XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»Tiểu Sử Cuộc Đời Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Tiểu Sử Cuộc Đời Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Đức Vua Trần Nhân Tông là 1 trong 14

Vị vua của nước Đại Việt được đánh giá cao về tâm và tầm

Là người có công lớn trong việc bảo vệ hòa bình và mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt

Nội dung bài viết sau đây sẽ tóm tắt sơ lược về tiểu sử

Đức vua Trần Nhân Tông hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

1. Tiểu Sử Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Đức vua Trần Nhân Tông sinh năm 1258 mất năm 1308 Đức Vua Trần Nhân Tông tên khai sinh là Trần Khâm sinh năm mậu ngọ là 1258 vào ngày 11 tháng 11 âm lịch.Ngài là con trưởng của đức vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thị Thiều.Sử sách có ghi lại khi ngài mới sinh ra đã có dung mao có bậc thánh nhân, có thể chất hoàng hỏa,thần khi hơn người sắc thái như vàng ròng nên được vua là Trần Thánh Tông đặt tên hiệu là phật kim lớn lên năm 16 tuổi thì ngài được lập là thái tử vào năm giáp tuất, năm 1274 trong cùng năm đó thì ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thanh. Công chúa Quyên Thanh là trưởng nữ của Hưng đạo đại vương.

Tiểu sử đức vua, phật hoàng Trần Nhân Tông
Tiểu Sử Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Vua Trần Thánh Tông đã mời các bậc trưởng lão, tinh thông nho giác, tứ thư, ngũ kinh và phật giáo để dạy giỗ cho Trần Nhân Tông, chính vua cha đã soạn sách di Hậu lục để dạy cho thái tử cách xử thế để đối xử sau này, để có kiến thức để chuẩn bị cho việc lớn sau này là nối nghiệp vua Trần Thánh Tông, chính vì vậy mà ngài tinh thông về mọi thứ. Về phật pháp ngài được học với Tuệ Trung thượng sĩ và được thượng sĩ hết lòng chỉ dạy trao truyền những ý nghĩa thiện tông, ngài đã ngộ ra nhiều điều.

Ngài Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của Hoàng triều Trần, khi ngài vừa tròn 20 tuổi vào năm mậu dần 1278 hoang thái tử được truyền ngôn xưng là hoàng để hiệu là Hiếu Hoàng.

Vào năm 1279 đức vua Trần Nhân Tông đổi niên hiệu là Thiệu Bảo, kế nghiệp các tiên đế nhà Trần. Ông trị vị từ này 8/11/1278 đến ngày 16/4/1293 sau đó làm Thái Thượng Hoàng cho đến khi qua đời.

Được biết Trần Nhân Tông lên ngôi và đưa ra rất nhiều chính sách khoan hòa thân dân, vua lấy đức mà trị vì Đại Việt, chăm lo cho dân chúng xây dựng quốc gia hòa bình thịnh trị

Đức vua Trần Nhân Tông có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc nhưng ngài lại có chi hướng xuất gia theo Phật để cứu đời. Với mong muốn theo phật nên ngài đã rất nhiều lần xin vua cha nhường ngôi thái tử để theo phật và cho em là Tá Thiên Vương Trần Đức Việp thay vị trí của mình. Nhưng vua cha không đồng ý vì vua tra nhìn ra được khí chất, tài năng của ông và nhận định rằng ông là người có thể trị vì thiên hạ. Vì lòng yêu phật pháp nên đã có rất nhiều lần ông vượt thành vào đêm khuya đến núi Yên tử ẩn tu, đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời sáng, ông đã thấm mệt nên vào nghỉ trong tháp. Khi đó các vị tu sĩ ở chùa thấy ông có dung mạo phi thường, ánh sáng hào quang phát ra từ ông nên mời ông ăn cơm.

Tiểu sử đức vua, phật hoàng Trần Nhân Tông
Tiểu sử đức vua, phật hoàng Trần Nhân Tông

Khi Trần Thánh Tông biết tin đã sai quân đi tìm và thỉnh cầu ông về kinh đô. Khi đó ông đã phải miễn cưỡng nhận ngôi thái tử.

Đức Vua Trần Nhân Tông được biết đến là ông vua anh minh, được dân yêu mến, có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt vào cuối thế kỷ XIII. Ông giúp nước đại Việt bảo vệ nền độc lập, mở rộng lãnh thổ đất nước. Ông là 1 trong 14 vị vua tiêu biểu của dân tộc Việt Nam và đến ngày nay ông vẫn được mọi người kính trọng.

2.  Trần Nhân Tông hoàng đế Đại Việt Buổi đầu trị nước

Được biệt ngay trong lúc nước nhà bị đe dọa thì Trần Nhân Tông lên ngôi. Hiện tại, quân Nguyên - Mông đã chiếm đóng gần như toàn bộ lãnh thổ của Nam Tống và đã bắt đầu đặt mắt nhìn vào Đại Việt. Giặc nguyên Mông xâm lược Đại Việt vào năm 1282 ngài chủ trì hội nghị Bình than lấy ý kiến của toàn quân, toàn dân đại việt, đoàn kết chống giắc ngoại xâm. Khi đó ngài là người trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần chiến thắng quân Nguyên - Mông 1285 và 1288 hào khí của ngài vang đội. Sau khi thành công đánh đuổi giặc ngoại xâm thì xã tắc thanh bình, dân chúng an cư lập nghiệm, ngài có nhiều chính sách để phát triển kinh tế, chính sách hòa giải khi ngài đã xóa bỏ mọi lỗi lầm trước đó của các quần thần, không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

rần Nhân Tông hoàng đế Đại Việt Buổi đầu trị nước
rần Nhân Tông hoàng đế Đại Việt Buổi đầu trị nước

Về Ngoại Giao ngài đã thực thi chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn với các nước lân bang.

Năm 1293 lúc này ngài 41 tuổi đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và trở thành thái thượng hoàng. Sau khi nhường ngôi thì đến năm 1294 thượng hoàng Trần Nhân Tông đích thân lãnh đạo quân sĩ Đại Việt đi chinh phục Ai Lao giữ yên bờ cõi và tiếp tục mối an giao hòa hỏa với đất nước triệu voi. Sau khi xã tắc được bình yên, ngài trở về cung Vũ Lâm thuộc tỉnh Ninh Bình hiện nay. Lúc này ngài xuất gia tam giới.

3. Sơ tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam

Vào năm 1299 ngài trở về kinh thành Thăng Long và thẳng tiến lên núi Yên Tử nay thuộc Uông Bí, Quảng Ninh. Tinh cần tu hành đầu đà lấy hiệu là hương vân đại đầu đà, ngài cho dựng chùa, giảng pháp, độ tăng thu hút người học phật về yên tử rất đông, đồng thời  ngài cũng đã thông nhất 3 giọng thiền và thành lập nên Trúc Lâm Yên Tử.

Sơ tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam
Sơ tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam

Xuất gia tu hành chứng ngộ thiên túy của thiền tông và với tinh thần nhật thế sâu sắc, ngài Trần Nhân Tông đã thường xuyên đi khắp nơi để giảng phật pháp, ngài không chỉ đến các vùng thành thị đến nông thôn, ngài còn đi đến cả các nước lân bang.

Vào năm 1301 ngài đến trại bố chính nay là Lệ Thủy, Quảng Thủy, luật an chi kiến này là chùa Hoằng Phúc huyện Lệ Thủy tu hành. Nắm vững tình hinh và thực hiện hành trình hóa độ cho các nước láng giềng phía Nam đến Chiêm Thành, Quốc vương Chăm - pa rất kính cẩn, mời ngài giảng giải giáo nghĩa thiền tông, thông qua phật pháp ngài đã tạo lập mối liên hệ hợp tác hòa bình hữu nghị với các nước lân bang, kết qủa là vùng Châu Thuận, Châu Hóa mới được xác nhập vào đại việt do vua Chế Mân, dâng làm sính lễ cưới Huyền Trân Công chúa, Thiền phái Trúc Lâm là nơi sinh hoạt tâm linh cho các cư dân từ bắc vào sinh sống trên vùng đất mới, mà còn là công trình văn hóa khẳng định chủ quyền của dân tộc, cùng với việc truyền bá văn hóa Đại Việt.

Sơ tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam
Sơ tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam

Vào năm 1304 Ngài chống gậy trúc đi dạo khắp địa phương, xóm làng trong nước để khuyến khích nhân dân giữ gìn 5 giới, tu hành, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan, xây dựng chứng tin. Mùa đông cùng năm đó vua Trần Anh Tông dâng biểu thỉnh mời điều ngự vào đại nội trong cung để truyền giới bồ tát cho các vương công, bá quan văn võ quần thần.

Vào năm 1307 niên hiệu Hưng Long thứ 15 tại am núi ngọa vân trong số các đệ tử. Ngài Trần Nhân Tông đã trao truyền y bác và viết tâm kể trao cho tôn giả pháp Loa, là nội dõi truyền thừa trúc lâm.

Vào năm 1308 vào này Ngày mồng một tháng 1 năm Mậu Thân lấy niên hiệu Hưng Long thứ 16 tại cam lộ đường chưa siêu loại này là Gia Lâm Hà Nội, Trần Nhân Tông đã trao chức vụ chủ trì chùa Báo Ân cho ngài Pháp Loa, truyền tâm ấn phong là đệ nhị tổ trúc Lâm. Trước sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông. Trần Nhân Tông trở thành sơ tổ trúc Lâm. Trong thời gian đó ngài thường lui tới các chùa để giảng kinh và thuyết pháp.

Sơ tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam
Sơ tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam

Ngày 1/11 năm mậu thân 1308 Trần Nhân Tông nhập diệt tại đỉnh Ngọa Vân, núi yên tử tọa thế Tháng 11 âm lịch năm 1308, Điều ngự Trần Nhân Tông viên tịch trên đỉnh Ngọa Vân.

Trên đây là đôi chút thông tin về Đức Vua Trần Nhân Tông, ông là một trong những vị vua anh minh, sáng suốt và có nhiều chính sách cai trị được lòng dân, mang đến cho dân chúng một cuộc sống tốt đẹp hơn

 

 

Chùa Am Ngọa Vân - Nơi Tưởng Nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nơi lịch sử ngưng đọng

Ngọa Vân Tự nghĩa là “chùa nằm trên mây”. Ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển, chùa có địa thế đẹp, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân mây phủ, có hai dãy núi ôm vòng hai bên, phía trước có ngọn núi nhỏ làm án, phía xa là thung lũng với dòng sông Cầm uốn quanh. Chùa được xây dựng vào thời Trần, được tôn tạo vào thời Hậu Lê. Kiến trúc của khu vực chùa có ba lớp. Trên cùng là am Ngọa Vân. Trong am có bệ thờ, trên đặt tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế nhập Niết bàn.


 Toàn cảnh chùa Ngọa Vân

Theo các tư liệu lịch sử thì ngay từ buổi đầu giành và củng cố quyền lực đất nước, triều Trần đã dựa vào Phật giáo, lấy Yên Tử làm cơ sở của mình. Trong thời gian tu khổ hạnh ở núi Yên Tử, Trần Nhân Tông đã chọn am Ngọa Vân trên ngọn núi Bảo Đài của dãy Yên Tử làm nơi tĩnh thiền.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 5 năm 1307, Trúc Lâm Đại Sĩ (tên hiệu của Phật hoàng) đã lên tu tại một am trên đỉnh Ngọa Vân - một đỉnh cao quanh năm mây phủ nằm trên núi Bảo Đài thuộc dãy Yên Tử linh thiêng. Ngày 1 tháng 11 năm 1308, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhập niết bàn tại am Ngọc Vân (nay thuộc xã An Sinh và xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).

Sau khi đệ nhất tổ Trúc Lâm qua đời, các thế hệ sau đã xây dựng lại am Ngọa Vân để thờ cúng Ngài, đồng thời cũng xây dựng chùa và các công trình kiến trúc tôn giáo khác để thờ Phật và thực hiện việc hành đạo.

Di tích Ngọa Vân ngày nay là một quần thể chùa tháp lớn được bố trí thành 3 lớp trên núi Bảo Đài. Lớp thấp nhất là 15 di tích dưới chân núi như: khu rừng già Tàn Lọng, Phủ Am Trà, Đô Kiệu, Thông Đàn, Đá Chồng, Ba Bậc… Những di tích này được kết nối với nhau bằng một con đường uốn lượn chạy dần lên đỉnh núi.


 Tháp Phật hoàng- Nơi lưu giữ một phần xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Lớp thứ 2 của khu di tích là chùa Ngọa Vân Trung nằm ở sườn phía Nam của núi Bảo Đài. Sau khi được trùng tu xây dựng trên nền chùa cũ vào năm 2014, Ngọa Vân Trung ngày nay là một ngôi chùa khang trang với lối kiến trúc kiểu chữ Nhị (mô phỏng kiến trúc của chùa Ngọa Vân được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng) và được tạo thành bởi hai tòa chính: Tiền đường và Hậu đường. Chùa Ngọa Vân Trung cũng được xem là khu vực trung tâm của lễ hội xuân Ngọa Vân (diễn ra từ mùng 9 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm). Những nghi lễ quan trọng của lễ hội như lễ hội khai xuân, lễ cầu quốc thái dân an… đều được tổ chức tại chùa Ngọa Vân Trung.

Lớp thứ 3, cũng là lớp cao nhất của di tích Ngọa Vân, là nơi được người xưa ca tụng: “Vạn cổ anh linh tự/ Tứ thời cảnh sắc tân” (Dịch thơ: “Muôn thuở chùa linh ứng/Bốn mùa cảnh sắc tươi”). Đỉnh núi huyền ảo, quanh năm mây phủ này chính là nơi còn lưu giữ được nhiều dấu tích thiêng liêng liên quan đến những ngày tháng cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông, như chùa Ngọa Vân Thượng, Am Ngọa Vân - nơi mà theo truyền thuyết, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhập cõi niết bàn trên một tảng đá lớn trong dáng nằm sư tử, Phật hoàng Tháp - nơi lưu giữ một phần xá lị của Phật hoàng và Bàn Cờ tiên nằm trên đỉnh cao nhất, nhìn ra xung quanh là một vùng núi nơn sơn thủy hữu tình.

Tuyệt tác của thiên nhiên còn nguyên sơ

Không chỉ lưu giữ những dấu tích thiêng liêng về Phật hoàng Trần Nhân Tông, khu di tích Ngọa Vân còn là một nơi có khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ và tuyệt đẹp. Nằm trong khu vực vòng cung Đông Triều, Ngọa Vân như được bao bọc, ôm ấp bởi những ngọn núi xanh mướt, trùng trùng điệp điệp. Thảm thực vật nơi đây gần như còn nguyên vẹn với rất nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm. Đến với Ngọa Vân, người ta có dịp được chiêm người những cây thông trăm tuổi, những rừng trúc bạt ngàn.

Đến am Ngọa Vân theo con đường cổ là đi dọc suối phủ Am Trà, lên dốc Đô Kiệu, qua khu Thông Đàn rồi lên chùa.


 Khung cảnh tuyệt đẹp trước chùa Ngọa Vân

Thông Đàn, cái tên này được giải thích do khi xưa, đây là một dải rừng chỉ trồng toàn thông. Khi đến đây, tiếng thông reo vi vu trong gió tựa có cả dàn nhạc đang được tấu lên. Từ xưa, các thiền sư đã lựa chọn nơi này để an táng sau khi viên tịch. Cũng giống như ở chùa Vân Tiêu bên Yên Tử (TP. Uông Bí) có một nét phong thủy rất đặc trưng, đó là khối kiến trúc gồm một tòa tháp mộ của các thiền sư đều tọa giữa hai gốc cây thông cao vút. Các thiền sư đã giải thích: Sở dĩ vậy vì theo quan niệm của người phương Đông, tùng vốn là cây thiêng, sống lâu năm, có khả năng hút linh khí của trời đất, việc tọa thiền dưới gốc tùng sẽ làm tăng công năng tu tập của mỗi thiền sư. Thêm một nguyên nhân nữa, theo kinh Phật, khi đức Phật Thích Ca nhập niết bàn ở Kushinagar (Ấn Độ), ngài nằm ở giữa hai cây Ta la song thọ đang nở hoa trắng...

Hành hương lên đỉnh Ngọa Vân, thắp một nén nhang chiêm bái Phật hoàng rồi bước ra sân tiền đường, cả một vùng núi non tuyệt đẹp nằm xen lẫn trong mây trắng mở ra trước mắt như một bức tranh thủy mặc. Đó là lúc con người ta như được trở về với tất cả những gì đẹp đẽ, nguyên sơ nhất trong tâm hồn. Cũng là món quà mà đất Phật Ngọa Vân ban tặng cho mỗi người khi có dịp thưởng ngoạn nơi này

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo