Ý Nghĩa Của Lễ Phật Đản
Cách đây hơn 2.500 năm Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ra đời vào ngày trăng tròn
Tháng 4 Âm lịch tại khu vườn Lâm Tỳ Ni xứ Ca Tỳ La Vệ thuộc miền Bắc Ấn Độ.
Những người con Phật trên toàn thế giới hàng năm đã lấy ngày trăng tròn tháng 4 Âm lịch làm ngày Phật đản hay còn gọi là
Đại lễ Vesak kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đó là kỷ niệm ngày đản sinh ngày thành đạo và ngày Ngài nhập Niết Bàn.
Năm 1999,Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra nghị quyết công nhận Đại lễ Phật đản hàng năm là một lễ hội văn hóa tôn giáo quốc tế của Liên hợp quốc vì hòa bình của nhân loại nhằm tôn vinh giá trị giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại
Cho nhân loại trong quá trình tu tập hoằng pháp và độ sinh.
Kỷ niệm Đại lễ Phật đản của Phật giáo Việt Nam cũng là dịp để tiếp tục phát huy tư tưởng giáo lý của Đức Phật trong sự nghiệp hoằng dương đạo pháp, lợi lạc quần sinh và bảo vệ hòa bình, góp phần xây dựng đất nước. Đây còn là dịp để cộng đồng xã hội có thêm hiểu biết và lan tỏa những giá trị đạo đức, văn hóa và tâm linh của Phật giáo.
Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay, giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng.
Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức…
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp để tưởng nhớ Phật. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.
Tại các chùa, Phật tử thường dựng lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.
Một trong những nghi thức quan trọng nhất không thể thiếu chính là: Tắm Phật. "Tắm Phật trong ngày lễ Phật đản là để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Ngài đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau. Tắm Phật là tắm những phiền não ở trong lòng, gột rửa đi những sân hận để cho tâm được thanh lương mát mẻ hướng đến một đời sống an lạc"
Từ năm nào, lễ Phật đản được tổ chức vào ngày Rằm tháng tư Âm Lịch?
Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc hiện được tổ chức vào ngày 15/4 âm lịch, tuy nhiên trước đây nhiều nước kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh vào ngày 8/4.
Phật đản hay là Vesak (gốc tiếng Phạn là Vaiśākha) là ngày kỷ niệm đức Phật Thích Ca được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni. Đối với Phật giáo Nam tông và Phật giáo Tây Tạng, đây không chỉ là ngày Phật đản sinh mà còn là ngày ngài thành đạo và nhập niết bàn, gọi là ngày Tam hợp.
Vaiśākha thực chất là tên tháng thứ hai trong lịch Ấn Độ cổ (tương ứng với tháng 4 âm lịch). Đức Phật được cho là hiển thế trong ngày trăng tròn của tháng này, theo lịch Ấn là ngày 8 (tương ứng với ngày 15/4 âm lịch). Lễ Phật đản được tổ chức vào ngày 8 hoặc 15 tùy theo truyền thống của các quốc gia.
Trước đây, Phật tử Việt Nam và một số nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) thường kỷ niệm Phật đản vào ngày mồng 8/4 4 âm lịch.
Người các quốc gia theo Phật giáo Nam tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 4 âm lịch hay tháng 5 dương lịch. Năm 2007, tháng 5 dương lịch có 2 ngày trăng tròn, có nơi tổ chức lễ Phật đản vào ngày trăng tròn đầu tiên (1/5), có nơi chọn ngày trăng tròn thứ hai (31/5).
Năm 1960, Đại hội Phật giáo Thế giới họp ở Campuchia đã thống nhất lấy ngày 15/4 làm ngày Phật đản cho phật tử toàn thế giới.
Năm 1999, trong phiên họp thứ 54, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc ra nghị quyết công nhận ngày Tam hợp Đức Phật (đản sinh, thành đạo, nhập niết bàn), tức rằm tháng tư âm lịch (tháng Vèsaka theo lịch Ấn Độ cổ) là ngày tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc. Đây là lễ hội văn hóa tôn giáo lớn của thế giới mà Việt Nam 3 lần đăng cai tổ chức thành công vào năm 2008, 2014 và 2019.
Theo kinh sách, hoàng hậu Mahamaya sinh ra đức Phật trong vườn Lâm Tỳ Ni, dưới gốc cây vô ưu (cây sala). Cụ thể, kinh điển Nam tông chép rằng, theo phong tục, sắp đến ngày lâm bồn, hoàng hậu Mahamaya về vương quốc cha mẹ đẻ để sinh con. Khi bà nghỉ chân ở vườn Lâm Tỳ Ni thì cơn đau chuyển dạ xuất hiện. Các nữ tỳ vội quây màn cho hoàng hậu, bà bám lấy một gốc cây vô ưu và sinh ra hoàng tử.
Lúc này trên trời xuất hiện 4 vị đại phạm thiên cầm lưới bằng vàng quấn quanh hài nhi, trong khi 2 trận mưa dội xuống tắm gội cho hai mẹ con. Sau đó, đứa trẻ được Tứ đại thiên vương đỡ lấy, bọc trong miếng vải làm bằng da linh dương đen.
Còn theo kinh điển Bắc tông, hoàng hậu Mahamaya mơ thấy voi trắng 6 ngà biến thành luồng sang soi vào bụng mình và sau đó có thai. Đến ngày, bà đến vườn Lâm Tỳ Ni và sinh ra hoàng tử từ sườn phải. Một bông sen nảy lên đỡ lấy đứa bé. Từ trên trời, 9 con rồng bay xuống phun 2 dòng nước lạnh và nóng để tắm cho ngài, rồi các thần xuống săn sóc. Vừa ra đời, đức Phật đã bước 7 bước (mỗi bước đều có hoa sen đỡ dưới chân), một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời, dưới đất, chỉ có ta là bậc tôn quý nhất).
Vậy là lại sắp đến ngày đại lễ tam hợp Vesākhapūjā. Nhân dịp này, xin chia sẻ nội dung ngày đại lễ Tam Hợp Vesakhapūjā (3 sự kiện quan trọng trong 1 ngày) - Ngày vô cùng trọng đại của đạo Phật lên đây để mọi người tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và chân thực nhằm giúp quý vị tăng trưởng đức tin nơi Tam Bảo và hiểu biết về Đấng Đạo Sư cũng như đạo Phật cao cả. Xin mọi người hãy hoan hỉ với phước thiện này. Sādhu! Sādhu! Sādhu! Lành Thay!
Ðã từ lâu bộ phái Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo phát triển có sự khác biệt về ngày sinh của Đức Phật Gotama. Ở Việt Nam trước năm 1963, Phật giáo phát triển sử dụng ngày mồng 8 tháng Tư là ngày Ðản sinh của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, nhưng sau đó y cứ theo Ðại hội Phật giáo Thế giới điều chỉnh lại để thống nhất là ngày 15 tháng Tư âm lịch là ngày sinh của Ngài. Mặc dù vậy nhưng một vài nơi vẫn còn có quan niệm cho rằng từ mồng 8 tháng Tư đến ngày Rằm tháng Tư gọi là tuần lễ Phật Ðản.
Theo kinh điển nguyên thủy, sự kiện Đức Bồ tát Ðản sinh, Đức Bồ tát thành Ðạo và Đức Phật nhập Niết Bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch. Chúng tôi sử dụng danh từ "Bồ tát" (Ðản sinh và Thành đạo) do bởi quan niệm nguyên thủy có sự khác biệt với Phật giáo phát triển về sự thị hiện của Đức Phật Gotama ở cõi Ta bà để tế độ chúng sinh. Kinh điển nguyên thủy cho rằng vì Ngài là vị Bồ Tát đã thành tựu các Pháp hạnh Ba-la-mật trong quá khứ nên kiếp này Ngài mới trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác để tế độ chúng sinh. Vì vậy, không có Đức Phật đản sinh mà chỉ có Bồ tát Ðản sinh và Bồ Tát thành đạo. Kinh điển nguyên thủy Pāḷi không cho rằng người giải thoát khỏi sanh tử luân hồi (bậc thánh Arahán, Phật Ðộc giác, và Bậc Chánh Ðẳng Giác) lại còn sinh trở lại tam giới này. Kiếp tái sinh trở lại tam giới chỉ dành cho những hạng phàm phu. Cho nên, chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu lại cho chính xác danh từ “thị hiện" trong kinh điển hiện đại, bằng không, chúng ta dễ bị ngoại giáo đồng hóa chúng ta về mặt tư tưởng. Tuy điểm mâu thuẩn đó có vẻ nhỏ nhặt, nhưng có thể tạo sai lầm lớn về mục đích, và nếu không khéo thông hiểu, sẽ làm tri kiến của Phật tử hiểu sai khác về quả vị Phật và đạo quả Niết Bàn. Cần biết rằng bậc thánh đã giải thoát và nhập Niết Bàn thì vắng lặng phiền não, không còn Tham Sân Si. Các bài kinh trong Trung Bộ thường có ghi về các vị đã giác ngộ: "Các Ngài đã đặt gánh nặng xuống, chuyện nên làm đã làm, sau kiếp sống này không còn tái sinh nữa". Căn cứ vào câu kinh nguyên thủy trên thì việc thị hiện của chư vị Phật trong quá khứ theo quan niệm của kinh điển hiện đại là một chuyện không thể xảy ra.
Do đó, ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử trọng đại của Phật giáo Việt Nam cũng như trong các cộng đồng Phật giáo thế giới, kỷ niệm một lúc ba sự kiện (Tam hợp): Đức Bồ tát Ðản sinh, Đức Bồ tát Thành đạo và Đức Phật nhập Niết Bàn.
ĐỨC BỒ TÁT ĐẢN SINH KIẾP CHÓT
Hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều thống nhất biểu ngữ KÍNH MỪNG PHẬT ÐẢN. Ðứng trên phương diện hành chính, biểu ngữ đó để thống nhất từ bắc chí nam là một nghĩa cử rất đẹp, đáng được duy trì, nói lên một tinh thần đoàn kết các bộ phái Phật giáo. Tuy nhiên đứng trên phương diện giáo lý nguyên thủy, chúng ta cần phải xét lại từ ngữ đó. Về giáo lý thì Đức Phật không đản sinh mà chỉ có Bồ tát đản sinh. Nếu nói rằng Đức Phật đản sinh thì có người sẽ hiểu Đức Phật đã thành đạo từ nhiều kiếp trước, kiếp này chỉ là thị hiện lại. Nhưng nếu đã là Đức Phật rồi đản sinh thì tại sao đến năm 35 tuổi ngài còn phải chiến thắng Ma vương và thành đạo dưới cội Bồ đề?
Theo Kinh điển Pāḷi, bộ Phật Sử (Buddhavaṁsa) giải thích có ba hạng Bồ tát tu tập 10 pháp hạnh (Ba-la-mật): Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Quyết định, Tâm từ và Tâm xả ba la mật. Mỗi pháp độ chia làm ba cấp: bậc hạ, bậc trung và bậc thượng. Ví dụ như Bố thí độ bậc hạ là bố thí ngoại thân như tài sản, của cải, sự nghiệp, vợ và con. Bố thí bậc trung là bố thí 1 phần các bộ phận cơ thể như mắt và tứ chi, tim, gan... Bố thí bậc thượng là bố thí đến tính mạng. Cho nên Bồ tát tu hạnh Chánh Đẳng Giác phải thực hành 10 x 3= 30 pháp hạnh.
Thế nào là ba hạng Bồ tát? Bồ tát tu hạnh Trí tuệ, Ðức tin, và Tinh tấn.
Vị tu hạnh Trí tuệ từ lúc phát nguyện thành Bồ tát tu tập pháp độ đến lúc thành đạo dưới cội Bồ đề có thời gian 20 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. A-tăng kỳ ở đây là một đơn vị thời gian không thể tính được mà trong kinh chỉ cho một hình tượng ví dụ vuông vức 16 cây số trong đó đựng đầy hạt cải, một trăm năm một vị trời xuống nhặt một hạt và cứ thế nhặt đến khi nào hết những hạt cải trong đó thì mới gọi là 1 A tăng kỳ. (a-tăng-kỳ (asaṅkhyeyya) theo thời gian mà Đức Bồ Tát tạo ba-la-mật có nghĩa không thể tính bằng số (vô số) ví dụ 4 a-tăng-kỳ với 100 ngàn đại kiếp.
Tuy nhiên, trong bộ Padarūpusaddhi, phần Saṅkhyātaddhika giải thích: A-tăng-kỳ (asaṅkhyeyya), là đơn vị số lượng số 1 đứng trước 140 số không (0), viết tắt là 10 mũ 140). Còn 100 ngàn đại kiếp, kiếp ở đây là kiếp của quả địa cầu chứ không phải là kiếp người. (Đại kiếp: Thời gian trái đất trải qua 4 a-tăng-kỳ thành-trụ-hoại-không, là thời gian quá lâu, Đức Phật lấy ví dụ: Một hòn núi đặc hình khối, mỗi chiều một do tuần (khoảng 20 km), cứ 100 năm một chư thiên lấy tấm vải mịn và mỏng quét nhẹ qua một lần cho đến khi mòn hết hòn núi ấy, thế mà thời gian ấy, chưa kể được một đại kiếp). Vị tu hạnh Ðức tin phải thực hành pháp độ mất 40 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Vị tu hạnh Tinh tấn thực hành pháp độ mất thời gian 80 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Trong kinh đó có ghi nhận Đức Phật Gotama tu hạnh Bồ tát Trí tuệ và Đức Phật Metteya (Di Lặc) tu hạnh Bồ tát Tinh tấn.
Chú giải bộ Phật Sử (Buddhavamsa) có ghi rằng khi tiền thân của Đức Phật Gotama hoàn thành pháp độ, Ngài hóa sinh trên cõi Trời Ðẩu Xuất đà (Tusita), có tên là Setaketu. Vào một ngày duyên lành hội đủ, Chư Thiên và Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới đồng hội lại cung thỉnh Ngài giáng phàm xuất gia tu tập thành chánh quả để tế độ chúng sinh. Ngài quan sát năm điều kiện đản sinh theo thông lệ của chư Phật như sau:
1. Thời kỳ: Chư Phật Chánh Đẳng Giác không xuất hiện trên thế gian trong thời kỳ con người có tuổi thọ trên 100 ngàn năm và trong thời kỳ con người có tuổi thọ dưới 100 năm. Bởi vì, nếu con người có tuổi thọ sống lâu trên 100 ngàn năm, thì mỗi khi Đức Phật thuyết pháp rằng: “Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; hoặc ngũ uẩn có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã...”, họ không hiểu rõ chánh pháp, phát sinh tâm hoài nghi. Do đó, Đức Phật Chánh Đẳng Giác không xuất hiện trên thế gian vào trong thời kỳ ấy.
Và nếu con người có tuổi thọ ngắn ngủi dưới 100 năm, thời kỳ ấy con người có phiền não nặng nề, làm cho tâm tư ô nhiễm tối tăm, thì mỗi khi Đức Phật thuyết giảng chánh pháp vi tế cao siêu, họ khó hiểu rõ được chánh pháp ấy. Do đó, Đức Phật Chánh Đẳng Giác cũng không xuất hiện trên thế gian vào trong thời kỳ ấy.
Trong quá khứ, Chư Phật thường xuất hiện trên thế gian, trong thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm đến 100 năm. Khi ấy, con người có trí tuệ sáng suốt, nếu lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, thì có thể hiểu rõ được chánh pháp, rồi thực hành theo chánh pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quán xét thấy rằng: Khi ấy, thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 năm, đó là thời kỳ thích hợp cho Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.
2. Quốc độ: Trong cõi Nam Thiện Bộ châu rộng lớn mênh mông, trong quá khứ, Đức Phật chỉ xuất hiện trong Trung xứ (Majjhimapadesa) mà thôi, không xuất hiện ở nơi xứ Biên địa. Do đó Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định tái sinh nơi Trung xứ vùng Sakka kinh thành Kapilavatthu., ở đó có nhiều sự bất đồng về giai cấp, nghèo khổ, bệnh hoạn, nhờ thế loài người dễ hướng thiện.
3. Dòng dõi: Trong quá khứ, chư Bồ Tát kiếp chót trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác không sinh trong dòng họ hạ tiện, nghèo khổ, mà chỉ sinh một trong hai dòng dõi là dòng dõi Vua chúa hoặc dòng dõi Bàlamôn. Nếu thời kỳ ấy, tất cả mọi người kính trọng dòng dõi Bàlamôn, thì Đức Bồ Tát kiếp chót sẽ tái sinh vào trong dòng dõi Bàlamôn; hoặc nếu thời kỳ ấy, tất cả mọi người kính trọng dòng dõi Vua chúa, thì Đức Bồ Tát sẽ tái sinh vào trong dòng dõi Vua chúa.
Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quán xét thấy thời kỳ ấy, tất cả mọi người đều kính trọng dòng dõi Vua chúa hơn dòng dõi Bàlamôn, nên Ngài quyết định sinh vào dòng dõi Vua Sakya. Đức vua Suddhodana trải qua nhiều đời vua tinh khiết (không lẫn lộn với dòng khác).
4. Châu: Ngài chọn cõi Nam thiện Bộ Châu (cõi người) vì ở châu này loài người không quá thiện cũng không quá ác, nên dễ dàng liễu ngộ khi nghe Phật giảng.
5. Cha mẹ: Ngài chọn vua Suddhodana và chánh hậu Mahāmayādevī vì nhị vị này đã từng là cha mẹ của ngài trong nhiều ngàn kiếp và có nhiều phúc đức. Mẫu thân của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác trong kiếp chót phải là người đã từng tạo 10 pháp hạnh ba-la-mật suốt 100 ngàn đại kiếp trái đất và được Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ thọ ký rằng: Bà sẽ là mẫu thân của Đức Phật trong thời vị lai.
Mẫu thân của Đức Bồ Tát ấy phải là người có ngũ giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, không hề bị phạm giới nào; ngoài ngũ giới ra, bà còn phải thọ trì 8 giới (Uposathasīla) trong những ngày giới hằng tháng. Đức Bồ Tát quán xét thấy bà Mahāmayādevī, chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana, có đầy đủ những tiêu chuẩn trên và tuổi thọ của bà Mahāmayādevī còn đúng 10 tháng lẻ 7 ngày, nên Đức Bồ Tát chọn bà Mahāmayādevī làm mẫu thân của Ngài.
Sau khi quán xét đầy đủ 5 điều rồi, Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định tái sinh xuống làm người, để trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu truyền dạy rằng:
“Này chư thiên, chư phạm thiên, ta đồng ý nhận lời thỉnh cầu của các ngươi. Ta sẽ tái sinh xuống làm người trong cõi Nam Thiện Bộ châu, Trung xứ, kinh thành Kapilavatthu, trong dòng vua Sakya, Đức vua Suddhodana là phụ thân và bà Mahāmayādevī, chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana, làm mẫu thân của ta”.
Sau khi lắng nghe lời truyền dạy của Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu, tất cả chư thiên, và chư phạm thiên vô cùng hoan hỷ cùng nhau tán dương ca tụng Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu. Sau đó, đều cùng nhau xin phép trở về cảnh giới của mình. Chư thiên, chư phạm thiên loan báo cho khắp toàn thế giới chúng sinh biết rằng:
“Đức Phật sẽ xuất hiện trên thế gian!”
Theo truyền thống của Chư Phật, có những điều cơ bản hoàn toàn giống nhau, Chư Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ như thế nào, thì Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong hiện tại cũng như thế ấy, và Chư Phật Chánh Đẳng Giác trong vị lai cũng như thế ấy. Nếu có điều khác nhau, thì khác nhau những điều chi tiết như thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật, tuổi thọ, v.v...
Khi thấy đầy đủ nhân duyên, ngài nhận lời giáng trần đúng vào rằm tháng sáu âm lịch và đúng ngày trăng tròn tháng tư âm lịch năm sau ngài đản sinh ở vườn Lumbīnī, vào ngày thứ sáu, rằm tháng tư năm tuất, được đặt tên là Siddhattha.
Khi bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī ngự vào vườn Lumbīnī, hôm ấy chư thiên, chư phạm thiên tụ hội tại khu vườn, và cả vạn thế giới chúng sinh vui mừng reo hò rằng:
- “Hôm nay, tại khu vườn Lumbīnī này, Đức Bồ Tát sẽ đản sinh ra đời khỏi lòng bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī”.
Chư thiên, chư phạm thiên, tay cầm những món quà từ cõi trời như vật thơm trời, những đóa hoa trời, nhạc trời trổi lên để cúng dường Đức Bồ Tát cùng với những chiếc lọng trắng che phủ khắp không gian.
Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī ngự đến một cây Sālā có thân to, cành cây đầy hoa đang nở rộ; khi bà đứng đưa cánh tay phải lên, thì cành cây tự nhiên sà xuống, bà đưa tay nắm lấy cành cây với tư thế dáng đứng rất đẹp. Đức Bồ Tát cao thượng sẽ đản sinh ra đời trong tư thế dáng đứng này; cho nên các quan, các cung nữ che màn xung quanh nơi bà đang đứng. Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī đứng trong tư thế dáng đứng vững vàng. Khi ấy, Đức Bồ Tát cao thượng đản sinh ra đời khỏi lòng bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī bằng đôi chân ra trước, rồi xuôi hai tay, toàn thân mình sạch sẽ ra sau, một cách suôn sẻ an lành cả Đức Bồ Tát lẫn mẫu thân của Ngài. Lúc đó, vào ban ngày của ngày thứ 6, nhằm ngày rằm tháng tư (âm lịch). Khi ấy, hai dòng nước ấm và lạnh từ trên hư không chảy xuống làm cho sạch sẽ thân hình của Đức Bồ Tát và mẫu thân của Ngài.
Khi Đức Bồ Tát cao thượng vừa ra khỏi lòng bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī, trước tiên 4 vị Đại Phạm Thiên có thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, mỗi vị cầm mỗi chéo tấm lưới bằng vàng đón nhận Đức Bồ Tát xong, rồi đặt trước mặt bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī và tâu rằng:
- Muôn tâu chánh cung Hoàng hậu, xin bà phát sinh tâm hoan hỷ ! Đây là Thái tử của bà, cũng là Đức Bồ Tát kiếp chót cao thượng. Ngài là Bậc đại phước có nhiều oai lực nhất trong tất cả chúng sinh trong tam giới.
Sau đó, Đức Bồ Tát từ trên tay 4 vị Đại Phạm Thiên được trao sang cho 4 vị Tứ Đại Thiên Vương đón tiếp bằng tấm da mềm mại; một lần nữa, Đức Bồ Tát từ tay 4 vị Tứ Đại Thiên Vương được trao sang cho các quan đón tiếp bằng tấm vải trắng tinh.
Khi ấy, Đức Bồ Tát từ trên tay các quan, bước xuống đạp trên mặt đất bằng đôi bàn chân bằng phẳng của Ngài, Đức Bồ Tát đứng quay mặt nhìn về hướng Đông, chư thiên và nhân loại dâng hoa cúng dường Đức Bồ Tát, rồi tán dương ca tụng rằng:
- Kính bạch Đức Đại nhân, tất cả chúng sinh trong hướng này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có một ai cao thượng hơn Ngài.
Tiếp đến, Đức Bồ Tát quay mặt nhìn về hướng Nam... hướng Tây... hướng Bắc... hướng Đông Nam... hướng Tây Nam... hướng Tây Bắc... hướng Đông Bắc trong tám hướng, mỗi hướng chư thiên và nhân loại đều dâng hoa cúng dường Đức Bồ Tát, rồi tán dương ca tụng rằng:
- Kính bạch Đức Đại nhân, tất cả chúng sinh trong hướng này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có một ai cao thượng hơn Ngài.
Đức Bồ Tát cúi mặt nhìn xuống hướng dưới, rồi ngẩng mặt nhìn lên hướng trên, chư thiên, chư phạm thiên đều dâng hoa tán dương và ca tụng rằng:
- Kính bạch Đức Đại nhân, chư thiên, chư phạm thiên hướng trên này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có chư thiên, chư phạm thiên nào cao thượng hơn Ngài.
Đức Bồ Tát đứng nhìn về hướng Bắc rồi bước đi 7 bước, bước đầu tiên Ngài bước bằng chân phải. Khi Đức Bồ Tát bước đi, Vua trời phạm thiên cầm chiếc lọng màu trắng che cho Ngài, Đức vua Suyāma cầm quạt lông, còn 3 thứ khác là đôi hia, gươm báu, vương miện, mỗi vị Vua trời cầm mỗi thứ đi theo sau Đức Bồ Tát. Đó là 5 bảo vật của lễ phong Vương.
Đức Bồ Tát dừng lại ở bước chân thứ 7. Khi ấy tất cả chư thiên, chư phạm thiên đều bảo với nhau rằng:
“Bây giờ, Đức Bồ Tát cao thượng sẽ truyền dạy những lời tối quan trọng”.
Tất cả đều im lặng, chờ lắng nghe, Đức Bồ Tát dõng dạc truyền dạy rằng:
"Aggo ham asmi lokassa!
Jettho ham asmi lokassa!
Settho ham asmi lokassa!
Ayamantimā jāti
Natthi dāni punabbhavo”.
Ta là Bậc cao cả nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!
Ta là Bậc vĩ đại nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!
Ta là Bậc Tối Thượng nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!
Kiếp này là kiếp chót của ta
Ta không còn tái sinh kiếp nào khác nữa!
Sau khi ấy, ánh sáng rực rỡ, trời đất rung chuyển, hoa ưu đàm nở, chim hót líu lo, núi Tu Di dường như cúi đầu để tiếp đón bậc thầy của nhân thiên. Kinh có ghi sau khi ứng khẩu xong ngài trở lại trạng thái bình thường như muôn triệu hài nhi khác.
ĐỨC BỒ TÁT CHỨNG QUẢ VỊ PHẬT CHÁNH ĐẲNG GIÁC
Mặc dù Ngài sinh trưởng trong một gia đình vua chúa và thụ hưởng tất cả những hương vị của cuộc đời, nhưng đối với Ngài tất cả chỉ là bóng mờ sương đêm. Ðể rồi một ngày kia trong chuyến đi du ngoạn bốn cửa thành , Ngài nhìn tận mắt cảnh tượng già, bệnh, chết và một vị tu sĩ. Chính nhờ cuộc vân du đó giúp cho Ngài phát huy được hạt giống giác ngộ mà Ngài huân tập từ muôn vạn triệu kiếp qua.
Từ ngày hạnh ngộ bốn cảnh động tâm trên, đêm ngày tâm trí miên man nghĩ đến việc thoát ly gia đình để tìm chân lý giác ngộ. Khi công chúa Yasodharā, người vợ từ nhiều tiền kiếp của Ngài hạ sanh một người con, tên Rahula, đêm đó là đêm Ngài vượt cửa thành xuất gia tầm đạo. Ngài ra đi bỏ lại tất cả: cung vàng điện ngọc, vợ hiền con thơ, cung phi mỹ nữ kiều diễm, cha già...
Nhưng bỏ tất cả mà Ngài được tất cả: an lạc, bình yên, ung dung, không dính mắc, tĩnh lặng và Niết Bàn. Có người sẽ hỏi Ngài đi như vậy là thiếu trách nhiệm đối với người con, người cha, người chồng. Câu trả lời là không phải như vậy, Ngài ra đi để tìm một con đường giúp chúng sanh thoát khổ vĩnh viễn, đạt được hạnh phúc tối hậu là Niết Bàn. Sau khi thành đạo, Ngài đã trở về để tế độ vợ con và gia đình dòng họ, để họ cũng đạt được sự hạnh phúc vĩnh hằng như thế. Có thể nghĩ đơn giản là các Ngài có tất cả như vậy mà từ bỏ không bị dính mắc đấy mới là tâm hồn vĩ đại, một lý tưởng phi thường. Cũng có thể giải thích rằng phải trải qua một đời sống như vậy thì mới thấy rõ được sự vô vọng và ràng buộc của lòng tham ái trong tâm mỗi người.
Khi bỏ tất cả để xuất gia, Ngài tầm sư học đạo, nghe nơi nào có vị thầy trứ danh Ngài liền tìm đến tham vấn. Tất cả những vị thầy trứ danh thời đó Ngài đều đến học và thành công tất cả những sở đắc của họ. Thậm chí Ngài khổ hạnh sáu năm chỉ còn ăn ngày một hạt mè để cầm hơi, đến mức độ chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng Ngài nghiệm ra một điều là pháp mà Ngài muốn tu chứng không có ở những vị thầy đã dạy Ngài. Quyết chí bỏ khổ hạnh, ăn ngày một buổi và bắt đầu tham thiền nhập định dưới cội Bồ đề. Ðúng vào ngày thứ Tư, của ngày rằm tháng Tư, Ngài hoàn toàn giác ngộ, Chư Thiên, Phạm thiên đồng nhau ca tụng ngài với 9 hồng danh: Ứng cúng , Chánh Đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ - Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
Sau khi Đức Bồ Tát đã toàn thắng Ác Ma Thiên, vào canh đầu đêm rằm tháng tư âm lịch, Ngài tiến hành thiền định (samathabhāvanā) với đề mục niệm hơi thở vô - hơi thở ra (anāpānassati) tuần tự chứng đắc 4 bậc thiền hữu sắc như sau:
- Đệ nhất thiền hữu sắc: Có 5 chi thiền (hướng tâm, quan sát, hỷ, lạc, định), do chế ngự được 5 pháp chướng ngại (tham dục, sân hận, buồn chán-buồn ngủ, phóng tâm-hối hận, hoài nghi).
- Đệ nhị thiền hữu sắc: Có 3 chi thiền (hỷ, lạc, định), do chế ngự được 2 chi thiền (hướng tâm, quan sát).
- Đệ tam thiền hữu sắc: Có 2 chi thiền (lạc, định), do chế ngự được 1 chi thiền (hỷ).
- Đệ tứ thiền hữu sắc: Có 2 chi thiền (xả, định), do chế ngự được 1 chi thiền (lạc, thay bằng chi thiền xả).
Đó là 4 bậc thiền hữu sắc làm nền tảng để chứng đắc Tam Minh.
TAM MINH (TEVIJJA)
1 - Túc mạng minh (Pubbenivāsānussatināna)
Đức Bồ Tát có đệ tứ thiền hữu sắc, định tâm trong sáng thanh tịnh, thiền tâm không lay động, làm nền tảng để Ngài hướng tâm đến chứng đắc túc mạng minh: Trí tuệ nhớ rõ lại tiền kiếp, từ 1 kiếp đến hàng trăm kiếp, hàng ngàn kiếp, hàng vạn kiếp, hàng triệu kiếp, hàng triệu triệu kiếp... cho đến vô lượng kiếp không giới hạn.
Túc mạng minh là trí tuệ nhớ rõ tiền kiếp thuộc loại chúng sinh nào, tên gì, thuộc dòng dõi nào, tạo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp, ba-la-mật, thọ lạc, thọ khổ, tuổi thọ... đều ghi nhớ rõ ràng mọi chi tiết.
Túc mạng minh là minh thứ nhất mà Đức Bồ Tát đã chứng đắc vào canh đầu đêm rằm tháng tư (âm lịch).
2 - Thiên nhãn minh (Dibbacakkhunāna)
Đức Bồ Tát có đệ tứ thiền hữu sắc, định tâm trong sáng thanh tịnh, thiền tâm không lay động, làm nền tảng để Ngài hướng tâm đến chứng đắc thiên nhãn minh: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ kiếp quá khứ, kiếp vị lai của tất cả chúng sinh như mắt của chư thiên, phạm thiên.
Thiên nhãn minh có 2 loại:
- Tử sanh minh: Trí tuệ thấy rõ biết rõ sự tử, sự tái sinh của tất cả chúng sinh sau khi chết, do nghiệp nào cho quả tái sinh cảnh giới nào, thọ khổ, thọ lạc như thế nào...
- Vị lai kiến minh: Trí tuệ thấy rõ những kiếp vị lai của tất cả chúng sinh.
Chư Phật dùng vị lai kiến minh này để thọ ký chúng sinh trong những kiếp vị lai xa xăm, còn thời gian bao nhiêu đại kiếp trái đất này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, hoặc Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác...
Thiên nhãn minh là minh thứ nhì mà Đức Bồ Tát đã chứng đắc vào lúc canh giữa đêm rằm tháng tư (âm lịch).
3 - Lậu tận minh (Āsavakkhayanāna)
Đức Bồ Tát dùng đệ tứ thiền hữu sắc làm nền tảng, để tiến hành thiền tuệ, quán xét Thập Nhị Duyên Sanh (Paticcasamuppāda) là đối tượng thiền tuệ của chư Bồ Tát. Ngài quán xét để chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Tại Sao Mọi Người Hay Đi Lễ Ngày Mùng 1 Hôm Rằm?
Từ xưa ta thường thấy các cụ hay đi lễ chùa, đền, điện,phủ vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch (hàng tháng). Vậy tại sao mọi người lại chọn 2 ngày này để lễ chùa cúng chư Phật, Thánh thần? Việc đi chùa vào ngày mùng Một và ngày Rằm có phải quy định của đạo Phật hay không?
Nhiều Phật tử có thói quen ngày nào cũng thắp hương tụng Kinh và ăn chay trường nhưng một số thì thực hành những việc làm trên vào những ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 âm lịch trong tháng. Vào những ngày này họ sẽ kiêng ăn thịt, cá, ngăn cấm sát sinh. Những ngày này họ luôn dâng hoa tươi, quả ngon thanh tịnh để dâng cúng Tam Bảo và có cả chư Thiên (ở ban Trung Thiên).
Người do làm ăn bận rộn không có điều kiện ăn chay nhưng cũng không quên dâng hoa quả xôi, chè phẩm vật lên ban Tam Bảo và chư Thiên hôm mùng 1 ngày rằm. Tại sao lại có tục lệ này?
Đạo Phật có quy định phải đi lễ chùa mùng Một & ngày Rằm không?
Theo cuốn "Vui buồn giỗ tết" của tác giả Trần Ngọc Lân, đi lễ chùa là tập quán của nhân dân chứ không phải quy định của đạo Phật, vì thời Đức Thích - ca còn sống, các sư đi lưu động khắp đất nước Ấn Độ thuyết pháp truyền giáo chứ chưa hề có chùa.
Theo các cụ xưa cũng cho rằng: Mùng một, ngày rằm là những ngày Chư Phật, chư Bồ-Tát thường giáng hạ tức là xuống nhân gian hòa vào dòng người để xem xét mọi sinh hoạt việc làm tốt xấu của mỗi người chúng ta. Những ngày thường khác thì khi có ai cầu thỉnh các Ngài sẽ cảm ứng mà đến chúng minh và lắng nghe lời thỉnh cầu của quý vị và ủng hộ gia trì cho nếu lời cầu nguyện của quý bạn là chính đáng.
Chính vì vây, dù bận hay hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì các gia đình Việt cũng tùy theo hoàn cảnh của mình dâng hoa, quả phẩm vật thắp hương Tam Bảo, Chư Thiên và gia tiên tại nhà. Người không có nhà cửa, không có ban thờ Tam Bảo hoặc có điều kiện thời gian nhiều hơn sẽ đến Chùa lễ lạy với lòng thành để được chư Phật chứng minh và gia trì ủng hộ. Một số bạn là Phật tử đáng quý do lòng thành tâm những ngày này đều làm phóng sinh, dâng hoa quả nơi chùa hay nơi tượng Phật. Đó là nghĩa cử cao đẹp rất đáng trân trọng.
Cơ sở khoa học: Việc đi lễ chùa trong 2 ngày mùng Một và ngày Rằm?
Tuy nhiên, việc lựa chọn lễ Phật trong 2 ngày mùng Một và Rằm (tiếng Sanscrit Ấn Độ gọi là ngày ekadasi) thực ra lại có cơ sở khoa học.
Chúng ta biết rằng âm lịch dựa vào thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trên một quỹ đạo hình elip.
Theo định luật Newton, lực hút giữa chúng gây ra hiện tượng thủy triều ở bất cứ nơi nào có nước, chứ không chỉ ở biển, dĩ nhiên là cả trong thân thể con người (với 75% nước).
Vào 2 ngày này, Mặt Trăng tiến tới gần Trái Đất nhất, lực thủy triều tăng tối đa ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý con người nên chúng ta thường không minh mẫn, hay cáu gắt và dễ gặp chuyện xui xẻo.
Trong một bài viết có nhan đề "Mặt trăng có điều khiển tâm tính của bạn không?" đăng trên tạp chí New Sciences, tác giả Edga Zigler cũng cho biết, sở Cứu hỏa Phoenix thuộc tiểu bang Arizona (Mỹ) báo cáo, số cuộc gọi điện thoại tăng rõ rệt vào những đêm trăng rằm.
Các vụ phạm tội và tai nạn cũng tăng vọt khi trăng tròn.
Tiếng Anh cũng sử dụng những cụm từ liên quan đến Mặt Trăng như "lunancy" (có nghĩa là điên rồ – xuất phát từ tiếng Latinh với "luna" là mặt trăng), hay "moonstruck" (có nghĩa là hâm dở, trong đó "moon" cũng là mặt trăng)...
Chính bởi những tương tác tiêu cực của Mặt Trăng lên tâm lý con người vào hai ngày mùng Một và Rằm nên phép dưỡng sinh Yoga của Ấn Độ khuyên người ta nên nghỉ ngơi, tĩnh tâm để được an toàn, thoải mái trong 2 ngày đó và đi lễ chùa là một trong những cách để con người được thoải mái về tâm tưởng.
ĐỒNG NHÂN cứ năng đến ĐỀN, ĐIỆN, PHỦ, CHÙA là tốt?
.............
ĐỒNG NHÂN Cứ Chăm Đến ĐỀN, ĐIỆN, PHỦ, CHÙA Là Tốt?
Đi lễ ĐỀN, ĐIỆN, PHỦ, CHÙA... trong những ngày rằm, mùng 1 hay Tết là thói quen của đa số người Việt. Nhưng với các đồng nhân, thanh đồng trong đạo Mẫu, việc năng đi lễ tại các ĐỀN, ĐIỆN, PHỦ, CHÙA có thật sự tốt hay không?
Trong tâm linh: các linh hồn tương tác với người trần bằng nguồn năng lượng
Con người tương tác với nhau qua trường năng lượng của mình, còn trong thế giới tâm linh, các linh hồn cũng tương tác qua lại với nhau và cả với người trần bằng trường năng lượng.
Chư Phật, chư Thánh dùng năng lượng tâm linh cao của mình giáo hóa và tiếp độ các vong linh thấp cũng như can thiệp một số cái được tạo hóa cho phép cả cho người trần.
Đặc biệt đối với người có căn thì sự cảm nhận, tiếp nhận nguồn năng lượng này lại càng mạnh mẽ.
Nguồn năng lượng tâm linh luôn đa dạng
Nhưng cũng bởi nguồn năng lượng tâm linh luôn rất phong phú đa dạng, có tốt có xấu:
- Năng lượng của Phật, của Thánh hiền thần linh chính tắc thì tốt
- Năng lượng của ngã quỷ, của hung thần và tà thần vong tà… thì xấu.
Ngôi chùa ngôi đền linh thiêng và người chủ trì hay thủ nhang ở đó đạo đức tốt, tu tập tốt thì dù ngôi đền chùa hay điện đó to bé không quan trọng, ta cũng cảm nhận được trường năng lượng tốt (hay còn gọi là linh khí hay ngôi đền điện chùa đó linh thiêng), cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, ấm áp và được sự che chở.
Nhưng nếu đến một ngôi chùa đền điện dù to đẹp hoành tráng mà người chủ trì hay thủ nhang không đi đúng đạo và không có đức thì ngôi đền chùa đó chỉ như nhà triển lãm tượng, giống những nơi trưng bầy và khoe khoang đời thường. Thậm chí nếu các vị đứng đầu nơi đó mà nhập ma thì khi bước vào sẽ chỉ nhận được trường năng lượng xấu thậm chí gây cảm giác lạnh lẽo, sợ hãi.
Cũng giống như người hiền lành đạo đức trong sáng, tâm thiện thì tỏa ra trường năng lượng tốt; người tà tâm, suy đồi đạo đức thì năng lượng xấu. Một con người đạo đức hay xấu xa dù thế nào, cũng không thể giấu diếm được trước các đấng siêu hình thậm chí cũng khó dấu diếm được các vị tu hành có đạo hạnh hay các nhà tâm linh có tu tập cảm nhận được năng lượng.
Chọn nơi mà đến để nhận năng lượng của Phật, của Thánh hiền, của chính Thần
Vậy các con nếu là đồng nhân, muốn tỏ lòng thành kính với đấng Thánh Thần, muốn được bề trên chứng tâm gia ân che chở, phù hộ, muốn xin cầu một chút ân duyên năng lượng để an yên lại căn mệnh, bình an thần trí... hãy năng đến các đền chùa linh thiêng, các địa linh để tiếp nhận năng lượng, để nhận sự tác động tốt bởi năng lượng của Phật, của Thánh hiền, của chính Thần.
- + Các con lại nên tránh những nơi có năng lượng xấu dù được rao giảng lôi kéo hay nhìn bề ngoài có hoành tráng đến đâu, nổi tiếng đến đâu.
- + Các con cũng hạn chế đến nơi có nhiều mồ mả, nơi có năng lượng thi khí (khí từ người chết, thi thể), năng lượng âm khí, năng lượng địa mạch âm sát và năng nượng oán khí... Nó ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống của các con từ sức khỏe, tài vận và đặc biệt là đến căn mệnh của người có đồng...
TRỪ KHI các con có năng lực nội tại đủ tốt để chế ngự/điều hòa năng lượng này hoặc khi có nhiệm vụ hành pháp ĐỘ VONG.
..............
Văn Khấn Tứ Phủ: Ngắn Gọn Đầy Đủ & Hay Nhất
Các bạn căn đồng số lính có căn hầu đồng con cha con mẹ khi đi lễ đền phủ... không thể không thuộc bài văn khấn Tứ Phủ
Nhưng bài khấn quá dài thì các thanh đồng còn non trẻ sẽ khó lòng mà thuộc được.Bài văn khấn quá ngắn lại chưa đúng ý nguyện mong cầu của các đồng cựu thầy đồng.
Bản đầy đủ dành cho các thầy và Bản Văn khấn ngắn gọn dành cho các con nhang đệ tử.Có hướng dẫn cách khấn sao cho linh nghiệm nhất đối với con nhang đệ tử ở dưới bài viết
Hôm nay là ngày.. Chúng con đến đây có chút hương hoa phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe - không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cúng Phật) xin dâng lên các chư tiên chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua.Vừa qua được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.
Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).
Một lần nữa thay mặt gia chung chúng con con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ...( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a di dà phật (3 lần).
Một số lưu ý về bài khấn trên:
Do các ngôi vị của nhà thánh rất nhiều chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư tiên, chư thánh là đủ hết cả rồi, không sót một ai. Nên các bạn cứ an tâm mà khấn.
Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên, chư thánh rồi thì phải khấn tên của vị thánh chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của ngôi đền, còn các ngôi khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách, nên không thể không khấn tên vị thánh chủ đền được. Thử hỏi cõi dương trần mình đến nhà người ta chơi mà không chào chủ nhà, chỉ chào mỗi khách thôi thì chủ nhà sẽ hành xử với chúng ta ra sao? Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời xin cầu của chúng ta là vô nghĩa, thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền.
Cũng lưu ý khi khấn bên cung Phật thì đoạn "chư Phật, chư Tiên, chư Thánh" thì chỉ cần khấn chư Phật thôi, còn khấn bên cung Thánh thì có thể khấn chư tiên, chư thánh thôi.
Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi chư Phật, chư Tiên, chư Thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến vị thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng. Thậm chí, chúng ta khấn vị thánh chủ đền rồi mới đến chư tiên, chư thánh cũng không sao. Bởi vị thánh chủ đền là chủ nhà còn các chư tiên, chư thánh chỉ là khách.
Để khấn khi đến hay khấn chào thì nên khấn ở Ban Công Đồng hoặc ở Ban vị thánh chủ đền là được. Sau đó có thể chỉ đến vái các ban khác nếu không có đủ thời gian. Tất nhiên, nếu có nhiều thời gian chúng ta có thể khấn thêm ở các ban khác.
2. Bài khấn Tứ Phủ đầy đủ nhất (Dành cho các đồng thầy)
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,
- Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
- Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
- Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng.Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ
Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên
Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.
-Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:
Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai
Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình
Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh
Văn khấn Tứ phủ: Ngắn gọn đầy đủ & hay nhất
Các bạn căn đồng số lính có căn hầu đồng con cha con mẹ khi đi lễ đền phủ... không thể không thuộc bài văn khấn Tứ Phủ
Nhưng bài khấn quá dài thì các thanh đồng còn non trẻ sẽ khó lòng mà thuộc được. Bài văn khấn quá ngắn, lại chưa đúng ý nguyện mong cầu của các đồng cựu, thầy đồng.
VĂN KHẤN TỨ PHỦ ĐẦY ĐỦ NHẤT
Bản đầy đủ dành cho các thầy và Bản Văn khấn ngắn gọn dành cho các con nhang đệ tử.Có hướng dẫn cách khấn sao cho linh nghiệm nhất đối với con nhang đệ tử ở dưới bài viết.
1.Bài khấn Tứ Phủ ngắn gọn hay nhất (Dành cho con nhang đệ tử)
Đối với các con nhang, đệ tử đi lễ không thường xuyên thì nên khấn ngắn gọn như sau:
Nam mô a di đà phật ( 3 lần )
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.
Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.
Con lạy: ...........( tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh)
Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........
Ngụ tại:.................................
Hôm nay là ngày...., Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe - không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cúng Phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày ) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.
Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).
Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ...( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a di dà phật (3 lần).
------ HẾT -------
Một số lưu ý về bài khấn trên:
Do các ngôi vị của nhà thánh rất nhiều chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư tiên, chư thánh là đủ hết cả rồi, không sót một ai. Nên các bạn cứ an tâm mà khấn.
Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên, chư thánh rồi thì phải khấn tên của vị thánh chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của ngôi đền, còn các ngôi khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách, nên không thể không khấn tên vị thánh chủ đền được. Thử hỏi cõi dương trần mình đến nhà người ta chơi mà không chào chủ nhà, chỉ chào mỗi khách thôi thì chủ nhà sẽ hành xử với chúng ta ra sao? Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời xin cầu của chúng ta là vô nghĩa, thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền.
Cũng lưu ý khi khấn bên cung Phật thì đoạn "chư Phật, chư Tiên, chư Thánh" thì chỉ cần khấn chư Phật thôi, còn khấn bên cung Thánh thì có thể khấn chư tiên, chư thánh thôi.
Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi chư Phật, chư Tiên, chư Thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến vị thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng. Thậm chí, chúng ta khấn vị thánh chủ đền rồi mới đến chư tiên, chư thánh cũng không sao.Bởi vị thánh chủ đền là chủ nhà còn các chư tiên, chư thánh chỉ là khách.
Để khấn khi đến hay khấn chào thì nên khấn ở Ban Công Đồng hoặc ở Ban vị thánh chủ đền là được. Sau đó có thể chỉ đến vái các ban khác nếu không có đủ thời gian.Tất nhiên nếu có nhiều thời gian chúng ta có thể khấn thêm ở các ban khác.
2. Bài khấn Tứ Phủ đầy đủ nhất (Dành cho các đồng thầy)
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,
- Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
- Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
- Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con Lạy Chư Đại Bồ Tát Chư Hiền Thánh Tăng.Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ
Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên
Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.
-Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:
Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai
Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình
Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh
-Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân,
Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử, Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn
Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều
Con lạy Tam Tòa chúa bói – Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường
Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Tiên Chúa Thác Bờ
Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà
-Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên, Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.
Con lạy Tôn Quan Điều Thất.
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà
Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
Chầu Năm Suối Lân
Chầu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Tiên La
Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân
Chầu Cửu Sòng Sơn
Chầu Mười Đồng Mỏ
Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng
Con lạy 36 tòa Sơn Trang -Sơn Trang, Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng
-Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô
Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm
Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thoải, con lạy cô tư Ỷ La, Cô năm suối lân, cô Sáu sơn trang, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè, 12 cô Chín, Cô chín thượng Ngàn, Cô chín Sòng sơn, cô Mười mỏ Than, Hội đồng cô bé, Con Lạy cô bé Thượng ngàn, cô bé Thoải .con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện), Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải,
Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên, Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành, Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên, Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát. Con lạy cậu bé bản Đền ( Bản Điện ).
-Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng
-Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.
- Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........
Ngụ tại:.................................
Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:... Tháng:... Năm:...
( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới)
Nhân …………..
Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ...............(tên đền) linh từ.
Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, vuốt ve che chở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi - Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh, cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc...... Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!
-Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ..... nguyên quán Tổ Cô Mãnh Tướng, cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên, dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ, cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…
Nam mô a di dà phật (3 lần).
Văn khấn công đồng bài 3 dễ nhớ (Dành cho các thanh đồng)
Nhất thiết cung kính, nhất tâm kính lễ thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo (3 lần)
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Nam mô đại từ, đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật chư phật mười phương, ngũ phương ngũ phật, thập phương thập phật, hằng hà sa số, đức phật vô lượng, công đức vô biên.
Con xin sám hối con lạy Đức Cao Thiên Thượng Thánh Đại Từ Nhân Giả, Huyền Cung cao thượng đế, Ngọc Hoàng đại thiên tôn.
- Con xin sám hối đại thánh Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ tinh quân, con sám hối đại thánh Bắc Đẩu Cửu Hoàng Giải Ách tinh quân, Bắc Cực Thiên Trung, Tam Nguyên, Tam Phẩm, Tam Quan, Cửu Tinh Thiên Chúa, Thập Nhị Bát Tú, dương phủ ngũ nhạc thần vương, địa phủ thập điện linh vương.
- Con xin sám hối đến thái linh phủ, bát hải linh từ, con sám hối vua cha bát hải động đình, con sám hối cửu trùng thánh mẫu bán thiên công chúa thiên tiên thánh mẫu.
- Con sám hối quốc mẫu vua bà, bơ toà thánh mẫu, mẫu đệ nhất thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh, đức mẫu thượng ngàn, Diệu Nghĩa, Diệu Tín thiền sư, tuần quán đông cuông, đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương, thánh mẫu đệ tam thuỷ cung Xích Lân Long Lữ thuỷ tinh công chúa, Hàn Sơn linh từ .
- Con lạy trần triều hiển thánh nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Quốc Công Tiết Chế Thượng đẳng phúc thần ngọc bệ hạ, trần triều khải thánh vương phụ, vương mẫu, vương phi phu nhân, vương tử, vương nữ, vương tể, vương tôn, tứ vị vương tử, nhị vị vương cô, phạm tướng quân, cô bé cửa suốt, cậu bé cửa đông chư vị tướng tá bộ hạ các quan công đồng Trần Triều uy phong lẫm liệt.
- Con sám hối Cung thỉnh Tam vị Chúa Mường:đệ nhất Tây Thiên,đệ nhị Nguyệt Hồ,đệ tam Lâm Thao
- Chúa Bà Cà Phê ,Tiên Chúa Thác Bờ-Hòa Bình công chúa,Ngũ Phương Bản Cảnh Chúa bà bạch hoa công chúa tối tú tối linh,hội đồng chúa bói,hội đồng chúa chữa,hội đồng chúa Mán,hội đồng chúa Mường,lục cung chúa chầu các bộ sơn trang,sơn lâm công chúa,tam thập lục cung công chúa,lục thập hoa giáp thần nương.
- Con sám hối ngũ vị tôn quan hội đồng quan lớn, quan đệ nhất thượng thiên, quan đệ nhị thượng ngàn, quan đệ tam thoải phủ, quan đệ tứ khâm sai, quan đệ ngũ tuần tranh.
Con lạy tứ phủ chầu bà, Năm tòa quan lớn, 10 dinh các quan. Bát bộ sơn trang thập nhị tiên cô trên ngàn dưới thoải, Thủ điện công chúa tối tú tối linh. Con kính lạy tứ phủ quan hoàng. Tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu, cậu bé bản đền, cô bé bản đền. Ngũ lôi thiên tướng, ngũ hổ đại thần chư vị các quan. Con kính lạy Thanh Xà đại tướng, Bạch Xà đại quan.
- Con kính lạy công đồng các giá, hội đồng các quan, trên ngàn Adưới thoải, 18 ucửa rừng, 12 cửa bể, cửa đình thần tam tứ phủ tối tú anh linh, con lạy Thổ công chúa đất chư vị tôn thần bản sứ.
Hôm nay là ngày...tháng...năm...
Đệ tử con là ... (tuổi) thê ... (tuổi) sinh nam tử ... (tuổi) nữ tử .... v.v… đồng gia quyến đẳng.
Ngụ tại địa chỉ:........................................................
Ngày hôm nay, kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời.
Đệ tử con nhất tâm tưởng vạn tâm cầu, tu thiết nhang hoa lễ vật có tờ vàng lá sớ, tờ tấu lá trạng, mang miệng về tâu mang đầu tới bái cửa đình thần tam tứ phủ. Trên Mẫu độ, dưới gia hộ Mẫu thương, vuốt ve che chở phù hộ độ trì cho con 3 tháng hè 9 tháng đông, đầu năm chí giữa nửa năm chí cuối, tứ thời bát tiết phong thuận vũ hòa, tai qua nạn khỏi.
Mẫu cho con sáng hai con mắt, bằng hai bàn chân. Mẫu ban lộc dương, Mẫu tiếp lộc âm, cho lộc mùa xuân, cho tài mùa hạ, cho con tươi như lá, đẹp như hoa, phúc lộc đề đa tiền tài mang tới. Mẫu cho con lộc ăn lộc nói, lộc gói lộc mở, lộc gần lộc xa, hồ hết lại có, hồ vơi lại đầy, điều lành mang đến điều giữ mang đi. Mẫu cứu âm độ dương, cứu đường độ chợ, vuốt ve che chở nắn nở mở mang, cải hung vi cát, cải hạo vi tường thay son đổi số, lảy mực cầm cân Mẫu phê chữ đỏ, Mẫu bỏ chữ đen, cho con được trăm sự tốt vạn sự lành, trên quý dưới yêu, trên vì dưới nể. Mẫu cho con gặp thầy gặp bạn, gặp vạn sự lành, Mẫu ban danh ban diện ban quyền cho con có lương có thực có ngân có xuyến, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, trồng cây đắp phúc cho con được nở cành xanh lá, phúc lộc đề đa, ngũ phúc lâm môn, thân tâm an lạc, quả đạo viên thành, đầy thuyền mãn quả, gia đạo hưng thịnh. Mẫu cho trên thuận dười hòa trên bảo dưới nghe, trên đe dưới sợ, Mẫu cho nước chảy một dòng thuyền trôi một bến, bách bệnh tiêu tán vạn bệnh tiêu trừ, Năm xung Mẫu giải xung, tháng hạn Mẫu giải hạn cho gia trung con được trong ấm ngoài êm, nhân khang vật thịnh, duyên sinh thọ trường.
Đệ tử con người trần mắt thịt, việc âm chưa tường việc dương chưa tỏ, tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh, ăn chưa sạch bạch chưa thông, không biết kêu sao cho thấu tấu sao cho tường. Con biết tới đâu con tâu tới đó, 3 điều không sảy, 7 điều không sai, trăm tội Mẫu xá, vạn tội Mẫu thương. Mẫu xá u xá mê, xá lỗi xá lầm, soi đường chỉ lối cho con biết đường mà lội, biết lối mà lần.
Hôm nay đệ tử con lễ bạc tâm thành, con giàu một bó con khó một nén, giàu con làm kép hẹp con làm đơn, thiếu Mẫu cho làm đủ, vơi Mẫu cho làm đầy. Mẫu chấp kỳ lễ vật, chấp lễ chấp bái, chấp lời kêu tiếng tấu của con, bay như phượng lượn như hoa tới cửa Mẫu ngồi, tới ngai Mẫu ngự, cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!
- Con sám hối Cung thỉnh công đồng Tổ tiên nội ngoại, Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia đẳng đẳng chư vị chân linh sống vi anh tử vi linh về hầu cửa Phật cửa Thánh trên tấu thượng thiên, dưới tấu tòa vàng thoải phủ, kêu thay lạy đỡ cho con cháu cháu chắt của Tổ được kêu thấu, tấu nổi, đắc lễ đắc bái đắc yêu đắc cầu.Đức Tổ cao minh tận thương tận độ!!!
Các thanh đồng lưu ý khi khấn Tứ phủ để có ứng nghiệm được tốt nhất
Cần quỳ lạy tốt hơn nếu có điều kiện về vị trí, chỉ đứng khi không có chỗ để ngồi. Nhà Thánh không chấp nếu ta không có chỗ quỳ lạy, nhưng sẽ chấp ta nếu có chỗ mà không quỳ. Quỳ là sự thể hiện sự tôn kính mà.
Khi khấn cần chắp tay cung kính, dồn toàn bộ tâm trí vào câu khấn,. Có thể mở mắt, nhưng phải để hướng mắt vào các tượng thánh. Có thể nhắm mắt để tiện cho dồn tâm trí vào câu khấn thì trong tâm vẫn phải hướng thẳng vào cung thờ.
Không quá nặng nề về câu chữ để sao cho lời khấn được mạch lạc, để có thể khấn bằng cả cái tâm của mình. Đây là phần quan trọng nhất trong khi khấn. Có làm được như vậy thì cây cầu tâm linh giữa người khấn với cõi tâm linh mới được kết nối. Khi đó lời khấn của mình mới được chứng. Nếu trong khi khấn mà không tâm niệm được điều này thì có khấn hay đến đâu cũng khó được chứng giám. Tuyệt đối không được mang bản in sẵn ra mà đọc. Nếu ta đọc thì cây cầu âm dương không bao giờ được kết nối.
Nên dãi bày chi tiết cụ thể các việc mình cần xin thì càng tốt. Có như vậy, cõi âm mới biết mình vướng cái gì, mắc ở đâu, chỗ nào ngăn trở mình thì cõi âm mới có cách giải quyết cho chúng ta được. Không nên khấn chung chung không cụ thể như: Mua một bán mười, tài lắm, nhiều lộc, gặp may gặp mắn.....
Đi lễ không quá cầu kỳ về đồ lễ vì cõi âm thường: Chứng tâm không chứng lễ.Nếu có lễ thì nên đơn sơ Chúng ta nên dành bớt phẫn lễ để cung tiến, hay giọt dầu. Việc đó tốt hơn vì góp công của xây dựng nhà đền sẽ được nhà ngài chứng tâm nhiều hơn. Cha mẹ nào chả thương con nghèo. Vì thế, không nên đua đòi sắm lễ, đặc biệt là mã cho tốn kém mà không giúp gì cho hưng thịnh đền nhà ngài. Nhà thánh hàng năm nhận hàng vạn mã, vàng thử hỏi có dùng làm chi ở cõi đó. Lễ mã chẳng qua là thể hiện lòng tôn kính mà thôi.
Hãy tự mình khấn thì tốt hơn vì các thầy chỉ thay mình khấn hộ nên chỉ khấn được chung chung hoặc chỉ là tên sự việc chứ không thể tả được các khúc mắc trong sụ việc như chính bản thân chúng ta.
Vì vậy khi thầy khấn xong ta nên tự khấn một mình sau, nếu không thì có thể khấn thầm ngay khi các thầy khấn chung.Lưu ý chỉ khấn nhẩm thầm để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Nếu ta làm ảnh hưởng đến người xung quanh thì chính chúng ta không tôn trọng chính mình thì há chi nhà thánh còn muốn nghe chi lời trình bày của mình nữa.
Một điểm lưu ý thêm là bà con hay có cái tật đi với thầy, khi thầy lễ cho người khác thì mình không thèm để ý. Tốt nhất là phải lắng tâm để nghe và cùng lạy tạ cho người ta. Mình không tiếp phúc cho người thì há chi người tiếp phúc cho ta. Mà với nhà Thánh ai chả là con, nhà Thánh không thích những kẻ chỉ biết cho chính mình mà quên đi đồng loại.
Trong đền có nhiều cung, nếu chúng ta đến từng cung mà khấn đầy đủ mạch lạc là điều bất khả thi bởi ngay chính chúng ta cũng sẽ mất kiên nhẫn để hướng tâm trí vào lời khấn. Vì vậy chúng ta chỉ nên chọn một vị trí khấn đầy đủ tốt nhất là tại Ban Công Đồng nếu không chúng ta vào chính cung của vị thánh chủ đền nếu không còn chỗ thì chúng ta ra bên ngoài cửa đền khấn vọng vào, còn hơn phải đứng chen chúc xô đẩy khiến chúng ta không thể nhất tâm trong suốt thời gian khấn.
Như bạn đã biết khi khi tâm trí bị đứt mạch thì sợi dây âm dương tiếp nối của chúng ta với cõi âm sẽ bị gián đoạn.Tất nhiên những điều ta khấn sẽ trở thành vô giá trị. Sau đó chúng ta sẽ đến các cung khác vái lạy và xin cảm tạ là đủ. Lý do đơn giản là khi ta khấn vừa rồi là đã khấn các vị đó rồi.Tất nhiên nếu thời gian cho phép chúng ta có thể tóm tắt các điều cần lễ tạ và các điều cần xin
Nên nhớ chỉ tóm tắt thôi nghe.
Ý Nghĩa Của Việc Hầu Đồng
Hầu Đồng chiếc chìa khóa mở cánh cửa tìm chiếc gương phản chiếu hoàn thiện mình.
Vì bài viết trước dài quá nên tôi rút gọn lại .
Ai cũng có Sai lầm trong cuộc sống.
Nhưng không thể nhận ra
Chỉ có những người có niềm tin về tôn giáo mới ít mắc lỗi.
Tôn giáo như tấm gương
Nên ta phải cần tấm gương đó.
vì có Tấm gương chiếu ngược lại mình .
Vậy tóm lại để Thành người sống có chỗ gửi thác có chỗ về, Thì Phải có Tấm gương soi để nhắc nhở mình , có nơi gửi gắm Thần Hồn , có nơi nương tựa Về Tâm Linh.
Thì mới hoàn Thiện.
Loài người từ khi sanh ra đã có niềm tin về Tâm Linh ,
Niềm tin vào những bậc Siêu Nhiên , Đã vượt qua từ Con Người,
( nói chung không riêng gì đạo Mẫu)
về những sự tích hiển Thánh hay truyền Thuyết Về Pháp Thuật thì chưa nói .
Nhưng sự Anh hùng và Tài năng cũng như Sự Thánh Thiện , Bao Dung , Nhân Đức , yêu giống Thương nòi.... của chư Thánh cửa ĐÌNH THẦN.
Thì không phải nghĩ Bàn.
Công Đức ấy và nhân cách của các bậc Thánh Việc Nam đã vượt qua , con người bình thường về mọi mặt . ( dù là các bậc chí Tôn hay Thánh nhân tự nhiên thành Thần hay do dân nguyện hun đúc bằng tín ngưỡng lực cũng vậy )
Vậy có căn quả xuất Thủ trình Đồng trước tiên ta Phải hiểu là , nhập Đạo để không vì có sự Độ. Trì ngay của chư Thánh , hay để nâng cao năng lực hay Thần Thông gì , mà là nhập đạo để học hỏi , đó là một hành trình tìm kiếm Tâm linh .
Và tìm lại chính mình .
Nên đồng không có nghĩa là diễn sướng đơn Thuần , mà là đang chuyển hóa cái Tâm mình từ cuộc sống Vô Minh không có nhận Thức được đúng sai biết .
và cái không biết của đời sống hàng ngày , Thành trí tuệ , thành Thánh Đức, để nhìn vào những Tấm gương của chư Thánh . học Theo chư Thánh , khám Phá Đạo cơ ,
Để cuộc sống Đời thường được chuyển hóa theo mang đến Hạnh phúc cho mình , cho người xung quanh, cho Thân Tâm Thanh Thản An Lạc .
Cha Ông Ta có Câu :
Đạo Đồng là cõi Phúc Đời Là Dây Oan .
Vậy mà ( hiện nay có Đồng lại bị hiểu ngược lại )
Vậy có Đồng có Đạo phải là cõi phúc chứ .
vì Nhập Đạo mình đang tìm đường vượt cõi phiền não, khổ đau , cơ hành , căn mạng , nghiệp lực , và sự không biết cân chỉnh cân bằng của Đời sống Thực Tại .
đến cõi phúc để nhận ra bản lai , bản nghã , cái chân thực của Mình , noi theo gương Thánh nhân , để đời an nhiên , và hạnh phúc theo.
vậy, bởi vì Nhân duyên kiếp này Ta có căn mạng xuất Thủ Trình Đồng và Nhập Thánh Đạo, là hành trình đi tìm khám phá một phương pháp không có trong đời thường .
Một hành trì để chuyển hóa tâm linh và con người mình.
Cũng là hành trình gửi gắm để nhận được sự , sáng suốt, sự tu chỉnh hoàn thiện con người mình , cho đúng là người có đạo .
Nhưng hành trình đó không khéo, không đi đúng đường, thì Thường bị ngược lại .
( có thể mới trình đồng Thánh giáng một ly một lai sau lại không bao giờ được)
Nhập đạo Hầu Thánh cũng như người đi bắt rắn độc. mà biết sử dụng một khúc cây có nạng sắt: ( phương pháp phương tiện ) khi đi đến vùng hoang dã, ( con Đường )thấy rắn lớn, họ ấn nạng ngay xuống cổ rắn và lấy tay bắt ngay đầu rắn. Rắn kia tuy có thể quẫy đuôi, quấn tay, quấn chân hoặc một bộ phận khác của cơ thể người bắt rắn, nhưng không thể nào mổ người ấy được.
Bắt rắn như vậy không cực khổ mà cũng không lao nhọc, chỉ vì người ấy biết rõ thủ thuật bắt rắn.
Người có Đồng cũng phải khéo léo tiếp nhận Những tinh túy và loan giá một cách chuyên nghiệp, không đảo lộn thì mới hiểu được sự cốt lõi và ngộ được Thánh Đức Trong Đạo .
nắm được các pháp chánh Thống cái tinh túy cốt lõi .
Họ biết không phải hầu Đồng với mục đích khoe khoang, tiền của , hay mong cầu .....
Không lai căng , không vì một cái gì ngoại lực tác động .
mà chỉ bắc ghế với mục đích tìm cầu , Tấm gương soi chiếu của Đạo Họ không bao giờ áp áp dụng những cái của đời sống vật chất và cái Tầm Thường của Thế nhân nên Điện Thần khi hầu Thánh .
Dù phải bị trê bai đàm tiếu và ,trải qua những cực khổ và nhọc nhằn.
Nhưng họ cũng không bao giờ Áp dụng ngược lại , đưa những cái Tầm Thường, của cuộc sống hàng ngày đến với chiếu hầu ,
( hiện nay phần nhiều là làm ngược lại không nhập đạo để , soi gương Thánh Đức , Thánh minh , Tu chỉnh để hoàn hoàn thiện mình ,
Ấy vậy lại mang cái xấu xa Tầm Thường của đời áp dụng cho Đạo )
Âu cũng là thời cuộc đưa đẩy, trước đây một bản hội chỉ thu nhận con nhang trong làng trong tổng vừa nhằm mục đích dậy bảo đào tạo cho kín kẽ nắn chỉnh cho tân đồng vào nếp dậy bảo đường đi nối về ,
Bây giờ qua thời gian dài cấm đoán mất gốc mất sự tinh túy ,
Lại mở quá nhanh không có sự định hướng nên loạn , tranh nhau làm Thầy đua nhau phá đạo ,
Phá vỡ truyền thống ngàn đời của dân tộc .
Mở Phủ cho người không dậy chỉ vì đông con nhang, chỉ vì danh ,vì lợi, tiền tài, có xứng đáng là kẻ ăn cơm tứ Phủ mặc áo đình Thần không .
Có xứng đáng với hai chữ quan Thầy của Đạo không.
Các cụ ngày xưa trân trọng lắm.
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm! Nếu mình không biết bắt rắn bằng đầu của nó, mình sẽ bị nó cắn lại.
Cho nên có thể nói rằng nhập đạo hầu bóng , không phải là khi hầu mới học theo gương Thánh Hầu cho giống Thánh , giống quan , .....
Mà ngoài Đời cũng Phải lấy Thánh nhân làm gương mà sống theo Tôn chỉ của Thánh Nhân.
Tuy rằng Tín ngưỡng Đạo Mẫu và cửa Đình Thần là ShaMan nguyên Thủy , đi kèm vào đó là sự
Huyền bí và có chút huyền hoặc.
Nhưng bản chất tất cả các Tôn Giáo hiệnTại đều là huyền hoặc, thậm chí dị đoan gấp ngàn lần Đạo Mẫu .
Còn Đạo Mẫu vẫn nổi trội và trường tồn , và luôn song hành trong lòng Dân Tộc Việt nam.
( Đại diện cho võ công hiển hách giữ nước thương nòi , cho những giá trị văn văn hóa và văn hiến nhân văn Truyền thống )
Vì có Tính Thượng Tôn Anh hùng Dân tộc .
Tính nhân văn cao cả , sự chan hòa giản dị, bao dung ,từ ái vô bờ bến của Thánh Nhân Việt.
Hướng cho con dân , yêu thương đùm bọc lẫn nhau , hết mình vì sự hòa bình , sự phồn vinh , Thịnh vượng của Dân Tộc này giúp con dân sống hạnh phúc , ấm no ,an lạc, xa lìa phiền não, khổ đau.
Thế còn các huyền lực và các pháp ( năng lực đặc biệt) của cửa Đình Thần thì sao ?
để được nhận cái Thánh Ân đó .
Đấy là những phương pháp hành Đạo ( Ơn trên ban )
Năng lực đó để ta quảng đại đạo pháp , phát dương ngọn cờ đình Thần Tam Tứ Phủ , cứu khổ độ mê cho đúng với Tâm Đức của Chư Thánh đã ban Ân .
nếu chúng ta sử dụng thích hợp dị năng đó . dùng với những việc mà không làm khuấy đảo Âm Dương , không lạm dụng ,vi phạm trong luân thường đạo lý,
hành sử như một bậc đại diện của Thánh Nhân , của cửa Đình Thần.
Chỉ sử dụng khi giúp đời giúp người không vụ lợi.
Mục đích gánh thay cho đời như chư Thánh .
thì việc Đời việc đạo sẽ có tiến bộ.
Việc lên Đồng là phương pháp, là chìa khoá để mở cánh cửa tâm linh của mình. Để tìm ra đúng chìa khóa để mở cửa,
chúng ta phải nhất nhất tuân thủ đúng với Tấm gương quán chiếu ,
Tấm gương Đó là : Thánh nhân Việt
. Dùng trí tuệ để quán chiếu, soi sáng những thành quả ngày tháng áp dụng trên đường đời.
Sai Đâu sửa đó .
Sẽ và chắc có quả đạt được qua công phu quán chiếu tấm gương từng ngày .
Nếu thấy Thân tâm thanh thản an lạc là có tiến bộ,
như vậy lên Đồng mình đã tìm ra đúng chiếc chìa khóa cho tâm linh mình;
bằng không mình khổ . con cháu mình khổ vì phải ghánh thay nghiệp cho mình.
Nếu chúng ta thực hành tín ngưỡng này mà tâm mình vẫn còn phiền não, sân hận, cơ hành , vì tiền , vì danh ,điêu ngôn sảo ngữ , thì rõ ràng chúng ta.... hoặc là đã sai đường .
hay là đã lạm dụng năng lực , hoặc chọn con đường nghịch đạo .
Lạm dụng Thánh ân không đúng ,
Vậy ổ khóa đạo đã không đúng chìa khóa.
Thôi buông mà sửa .
Người đi trước rước người đi sau .......
Đồng Thầy là Tấm gương
Biết là tùy cơ duyên của từng người căn quả của từng người , nghiệp căn từng người.
Để tùy bệnh mà cho thuốc. Do vậy, việc mở Phủ cho người cần phải dụng tâm, quán xét mỗi khi dẫn trình . để con nhang tạm thời yên căn số lúc đó.
Nhưng đó chỉ là mở đường mở lối cho họ đến với con đường Tâm linh .
Sau khi dẫn trình ngoài những nghi thức hành lễ . hay hầu hạ bắt buộc, vậy còn đường phải đi thế nào thì , phải hướng dẫn cho họ được biết.
Nói đến việc tùy duyên ứng đàn đó là ở trước mắt , ( hoặc sử lý nghiệp căn trước mắt)
Khi đã là Thanh đồng thì ...
lâu dài quan Thầy phải giáo đạo cho vào khuôn phép.
Biết rằng nhập của Đình Thần không phải vì cái gì mà chỉ vì chìa khóa đến với Tâm linh , tìm về tấm gương quán chiếu chính mình .
Chứ không phải vì lợi lộc , thần thông hay bất cứ cái gì khác .....
Để nước chảy một dòng thuyền xuôi một bến .
Như Thánh nhân Việt , nhất một lòng tòng một dạ , với dòng máu đỏ da vàng việt nam.
Mới nên mở Phủ.
Đừng có mong rằng ta phải có năng lực Thần Thông hiển hiển , lộc lá , hay cái gì khác ,......
Mà là tu chỉnh nghiệp căn , hết lòng soi chiếu tấm gương của Thánh Đức , phát dương Tĩn ngưỡng , một lòng một dạ nhất tâm quy hàng theo vào đạo .
Rồi cha cắt mẹ cử phải làm gì thì cũng sẽ đi đến đích .
Tất nhiên để thụ hưởng được sự hạnh phúc , tài lộc , gia đình an lạc trong đời này ,
Ngay. Bây giờ Thanh Đồng chúng ta phải thay đổi cách sống và cư xử hàng ngày. ( để Quay lại cái đạo lý truyền thống từ xưa của các cụ )
Những thói quen, từ hồi mở cửa kinh kinh tế thị trường. đưa ta đến sự sai lệnh và biến tướng. phải được cắt đứt, đình chỉ.
Để tín ngưỡng của dân tộc ta quảng đại, nhân văn như vốn có từ xa xưa .
Môĩ chúng ta phải chiếu tấm gương của chư Thánh ,
Cho dù làm lại từ đầu cuộn mình học hỏi, như tằm ăn rỗi , để rồi một ngày giống như con kén đang lột xác để hóa thành con bướm đẹp đẻ rực rỡ!
Thoát khỏi thời điểm mà đáng xấu hổ như bây giờ.
Chính trong quá trình quán chiếu bằng tấm gương thánh Đức để sửa lại mình .
Các vị mới thấy sự chuyển hóa, lột xác này chúng ta mới cảm nghiệm sâu sắc được Thế nào là Thanh Đồng Thế nào là Ân duyên ,Thế nào là Thánh Đức.
Thánh nhân Việt không bao giờ buông bỏ con dân của mình.
Mọi chuyện không bao giờ quá muộn đặc biệt những người đã sai đường.
Không đến lúc hàng ngàn gương tầy liếp nhập ma chướng Tà đạo,
Gia đình tan nát con cháu trả không hết nghiệp cho mình .
Chết đi chỉ là kẻ mang nghiệp và chắc chắn không bao giờ được bước vào cửa đình Thần để theo hầu chư Thánh ở thế giới bên kia.
May ra chỉ có những kẻ tà đạo thu nhận làm Âm binh cho chúng .
Vậy hành trình Nhập Đạo Hầu Thánh là hành trình khám phá tâm linh của Đân Tộc việt là con đường đi để xây dựng nhân cách Việt.
An lạc trong hạnh phúc của truyền thống , cộng đồng, tìm lấy hạnh phúc , phú quý, và bình an trong mỗi gia đình .
Tìm đến cội nguồn văn văn hóa Tâm linh của dân tộc , phát huy tính văn hóa nhân văn của người con đất việt .
Chúng ta có thể tìm thấy trong tất cả các
Pháp môn truyền thống của tín ngưỡng và những câu hát văn . ( nghe văn thấu lộ )
đều hướng về mục tiêu ấy.
Mà hễ tu chỉnh soi chiếu cân chỉnh lại từ trên chiếu hầu , từ câu văn để thực hiện ngay trong đời sống hàng ngày .
Sẽ hết khổ là vui, là hạnh phúc!
Tóm lại, con đường Tâm linh của Thanh Đồng là nhìn lại những đầu mối gây đau khổ mà do chính mình đã tạo ra,những Tâm tưởng lệch lạc , tự diễn biến trong tâm thức , hay do môi trường sinh sống, trong quá khứ, hay trong hiện tại.
Ta lần lần tháo gỡ ( soi chiếu tấm gương học theo chư Thánh nhằm chuyển hóa) những mối gút mắc, hay thay đổi cách sống, thái độ. Và tư tưởng sai lầm không nhận biết được thường ngày.
Nếu bắc ghế vì rằng
Nếu mình chỉ chờ đợi một cơ may nào đó xảy đến để mình có hạnh phúc ,tài lộc lâu dài là một sự mơ tưởng viễn vông, không đúng chánh Đạo như hình ảnh của chư Thánh Nhân Việt.
Một người Thanh Đồng phải có chánh kiến và nhìn nhận.
là biết mình phải chọn cách nhắc nhở Thân Tâm thích hợp và gia công , quán chiếu để chuyển hóa chính mình.
Nếu không ‘nằm chờ sung rụng’ thì biết ngày nào có được Đạo Tâm và hai từ con cha con mẹ đúng nghĩa ,
và muốn mình là người đại diện cho một đạo pháp của dân tộc Việt nam này .
Chỉ là vải thưa che mắt Thánh .
Chỉ có các Thanh Đồng nào tu chỉnh và học tập theo chư Thánh may ra Thánh giáng Đồng ( dù chỉ một ly một lai ).
Còn ngoài ra toàn là lừa đảo , miệng trần nói có bóng thánh .
Trước khi viết bài này mấy Thầy trò tôi bàn luận và So sánh giữa Đạo Mẫu với những ShaMan giáo Á Đông khác .
Ví dụ như Tát Mãn Giáo và Thần Đạo Nhật Bản
Mới biết rằng
Những tôn giáo tương Đồng với Đạo Mẫu.
Đặc biệt Một tôn giáo đơn giản và gần giống với tín ngưỡng dân tộc việt nam đó là Thần Đạo của nhật bản .
Chỉ khác đi là họ không có hát văn và hầu bóng .
Nhưng họ có những Vu Nữ chuyên nhẩy múa dâng nên chư thần , và thêm một công việc nữa là cầu xin thần linh giúp đỡ cùng làm bùa chú và bán chúng cho dân nhật bản.
Cái giống nhau là ngôi đền thờ thần đạo và các ngôi đền thờ thánh của VN có tín ngưỡng la lá như nhau .
Quá trình phát triển và hình thành của hai tôn giáo gắn liền với hai dân tộc.
Giống nhau đến 90%
Nhưng họ có một ông vua trong lịch sử ( Thiên Hoàng Minh Trị )ban chiếu chỉ ( thần Phật phân biệt lệnh vào ngày 13/3 /1868 ) nghiêm cấm gán ghép Phật giáo và đạo giáo .
loại bỏ toàn bộ những kinh kệ hay luật tục của hai tôn giáo này vào tín ngưỡng gốc của dân nhật bản và đến tháng 7 năm 1869 sau khi đã đính chính và cho về nguyên sơ.
Nhật Hoàng ban sắc chỉ phong Thần Đạo là quốc giáo .
Với lý luận rằng IZANAGI người sinh ra đất nước nhật bản và các vị thần ..các vong linh tổ tiên dân tộc nhật .và các vị vong linh anh hùng dân tộc nhật bản các vị tiền nhân đã tạ thế ( khai sinh ra văn hóa tín ngưỡng giá trị truyền thống của tâm linh dân tộc nhật bản) các vị Thánh nhân đó luôn luôn trường tồn và phù hộ độ trì cho dân tộc nhật bản.
Và cũng không có đi đầu thai như thuyết lục đạo luân hồi của Phật giáo ( thuyết này Phật giáo vay mượn của Ấn giáo hin đu ,bà la môn)
Và lại càng không có 10 vị diêm vương nào cả.
Không có một ai thế lực nào loại tín ngưỡng tâm linh nào có quyền phán sét các vị anh hùng Và các vong linh tiền nhân của dân tộc nhật bản .
Các vị đó luôn luôn ở mồ mả lăng tẩm và các ngôi đền của thần đạo, ở nơi ở của chư thần và theo mỗi bước chân của nhân dân và dân tộc nhật bản phù hộ cho dân tộc nhật bản.
Bằng vào truyền thống nếu đã là dân nhật bản, phải học và noi gương các Thần linh Dân Tộc Nhật Bản.
thời Điểm trước thế kỷ 19 thần đạo khi đó là một nhánh của Phật giáo (CHÂN NGÔN TÔNG do nhà sư Kôbô dung hòa tín ngưỡng nhật bản với đạo Phật từ thế kỷ thứ 6 qua 13 thế kỷ phát triển đấy )
nhưng bấy giờ Tách khỏi Phật giáo .
Phát triển mạnh mẽ hơn quá khứ.
Toàn dân tộc đời sống Tâm linh quoay xung quanh tín ngưỡng này .
Chính Thức Có hơn 100 triệu dân nhật bản theo thần đạo 4 triệu Vu Nữ chuyên múa phục vụ thần đạo . luyện bán những bùa chú trừ tà hay giải hạn . với rất nhiều người chuyên tổ chức lễ lễ hội hay cúng tế .
Từ Đức vua Thủ tướng đến thường dân đều tôn phụng .
Sự khác nhau giữa hai đạo là Vũ nữ thầy tế và ông bà Đồng
Còn các câu tế và văn luật
còn có phần kém cả Sự phong phú và tính đa dạng tính Anh hùng hay sự nhân văn , lòng bao dung sự, phù trì.....
hát văn của Đình Thần Việt
Nhưng Thần đạo Nhật bản lại hơn hát văn việt được công nhận là luật tục truyền thống buộc phải chấp hành .
Những việc phạm phải lỗi nhỏ phải biết nhận ngay kẻ nào không biết nhận lỗi lầm là kẻ đi ngược lại với Thần Đức tính cách của tiền nhân .
còn như cực đoan một chút
nếu gây trọng tội hay thất bại, hoặc lỗi lầm không có thể cứu vãn là kẻ không học và làm theo noi gương chư Thần ....sự Anh hùng và sả thân vì nước..... và có thể chết vong hồn sẽ không được chư Thần chấp nhận cho được nhập Thần xã của dân tộc Nhật Bản.
Trừ khi lấy cái chết để tạ Tội.
Nhìn họ được thế giới công nhận bởi cái truyền thống chứ không phải là các điệu múa hay lễ hội và.....hình thức .
mà nhìn đến đạo ta mà đau lòng .
Đạo Mẫu. Cửa Đình Thần Việt nam ta
Được Thế giới công nhận và nhìn nhận biết đến không hơn gì là văn hóa diễn sướng ca múa ( Không dám dùng câu biểu diễn giải trí ) vì sợ khinh nhờn Thánh nhân .
Tháng tiệc bận quá nhưng vì sự động viên của mọi người
Nhưng Càng viết càng tủi .
Buồn vì sức mình có hạn không thể làm gì nay chuyển cho cái Tín ngưỡng của Cha Ông về bản chất truyền thống vốn có ngàn xưa.
ĐỪNG VỘI VÃ
Ta thường nghe… “đạo đồng là cõi phúc, đời là dây oan”, “Sạch sành sanh còn manh áo đỏ”…
Cũng biết rằng: đời lắm thị phi, đời đồng bóng lại càng lắm thị phi oan trái đủ loại, rồi mỗi người mỗi phúc mỗi phần, mỗi nghiệp mỗi duyên, thử thách oan gia ma tà, chướng ngại đường tu lúc nào cũng có,…vv…vv
Và rằng: Tu đạo tại đời chứ chẳng phải chốn nào xa xôi ảo vọng, cuộc đời phải có tu tập, có hy sinh và có cả tranh đấu… rất nhiều, thế giới tâm linh ở ngay đây, ngay tại đời này, song song tồn tại…, rồi thì “sống nay chết mai” và “không gì là không thể xảy ra”…
Đời người thực sự rất dài mà cũng có thể rất ngắn.
Đời người tu đạo thì khác, nó NGẮN lắm.
Ngắn đến mức người ta muốn thành đạo phải tu hết kiếp này đến kiếp khác, đến một kiếp nào đó đủ đạo đủ phúc đủ công đức lực bồi tích mới có thể có được hai chữ “thành đạo”. Nó là đích đến của người tu đạo, nó gần gũi lắm, nhưng cũng có lúc ảo vọng mông lung lắm…
Ai có thể khẳng định một kiếp này là kiếp sẽ thành đạo? Ai có thể tự tin rằng chướng ngại chỉ còn kiếp này nữa là thôi…?
Đôi khi: Tưởng là vậy mà không phải vậy… Đích đến đôi khi đã ngay trước mắt, chỉ một bước chân, chỉ một cái chớp mắt là đã đến nơi… nhưng …ta vừa với tay thì đích lại ở đâu đó thật xa xăm, con đường hóa ra vẫn dài đằng đẵng… Ta phải tiếp tục đi, tiếp tục bước…Đích đến vẫn ở kia.
Vậy nên đôi khi ta PHẢI vội.
Bởi rằng:
Kiếp này, ta tốn mấy chục năm cuộc đời rong ruổi thất bại rồi thành công, cơ hành khốn khó, được rồi mất…nay mới tìm được về với đạo. Ta vội tu đạo, vội đọc sách vở kiến thức đạo, trình khăn áo rồi thực hành hầu hạ tỏa bóng các đền các phủ…
Đó là việc tốt.
Nhưng kiến thức đạo sách vở nguồn thông tin giờ nhiều quá, phong phú quá… Ta lao đầu vào tìm đọc những sách liên quan đến đạo, xem những video hầu hạ, video trả lời về đạo, về kinh nghiệm người đi trước, tham gia các hội nhóm, các bình luận và chia sẻ trên các trang mạng… đôi khi chính ta đôi lại bị cuốn vào những sự tranh cãi loạn ảo trên các hội nhóm, đúng đúng sai sai, phải phép và trái phép… Ta rút được vài kinh nghiệm và nhặt nhạnh thêm được 1 chút “kiến thức đạo chưa kiểm chứng” cho mình.
Những cuốn sách, những dẫn chỉ đạo của thầy đạo ta thôi… có khi ta còn chưa năm được 1/100, nhưng đọc đi đọc lại 5-7-10 lần, đọc mãi vừa như biết mà như chưa biết, cái gì cũng thấy quen quen… ta bỗng thấy có chút “nản”. Ta cần tìm cái gì đó mới. Ta tìm đọc thêm những tài liệu khác để tham khảo, đối chiếu, để “học” và mở rộng kiến thức đạo của mình… Ta không ngừng nỗ lực tìm – đọc, tìm…đọc… đối chiếu… có khi tự ta nhận ra điều gì đó… ta viết về nó…ta chia sẻ về quan điểm của mình… để bạn đồng đạo và bách gia cùng chiêm nghiệm… liên tục như vậy.
Ta có cảm giác mình càng ngày càng gần đạo hơn, ta “hiểu”đạo nhiều hơn, thậm chí còn cảm thấy có chút tự hào rằng mình đang “vì đạo”… đang khai mở cho những người u mê hiểu sai về đạo khác. Ta vui, ta tự hào và ta càng nỗ lực hơn…
Cũng tốt mà!!!
Ta có điều kiện đi tỏa bóng hầu hạ các nơi, tự ta xây dựng hoặc ta đứng ra kêu gọi đóng góp xây dựng, sửa sang đền điện phủ thờ Thánh để không chỉ ta mà còn bách gia cũng có điều kiện ngưỡng vọng chư Thánh anh minh, được biết thêm về đạo lành mà ta đang theo đuổi.
Tốt quá!!!
Đến lúc nào đó, ta trở thành đồng nhân lâu năm của đạo hoặc có năng lực hành đạo đây đó nổi danh hoặc có khi đã thành thủ nhang đền phủ tư – công đủ cả… Đúng với nguyện vọng được tôn cấp lập thờ Chư Thánh, được sớm khuya phụng sự sáng chuông chiều mộ nơi cửa Đền phủ, đúng với ước nguyện được “cận Thánh”, được phát dương đạo Thánh, được duy trì ngọn lửa đạo Thánh tối anh linh…
Đáng quý vô cùng!!!
NHƯNG…
Đường tu đạo Thánh ta không đơn giản. Dần dần ta bắt đầu trở nên quá “vội vã” trên con đường tu đạo của mình.
- Về những chia sẻ đạo học:
Ta không thể ra những bài viết về đạo liên tục hàng tuần, hàng ngày hay hàng tháng như những tuần báo hay theo đặt hàng. Bởi kiến thức đạo cần có sự chiêm nghiệm, cần đối chiếu, cần cả sự soi thấu dẫn đường từ thế lực tâm linh… Ta đâu phải đang chạy nước rút? Ta đâu phải viết bài để lấy doanh số hay nhuận bút?
Ta cần chữ duyên, chữ tâm, chữ tầm và cả chữ linh ứng. Sự linh ứng của thế giới tâm linh ấn điểm khiến ta chia sẻ những kiến thức thực sự có ích, hữu dụng và đúng thời điểm, đúng mục tiêu hướng về những người đang thực sự cần đến nó. Không bao giờ là cho tất cả mọi người, không bao giờ là tùy hứng. Người đạo sư của đạo nắm rõ điều này. Họ không vội vã, họ nói đúng việc, đúng người, đúng thời điểm và chỉ nói đủ.
Còn nếu khi nào đó ta thấy mình bị sốt ruột, bị thúc giục…viết ra điều gì đó về đạo, chia sẻ kiến thức nào đó về đạo…. không phải vì tâm ta muốn chia sẻ điều đã được cân nhắc kỹ lưỡng, trọn vẹn chỉnh chu từ câu chữ đến sự chiêm nghiệm, linh ứng… mà bởi thấy ai đó ra nhiều bài viết quá, xuất bản được sách về đạo hay quá, ai đó nói về đạo thường trực quá, kiến thức sâu rộng quá, nhiều người biết đến quá hoặc đang làm được nhiều việc cho đạo quá… ta cũng muốn giống họ, ta không muốn thua kém họ… Ta cố viết, ta chia sẻ, thậm chí tự bày vẽ ra các nghi lễ, những hội nghị, diễn thuyết … cái tiêu đề có thể kêu, cái ảnh phụ họa có thể hấp dẫn, các fan của ta hoặc người quen biết ta có thể vào comment ủng hộ không sót một ai…
Nhưng nhìn cho kỹ, người có đạo thực sự sẽ nhận ra ta đang chạy đua một cách vô thức, lời văn hay bố cục bài viết, diễn giải của ta lủng củng không định hướng, chỗ thò chỗ thụt, đôi khi cóp nhặt loạn xạ… Gọi là “trả bài”.
Mà “trả bài” cho ai? Cho chính ta? Thỏa mãn cái sự sốt ruột của chính ta chứ không phải ai khác. Những chia sẻ về đạo của ta lúc đó, vô tình góp thêm “rác” cho đạo chứ không có ý nghĩa như ta vẫn tưởng. Ta đang tự thụt lùi giữa lúc gồng mình để mong tiến lên.
Vậy ta vội vã để làm gì? Ta đang chạy đua với ai? Có cần thiết phải vậy không? Và quan trọng nhất là: kiến thức đạo của ta, những điều ta chia sẻ có thực sự hữu ích, đúng đắn? Nên xem lại.
Cá biệt có những kẻ copy đủ thứ vô tội vạ trên nhóm hội, rồi in ra bán bừa như một dạng “cẩm nang 1.000 câu hỏi vì sao…” khiến đồng nhân lệch lạc trong định hướng ngay từ đầu thì vừa là ngu dốt giả tu, vừa là đang phá đạo.
- Còn về những hầu hạ, phụng sự
Có lúc nào ta thấy tủi mình vì đồng anh lính chị đồng bạn đồng em được đi hầu hạ nơi nọ chốn kia còn mình thì chưa?
Có khi nào ta mong ngóng được hầu canh đàn tiền tỷ như ai kia nổi tiếng đây đó, muôn người bái vọng, gọi dạ bảo vâng…?
Có khi nào ta tự ti canh đàn của mình đàn nhỏ lễ nhỏ, ngân xuyến eo hẹp?
Ta đang thực hành hầu hạ chuẩn chỉ theo lề lối phép tắc. Ta theo nhà Thánh cả đời, hầu hạ cả đời…
Hãy tự vấn mình: Ta hầu hạ để làm gì? Để rước được bóng Thánh khai mở thần hồn, để tu tập. Hãy bám vào đó mà nhìn lại, định tâm lại.
- Còn hành đạo ư?
Là đồng nhân đặc biệt là đồng âm nhất thiết phải hành đạo tích âm phúc tạo công đức lực. Đương nhiên ta nên làm, phải làm và đã làm là phải chuẩn chỉnh, nhất tâm.
Vậy có khi nào ta chán nản khi thấy bạn đồng hành đạo được bách gia đây đó cậy sở, được nổi danh đông người biết đến còn mình thì nhất tâm nhất tín hành đạo chuẩn chỉnh mà chẳng mấy người nhờ vả?
Có khi nào ta thấy mung lung về dị năng của mình? Không biết đâu là đúng sai, đâu là loạn ảo?
Có khi nào ta ganh tỵ với những dị năng, những năng lực …của đồng nhân khác?
Có khi nào ta thấy bất lực với chính năng lực hay trí huệ của bản thân và cảm thấy sự yếu kém từ bên trong khi mình có thanh gươm quý (dị năng Thánh ban) mà chẳng thể xông pha đánh trận? Có đứng ngồi không yên và đôi lúc muốn từ bỏ?
Nếu có, ta đang quá vội vã.
Hãy xem lại bản thân mình.
Năng lực tâm linh cần được rèn luyện từ chính người sở hữu. Người có năng lực mà còn không có định hướng thì chẳng thể giúp được ai. Chỉ toàn loạn ảo, tay trái xem bói cho tay phải, anh chị em bản hội tự soi bói cho nhau… bàn luận, suy đoán… rồi lại sinh tâm tà, mất đi năng lực lúc nào không hay.
Hãy nhớ lại: Hành đạo để làm gì? Để tích âm phúc cho chính ta trước tiên (dù là để trả nghiệp hay để báo hồng ân gia tiên, để phúc cho con cháu…). Nhất thiết không phải để so với ai, so với người nào…
Người tu đạo muốn hành pháp phải dựa vào năng lực tâm linh là chính, nhưng để định được tâm mà dùng năng lực đó cần có kiến thức đạo (như anh pháp sư có các bài cúng, chạy đàn, các ấn quyết, anh soi tử vi cần thông thạo tử vi, anh làm phong thủy cần hiểu rõ địa lý, anh làm đồng dí cần nắm rõ cơ chế đóng mở luân xa và cơ chế định tâm- thả tâm khi làm việc để không phải vong nào cũng nhập được, anh làm đồng kêu đồng cầu cần nắm rõ các quy tắc kêu cầu, lễ bái; anh làm đồng chữa cần biết rõ về cơ chế hoạt động của cơ thể người, cách dùng năng lượng vũ trụ kết hợp các luồng khí trong cơ thể sống để chữa bệnh hay vận dụng các bài thuốc…).
Phải chắc từ cái gốc, cái cơ bản, không quên cái mục đích hành đạo, không quên cái sự tu đạo cả đời hành đạo cả đời…
Từ đó kết hợp năng lực tâm linh mới hữu dụng, mới không loạn ảo, mới làm được việc, mới giúp được người và có người đến cậy sở (âm dẫn).
Bởi chính cái định tâm kém và sự ảo vọng mà người ta có đủ lí do như khó khăn cuộc sống, như chờ này chờ nọ, hay đổ lỗi cho đủ thứ duyên nghiệp… để gác lại việc đạo sang một bên, gác mãi… rồi mải mê với những mối quan tâm hoặc những tự ảo khác… thành cơ tâm, kéo theo cơ đủ thứ. Là tại ai?
Và cái thời đại thông tin số này, tâm linh cũng gắn liền với sự phát triển của đời sống, anh có năng lực, không khoe khoang, không PR, không thêu dệt quảng bá… thì ít nhất hãy để người ta biết đến anh. Nếu không, cả vạn kẻ loạn ảo tâm linh đang lừa đảo thế nhân kia, anh bởi nông cạn cứ khư khư cái gươm báu mình có cùng sự loạn tâm chưa định của mình thì ai tin mà đến nhờ cậy? Anh sẽ giúp được ai? Lấy gì mà bảo là giúp đời, phát dương đạo?
- Lại nói: Danh tiếng - Địa vị
Cuộc đời người sinh ra chết đi nếu cứ bằng phẳng mãi, chẳng lên chẳng xuống, chẳng hạnh phúc chẳng khổ đau, chẳng thành công chẳng thất bại, chẳng nỗ lực, chẳng đua tranh…vì mình, vì gia đình hay những điều mình yêu thương, chẳng có sở thích hay đam mê, chẳng có tôn chỉ cuộc sống để phấn đấu đi lên… chỉ quanh quẩn …rồi về với đất thì phí phạm một kiếp nhân sinh quá.
Người tu đạo vượt qua luân hồi về với kiếp này chính yếu là để tu. Đã vào đạo mà không tu, không có thành quả, địa vị trong đạo thì thật sự là có chút kém cỏi.
Vậy nhất thiết phải có danh tiếng, có địa vị trong đạo ư?
NHẤT THIẾT CÓ.
Nhưng ai cho ta cái danh tiếng, cái địa vị đó?
Nên nhớ: Trong đạo tu: Chư Thánh cho ta địa vị đạo, Hậu thế cho ta danh tiếng đạo.
Người bề ngoài nổi danh thời điểm đó nhưng chưa chắc đã có đạo, đã đóng góp thực sự cho đạo. Cái bề ngoài rất khó định đoán.
Chỉ có Nhà Thánh anh linh soi chiếu tâm đạo, phúc đạo và công đức lực của đồng nhân mới có thể ban cho ta chức vị trong đạo, được là “đồng quan lính thánh”, được “an ngôi chính vị”. Thế giới tâm linh đạo công nhận điều đó. Người đồng quan đạo Thánh đi đến đâu vong ma phải cúi đầu, vào đền phủ hành sai nghiêng mình thậm chí lên chuông âm để đón, lời nói không nhiều nhưng hắng giọng tà ma phải nể phải chạy...
Chớ bị những thứ màu mè, danh hiệu, địa vị tầm thường của thế nhân phong cho nhau mà dẫn đến động loạn đường tu. Người nổi danh như cồn bởi mạng xã hội, bởi những tin đồn, những tung hô có thể đi vào quên lãng chỉ sau vài ngày bởi những “hiện tượng mạng” khác, người hiện đời đang ở chức vị cao cũng có thể trở nên bình thường thậm chí tầm thường khi thể chế biến động hoặc vận đổi sao rời là chuyện bình thường.
Mỗi người mỗi việc, mỗi phận sự… nhà Thánh đã giao trọng trách hãy làm cho tốt.
Lại nói: “Cổ nhân trồng cây, hậu thế hưởng bóng mát”
Những gì ta làm vì đạo hôm nay. Nếu thực sự vì đạo, vì thế nhân thì không chỉ hiện tại mà hãy để hậu thế những trăm năm sau, nghìn năm vạn năm sau chiêm nghiệm và được ân hưởng.
Tự ta khó lòng đánh giá, hiện đời cũng khó có thể có cái nhìn sâu xa. Chớ để những cái tung hô, những cái danh tiếng tạm thời khiến ta lung lay.
Mãn kiếp này nếu ân duyên ta được về với Chư Thánh cũng đâu đã là kết thúc? Ta vẫn về với Thánh để tu tiếp mà… Những vị hành sai thủ đền thủ điện… họ cũng đang tu đó… Rồi có những người kiếp trước phụng sự cửa Đình Thần, thậm chí có ngôi vị vẫn luân hồi về tu tập…
Vậy là đời nối đời, kiếp nối tiếp… ta vẫn muốn nương cửa Thánh, ta vẫn muốn luân hồi trở về nối tiếp đạo tu của mình.
Hãy có 1 phút dừng lại tự hỏi: Nếu ngày mai phải dừng kiếp nhân sinh này tại đây, tôi có muốn “vội vã” như vậy nữa không???
Chọn cho mình một hướng đi, một đích đến, một tôn chỉ đạo. Bước đi từ từ, từng bước một, vững chãi, có vấp ngã có đứng dậy, có thụt lùi có tiến lên, có sai có đúng, có đạt được có mất đi, có nắm giữ có buông bỏ, có cười có khóc, có tất cả.
... Nhân sinh vốn nên được tận hưởng…
Cuộc đời tu đạo lại càng nên trân quý…
Căn Đồng Là Gì ? 1 Số Dấu Hiệu Nhận Biết Người Có Căn Đồng
Đối với các thanh đồng, đạo quan, con nhang đệ tử và đặc biệt những người tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu, luôn đặt ra câu hỏi: Căn đồng là gì ? Thuật ngũ này không phải ai cũng có hiểu biết một cách căn cơ và thấu đáo. Ngay cả những đồng cựu lâu năm cũng không hẳn hiểu một cách rành rẽ, và ngay cả người viết bài này cũng chưa thể hiểu hết căn cơ, rất mong bạn đọc hoan hỷ nếu có chỗ nào chưa vừa ý.
Căn đồng là gì ?
Người ta thường nói rằng, con người sinh ra đều có “căn” cơ số má, hiểu theo đúng nghĩa của từ “căn” là gốc rễ, là cội nguồn, căn nguyên của bản thân. Còn “đồng” được hiểu theo hai nghĩa: một là sự trong sáng, ngây thơ, như một đứa trẻ không tì vết, hai là viết tắt của từ “công đồng” nghĩa là triều phục của các quan trong nghi lễ. Từ những khái niệm này mà sinh ra nhiều cách lý giải khác nhau.
Và dân gian dùng từ Căn đồng là chỉ những người có những nghiệp duyên từ trước hoặc kiếp này, nay đến lúc vận hạn phải chịu hậu quả, phải đón nhận cái kết xấu mà mình đã tạo ra, phải chịu kiếp khổ sở. Tuy nhiên, những người đó may mắn được các Thần thánh đoái thương cứu vớt, cũng như thay mặt các ngài làm việc cứu độ thế gian, làm phúc làm thiện bằng cách này hay cách khác nhằm dần tu thân tích đức chuộc lại lỗi lầm cho bản thân để đạt được sự an nhiên thanh thản trong đời sống hiện tại và viên mãn sau khi thoát sinh.
Những người này cần phải rèn luyện từ suy nghĩ đến cảm xúc phải từ bi hỷ xả mọi sự ưu phiền sân si, trong sáng như một đứa trẻ để các Thánh thần dẫn dắt đi theo lí trí, lẽ phải, tình thương yêu cùng sự hiểu biết của các ngài đó mới có thể thanh tẩy tâm hồn, thể xác, biến đổi cuộc sống của người đó, mới có thể cho họ có được phúc thiện một cách hoàn hảo. Vì vậy, họ được định sẵn phải ra hầu thánh để làm lính, làm đồng.
Một số dấu hiệu nhận biết người có căn đồng là gì ?
Rất khó để nói về một số dấu hiệu nhận biết người có căn đồng phải như nào, vì những người có căn đồng thường có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ căn số của từng người nặng hay nhẹ, nhưng hầu hết là những người có cảm thụ tâm linh lớn. Tùy vào mức độ sát căn mà sẽ có những biểu hiện khác nhau, từ thực tế dân gian rút ra được một số dấu hiệu sau đây được cho là biểu hiểu của người có căn đồng:
Người có căn đồng thường nằm mơ thấy thánh thần.
Đây là biểu hiện dễ gặp và thường thấy ở những người có căn đồng. Hầu hết họ đều cho biết mình thường nằm mơ thấy Tiên Thánh, có cảm giác Tiên thánh bên cạnh mình, được tiên thánh ủng hộ và chở che cho bản thân.
Ốp đồng là biểu hiện của những người có căn đồng.
Theo đó, trong lúc diễn ra các canh hầu tại các đền phủ, trong không khí đàn ca, trống phách, múa hát tưng bừng, mùi nhang khói kích thích, số ít người tham dự có cảm thấy cơ thể rơi vào trạng thái mất kiểm soát như múa máy, khóc lóc… mà bản thân hoàn toàn không thể chế được những hành vi này được, mất tự chủ hay còn gọi là ốp đồng.
Có căn đồng thường bị nhà Thánh hành nếu chưa ra trình đồng.
Dấu hiệu này cũng dễ bắt gặp ở phần lớn các thanh đồng khi ra trình đồng, họ thường kể rằng chuyện cá nhân gia đình luôn gặp bất an, tán gia bại sản, kinh tế sụt giảm một cách chóng vánh, xảy ra nhiều chuyện bất hòa, ngày đêm canh cánh lo lắng. Nếu người nghiệp duyên nặng nề có thể dẫn đến tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên đảo, nói năng lảm nhảm, hay nói chuyện huyên thuyên…. và dân gian cho rằng đây là biểu hiện của việc bị nhà Thánh hành khi chưa ra trình đồng. Có người nghiệp duyên nặng nề dẫn tới tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, ăn nói lung tung coi người khác là dưới mình, hay nói chuyện Thánh thần nhưng đôi lúc lại hoàn toàn bình thường.
Có những căn đồng bị hành bệnh, giống như giả vờ, khi đưa đi chữa trị thì lại bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra.
Có những người không bị hành bệnh, không có biểu hiện gì khác thường nhưng trong thâm tâm lại cảm thấy không ổn, nôn nao, bồn chồn không rõ nguyên nhân, luôn có lực nào đó thúc đẩy họ đến cầu Mẫu, xin Thánh thần.
Nhiều người tánh khí nóng lạnh bất thường, có trường hợp hễ 14,15, 30, mùng 1 là nóng như sốt, uống thuốc cũng không hạ, qua những ngày đó tự khắc hết.
Các cấp độ của người có căn đồng là gì ?
Sự biểu hiện ra bên ngoài của những người có căn đồng thường rất khác nhau vì vậy tùy thuộc vào các mức độ của những người có căn số nặng nhẹ mà cách xử lý cho phù hợp ở đây ta tạm chia thành một số cấp độ như sau:
- Cấp nhẹ nhất là đội bát hương và trình trầu
- Cấp thứ hai là tiễn căn
- Cấp thứ ba là phải hầu trình đồng mở phù một năm thực hành vài vấn.
- Cấp thứ tư là thờ Thánh tại gia hoặc phải lên đền phủ chùa nơi có thờ tự các thánh để ở tu tập.
Lời kết
Mặc dù vậy chúng ta cũng cần phải tỉnh táo bình tĩnh để nhìn nhận và phân biệt một cách rõ ràng những hiện tượng khách quan tự nhiên khác với người có căn số đang trong gian đoạn “hành”
hay nói cách khác là tránh việc u mê mà lại cho rằng mình là người có căn quả
Có như vậy mới xác định được cách giải quyết thấu đáo xác đáng.
Để làm được việc này thường phải có sự trợ giúp của Đồng thầy dẫn dắt chỉ lối dẫn đường và việc tìm cũng không hề dễ dàng.Chính vì lẽ đó cũng có người nhầm đường lạc lỗi khi chọn phải những người thầy không đúng đắn.
Những Đồng thầy đúng đắn là người có khả năng tâm linh thấu đáo thâu suốt được bản mệnh căn số liệu tính được các hành vi tâm linh của Đệ tử mình là người có khả năng gia trì hỗ trợ Đệ tử mình trong các phương pháp cầu nguyện lễ bái
Đồng thầy phải là người hướng dẫn các Đệ tử không đi vào con đường mê tín tà đạo luôn biết hướng dẫn Đệ tử mình tu tập trong Tín ngưỡng một chính tín sống trong đời sống một cách đạo đức