẽ cài hoa hồng nhạt màu hơn.

 

5 Rằm tháng 7 - Lễ Vu Lan nên làm gì?

 

Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ

 

Ăn chay đưa tâm con người ta về chốn thanh tịnh, không sát sinh và trở về đúng với bản ngã của mình. Trong những ngày rằm tháng 7, bạn hãy ăn chay và thành tâm cầu nguyện cho gia đình và bản thân. Việc này giúp cầu an cho gia đình, bố mẹ hạnh phúc, gia đình vui vẻ, khỏe mạnh.

 

Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho gia đình

 

Quan tâm, hỏi han cha mẹ thường xuyên

 

Ngày lễ Vu Lan cũng là dịp để gợi nhắc những người con về việc báo hiếu bố mẹ, những dịp này, hãy dành thời gian quan tâm và hỏi han họ nhiều hơn, chẳng hạn như những câu đơn giản về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nếu có thể, hãy về bên gia đình và quây quần bên bữa cơm cùng bố mẹ bạn nhé.

Chuẩn bị mâm cơm tươm tất

 

Mâm cúng Vu Lan để tỏ lòng thành với Tần Phật và tổ tiên là điều nên có trong dịp đặc biệt này. Điều quan trọng đó là mâm cỗ không cần phải quá cầu kỳ, bạn hãy chuẩn bị bằng cả tấm lòng và sự chân thành của mình với tổ tiên.

 

Mâm cúng Vu Lan có thể là những món ăn đơn giản thường ngày như xoi vò hạt sen, bánh chưng chay, gỏi cuốn, nem chay, canh nấm,... 

 

Mâm cúng chay rằm tháng 7

Trên đây là bài viết giải thích cho bạn rằm tháng 7 - lễ Vu Lan là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và những việc nên làm vào ngày rằm tháng 7. Mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ trải qua những ngày rằm tháng 7 thêm ý nghĩa cùng gia đình của mình.

 

 

Phân biệt ngày lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn rằm tháng 7

Theo tín ngưỡng cổ truyền, văn hóa ở Việt Nam cùng với một số nước ở Châu Á, nhiều người vẫn cho rằng lễ Vu Lan và cúng Cô hồn là một. Tuy nhiên thực tế đây là hai lễ cũng khác nhau cả về hình thức, nguồn gốc, ý nghĩa. Mời bạn cùng http://xemboionlinemienphi.net phân biệt ngày lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn rằm tháng 7 nhé.

  • Lễ Vu Lan 2021 rơi vào chủ nhật, ngày 22 tháng 08 dương lịch (15/07 âm lịch).
  • Lễ cúng Cô hồn rơi vào từ thứ 2 (ngày 09/08/2021) đến thứ 7 (ngày 21/08/2021) dương lịch, tức là từ mùng 2 đến 14/07 âm lịch.

 

1Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn

 

Từ xưa người ta cho rằng tháng bảy cửa ngục mở ra, đây là thời điểm họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu. Hai ngày lễ lớn trong tháng 7 âm lịch lễ Vu Lan và cúng cô hồn đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.

 

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan

 

Nguồn gốc ra đời của ngày lễ Vu Lan xuất phát từ lòng hiếu thảo của Bồ Tát Mục Kiền Liên mong muốn cứu mẹ mình thoát khỏi ngạ quỷ (quỷ đói). Nhưng ngài đã làm tất cả mọi cách, tất cả mọi phép thần thông cũng không giúp mẹ thoát khỏi kiếp nạn.

 

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan

 

Nhìn mẹ tiều tụy dù có đói đến mấy, khát đến mấy cũng không được ăn, không được uống. Vì phải trả tội cho những nghiệp ác trên dương thế mà sanh làm ngạ quỷ dưới địa ngục, bị đói khác hành hạ khổ sở. 

 

Theo kinh Vu Lan bồn, Mục Liên quay về tìm Phật, xin Đức Phật chỉ dạy cách cứu mẹ. Mục Kiền Liên đã làm mâm lễ cúng đúng ngày rằm tháng 7, cuối cùng mẹ cũng thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, chúng sanh ai muốn báo hiếu cha mẹ thì nên làm theo cách này. Ngày lễ Vu Lan đã được ra đời.

 

Nguồn gốc của ngày lễ cúng Cô hồn

 

Cúng cô hồn là phong tục bắt nguồn từ Trung Quốc. Người dân Trung Hoa thường gọi là ngày lễ Phóng diệm khẩu. Tức là chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn, những vong hồn vật vờ, những loài quỷ đói, không có người thân trên nhân gian cúng bái.

 

Tôn giả A Nan Ðà, với một con quỷ miệng lửa

 

Bắt nguồn từ câu chuyện giữa A Nan với một con quỷ đói miệng lửa với thân thể gầy mòn, trơ xương, miệng nhả ra lửa. Đến báo cho A Nan rằng, ba ngày sau A Nan sẽ mất và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ. A Nan hoảng sợ, hỏi nhờ quỷ hướng dẫn tránh khỏi kiếp nạn. A Nan được quỷ đói khuyên rằng "ngày mai phải thí cho bọn tôi mỗi đứa một chút thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.

A Nan đem chuyện này báo với Đức Phật. Ngài bảo A Nan cúng theo bài “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”, và từ đó tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích trên

2Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn

 

Ngày lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và đầy tính nhân văn nên Rằm tháng bảy âm lịch hàng năm luôn là dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình quây quần, gắn bó với nhau thông qua những phong tục truyền thống.

 

 Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

 

Vu Lan trở thành ngày báo hiếu của các thế hệ con cháu tưởng nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đồng thời giúp con cháu đời sau đến chùa, tiếp cận những phong tục tập quán những ý nghĩa giáo dục đầy tính nhân văn của Phật giáo.

 

Đây không đơn thuần là ngày lễ tôn giáo thiêng liêng, mà còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Ngày lễ nhắc nhở mọi người về đạo lý làm người Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Vu Lan là ngày lễ văn hóa tình người, lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội mang đến thông điệp về lòng biết ơn và đền ơn, như một cách cư xử văn hóa đúng nghĩa.

 

 Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

 

Ý nghĩa của ngày lễ cúng Cô hồn

 

Cúng cô hồn, theo tín ngưỡng thì từ tâm của con người mà ra. Bởi những việc làm, những gì mình thấy hàng ngày là những khó khăn vất vả, nguy hiểm buộc con người lại mình có tư duy hướng thiện nhằm bình ổn tâm hồn của người sống và làm ấm lòng người đã khuất. 

 

Việc cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch, mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong văn hóa người Việt Nam. Nhằm giúp đỡ, làm phúc cho những cô hồn lang thang, không có người thờ cúng, được một ngày no say, tránh bị quấy phá mà còn được họ phù hộ. Con người dù có nhiều tội ác đến đâu, thì ít nhất trong quá trình đền tội, sẽ được một ngày được ân xá.

 

Ý nghĩa của ngày lễ cúng Cô hồn

 

3Nghi thức cúng lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn

 

Nghi thức cúng lễ Vu Lan là để cầu siêu cho ông bà tổ tiên, những ông bà và cha mẹ đã khuất bảy đời. Còn Nghi thức cúng Cô hồn để bố thí cho những vong hồn không nơi nương tựa, không ai thờ cúng. Một bên là lễ báo hiếu, một bên là lễ làm phúc.

 

Nghi thức và mâm cúng lễ Vu Lan

 

Trong nghi thức cúng lễ Vu Lan, vào những ngày này người dân thường đến chùa viếng lễ cầu kinh, thắp hương. Người dân cài hoa hồng lên ngực áo, những ai còn cha mẹ thì cài màu đỏ, ai cha mẹ đã mất thì cài màu trắng. Nghi thức này để nhắc nhở con cháu hiếu thảo với đấng sinh thành, nhớ về cội nguồn, biết ơn bằng những hành động cao đẹp.

 

Trong mâm cúng lễ Vu Lan

 

Trong mâm cúng lễ Vu Lan thường đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ từng chi tiết, chỉnh chu về mặt hình thức. Tùy theo từng hoàn cảnh của gia đình mà nghi thức thờ cúng chay mặn khác nhau, những lễ vật tiền, vàng mã, các đồ dùng phải đầy đủ, theo lễ nghi truyền thống từ xưa đến nay.

 

Đặt biệt những mâm cúng gia tiên phải có tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy như: quần áo, giày dép, nhà cửa, xe hơi, các vật dụng trang sức…

 

Nghi thức và mâm cúng lễ cúng Cô hồn

 

Trong nghi thức cúng cô hồn, vào những ngày này người dân thường có phong tục giật cô hồn. Trước kia người qua quan niệm rằng giật cô hồn là trò chơi của trẻ em, trẻ em càng tranh giành, giành giật sạch mâm cúng điều may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên ngày nay phong tục giật cô hồn ngày càng bị biến tướng nghiêm trọng.

 

Trong mâm cúng cô hồn được bày trí khá đơn giản, như hương, hoa đèn, xôi chè, kẹo bánh, bỏng ngô, cóc ổi mía ghim, vàng mã tiền giấy,... Với ý nghĩa làm phúc, bố thí.

 

mâm cúng lễ cúng Cô hồn

 

Trên đây là bài viết phân biệt ngày lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn rằm tháng 7.Mong rằng với những thông tin trên bạn sẽ trải qua những ngày rằm tháng 7 thêm ý nghĩa cùng gia đình của mình.

 TẠI SAO THÁNG 7 LẠI GỌI LÀ THÁNG "CÔ HỒN"
 

  • Tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, đừng dự định mua nhà mua đất hay khởi nghiệp kinh doanh gì nhé. 
  • Tháng 7 này không được mua thêm đồ đạc gì giá trị hay đắt tiền đâu, tháng cô hồn người ta kiêng đấy. 
  • Tháng 7 này không được cho trẻ ra đường buổi tối, không đi chơi về khuya và cũng đừng có mở mồm ra nói gở trên đường đấy nhé. 
  • Tháng 7.... 

Hàng tỉ lý do để người người, nhà nhà kiêng dè tháng 7 âm lịch. Vậy Tại sao tháng 7 lại gọi là tháng "cô hồn"? Tháng 7 có phải là tháng âm thịnh nhất trong nặm ? Tháng 7 có thật sự đáng sợ ? Nên làm gì để không bị các vong linh trêu đùa, "ám hại"  trong tháng 7 cô hồn ? Hãy cùng tìm hiểu nhé

Vì sao lại có tháng 7 cô hồn ?

Mỗi năm đến rằm tháng 7 âm lịch thì người người xôn xao, nhà nhà lo lắng, người thì lên chùa cầu siêu cho thân quyến đã khuất, kẻ làm ăn mua bán thì lo đồ lễ cúng tế cô hồn, chỉ mong tháng ngắn, ngày qua để sớm được bình an trong lòng! Vậy sao lại có chuyện bất an như thế? 

Có lẽ mọi người đều đã biết, rằm tháng bảy âm lịch hằng năm là ngày Lễ Vu Lan Bồn, sở dĩ có ngày lễ này là bởi vì Thích Ca Mâu Ni chỉ cách mời chư vị tăng sư tôn đức cùng hợp sức, dùng đạo hạnh từ bi của mình mà siêu độ cho bà Thanh Đề với lời thỉnh cầu của tôn giả Mục Kiền Liên, về sau hằng năm ngày rằm tháng 7 đã được người đời chọn để cầu siêu cho thân quyến, cha mẹ nhiều đời kiếp giảm bớt tội nghiệp, hình phạt nơi âm ty, hoặc được xá tội, chuyển kiếp luân hồi!

Vì sao mọi người ai cũng sợ ra đường, khởi nghiệp kinh doanh... vào tháng 7 cô hồn ?

Chuyện nếu chỉ có thế thì chỉ có tốt đẹp không có lo lắng, cũng sẽ chẳng có ồn ào gì, nhưng mà bởi vì ngày đó người thế gian chọn làm ngày lễ dâng cúng, cầu siêu nhiều cho nên những vong hồn phải chịu tội nơi âm ty cũng được ân xá, được chuyển thế luân hồi nhiều theo vì vậy lại có thêm chuyện ngày đó được Âm Phủ chọn chung làm ngày XÁ TỘI VONG NHÂN (tất nhiên chỉ xá tội cho những người biết ăn năn hối cải hoặc các tội hình nhẹ được người thân làm những việc phúc báo như phóng sanh, cúng dường chư tăng sư tôn đức....v...v.. , nếu ngày thường mà làm thì cũng có công đức và ý lực như vậy chẳng có sai khác!

Chính vì NGÀY XÁ TỘI VONG NHÂN NÀY trùng với ngày LỄ VU LAN BỒN (cầu siêu cho vong linh người đã khuất) cho nên nó trở thành một ngày nhộn nhịp nhất dành cho các vong linh.

Các vong linh nào được xá tội thì được tha về nhà trong vòng 3 ngày sau đó sẽ đi luân hồi chuyển kiếp theo nghiệp lực, người nào chưa được xá tội mà có người thân cúng lễ, hành thiện để mong siêu độ thì cũng được cho về nhận (nhưng chỉ là những tội nhẹ từ tầng ngục thứ 3 trở lên), còn các vong nhân chịu tội nặng nề thì cũng được cho về nhận lễ nhưng bị gông cùm, xiềng xích, có quỷ sai theo áp giải về.

Tất cả những sự việc đó làm cho nhân gian phần nào bị xáo trộn không ít, bởi vì những vong nhân được âm ty xá tội trở về nhà có khi không còn thân quyến, có khi không ai thờ cúng nữa, họ vất vưởng lang thang trong thời gian chờ được luân hồi, cho nên mọi người xem như cô hồn (hồn cô độc, lang thang), vì vậy lại có sự trợ duyên từ người sống mang thức ăn thực phẩm để bố thí cho họ, một phần những người còn chịu tội nhẹ được thả ra để trở về nhà thọ cúng công đức thì trong số đó lại có không ít kẻ quấy phá, không biết sợ luật trời, có khi lại tìm cách trốn luôn ở nhân gian hay là tìm cách dựa theo một người sống nào đó tránh sự truy bắt của các quỷ sai, tất cả những điều này làm cho nhân gian hỗn loạn hơn bình thường.

thang 7 co phai la thang co hon

Hãy thử tưởng tượng cảnh bị giam cầm nơi âm ty lạnh lẽo bao nhiêu năm, bao nhiêu kiếp mà nay được trở lại nhân gian với bao nhiêu dục lạc lôi cuốn trước mắt thì khó mà tránh được việc họ tìm cách phá phách, bởi trong số hỗn tạp bao nhiêu là vong linh từ hung bạo tàn ác đến dâm dật, phỉ báng (nếu là người tốt thì đã luân hồi rồi đâu phải chịu cảnh thọ hình nơi âm ty chi nữa), vì vậy nếu có người nhà nào mà gửi các chùa cầu siêu hôm đó thì quý vị thử tưởng mà xem.

Dù tôi có dùng lời lẽ nào đễ diễn tả sự thống khổ, sự lộn xộn, bất định nơi các cửa chùa ngày đó!

Trong số vô vàn chúng sanh chịu khổ báo đó thì thử hỏi thân quyến của ta nếu có được gửi cho chùa nào đó để cầu siêu thì họ sẽ nhận được gì? họ có thụ nhận được hay là không? họ có nghe nổi trọn vẹn bài pháp nào của các vị tăng sư không? thì tội của họ lấy gì mà giảm nhẹ cho được?
Nhưng mà việc này tôi không nói đến bởi các chùa chiền đều có kế hoạch, các phật tử đều có dự liệu cả rồi! thôi thì ai tin gì thì làm đó mà thôi! 

3 việc cần làm để tránh bị vong ma quấy phá trong tháng cô hồn

Tôi chỉ khuyên mọi người nơi đây 3 việc để tránh bị các vong nhân cô hồn quấy phá trong các ngày đó như sau: 

  • Thứ nhất: Luôn nhớ rằng dù quỷ sai không có theo về bên cạnh nhưng mỗi nơi đều có Thổ Công quản lấy (cũng như công an phường hay khu vực vậy), vì vậy tháng 7 này thay vì cầu cạnh cúng kiến cô hồn ngạ quỷ thì mọi người vẫn nên nhớ cúng một mâm chay cho thổ công và các vị tả hữu chánh thần, thiên binh để họ có sức mà quản, mà phục dịch cho bá tánh tránh các việc không hay từ các cô hồn lang thang.
  • Thứ hai: Khởi lòng từ bi mà bố thí đồ ăn, thực phẩm thức uống đặc biệt chỉ nên mang cúng ở các góc đường, các ngã tư, ngã 6 chứ không nên cúng ở nhà (càng không nên chẩn tế trong nhà), việc có nhiều người cúng tiền bạc, vàng vòng kẹo bánh rồi trong nhà đổ ào ra cửa, ném liệng ra đường là những việc làm vừa vô nhân đạo vừa vô cùng ngu xuẩn, việc đó làm tổn hại nhân phẩm người sống mà cũng làm cho cô hồn ngạ quỷ tập trung quanh quẩn chung quanh đó rất là đông để đợi chờ tìm kiếm thứ chúng mong muốn, như vậy thì khả năng xảy ra chuyện xấu nhiều hơn hay ít hơn không làm có lẽ quý vị tự có thể hiểu lấy!
  • Việc thứ ba đó là: Nếu thật tâm mong muốn cho thân quyến cha mẹ mình được siêu thoát thì hãy đọc lại bài trước tôi đã nói đó, tức là phải biết phóng sanh, bố thí, dâng hương hoa quả, vật thực cúng dường chư vị tăng sư tôn đức, chứ còn chỉ quăng tiền cho một ông trong chùa ghi ghi chép chép tên A, tên B thì làm sao mà giúp được cho họ, chỉ tội một điều một năm mới có dịp về lại nhân gian, con cháu còn quăng vô chùa nào đó cho rảnh nợ, vô chùa rồi cũng có được bao nhiêu lợi lộc đâu? Chỉ toàn là chen lấn xô đẩy, muốn báo tin cho con cho cháu cũng không đủ thần lực mà làm! cái cảnh đó mới vô cùng thảm khổ,

Mỗi năm ngày ấy tôi gặp không đếm xuể bao nhiêu vong linh chịu cảnh có nhà có con cháu thờ cúng mà phải chịu làm cô hồn vất vưởng thật vô cùng xót xa mang chuyện ấy chuyển lời đến con cháu của họ có khi không được nghe còn bị chửi mắng, phỉ báng bởi theo họ mang lên chùa đã là PHÉP TIÊN hơn tất cả rồi! chúng sanh vô minh có bao nhiêu người chịu nghe lời chân thật!!?

Thôi thì vạn sự tùy duyên, ai tin thì nghe không tin thì không nghe, nhưng bởi vì không thể vì những người không tin mà bỏ luôn những người hữu tín, cho nên hôm nay tôi lại nói lẽ này, mong là trên này có không ít thiện tín hữu duyên đủ tín tâm mà suy xét lời hơn, lẽ thiệt!

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!

 


Thế giới lâm vào đại dịch Tiếng gào than khóc nhiều hơn tiếng cười Khắp nơi dịch bệnh tung hoành Chúng con đã chịu muôn vàn đau thương Cúi xin Bồ Tát Quan Âm Cứu cho dân chúng thoát vòng trầm luân Mong cho dịch bệnh tiêu tan Mong cho thế giới nhà nhà ấm no Việt Nam ta hãy quyết tâm Nhân dân chung sức vượt qua kiếp nạn Đồng lòng một sức một tâm Việt Nam ta phải quyết tâm thắng lợi Long thần hộ pháp tứ phương Lắng nghe thỉnh cầu mau mau trở về Hộ trì đất nước lâm nguy Cầu cho dân chúng thoát vòng trầm luân Chư Phật Bồ Tát chứng minh Nếu cơn dịch này đi qua nhẹ nhàng Chúng con sẽ gắng nguyện lòng Đắp xây công đức vun bồi thiện tâm NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

CÁC NGÀY TIỆC THÁNG 7

+ Các Ngày Trong Tháng: Đại Lễ Tán Hạ
+ Ngày 03/7: Tiệc Vương Nữ Tôn Anh Tông Hoàng Hậu
+ Ngày 06/7: Tiệc CÔ TƯ
+ Ngày 12/7: Tiệc Mẫu Ỷ La
+ Ngày 13/7: Tiệc Quan Triệu Tường
+ Ngày 14/7: Tiệc Ông Hoàng Đôi  ( đền Bảo Hà)
+ Ngày 17/7: Tiệc ÔNG HOÀNG BẨY BẢO HÀ
+ Ngày 20/7: Tiệc Bà Chúa Kho
+ Ngày 21/7: Tiệc Chầu Bẩy Kim Giao ( Chầu bảy Mỏ Bạch + Tiệc Cô Bẩy Kim Giao ( Cô bảy Mỏ Bạch)
+ Ngày 21/7: Tiệc Cô Cả Núi Dùm (Tuyên Quang);

Tại Sao Tháng 7 Âm Lịch Gọi là tháng 'Cô Hồn'? 

31 Điều Cấm Kị Bạn Nên Biết

 Hằng năm, cứ đến tháng 7 âm lịch là mọi người đều phải kiêng kị đủ thứ từ tránh làm những việc đại sự như cưới hỏi, xây nhà, mua xe cho đến những việc nhỏ như mua sắm quần áo... Bất luận làm việc gì trong tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn, mọi người đều rất cẩn trọng và coi đây là một tháng dễ gặp nhiều đen đủi nhất trong năm.

 

Tại sao gọi tháng 7 là tháng cô hồn?

Lý do được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc với quan niệm rằng: Từ ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian. Sau đó cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 Âm lịch.

Con người gồm hai phần – hồn và xác. Khi mất đi, nếu làm nhiều việc tốt, sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ. Ngạ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu gọi là quỷ đói hay cô hồn.

Hằng năm cứ Tháng 7 âm lịch, các cô hồn này được phép trở về dương gian trong 12 ngày. Vì không có người thờ cúng, không có nhà để về nên những cô hồn này sẽ vất vưởng, lang thang khắp nơi để quậy phá, trêu trọc người còn sống. Chính vì thế, vào tháng 7, mọi người thường cúng rất nhiều đồ ăn như cháo, gạo, bánh kẹo, trái cây… để quỷ đói được ăn no, không nhũng nhiễu và quấy phá cuộc sống của mình.

Theo quan niệm của nhiều gia đình Việt, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận.
Theo tín ngưỡng của dân gian, người ta sẽ làm lễ cúng xá tội vong nhân để cầu siêu cho những cô hồn này, thể hiện lòng vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những lỗi lầm họ gây ra khi còn sống.

Cúng xá tội vong nhân thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 tháng 7 âm lịch. Người ta cho rằng đây là thời gian các vong linh đang trên đường trở về Quỷ Môn Quan và đó là thời điểm cúng chuẩn nhất giúp các cô hồn được ăn một bữa cuối no nê trước khi phải chịu thêm 1 năm đói khát. 

 

18 điều không nên làm trong tháng 7 cô hồn âm lịch
Nhiều người Việt cũng quan niệm rằng vì 1 năm chỉ được lên dương gian 1 lần nên dù được ăn no, quỷ đói vẫn 'tranh thủ' quậy phá và trêu chọc người dương. Vì vậy mọi người thường nhắc nhau nhiều điều cần khiêng kỵ trong tháng cô hồn tránh gặp phải chuyện xui xẻo.
 
Dân gian thường lưu truyền lại những điều không nên làm trong tháng cô hồn như sau:
 
1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng quấy phá.
 
2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong tháng cô hồn nếu không sẽ dễ gặp điều không may.
 
 
4. Không tùy tiện đốt giấy vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ đến.
 
5. Không ăn vụng đồ cúng vì đó là đồ dành cho ma quỷ nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
 
 
7. Khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi đó là điềm xấu.
 
8. Không nên bơi lội vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn nếu không cẩn thận bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân.
 
9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình 'hồn bay phách lạc' dễ bị ma quỷ xâm nhập.
 
10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.
 
11. Không nên thức quá khuya vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm 'quỷ khí'.
 
12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
 
13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.
 
14. Khi đi qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
 
15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
 
16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm vì đó là hình thức cúng tế cũng giống như kiểu thắp hương dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
 
Điều cấm kỵ trong tháng 7 âm lịch cô hồn
 
 
Tuy nhiên đây là thói quen được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.Việc kiêng kỵ trong tháng cô hồn là thiếu cơ sở khoa học đây chỉ là thói quen và tâm lý 'có kiêng có lành' của người Việt.
 
Bên cạnh 18 điều kiêng kỵ dân gian thường lưu truyền 11 việc nên làm trong tháng 7 âm lịch:
 
1. Làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 14 âm lịch thì càng tốt.
 
2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt. Vì tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.
 
3. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
 
4. Nên hạn chế sát sinh các con vật.
 
5. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.
 
6. Nên làm phúc, làm việc thiện mạnh mẽ trong tháng này.
 
7. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú đại bi, Chuẩn đề, Vu lan báo hiếu, Địa tạng).
 
8. Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.
 
9. Nên tránh xa các cuộc xung đột.
 
10. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.
 
11. Nên thành tâm, lễ chùa và làm việc thiện trong tháng cô hồn.
 
 
 

Hãy trả lại sự linh thiêng cho ông Hoàng Bảy! 

Hằng năm cứ dịp tháng 7 (âm lịch) đất Bảo Hà, Lào Cai lại đông nghịt dòng người từ khắp mọi miền về lễ bái, cầu cúng Ông Hoàng Bảy

Không biết tự bao giờ

Ngôi đền nhỏ miền sơn cước ngày càng thu hút nhiều người không chỉ để lễ bái mà còn vì xin lộc “lô đề”?

 Đền Bảo Hà - ngôi đền linh thiêng gắn với sự tích Quan Hoàng Bảy.

Ông Hoàng Bảy Bảo Hà là ai?

Ông Hoàng Bảy thực sự là ai cho đến nay vẫn là một bí ẩn; vẫn còn nhiều tranh cãi của những nhà nghiên cứu văn hóa và cả những người theo tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong dân gian lưu truyền nhiều khác nhau về vị quan Hoàng Bảy, trong đó có đoạn: 

Quan Hoàng Bảy trấn miền Bắc địa 

Hợp binh hùng lục thuỷ Thao Giang

Quân cơ mưu lược luận bàn

Doanh trung thường có hai hoàng vào ra.

Trong tâm thức người dân Bảo Hà, từ khi khai thiên lập ấp, ông đã là “Thần vệ quốc” - một vị Thần bảo hộ cho dân tộc, một vị anh hùng trong huyền sử xa xưa từng đánh giặc phương Bắc. Trong văn nhắc ông là thần “trấn miền Bắc địa”, cùng “ông Hoàng Đôi” đem quân đi đánh giặc bảo vệ bờ cõi.

Khi thác về Trời nhân dân tưởng nhớ lập đền thờ ông trên ngọn núi Cấm quay mặt ra phía sông Hồng, đúng thế “tựa sơn đạp thủy” để “trấn yểm” cho vùng đất biên giới được bình yên, thịnh vượng. Trở thành ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Bảo Hà, Lào Cai.

Người thổ mán nơi đất Bảo Hà vẫn tôn kính ông là “thần bảo hộ” dòng người Mán mường cho mảnh đất nơi đây. Ông có vị trí đặc biệt trong thờ cúng tín ngưỡng người Dao, Tày và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn mùa xuân.

Huyền tích về Quan Hoàng Bảy

Truyền thuyết dân gian kể rằng, ông là con Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Theo lệnh vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, ông giáng phàm trần; trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn; cuối thời Lê.

Vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) khắp vùng Qui Hóa gồm Châu Thủy Vĩ và Châu Văn Bàn (thuộc Lào Cai bây giờ) luôn bị giặc phương Bắc tràn sang cướp phá khắp vùng loạn lạc, cư dân điêu tàn. Trước cảnh giặc ngoại xâm hung hãn phạm bờ cõi, hãm hại người dân, ông được Vua ban lệnh khởi lệnh dẹp loạn vùng biên ải đất nước. 

Ông cùng ông Hoàng Đôi, hợp binh hùng lục thuỷ dọc sông Hồng (trước mặt đền Bảo Hà bây giờ) đánh đuổi quân giặc; giải phóng châu Văn Bàn và lập Bảo Hà thành căn cứ quân lớn. Trong một lần quyết chiến, ông Bảy bị giặc bắt, hành hạ tra tấn.

Tuy nhiên, một lòng kiên trung ông quyết không đầu hàng, giặc tàn bạo đã giết ông và đem thi thể thả xuống sông Hồng.Nhưng sự lạ xuất hiện di quan của ông dọc theo sông Hồng trôi về đến phà Trái Hút, Bảo Hà thì dừng lại.Nhân dân trong vùng thấy vậy, liền an táng và lập đền thờ nơi đây để ghi nhớ đức ơn hi sinh bảo vệ đất nước nhân dân của ông.

 

Có sự tích còn kể: khi ông thác về trời, trời chuyển gió, mây vần ngũ sắc, trên bầu trời xuất hiện hình thần mã dừng lại nơi Bảo Hà. Thi hài ông phát ra hào quang, gương mặt toát vẻ đẹp tựa tiên nhân, xung quanh bầu trời mây kể thành hình tứ linh chầu hội. Nhiều người cho rằng, nhiệm vụ của ông được Vua cha giao phó khi đã mãn hạn, ông trở về tiên giới kề cận Vua cha.

Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã sắc phong nhớ ơn Ông “Trấn an hiển liệt” hay “Thần Vệ Quốc”.

Tiếng oan Ông Bảy cũng bởi lòng trần

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Ông Bảy là vị nam thần quan trọng, thường hay ngự đồng và được lệnh Mẫu vương đi chấm lính nhận đồng, răn dạy trần gian đức độ, phụng sự cần mẫn việc Thánh. Ông phù trì cho những ai tâm đức được hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống.

Thế nhưng, hiện nay khi nhắc đến Ông Hoàng Bảy, một số bộ phận người lại suy diễn rằng ông là vị Thần chuyên cho số lô đề, cá cược. Vậy nên, không ít người rỉ tai nhau về việc về Bảo Hà lễ ông xin “cái lộc số má” cho may mắn với ước vận đổi đời. Tại đền Bảo Hà, không khó nghe những lời khân râm ran rằng: “xin ông cho con số lô hôm nay được trúng”, hay những vấn hầu giá ông Hoàng Bảy lần lượt lên “xin lộc đánh đề”. 

Mặt khác, nhiều người cho rằng những ai có “căn ông Hoàng Bảy’ thì rất phong lưu, đa tình vì khi xưa ông vốn bậc phong lưu nhất mực. Hoặc nhiều người đào hoa cũng nhận rằng mình “được lộc ông Hoàng Bảy”. Sự thiêu dệt này khiến hình ảnh ông Hoàng Bảy trong tâm thức người dân bị méo mó, từ một vị Thần Vệ Quốc của miền sơn cước bị tiếng oan là Thần  cho lộc lô đề. Đó là sự bất kính, kệch cỡm, mê tín và phi văn hóa. 

Tại đền Bảo Hà, tôi gặp chị Nguyễn Thị Dương (Hà Nội), chị không ngại ngần chia sẻ: “Đợt trước em và bạn em có thuê lại cửa hàng của 1 chị, chị này là người rất duy tâm. Chị nói, bạn em có căn ông Hoàng Bảy, tức là tuổi trẻ thì ăn chơi hoang tàn nhưng hậu vận thì rất khá, chị lại nói tuổi này căn nặng, nếu ra hầu đồng thì có nhiều lộc, không thì sẽ bị hành.

Mà đúng bạn em cũng hay ăn chơi phá phách thế từ đấy em hay cùng bạn đi lễ Ông dịp tháng tiệc để xin lộc”. Trong hàng vạn người đổ về Bảo Hà ấy, đã có rất nhiều người như câu chuyện của chị Dương vừa chia sẻ, nghĩa là đều tin rằng mình ăn lộc ông Hoàng Bảy. 

Một điều đặc biệt, nhiều người lần đầu đến đền Bảo Hà cũng không khỏi ngỡ ngàng khi thấy biển đề “Cấm mang thuốc phiện vào đền” treo từ cổng đến chính điện. Thời gian trước, một số báo  đã phản ánh về việc nhiều cửa hàng cạnh đền Bảo Hà bán thuốc phiện “trộm” cho những ai có nhu cầu dâng lễ với mức giá vài triệu.

Họ mang cả thuốc phiện và bàn đèn vào đền dâng ông Hoàng Bảy để mời thánh lấy lộc, phù hộ cho lộc lô đề, buôn bán.  Không hiếm gặp từng đoàn “dân số má anh chị” lũ lượt về Bảo Hà để xin lộc ông Bảy.

Những dịp tháng 7, đến đền Bảo Hà khó có một chỗ đứng đẹp để chúng ta thư thái để chiêm nghiệm, thăm quan và ngưỡng vọng về vị thần đã có công với dân tộc. Sự đông đúc, chật chội hỗn loạn là điều dễ thấy những ngày này.

“Phú quý sinh lễ nghĩa”, người người đến lễ chủ yếu với tâm thế “hối lộ thần linh”, xin lộc lá cho bản thân,  chứ mấy ai đi để nhớ và tri ân về vị Thần quan trọng trong tâm linh người Việt. Nhìn những hàng ngựa dài dài chất đầy sân đến nỗi quá tải, đốt vài ngày không hết mới thấy tâm lý “sính lễ” của một bộ phận người dân thực sự báo động. 

Xin hãy trả lại sự linh thiêng

Tiếng oan của ông Bảy cũng bởi lòng trần, vì tâm lý sính lễ lộc tiền tài, bổng lộc lười nhác làm ăn mà thêu dệt lên câu chuyện hoang đường về Hoàng Bảy. Vốn dĩ ông là vị Thần Vệ Quốc, trong từng lời văn đều ca ngợi ơn đức của ông. Mặt khác ông còn bảo ban dân chúng “tu nhân tích đức” chứ không hề có chuyện cho lộc lô đề, tình yêu, thuốc phiện như nhiều người đồn đại. Trong văn có đoạn:

“Chữ cương thường treo cao giá ngọc

Chữ công dung tứ đức khuyên di”.

Hay:

Ai mất chữ Tâm thời tội phải mang

Lưới trời ở khắp 4 phương

Hại nhân nhân hại khôn đường thoát thân”.

Dân gian truyền lại để có thể thu phục được các thổ ti; tù trưởng thì quan Hoàng Bảy không dùng biện pháp quân sự mà bằng sự thu phục nhân tâm. Để thu phục nhân tâm ông đã chủ động hòa nhập vào cuộc sống của các tù trưởng thô ti như uống trà; đánh cờ… Có lẽ vì vậy mà dần dần hình ảnh ông Hoàng Bảy đã bị lệch lạc thành một vị Thánh ăn chơi, đào hoa với rượu chè, thuốc phiện.

Tuy nhiên, đó là lòng phàm suy diễn, đã đến lúc chúng ta trả lại sự linh thiêng cho ngôi đền Bảo Hà, trả lại tiếng oan của ông Bảy cho những thêu dệt sai lệch. Trong khi, ông là một vị Thần Vệ Quốc, cảm hóa và khuyên răn dân chúng bằng sự đoàn kết, tâm đức, từ bi chứ không phải bằng tệ nạn. Nhớ câu: 

“Ông Bảy khuyên ai giữ đạo làm người

Ông mới tâu qua Quan Nam Tào cùng Quan Bắc Đẩu

Số mệnh trần gian lão ấu chép biên

Ai mà hiếu thuận thảo hiền

Tu nhân tích đức Ông Bảy chép biên cho thọ trường”.

 

Đi Lễ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà cần chuẩn bị những gì? 

 Ông Hoàng Bảy là cái tên được biết đến với biệt danh ngôi “đền số má” và nó cũng rất nổi tiếng với nhiều người chuyên đi hầu đồng, những giá đồng ông Bảy vẫn luôn luôn cuốn hút những người tham gia và rất sinh động. Vậy đi lễ đền ông Bảy  cần chuẩn bị những gì? Văn khấn, sắm lễ ra sao? Đi lễ ông Bảy xin lộc gì? Xin lộc làm ăn, xin số đề, xin cờ bạc đỏ đen? Người sát căn ông Hoàng Bảy có tính cách ra sao?....Hãy cùng tìm hiểu

 

Ông Bảy là con vua Thượng Đế đức vua cha
Ông giáng tại Sơn Lâm trấn Bảo Hà
Vẻ mặt đường đường tươi nét ngọc
Dung nhi tươi tốt khác nào hoa

Khi vui cung kiếm, khi đèn sách
Nhã thú nhã viên lúc ẩm trà, say phú say thơ
Ông Hoàng Bảy người ngồi say hơi thuốc
Ông say nợ tang bồng tỉnh lại say
Hoàng nhắn ai lên đất Bảo Hà

Ông Hoàng Bảy là ai? 

Ông Hoàng Bảy còn được gọi là Ông Hoàng Bảy Bảo Hà là vị Thánh Hoàng thuộc Nhạc phủ. Các huyền tích về Ông gắn liền với nơi thờ Ông là đền Bảo Hà, Lào Cai.

Ông là vị quan triều đình trấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái dưới thời vua Lê, bằng tài thao lược, Ông đã có công dẹp giặc, hộ quốc, an dân, sau này cũng vì dân mà hy sinh. Sau khi Ông mất lại hiển linh phù giúp nước nhac, được các triều đình phong kiến ban sắc phong Thượng đẳng thần, phong danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt”, “Thần Vệ Quốc”.

Ông thường về ban lộc công danh, buôn bán, trừ tà…

Sự tích về ông Hoàng Bảy?

Tương truyền, niên hiệu Cảnh Hưng (cuối đời Lê) khắp vùng Lào Cai bây giờ liên tục bị giặc phương Bắc tràn sang cướp phá, giết hại dân lành gây cảnh đau thương tang tóc cả một vùng. Trước tình cảnh đó, tướng Nguyễn Hoàng Bảy được triều đình giao trọng trách dẹp loạn vùng biên ải. Tướng Nguyễn Hoàng Bảy chỉ huy binh lính tiến dọc sông Hồng ngược lên đánh đuổi giặc, giải phóng vùng Châu Bàn rộng lớn; đồng thời ông cho củng cố, xây dựng Bảo Hà thành khu căn cứ lớn, kiên cố.

Trong một trận chiến không cân sức với giặc, tướng Hoàng Bảy hi sinh, thi thể ông bị quân giặc thả trôi sông, thi thể ông trôi theo dòng sông Hồng tới khu vực Bảo Hà thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng đã an táng và lập đền thờ ông tại đây để ghi nhớ ơn đức của ông. Danh tiếng của ông vang danh khắp chốn nhờ sự linh thiêng.

Đền ông Hoàng Bảy thờ ở đâu? 

Đền Ông Hoàng Bảy là nơi thờ vị danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn.Đền đặt tại núi Cấm thuộc xã Bảo Hà Bảo Yên, Lào Cai.

Đền có phong cảnh sơn thủy hữu tình: trên bến, dưới thuyền. Lưng đền tựa vào núi, mặt đền hướng theo dòng nước sông Hồng, xung quanh là núi rừng bao la, rộng lớn. Việc bố trí đền là sự kết hợp hài hòa theo thuyết phong thủy (từ cảnh quan cho đến kiến trúc truyền thống của dân tộc Việt).

 

17/7 cung nghinh khánh tiệc đức Hoàng Bảy 

Hôm nay chính tiệc Bảo Hà
Thanh đồng khắp chốn vào ra đền Hoàng
Đền Hoàng phong cảnh uy quang
Sân rồng xếp mã thành hàng nối nhau
Biết bao nhiêu ngựa một màu
Con trước màu tím con sau theo cùng
Có bao đệ tử nhớ nhung
Về Hoàng đón tiệc, xin cung hầu đồng
Đền Hoàng chính tiệc thật đông
Người đua chen chúc lễ Ông Bẩy Hoàng

Đi lễ ông Hoàng Bảy cầu gì? 

Ông Hoàng Bảy cho lộc số đề?

Đền Ông Hoàng Bảy vốn nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự linh thiêng, ứng nghiệm của những lời cầu xin từ các con nhang đệ tử khắp chốn. Thường khi đi lễ đền ông thường cầu may, cầu mát nhưng nhiều năm trở lại đây người ta truyền tai nhau về sự linh thiêng của ông khi xin lô, đề… không biết linh thiêng thế nào nhưng nhiều người đã quay lại đền tạ lễ.

Vậy nên, không ít người rỉ tai nhau về việc về Bảo Hà lễ ông xin “cái lộc số má” cho may mắn với ước vận đổi đời. Tại đền Bảo Hà, không khó nghe những lời khân râm ran rằng: “xin ông cho con số lô hôm nay được trúng”, hay những vấn hầu giá ông Hoàng Bảy lần lượt lên “xin lộc đánh đề”.

 

Nhưng hãy nhớ rằng: "Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ". 

 

Thời mạt kiếp, vạn ma loạn phá, vạn quỷ loạn danh, những vong linh lấy danh nghĩa “ông Bảy” để “nhập đồng” đã thể hiện những phong thái hút thuốc, uống rượu, chơi tổ tôm, ăn chơi…thì đều là vong linh loạn thế mượn lễ “hầu đồng” để thỏa mãn dục vọng chốn trần gian…Thân người là quý giá, khi thực sự Ông Hoàng Bảy không thể “nhập” để “ăn chơi”, thì chỉ có ma nhập mượn danh ông để hành thân xác người phàm mà thôi…Thế nhân hãy thanh tỉnh nhớ lấy lời dặn của Ông:

Chữ cương thường treo cao giá ngọc
Chữ công dung tứ đức khuyên di

 

  • Đến tháng 7 âm lịch, nếu không tìm hiểu lễ thánh, thì thường có nhiều chuyện xảy ra xung quanh bản thân.

Còn những thành phần nghiện ngập hút chích, cờ bạc đỏ đen, ăn nói thô tục thì tuyệt đối không được đổ cho vì có căn ông Hoàng Bảy nên mới thế. 

Số kiếp làm người ai sinh ra cũng đều có căn có số riêng của mình. Nhưng để là căn đồng số lính được cha mẹ và các ngài bề trên chấm để ra hầu thánh làm việc tâm linh thì không nhiều. 

 

Để làm được việc thánh thì phải trải qua rất nhiều thử thách khổ ải cơ đầy cơ hành - khi nào trả được hết nghiệp của mình và của dòng họ thì ắt sẽ được báo ra hầu Thánh và được báo ai là sẽ dẫn dắt mình suốt 3 năm thử lính 9 năm thử đồng. 

Bởi vậy các bạn khi đi xem ai nói có căn hoàng Bảy thì cũng đừng vội vã tính đến trình đồng mở phủ hay xin lộc ông Hoàng. Hãy cứ sống tử tế, trên thuận dưới hoà, hiếu nghĩa mẹ cha, đồng thời thắp hương xin gia tiên soi đường chỉ lối. Nếu có điều kiện có thể đi lễ ông Bảy để được soi đường chỉ lối. 

Đừng vội tham lam lộc phù vân mà ra trình đồng mở phủ - nếu thật sự phải ra bắc ghế hầu thì trước sau gì cũng đến tay. Nên cứ hoan hỉ, đừng nghĩ mình chơi bờ cờ bạc đều đổ cho là căn Hoàng Bẩy. Thánh không bao giờ bài bạc hút chích, hãy nhìn lại bản thân mình.

Đi lễ Ông Hoàng Bảy thế nào?

Đền thờ ông Hoàng Bảy còn được gọi với các tên khác đó là đền Bảo Hà, nó nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 60km theo phía Nam, cách ga xe lửa Bảo Hà chừng 800m. Chính vì có một vị trí đắc địa như vậy nên phương tiện di chuyển phù hợp, thuận tiện và an toàn đó chính là tàu hỏa. 

  • Nếu không chủ động phương tiện bạn có thể đặt vé tàu lên ga Bảo Hà rồi thuê xe vào đền hoặc đi xe đêm lên thành phố Lào Cai (rồi sau đó thuê xe vào đền.
  • Nếu gia đình có xe riêng hoặc tự thuê xe, từ Hà Nội bạn chạy lên cao tốc Nội Bài – Lào Cai rồi từ đó chạy thẳng đến nút giao 279 thì rẽ xuống (theo biển chỉ dẫn) hơn 1km là tới.

Sắm lễ đền ông Bảy cần chuẩn bị những gì?

Người ta lên lễ đền ông Hoàng Bảy đông nhất là khoảng đầu năm hoặc ngày giỗ ông (ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm).

Lễ thường sắm gồm có:

  • Lễ mặn (xôi, gà), rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng
  • Hoa tươi, quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc)
  • Trà, thuốc lá; vàng lá, hương, nến, tiền trần
  • Cau trầu, 1000 vàng Bốn Phủ, 1000 vàng tím…
  • Có thì sắm thêm cỗ ngựa tím cùng quần, áo, hia, mũ đủ đầy.

Nhưng đó không nhất thiết phải sắm đủ mà bạn hãy tùy duyên, tùy điều kiện của bạn mà sắp lễ. Quan trọng nhất vẫn phải là nhất tâm, thành tâm lên lễ cửa ông.


 

Số kiếp làm người ai sinh ra cũng đều có căn có số riêng của mình. Nhưng để là căn đồng số lính được cha mẹ và các ngài bề trên chấm để ra hầu thánh làm việc tâm linh thì không nhiều. 

 

Để làm được việc thánh thì phải trải qua rất nhiều thử thách khổ ải cơ đầy cơ hành - khi nào trả được hết nghiệp của mình và của dòng họ thì ắt sẽ được báo ra hầu Thánh và được báo ai là sẽ dẫn dắt mình suốt 3 năm thử lính 9 năm thử đồng. 

Bởi vậy các bạn khi đi xem ai nói có căn hoàng Bảy thì cũng đừng vội vã tính đến trình đồng mở phủ hay xin lộc ông Hoàng. Hãy cứ sống tử tế, trên thuận dưới hoà, hiếu nghĩa mẹ cha, đồng thời thắp hương xin gia tiên soi đường chỉ lối. Nếu có điều kiện có thể đi lễ ông Bảy để được soi đường chỉ lối. 

Đừng vội tham lam lộc phù vân mà ra trình đồng mở phủ - nếu thật sự phải ra bắc ghế hầu thì trước sau gì cũng đến tay. Nên cứ hoan hỉ, đừng nghĩ mình chơi bờ cờ bạc đều đổ cho là căn Hoàng Bẩy. Thánh không bao giờ bài bạc hút chích, hãy nhìn lại bản thân mình.

Đi lễ Ông Hoàng Bảy thế nào?

Đền thờ ông Hoàng Bảy còn được gọi với các tên khác đó là đền Bảo Hà, nó nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 60km theo phía Nam, cách ga xe lửa Bảo Hà chừng 800m. Chính vì có một vị trí đắc địa như vậy nên phương tiện di chuyển phù hợp, thuận tiện và an toàn đó chính là tàu hỏa. 

  • Nếu không chủ động phương tiện bạn có thể đặt vé tàu lên ga Bảo Hà rồi thuê xe vào đền hoặc đi xe đêm lên thành phố Lào Cai (rồi sau đó thuê xe vào đền.
  • Nếu gia đình có xe riêng hoặc tự thuê xe, từ Hà Nội bạn chạy lên cao tốc Nội Bài – Lào Cai rồi từ đó chạy thẳng đến nút giao 279 thì rẽ xuống (theo biển chỉ dẫn) hơn 1km là tới.

Sắm lễ đền ông Bảy cần chuẩn bị những gì?

Người ta lên lễ đền ông Hoàng Bảy đông nhất là khoảng đầu năm hoặc ngày giỗ ông (ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm).

Lễ thường sắm gồm có:

  • Lễ mặn (xôi, gà), rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng
  • Hoa tươi, quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc)
  • Trà, thuốc lá; vàng lá, hương, nến, tiền trần
  • Cau trầu, 1000 vàng Bốn Phủ, 1000 vàng tím…
  • Có thì sắm thêm cỗ ngựa tím cùng quần, áo, hia, mũ đủ đầy.

Nhưng đó không nhất thiết phải sắm đủ mà bạn hãy tùy duyên, tùy điều kiện của bạn mà sắp lễ. Quan trọng nhất vẫn phải là nhất tâm, thành tâm lên lễ cửa ông.

 

 

9 Cách Nhận Biết Các Đạo Sư Và Thầy Tâm linh Giả Mạo

 Các mẫu hình lỗi thời của hệ thống niềm tin vào việc kiểm soát cuộc sống và mê hoặc tâm trí đã khiến cho nhiều người cuối cùng nhận ra rằng họ đã sống trong một thực tại giả tạo được tạo ra bởi những người ngạo mạn trong những cuộc dạo chơi về quyền lực.

Điều này đã dẫn đến một tình huống khiến nhiều người đi lang thang, cố gắng tìm cách riêng của mình trong thế giới mà không có nhiều nhà lãnh đạo tâm linh chân chính. Và kết quả là, một thị trường mới đã phát triển để cố đưa ra câu trả lời cho những người vỡ mộng với hệ thống giáo lý cũ. Tuy nhiên, có một vài thứ (một cách nói giảm) trong lĩnh vực mới – hướng dẫn tâm linh đương đại đang lợi dụng niềm tin của nhiều người và tạo ra tình trạng có vẻ rất đổi mới từ các mẫu hình lỗi thời. Thực tế, họ chỉ đơn giản là đánh bóng cái vỏ bên ngoài và đưa ra ảo tưởng rằng Tâm linh là một cái gì khác .

Có một dòng các ‘đạo sư giác ngộ của vũ trụ’ bao trùm các lĩnh vực tâm linh ngày nay. Các đạo sư và thầy Tâm linh thò ra, thụt vào, qua trái qua phải. Nhiều người trong số họ dường như là đưa ra một con đường quá dễ dàng (cho người khác) để thoát khỏi các khoảng trống trải mà con người cảm thấy trong cuộc sống của mình. Và kết quả là, những đạo sư và thầy Tâm linh đã kiếm được một lượng tiền lớn một cách lố bịch… thậm chí chiếm được vị trí xã hội giống như là các siêu sao đầy quyến rũ.

Vâng, có vẻ như trong lĩnh vực tâm linh những người đang nhìn vào khía cạnh định tính của sự tự trải nghiệm và phát triển bản thân và nhìn thấy những cơ hội làm tiền kỳ diệu. Nói cách khác thực hành giác ngộ Tâm linh là một cách để có sức mạnh khủng khiếp hơn những người khác. Mô hình kim tự tháp – pyramid scheme* đôi khi theo đó được tạo ra. Điều này là rất nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức về tính hợp pháp của toàn bộ cộng đồng tâm linh và tất cả giá trị mà cộng đồng này chứa đựng.

Thầy tâm linh chân chính và người hướng dẫn cho sự tự phát triển bản thân sẽ bị lờ đi giống như là các đạo sư giả mạo đưa ra các ngôn từ tâm linh vô nghĩa sáo rỗng và vô ích cho sự phát triển tinh thần và tâm linh của mỗi người.

*Pyramid scheme – Mô hình kim tự tháp là một mô hình kinh doanh mà tuyển mộ thành viên theo sự hứa hẹn chi trả hoặc các dịch vụ mà theo đó lôi kéo được nhiều người khác tham gia càng tốt.

 Nhận ra được các mô hình kim tự tháp giác ngộ như vậy có thể giúp chúng ta tránh xa các đạo sư giả mạo và tìm ra thầy tâm linh chân chính thực sự muốn giúp đỡ mọi người và giúp cho nhận thức toàn cầu của nhân loại. Phải thừa nhận rằng đây là điều không dễ khi thấy bên ngoài của các thầy Tâm linh được tạo ra như là một cách để che giấu bản chất và ý định thực sự của họ. Thậm chí điều này xảy ra nhiều hơn với thầy tâm linh đã từng thực sự giác ngộ nhưng tiền bạc và sự nổi tiếng đã cám dỗ họ.

Trả tiền cho những người khác làm việc cho chúng ta như là các đạo sư với những giá cả dịch vụ khác nhau hiện nay là điều nguy hiểm cũng như là khi chúng ta đặt niềm tin vào một người lạ hoắc để chọn ra thầy Tâm linh “đích thực”. Cần phải rõ ràng rằng có thể có nhiều sự lừa dối, thiên vị, chủ quan, và những quyết định được thực hiện mà đa số mọi người không được thông tin đầy đủ về những người “trong dòng các ngôi sao vàng” đặc biệt

Nhận diện các đạo sư và thầy Tâm linh giả mạo

Đòi khoản lớn tiền

Hành động mạnh hơn lời nói vô cùng. Bất cứ ai cũng có thể tuyên bố những điều tuyệt vời và kỳ diệu. Nhưng những lời này sống đến mức thế nào trong cuộc sống cá nhân và biểu hiện bản thân họ trong cuộc sống hàng ngày của chính họ?

Có lẽ vấn đề lớn nhất tôi đã thấy là về tiền bạc. Tôi đã thấy nhiều đạo sư và thầy Tâm linh tự phong và với bất cứ danh hiệu gì thì đi theo là khoản tiền công lớn không thể tưởng nổi – như một việc tham ô – cho việc cấp thông tin, kiến thức, hoặc cái gọi là trí tuệ cao, mà có sẵn cho tất cả mọi người (bằng cách nhìn vào các nhà hiền triết – người không đòi tiền – và tìm kiếm câu trả lời qua thiền định và thực hành tâm linh một cách tự do) . Nếu bạn đang phải trả một ai đó  295 Đô La Mỹ (hay vài triệu đồng) cho việc “kích hoạt 12 sợi DNA” (một tuyên bố đáng ngờ) – thì xin thưa bạn vừa bị lừa.

Tự đặt cho bản thân những tên gọi hào nhoáng

Nói về các chủ đề tâm linh với  những lời trống rỗng.  Khi tìm kiếm hướng dẫn của các thầy Tâm linh tiềm năng  – nếu người đó tuyên bố các danh hiệu ấn tượng ám chỉ chính họ đã đạt tới mức độ giác ngộ bậc thầy (Đại sư, thượng thừa), hay là nhà Yoga đã tự giác ngộ, hoặc là một vị thánh (một trong những ảo tưởng tuyệt tối yêu mến bản thân gọi là Christ Complex ) Một người đã giác ngộ không cần đến những điều để tự làm thỏa mãn cái tôi của mình.

*The Christ Complex: Là một hiện tượng tâm lý- thuật ngữ dùng để chỉ người có vấn đề về thần kinh tâm lý ảo tưởng về năng lực siêu nhiên của mình, hoặc tự cho mình là đấng cứu thế. Điều này không chỉ nói riêng cho những người Thiên Chúa giáo

Những người đã có trải nghiệm về thực tại tối hậu hay tuyệt đối không hề tự hào về cách họ đã đạt được giác ngộ hay cho rằng cách của họ tốt hơn so người khác. Trong thực tế,  người đã giác ngộ khá khiêm tốn (có lẽ đôi khi quá khiêm tốn, nhưng thực sự là khiêm tốn). Họ hiểu rằng chẳng có lợi ích gì cho bản thân mình và học trò của mình mà đưa ra các tuyên bố như vậy dựa trên những chứng ngộ họ đã có về thực tế. Cũng chẳng cần có nhu cầu thiết lập một khuôn khổ phân cấp giữa thầy và trò, bởi vì chúng ta là tất cả các hành khách trên cùng một con tàu, cách nhau chỉ một chút khi mà chúng ta ngồi trong các toa xe lửa khác nhau. Cuối cùng thì, chúng ta đang đi cùng một hướng..

Không có khả năng chấp nhận những lời chỉ trích

Một dấu hiệu khác của một người giả mạo trong trang phục của thầy Tâm linh là người đó có thể chấp nhận những lời chỉ trích hay không? Những người không phải là thầy Tâm linh chân chính sẽ cảm thấy bị xúc phạm và phòng thủ khi mà nhận được những lời phê phán từ người khác thay vì tự nhìn vào bên trong mình và xem xét những lời chỉ trích này ra sao (cuối cùng thì không ai là hoàn hảo). Làm sao mà đám người phàm tục chưa giác ngộ lại dám chỉ trích họ cơ chứ! Tôi đã nhìn thấy cả những tình huống đáng buồn về các vụ kiện được đâm đơn bởi những người gọi là đạo sư giác ngộ đối với những người cả gan chỉ ra một cái gì đó họ cảm thấy là không đúng, lừa đảo, độc hại, vv

Quá tập trung vào mục tiêu cuối cùng

Nếu bạn nhận thấy một vị thầy tâm linh hay đạo sư có một “mối tình” gần như kỳ lạ với sự giác ngộ này hay sự giác ngộ khác. Xin hãy thận trọng!

Nhiều người trong số này tập trung vào sự giác ngộ thay vì thực tế chỉ cho người khác cách đúng để đạt được trạng thái giác ngộ. Họ không chỉ dạy những bước nhỏ dẫn đến sự khai sáng của nhận thức con người theo một cách chân chính. Ngay cả Đức Phật Thích Ca tôn kính không đạt được giác ngộ chỉ qua một đêm. Trừ khi thầy Tâm linh chỉ cho bạn một cách thực tế để đạt đến giác ngộ (chẳng hạn như thông qua thiền định hay các kỹ thuật để mở rộng nhận thức – awareness). Và sau đó bạn sẽ tiến bộ mà không cần sự giúp đỡ của họ … và điều này sẽ giúp bạn giữ được khoản tiền kiếm bằng đầy mồ hôi công sức của mình.

Hành xử một cách đạo đức giả

Cảnh giác với những kẻ đạo đức giả! Đây có lẽ là một trong những phương pháp đơn giản nhất để nhỏ cỏ tận gốc những thầy tâm linh giả mạo “người bán dầu từ rắn dầu – snake-oil salesmen.”

Hãy nhìn xem họ có thực hành những gì họ rao giảng?.

Nếu họ dạy về cách bạn nên thiền định hàng ngày để thúc đẩy phát triển tâm linh của mình, và họ có thiền định hàng ngày?

Họ có lãnh đạo, chỉ dạy bằng ví dụ của chính bản thân? Khi họ nói chuyện về ánh sáng tình yêu và sự tỏa ánh sáng bên trong của bạn đều tuyệt đẹp, họ có làm như vậy cho chính họ?

Không ai thích một kẻ đạo đức giả, đặc biệt là nếu kẻ đạo đức giả đang hứa hẹn sự giác ngộ tâm linh.

“Làm như tôi nói chứ đừng làm như tôi làm” không phải là một cái cớ cho thầy Tâm linh mang đạo đức giả.

Tập trung vào Thực hiện ham muốn ích kỷ

Một khía cạnh đặc biệt quan trọng của đạo sư hoặc thầy Tâm linh là chúng ta cần nhìn vào những đầu tư của họ trong các khía cách vật chất của cuộc sống. Họ có hành vi biểu hiện là thành viên của một nhóm tôn giáo trên con đường tâm linh? Do họ quá tập trung vào tiền, tình dục, và quyền lực? Sự cân bằng như là Đạo giáo như là một sự linh động cần thiết cho một cuộc sống cân bằng, nhưng khi sự phụ thuộc và bắt đầu lạm dụng nổi lên và len lỏi vào tâm trí thì điều này là vấn đề!

Biểu hiện cái gọi là chủ nghĩa duy vật tâm linh (vật chất tâm linh) – Spiritual materialism

Chủ nghĩa duy vật tâm linh là một khái niệm mà Chogyam Trungpa đã viết (người mà chính ông đã gần như mắc vào những cạm bẫy tâm linh) trong những năm 170s với cuốn sách cổ điển – Spiritual materialism

  Cuốn sách nói về điều đặc biệt trở thành vấn đề lớn hơn trong những năm gần đây và đáng phải để tâm hơn cho bất cứ ai trên đường để tự thực hiện sự giác ngộ. Sự tập trung ngày càng tăng về cái gọi là chủ nghĩa duy vật tâm linh là thực sự có vấn đề. Tất cả các khóa học, giáo lý, sách, và hội thảo que tập trung vào việc sử dụng Luật hấp dẫn – Law of attraction – để mang lại cho chúng ta giàu có và phong phú của thế gian khiến cho những ham muốn vật chất cốt lõi của con người. Điều này và  phản ánh không đúng thông điệp của phát triển tâm linh.

Mặc dù phát triển tâm linh và tự trải nghiệm có thể dẫn đến những sự thích thú thu hút thích thú bởi vì những điều tích cực lớn mà chúng ta đưa ra bên ngoài. Thu hút sự giàu có không phải là mục đích của việc đạt được các trạng thái của Tâm trí. Các thông điệp mà sử dụng các động lực của Luật Hấp dẫn không phải là xấu ở chính các thông điệp, nhưng khi các thông điệp bị bóp méo thành ra như là con đường hướng tới tầm tâm linh cao hơn – khi đó chúng ta cần phải thận trọng. Đừng để đánh mất mình trong ảo tưởng của sự sáng thế tâm linh giả mạo.

Hành xử ích kỷ

Lòng vị tha cần phải là phẩm chất chủ đạo trong một tâm hồn giác ngộ về tâm linh chứ không phải là sự ích kỷ. Tâm linh không có chỗ cho những siêu sao và quyến rũ. Bản thân các thầy Tâm linh không phải là trọng tâm chính, mà là thông điệp tâm linh và lời dạy của họ. Làm thế nào chúng ta có thể đạt tự ngộ của riêng mình nếu vị trí của mình nhận thức được tập trung ở bên ngoài vào Thầy, chứ không phải là bên trong cái Tôi của mình?

Hứa hẹn con đường nhanh chóng dẫn đến giác ngộ

Không có gì xấu về các hội thảo nói về tâm linh, nhưng khi bạn nhìn thấy các vị thầy tâm linh với  một khóa học tâm linh đó là vài trăm hoặc hàng ngàn đô la và kéo dài vài ngày hoặc thậm chí cả tuần. Đừng có mong đợi để đạt đến giác ngộ chỉ bằng việc hoàn thành một hội thảo như vậy.

Vâng tất cả chúng ta sống cuộc sống bận rộn và cảm nhận được nếu chúng ta không có đủ thời gian để dành hướng phát triển tâm linh của chúng ta, nhưng chúng ta hãy thực tế: điều này là không thể đạt được – giác ngộ sau một khóa tu học 3 tuần ở Bali.

Các quá trình phát triển tâm linh, tự trải nghiệm, và giác ngộ có thể mất nhiều năm hoặc cả một đời (một số thậm chí còn nói mất nhiều kiếp sống). Tất cả chúng ta đều muốn tin rằng có một con đường tắt dẫn đến giác ngộ nhưng điều này là không thể. Tất nhiên, luôn có những trường hợp ngoại lệ và một số đạt tới đỉnh cao của nhanh hơn so với những người khác. Nhưng như một tổng thể, sự giác ngộ là một quá trình bao gồm nhiều cống hiến và thời gian.

Để kết thúc …

Đây là vài cách mà bạn có thể nhận ra các đạo sư và  thầy tâm linh giả mạo. Trong thời đại ngày nay, nơi có hàng ngàn cái gọi đạo sư, chúng ta phải cẩn thận những người chúng ta chọn để lắng nghe bởi vì nếu chúng ta phạm sai lầm đi theo một người mà cái Tôi – bản ngã là ý định thực sự của họ. Thì chúng ta chỉ phí phạm thời gian, tiền bạc, và cơ hội (trong số những thứ khác).

Đó là hy vọng của tôi bài viết có thể giúp bạn  phân biệt những thầy Tâm linh chân chính – những người không muốn gì hơn là để giúp người khác tự trải nghiệm và giác ngộ trong niềm hạnh phúc thiêng liêng – chứ không phải là làm những việc này cho bạn, hay là thầy giả mạo chỉ làm rỗng đi túi tiền của bạn.

Để  tâm đến những người bạn quyết định để lắng nghe và đi theo, và bạn sẽ biết ơn khi bạn đã dành một số thời gian để phân biệt giữa những ai đang tìm kiếm lợi ích cho những người khác và những ai đang tìm kiếm lợi ích của chính bản thân họ.

 

Trục lợi bằng tâm linh! 

Chiêu trò, thủ đoạn của các đối tượng này là cóp nhặt, cắt dán Kinh Phật, Kinh Thánh, ý kiến của các danh nhân, thêm thắt những luận điệu mới để thuyết phục người nghe. Nội dung bao giờ cũng dẫn dụ đến sự dọa dẫm, khiến người nghe lo âu, sợ hãi và cách giải quyết cuối cùng là nộp tiền để đổi lấy sự thanh thản.

 

Những ngày qua điểm nóng mà báo chí và dư luận lên tiếng là Câu lạc bộ Tình người ở Hà Nội với nhiều dấu hiệu trục lợi bằng tâm linh. Họ hoạt động với phương châm được quảng bá là kết nối những trái tim nhân hậu, phát triển giá trị trí tuệ hạnh phúc cộng đồng, lan tỏa trí tuệ, làm phúc cứu đời và gieo duyên

Tuy nhiên, sau cái vỏ bọc mỹ miều ấy là sự thật khác. Khi các hội viên đã sinh hoạt mới dần dần nhận ra chân tướng của Câu lạc bộ này. Họ dạy rằng mọi vấn đề bất ổn trong cuộc sống của mỗi người đều do “nghiệp” và có đến 70 “vong” bám theo, trong khi “vong” khôn hơn người trần đến 70 lần. Đáng sợ như thế, nhưng lại rất dễ giải quyết, dễ  “giải nghiệp”, “trả nghiệp” bằng cách dùng tiền để cúng gia tiên, để gia tiên trả lộ phí mỗi lần về phổ độ cho con cháu. Gọi là cúng gia tiên nhưng tiền thì nộp cho Câu lạc bộ, đổi lấy giấy ghi nhận nhưng về nhà phải đốt đi để hoàn thành một chu trình “giải nghiệp”.

Một chiêu khác là mua đồ thờ cúng qua Câu lạc bộ với giá cao gấp nhiều giá thực tế. Có người thì được hướng dẫn, nếu muốn trả nghiệp nhanh thì phải trích 50% tiền lương hàng tháng đến Câu lạc bộ.

Và các hội viên có nghĩa vụ “gieo duyên” tức là rủ rê thêm nhiều người tham gia, kiểu kinh doanh gần giống đa cấp, chỉ khác ở chỗ lợi nhuận chỉ vào túi một số đối tượng tổ chức.

Những dấu hiệu trục lợi bằng tâm linh không hề mới, trước đây báo chí đã từng lên tiếng, và Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng xử lý trụ trì một ngôi chùa hoành tráng vì dùng chiêu nộp tiền để cúng oan gia trái chủ, cụ thể là nộp tiền vào tài khoản nhà chùa để được bình an. Hay có nhóm tà đạo thu tiền của người tham gia bằng cách bán tài liệu và buộc các thành viên nộp 1/10 thu nhập hàng tháng cho hội.

Có thể nói đây là những dấu hiệu chiếm đoạt tài sản một cách tinh vi, đánh vào tâm lý sợ hãi mơ hồ về tâm linh và cầu mong tai qua nạn khỏi, có nhiều phúc lộc… của những người nhẹ dạ, cả tin, nhận thức về tôn giáo, tín ngưỡng không đúng đắn.

Nếu theo đạo Phật thì hầu như ai cũng hiểu rằng không tà ma nào có thể ban phúc, giáng họa cho con người, mà mỗi cá nhân quyết định cuộc sống của mình với quy luật của nhân quả. Nếu sống tốt, có trí tuệ, có lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, có đức hiếu sinh, chăm chỉ lao động, học tập thì nhất định có cuộc sống an vui, nhiều thành công và may mắn. Ngược lại, nếu làm những điều không tốt thì chắc chắn gặt hái những kết quả không tốt. Phật cũng không ban phúc, giáng họa cho con người, Phật chỉ là người thầy vĩ đại hướng dẫn chúng sinh cách sống thiện lương, sáng suốt để có được cuộc sống tốt đẹp.

Do đó, không thể có chuyện dùng tiền, nộp tiền để thay đổi số phận, để chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt, để có nhiều phúc lộc như mua một món hàng. Khi nào người tổ chức thu tiền để giải vong, để chuyển nghiệp, thì có thể  là tà đạo...

Điều đáng quan tâm là những năm qua, ở một số địa phương xuất hiện những tổ chức tôn giáo, tâm linh tự xưng, hoạt động trái phép khiến nhiều người dân trở thành nạn nhân, ảnh hưởng xấu để tình hình an ninh trật tự. Những đối tượng cầm đầu các tổ chức tôn giáo tự xưng hoạt động trái phép này đều nhằm mục đích vụ lợi, hoàn toàn đi ngược lại với tư tưởng, tôn chỉ hành động của các tôn giáo chính thống...

Chiêu trò, thủ đoạn của các đối tượng này là cóp nhặt, cắt dán Kinh Phật, Kinh Thánh, ý kiến của các danh nhân, thêm thắt những luận điệu mới để thuyết phục người nghe. Nội dung bao giờ cũng dẫn dụ đến sự dọa dẫm, khiến người nghe lo âu, sợ hãi và cách giải quyết cuối cùng là nộp tiền để đổi lấy sự thanh thản.

Câu chuyện Câu lạc bộ Tình người thêm một lần nữa gióng lên tiếng chuông cảnh báo về dấu hiệu trục lợi bằng tâm linh đang diễn ra rất phức tạp. Những hoạt động này gây nhiều hậu quả xấu, nhiều người trở thành nạn nhân, gia đình mâu thuẫn, thậm chí còn tác động xấu đến khối đại đoàn kết, thậm chí chống đối cơ quan chức năng.

Đã đến lúc cần sự ra tay đồng bộ để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết là tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho người dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức mang danh nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng có dấu hiệu mê tín dị đoan, lừa đảo người nhẹ dạ; xử lý nghiêm minh những đối tượng tổ chức, cầm đầu, chủ mưu để pháp luật được thực thi nghiêm minh

 

Bài văn khấn tứ phủ ngắn gọn dành cho con nhang, đệ tử

Để việc đi lễ đem lại phúc lộc cho mình và gia đình được hiệu quả nhất; trước khi đi chúng ta nên tìm hiểu lịch sử đền và thân thế vị thánh bản đền mà ta cần đến lễ.

Việc tìm hiểu này cần thiết hơn rất nhiều so với việc dâng mâm cao cỗ đầy và đặc biệt là khấn sao cho đúng. Đối với các con nhang, đệ tử đi lễ không thường xuyên thì nên sử dụng bài văn khấn tứ phủ ngắn gọn như sau:

Chi tiết bài văn khấn tứ phủ ngắn gọn dành cho con nhang; đệ tử.

Nam mô a di đà phật ( 3 lần )

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy: ………..( tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh)

Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….

Ngụ tại:……………………………

Hôm nay, (không cần nói rõ ngày tháng làm gì – Nếu không nói thì nhà thánh không biết hay sao), Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe – không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cung phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày ) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin; các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).

Một lần nữa; thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ …( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô a di dà phật (3 lần).

Một số lưu ý  về bài văn khấn tứ phủ sao cho linh nghiệm nhất đối với con nhang, đệ tử

– Do các ngôi vị của nhà thánh rất nhiều chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư tiên, chư thánh là đủ hết cả rồi, chả sót một ai. Nên các bác cứ an tâm mà khấn.

– Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên; chư thánh rồi thì phải khấn tên của vị thánh chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của ngôi đền; còn các ngôi khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách; nên không thể không khấn tên vị thánh chủ đền được. Thử hỏi cõi dương trần mình đến nhà người ta chơi mà chả chào chủ nhà chỉ chào mỗi khách thôi thì chủ nhà sẽ hành xử với chúng ta ra sao? Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời xin cầu của chúng ta là vô nghĩa; thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền.

– Cũng lưu ý khi đọc bài văn khấn tứ phủ bên cung phật thì đoạn “chư phật, cư tiên, chư thánh” thì chỉ cần khấn chư phật thôi; còn khấn bên cung thánh thì có thể khấn chư tiên, chư thánh thôi.

– Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi chư phật, chư tiên; chư thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến vị thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng. Thậm chí, chúng ta khấn vị thánh chủ đền rồi mới đến chư tiên, chư thánh cũng không sao. Bởi vị thánh chủ đền là chủ nhà còn các chư tiên, chư thánh chỉ là khách.

– Để khấn khi đến hay khấn chào thì nên khấn ở Ban Công Đồng hoặc ở Ban vị thánh chủ đền là được. Sau đó có thể chỉ đến vái các ban khác là được, nếu không có đủ thời gian. Tất nhiên, nếu có nhiều thời gian chúng ta có thể khấn thêm ở các ban khác.

Bài Văn Khấn Tứ Phủ Đầy Đủ

 

Bản văn khấn Tứ Phủ Công Đồng đầy đủ này dành cho các thanh đồng và đồng thầy. Các con nhang, đệ tử đi lễ không thường xuyên không nên khấn vì khấn ấp úng sẽ không kết nối được âm dương. 

Với sự thành tâm của mình, hy vọng các điều cầu xin của các bạn đều được cõi trên lưu ân, giáng phúc.

Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật(3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật ,chư Phật mười phương,

– Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

– Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

– Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng .Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.

– Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ

Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.

Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên

Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.

– Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:

Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên

Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai

Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình

Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ.

-Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân,

Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử ,Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn

Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều

Con lạy Tam Tòa chúa bói –Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường

Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ

Chúa Đệ Tam Lâm Thao

Tiên Chúa Thác Bờ

Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà

-Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên , Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.

Con lạy Tôn Quan Điều Thất .

-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà:

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông

Chầu Đệ Tam Thoải Phủ

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai

Chầu Năm Suối Lân

Chầu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Tiên La

Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân

Chầu Cửu Sòng Sơn

Chầu Mười Đồng Mỏ

Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ

-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng: Quan Hoàng Quận, Quan Hoàng Đôi Triệu Tường, Quan Hoàng Bơ Thoải Cung, Quan Hoàng Tư Thủy Phủ, Quan Hoàng Năm, Quan Hoàng Sáu , Quan Hoàng Bảy Bảo Hà, Quan Hoàng Tám, Quan Hoàng Chín, Quan Hoàng Mười.

Con lạy 36 tòa Sơn Trang , Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng

-Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô

Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm

Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn

Cô bơ Thoải, con lạy Cô Tư Ỷ La, Cô Năm Suối Lân, Cô Sáu Lục Cung, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè, Cô chín Sòng Sơn, Cô Mười Đổng Mỏ, Hội đồng cô bé, Con Lạy Cô Bé Thượng ngàn, cô bé Thoải .con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện), Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải,

Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên , Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành , Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên , Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát .Con lạy cậu bé bản Đền (Bản Điện).

– Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng-

– Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ , Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.

-Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….

Ngụ tại:……………………………

Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:… Tháng:… Năm:…

( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới)

Nhân …………..

Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ.

Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà , vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi- Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh , cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc…… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!

-Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ….. nguyên quán…..,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên , dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ ,cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…

– Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….

Ngụ tại:……………………………

Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời.

Hôm nay ngày:… Tháng:… Năm:…

Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực mang miệng về tâu, mang đầu về bái, trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng bái yết cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ.

Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà cung như vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, trong 9 tháng đông, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, vạn sự như ý, có bệnh thì tan, có nạn thì qua, tai quan nạn khỏi …… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!

– Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ….. nguyên quán…..,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị vong linh trong dòng họ đang hầu hạ phật thánh, làm đầy tôi kẻ tớ tại các bản đền bản phủ tấu đối phụng đình cho con cháu nhất tâm một lòng nhất tòng một đạo cầu được ước thấy, cầu sao được vậy…

Một số điểm lưu ý khi khấn để có ứng nghiệm được tốt nhất

– Cần quỳ lạy tốt hơn nếu có điều kiện về vị trí, chỉ đứng khi không có chỗ để ngồi. Nhà thánh không chấp nếu ta không có chỗ quỳ lạy, nhưng sẽ chấp ta nếu có chỗ mà không quỳ. Quỳ là sự thể hiện sự tôn kính mà.

– Khi khấn cần chắp tay cung kính, dồn toàn bộ tâm trí vào câu khấn,. Có thể mở mắt, nhưng phải để hướng mắt vào các tượng thánh. Có thể nhắm mắt để tiện cho dồn tâm trí vào câu khấn thì trong tâm vẫn phải hướng thẳng vào cung thờ.

– Không quá nặng nề về câu chữ để sao cho lời khấn được mạch lạc, để có thể khấn bằng cả cái tâm của mình. Đây là phần quan trọng nhất trong khi khấn. Có làm được như vậy thì cây cầu tâm linh giữa người khấn với cõi tâm linh mới được kết nối. Khi đó lời khấn của mình mới được chứng. Nếu trong khi khấn mà không tâm niệm được điều này thì có khấn hay đến đâu cũng khó được chứng giám. Tuyệt đối không được mang bản in sẵn ra mà đọc. Nếu ta đọc thì cây cầu âm dương không bao giờ được kết nối.

– Nên dãi bày chi tiết cụ thể các việc mình cần xin thì càng tốt. Có như vậy, cõi âm mới biết mình vướng cái gì, mắc ở đâu, chỗ nào ngăn trở mình thì cõi âm mới có cách giải quyết cho chúng ta được. Không nên khấn chung chung không cụ thể như: Mua một bán mười, tài lắm, nhiều lộc, gặp may gặp mắn…..

– Đi lễ không quá cầu kỳ về đồ lễ vì cõi âm thường: Chứng tâm không chứng lễ. Nếu có lễ thì nên đơn sơ. Chúng ta nên dành bớt phẫn lễ để cung tiến, hay giọt dầu. Việc đó tốt hơn vì góp công của xây dựng nhà đền sẽ được nhà ngài chứng tâm nhiều hơn. Cha mẹ nào chả thương con nghèo. Vì thế, không nên đua đòi sắm lễ, đặc biệt là mã cho tốn kém mà không giúp gì cho hưng thịnh đền nhà ngài. Nhà thánh hàng năm nhận hàng vạn mã, vàng thử hỏi có dùng làm chi ở cõi đó. Lễ mã chẳng qua là thể hiện lòng tôn kính mà thôi.

– Hãy tự mình khấn thì tốt hơn vì các thầy chỉ thay mình khấn hộ nên chỉ khấn được chung chung hoặc chỉ là tên sự việc chứ không thể tả được các khúc mắc trong sụ việc như chính bản thân chúng ta. Vì vậy, khi thầy khấn xong ta nên tự khấn một mình sau, nếu không thì có thể khấn thầm ngay khi các thầy khấn chung. Lưu ý, chỉ khấn nhẩm thầm để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Nếu ta làm ảnh hưởng đến người xung quanh thì chính chúng ta không tôn trọng chính mình thì há chi nhà thánh còn muốn nghe chi lời trình bày của mình nữa.

– Một điểm lưu ý thêm là bà con hay có cái tật đi với thầy, khi thầy lễ cho người khác thì mình không thèm để ý. Tốt nhất là phải lắng tâm để nghe và cùng lạy tạ cho người ta. Mình không tiếp phúc cho người thì há chi người tiếp phúc cho ta. Mà với nhà thánh ai chả là con, nhà thánh không thích những kẻ chỉ biết cho chính mình mà quên đi đồng loại.

– Trong đền có nhiều cung, nếu chúng ta đến từng cung mà khấn đầy đủ, mạch lạc là điều bất khả thi bởi ngay chính chúng ta cũng sẽ mất kiên nhẫn để hướng tâm trí vào lời khấn. Vì vậy, chúng ta chỉ nên chọn một vị trí khấn đầy đủ, tốt nhất là tại Ban Công Đồng, nếu không chúng ta vào chính cung của vị thánh chủ đền, nếu không còn chỗ thì chúng ta ra bên ngoài cửa đền khấn vọng vào, còn hơn phải đứng chen chúc xô đẩy khiến chúng ta không thể nhất tâm trong suốt thời gian khấn. Như bạn đã biết khi khi tâm trí bị đứt mạch thì sợi dây âm dương tiếp nối của chúng ta với cõi âm sẽ bị gián đoạn. Tất nhiên, những điều ta khấn sẽ trở thành vô giá trị. Sau đó, chúng ta sẽ đến các cung khác vái lạy và xin cảm tạ là đủ. Lý do đơn giản là khi ta khấn vừa rồi là đã khấn các vị đó rồi. Tất nhiên, nếu thời gian cho phép chúng ta có thể tóm tắt các điều cần lễ tạ và các điều cần xin. Nên nhớ chỉ tóm tắt thôi nghe.


XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo