XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»Tây Thiên Quốc mẫu Hoàng phi Lăng Thị Tiêu thời Hùng Chiêu Vương

Tây Thiên Quốc mẫu Hoàng phi Lăng Thị Tiêu thời Hùng Chiêu Vương

Đền Thượng Tây Thiên, nơi thờ phụng Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Hoàng phi triều Hùng Vương thứ 7, húy Lang Liêu. Thánh Mẫu là người văn võ song toàn, vừa là danh tướng vừa dạy dân nông nghiệp vùng Tam Đảo.

Đền Thượng Tây Thiên, một di tích quan trọng trong hệ thống di tích thờ Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, thuộc thời đại Hùng Vương. Đền Thượng toạ lạc tại vị trí có độ cao khoảng 800m so với mặt nước biển trên núi Thạch Bàn, dãy Tam Đảo thuộc sơn phận xã Đại Đình, huyện Tam Đảo.

Tương truyền, bà Lăng Thị Tiêu vốn là tiên thế giáng trần, đầu thai làm con gái của vị tù trưởng họ Lăng Ở vùng Sơn Đình dưới chân núi Tam Đảo. Bà là bậc nữ nhi hào kiệt, từ nhỏ đã say sưa luyện tập võ nghệ, cung kiếm,côn quyền môn nào cũng giỏi.

Bấy giờ vào thời Hùng Vương thứ 6, nước Văn Lang bị giặc ân xâm lấn, nhà vua cho truyền hịch khắp thiên hạ, cầu hiền tài cùng đánh giặc giữ nước, Bà đã chiêu mộ được hàng trăm thân binh và nhân dân trong vùng kéo về thành đô Phong Châu hội quân cùng các tướng lĩnh của Hùng Vương đánh bại cuộc xâm lăng của giặc Ân.

Đất nước yên bình, trở về sống cuộc đời bình dị cùng nhân dân ở vùng sơn cước Tam Đảo. Thế rồi, do duyên trời định, Hùng Chiêu Vương trong những lần đu ngoạn vùng Tam Đảo đã gặp gỡ và kết duyên cùng Bà, rồi đến khi được truyền ngôi (đời Hùng Vương thứ bảy, tức Lang Liêu), bà trở thành Hoàng phi, hết lòng dạy dân trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, trồng lúa nước . . . nhân dân no ấm , nhà nhà hạnh phúc, đất nước thanh bình. ơn cao nghĩa cả, các đời về sau nhân dân lập đền thờ bà trên núi Tam Đảo, tục gọi là đền Thượng với tôn xưng Quốc Mẫu Tây Thiên: “  Thượng đẳng phúc thần.Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu”.

Cùng với Đền Thượng trên núi, trải dài theo các vùng phụ cận Tam Đảo, Ở huyện Tam Dương, Lập Thạch, Bình Xuyên và Vĩnh Yên còn có hơn 50 điểm di tích cùng thờ Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu. Đền Thượng chắc chắn đã có từ rất lâu đời. Nhưng do địa hình và điều kiện cụ thể của vùng rừng lõm Tam Đảo, ban đầu đền được đựng chủ yếu bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá, nền được xếp vỉa đá chống xói lở và tạo mặt bằng vững chắc.

Trải qua nhiều thế kỷ, cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, được trùng tu xây dựng lại bằng vật liệu gạch, ngói. Chính vì vậy, trong hồ so kiểm kê năm 1938 của Viện Viễn đông Bác cổ, các vị chức sắc địa phương đã kê khai rằng Ở đền Thượng, nơi thờ Quốc Mẫu có một cái nhà hình chữ “đinh”, bên trong được ngăn cách thành hai cung thờ, một bên thờ thánh, một bên thờ phật.

Đền được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá – danh lam thắng cảnh của quốc gia năm 1995, trải qua thời gian, do bị tác động bới nhiều yếu tố đền hiện nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Do vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định đầu tư trung tu tôn tạo lại ngôi đền này. Việc trung tu ngôi đền sẽ mang lại về khang trang, đáp ứng nhu cầu tâm linh và thưởng ngoạn của du khách trong và ngoài nước.

 
 
 
 
 

Tượng thờ Thánh Mẫu, hoàng phi Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu

 

Khán thờ Quốc Mẫu

  

Di tích đền thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu và Thiền viện Trúc lâm tây Thiên với nhân dân xã Đại Đình

1. Đặc điểm tình hình

Đại Đình là một xã miền núi nằm ở phía bắc huyện Tam Đảo có tổng diện tích tự nhiên là 3.451,05 ha, trong đó đất canh tác là 364,4 ha, còn lại là diện tích rừng và đồi rừng. Với 1.851 hộ bằng khẩu 8.896 khẩu, đặc thù của Đại Đình là xã có sự sinh sống xen lẫn nhau trong 15 thôn của người Kinh và người Sán Dìu, người theo Phật giáo (và các tín ngưỡng dân gian) với người theo đạo Công giáo.

Xã có ba nhà thờ Công giáo, có quần thể di tích danh thắng Tây Thiên, có Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên vừa được xây dựng. Hàng năm, xã đón hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, vãng cảnh. Là xã miền núi nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

2. Di tích lịch sử

Đại Đình là xã có nhiều di tích danh thắng và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng. Dãy Tam Đảo có 3 ngọn núi cao vút sừng sững giữa trời mây, ngọn Thiên Thị ở bên phải cao 1.375 m, ngọn Thạch Bàn ở bên trái cao 1.358 m, ngọn Phù Nghĩa ở giữa cao 1.210 m.

Bên cạnh những danh thắng thiên nhiên, Đại Đình còn có những di tích lịch sử văn hóa, vừa có giá trị nghệ thuật cao, vừa có ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc.

Đây là một quần thể di tích văn hoá lâu đời, tiêu biểu là đền Tây Thiên thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, đền Cả (còn gọi là đền Trình thuộc xã Tam Quan), đền Đông Lộ, đình Tổng, đền Ngò, chùa Nền, đền Thỏng, suối Trường Sinh, miếu Cậu, suối Giải Oan, miếu Cô, chùa Tây Thiên, chùa Cổ,v.v…

Khu di tích danh thắng Tây Thiên đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hoá từ năm 1991. Hằng năm, chính quyền địa phương phối hợp với UBND huyện Tam Đảo, và các cơ quan hữu quan tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, thu hút hàng chục vạn lượt khách trong và ngoài nước về hành hương và tham quan vãng cảnh, tạo nên không khí lễ hội vừa trang nghiêm vừa long trọng, đúng với bản sắc dân tộc của địa phương.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, cũng như của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tháng 2/2004, Hoà thượng Thích Thanh Từ – Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt đã phát tâm xây dựng lại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – nơi được xác định là cái nôi của đạo Phật ở Việt Nam.

Từ khi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng lại, Đảng bộ và nhân dân xã Đại Đình rất vui mừng và phấn khởi, vì đây là nơi giáo huấn, truyền đạt những giáo lý tốt lành cho mọi người.

Phật tử và nhân dân khi đến hành hương và lễ Phật ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đều có ý thức và trách nhiệm rất cao. Do vậy, tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn của xã Đại Đình có phần giảm, đời sống của nhân dân bước đầu được cải thiện.

Đảng bộ và nhân dân xã Đại Đình luôn coi trọng những di tích lịch sử văn hoá đã có hàng nghìn năm nay. Song trải qua hàng nghìn năm không được tu bổ, sửa sang lại, nên đến nay, nhiều nơi đã bị mai một, có những nơi chỉ còn lại nền di tích, bia đá, và một số di vật khác… Đảng bộ và nhân dân xã Đại Đình mong muốn Đảng và Nhà nước và các cơ quan hữu quan các cấp sớm có quy hoạch tổng thể tôn tạo lại khu di tích danh thắng Tây Thiên để nơi đây trở thành điểm du lịch tham quan vãng cảnh và du lịch tâm linh đạt tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo