Đền Trần Thái Bình Quần Thể Di Tích Về Triều Đại Vàng Son
Đền Trần Thái Bình Quần Thể Di Tích Về Triều Đại Vàng Son
Lịch sử Việt Nam trải qua nhiều triều đại vàng son rực rỡ, trong đó có nhà Trần
Một trong những công trình ghi lại dấu ấn lịch sử của triều đại này chính là Đền Trần Thái Bình.
1Đền Trần Thái Bình, quần thể di tích cho một triều đại vàng son
1.1 Đền Trần Thái Bình ở đâu?
Địa chỉ: Làng Tam Đường, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Vé vào cổng tham khảo: Miễn phí.
Đền Trần Thái Bình là một quần thể di tích bao gồm đền thờ, tăng mộ của các vị vua quan nhà Trần. Vùng đất này được xem là nơi phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần. Tại đây có lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử gắn với các vị vua nhà Trần. Công trình này hiện đang được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
Đền Trần Thái Bình còn có tên gọi khác là Thái Đường Lăng. Đây là một quần thể kiến trúc rộng lớn thu hút nhiều tín đồ khám phá lịch sử tìm về. Hiện nay, tại Đền Trần còn lưu giữ các di chỉ khảo cổ mộ các vua Trần cũng như khu lăng mộ, đền thờ hoàng thân.
Đền Trần Thái Bình tọa lạc trên một cánh đồng rộng lớn thuộc làng Tam Đường
1.2 Nguồn gốc lịch sử nhiều biến động của Đền Trần Thái Bình
Lịch sử vương triều nhà Trần gắn liền với nhiều vị vua anh minh như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và những danh tướng, viên quan tài giỏi như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư…
Cách đây hơn 700 năm, Thái Bình đã là vùng đất phát tích của triều đại nhà Trần. Trong triều đại ấy, các vua Trần đã cho xây dựng một Hành cung Long Hưng để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của các vị tổ tiên triều Trần.
Khi các vị vua hay hoàng hậu băng hà thường được an táng tại quê nhà và được xây lăng miếu phụng thờ, trong đó có Thái Đường Lăng (sau này được gọi là Đền Trần). Đây là nơi an nghỉ của các vị vua đầu triều đại như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được đưa về các lăng mộ như Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy đức lăng. Ngày nay, lăng mộ ba vị vua đầu triều và dòng sông Thái Sư vẫn còn ở đó. Những di vật nằm sâu trong lòng đất đã được khai quật, giúp thế hệ ngày sau tìm lại được một thể kiến trúc lăng mộ, kiến trúc Hành cung Long Hưng vô cùng uy nghi, tráng lệ.
Đền Trần là nơi an nghỉ của các vị vua đầu triều đại nhà Trần
2Dấu ấn kiến trúc đậm chất Việt tại Đền Trần
Lịch sử vương triều nhà Trần gắn liền với nhiều vị vua anh minh như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và những danh tướng, viên quan tài giỏi như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư…
Cách đây hơn 700 năm, Thái Bình đã là vùng đất phát tích của triều đại nhà Trần. Trong triều đại ấy, các vua Trần đã cho xây dựng một Hành cung Long Hưng để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của các vị tổ tiên triều Trần.
Khi các vị vua hay hoàng hậu băng hà thường được an táng tại quê nhà và được xây lăng miếu phụng thờ, trong đó có Thái Đường Lăng (sau này được gọi là Đền Trần). Đây là nơi an nghỉ của các vị vua đầu triều đại như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được đưa về các lăng mộ như Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy đức lăng. Ngày nay, lăng mộ ba vị vua đầu triều và dòng sông Thái Sư vẫn còn ở đó. Những di vật nằm sâu trong lòng đất đã được khai quật, giúp thế hệ ngày sau tìm lại được một thể kiến trúc lăng mộ, kiến trúc Hành cung Long Hưng vô cùng uy nghi, tráng lệ. Đền Trần được xây dựng trên một nền đất rộng lớn (khoảng 5175 m2). Đền Trần Thái Bình được xây dựng công phu và thể hiện được sự uy nghiêm, bề thế nằm giữa trung tâm xã Tiến Đức. Các hạng mục tại Đền Trần đã được hoàn thành là tòa hậu cung, tòa bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hóa vàng, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình liên quan.
Hiện tại, bạn có thể chia kiến trúc chung của Đền Trần Thái Bình thành 3 cấu trúc chính:
- Đền Vua thờ Thái Tổ Trần Thừa và các vua Trần.
- Đền Thánh thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
- Đền Mẫu thờ Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung, hoàng hậu và công chúa triều Trần.
Bố cục của các đền thường được phân chia theo trục chính, chia thành các không gian khư khu hành lễ, nội tự đền, vườn cây. Đền Trần kế thừa những nét đặc sắc nhất của kiến trúc đình làng , phát huy tính truyền thống dân tộc đậm đà. Ngoài ra, công trình được khởi dựng bởi sự tài hoa của những người thợ xây có tiếng cùng những loại đá được chạm trổ tinh vi, sống động. Tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc tôn lên vẻ đẹp uy linh của ngôi đền.
Đền Trần có diện tích khá lớn và kiến trúc đậm chất Việt
Đền Trần có các họa tiết được chạm khắc một cách tỉ mỉ
Bên trong Đền Trần mang một bầu không khí uy nghiêm
3Lễ hội Đền Trần - Dấu ấn văn hóa đặc sắc tại Thái Bình
Lễ hội Đền Trần Thái Bình được tổ chức từ ngày 13 đến 18 tháng Giêng Âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh công lao dựng nước của nhà Trần trong lịch sử nước nhà. Lễ hội Đền Trần Thái Bình có tổ chức nhiều hoạt động rước lễ, vui chơi thú vị.
Phần lễ nổi tiếng với lễ rước nước, lễ giao chạ, lễ tế mở cửa đền, lễ bái yết, tế mộ. Lễ rước nước là hoạt động trước khi diễn ra lễ khai hội Đền Trần. Nước phải được lấy ở ngã ba tam tỉnh nơi có sự giao thoa giữa ba dòng sông là sông Luộc, sông Hồng, sông Thái Bình rồi đổ về của biển. Lễ rước này thể hiện đặc tính đời sống gắn bó với sông nước của người dân Thái Bình. Các vị tổ tiên nhà Trần thường ghép tên mình với một loại cá như Trần Kinh nghĩa là cá kình, Trần Hấp nghĩa là cá trăm, Trần Lý là cá chép, Trần Thừa là cá nheo và Trần Thị Dung là cá ngừ.
Ngoài phần lễ mang nhiều ý nghĩa lớn lao, phần hội tại Đền Trần Thái Bình sẽ rất náo nhiệt với những trò chơi sôi nổi như thi cỗ cá, chọi gà, thả diều, rước kiệu… và một loạt hoạt động khác như các điệu dân ca, dân vũ…
Ngày 27/01/2014, lễ hội Đền Trần Thái Bình được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là một nét đẹp văn hóa xứng đáng được bảo tồn để thu hút các tín đồ du lịch cũng như thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của ông cha ta từ ngàn xưa.
Lễ hội Đền Trần Thái Bình có tổ chức nhiều hoạt động rước lễ, vui chơi thú vị
4Dấu ấn đặc sắc của di tích với 3 ngôi mộ ở Đền Trần Thái Bình
3 ngôi mộ ở Đền Trần Thái Bình sẽ khiến các tín đồ du lịch bất ngờ bởi mức độ rộng lớn. Trong khu lăng mộ là 3 chiếc gò sừng sững uy nghi giữa cánh đồng ruộng lúa mênh mông ở làng Tam Đường. Đây là một trong những gò mộ cổ lớn nhất ở Việt Nam từng được đông đảo tín đồ du lịch biết đến.
3 gò mộ ấy có quy mô tựa như 3 quả đồi nho nhỏ. Đây là một công trình nhân tạo choáng ngợp được tạo ra dưới triều đại nhà Trần.
Cả ba ngôi mộ này đã được tôn tạo vào năm 2004. Đường kính của mộ lên đến 65m và cao 1,2m so với sân tế. Ngôi mộ ở giữa đặc biệt hơn với đường kính 55m vào cao từ sân tế đến đỉnh mộ 7m, giữa một có đặt chữ Trần bằng Hán tự trong một khung sắt hình chữ nhật.
Những ngôi mộ ở Đền Trần Thái Bình sẽ khiến các tín đồ du lịch bất ngờ bởi mức độ rộng lớn
Đền Trần Thái Bình là một công trình đáng để tìm hiểu với các tín đồ đam mê du lịch và tìm hiểu lịch sử. Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm về các điểm du lịch khác tại Thái Bình, bạn có thể truy cập Cẩm nang du lịch MIA.vn của chúng mình để cập nhật nhé!
Đền Trần Thái Bình là một quần thể di tích gồm các đền thờ, lăng mộ thờ các vị vua quan nhà Trần. Đền thờ các vua Trần trên đất phát tích Thái Bình (còn gọi là Thái Đường Lăng) thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Hệ thống các di tích lịch sử ở đây gồm Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần đều đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng
Các vua Trần đã cho xây dựng một hành cung Long Hưng để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như: Thủy tổ Trần Kinh, Ninh tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái tổ Trần Thừa... Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà thì có tới trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ, trong đó Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp tác tại các lăng mộ như Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy đức lăng. Năm tháng qua đi, lăng mộ ba vị vua đầu triều Trần và dòng sông Thái Sư vẫn còn đó. Hơn 7 thế kỷ, những di vật nằm sâu trong lòng đất Tam Đường đã được khai quật, giúp hậu thế tìm lại một quần thể kiến trúc lăng mộ, kiến trúc hành cung Long Hưng uy nghi, tráng lệ.
Trên diện tích 5175m2, đền thờ các vua Trần, Đức thánh Trần Hưng Đạo, Hoàng hậu và Công chúa triều Trần đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế toạ lạc trên nền phế tích nằm giữa trung tâm xã Tiến Đức với các hạng mục đã hoàn thành là toà hậu cung, toà bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hoá vàng, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan.
Đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần. Các công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không gian như: không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh, là một công trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc - kiến trúc đình làng. Riêng Toà hậu cung đền Trần là một phần trong tổng thể kiến trúc có kết cấu chữ đinh, gồm hai toà tám gian, trên diện tích 359m2, được khởi dựng bởi sự tài hoa của những người thợ; sự góp mặt của đá trong hợp thể kiến trúc tôn vinh vẻ uy linh của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động.
Lễ hội đền Trần Thái Bình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 231/QĐ-BVHTTDL ngày 27/01/2014 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 13 đến 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm, qua đó khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
Các nội dung diễn ra suốt lễ hội từ sáng 13 tháng giêng âm lịch đến hết ngày 18 tháng giêng âm lịch như: Thi cỗ cá, Thi gói bánh chưng, Thi thả diều, Thi pháo đất, Thi vật cầu, Thi kéo co
Đền thờ vua Trần - Di tích văn hóa tâm linh đặc sắc của Thái Bình
Chúng ta đều biết đến mảnh đất Thái Bình - nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình văn hóa được xếp hạng và điểm bạn không nên bỏ qua khi tới đây là khu di tích Đền thờ vương triều nhà Trần thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Lịch sử Việt Nam thế kỷ 13-14 (1226- 1400) gắn liền với công lao và sự phát triển rực rỡ của vương triều nhà Trần. Dưới đời Trần, các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đều phát triển cao, tạo nên nền văn hóa đặc sắc của nước Đại Việt thời Trần.
Nếu quần thể đền Trần (Nam Định) là nơi vị họ tổ nhà Trần định cư ban đầu thì vùng đất Hưng Hà (Thái Bình) được xác định là quê hương, là nơi khởi nghiệp của gia tộc họ Trần cách đây hơn 700 năm.
Đền thờ các vua Trần trên đất phát tích Thái Bình – còn gọi là Thái Đường Lăng, đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần.
Đây là nơi phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần, nơi chứa đựng những dấu ấn lịch sử gắn chặt với triều đại nhà Trần, các vua khai sáng nhà Trần đều được sinh ra tại đây, gia tộc nhà Trần dựa vào đây dấy nghiệp, chính nơi này cũng là nơi yên nghỉ của các liệt tổ nhà Trần, của Thái Tổ Trần Thừa và ba vị vua đầu triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Khi đã thành vương triều Trần, vùng đất này được chọn làm nơi xây dựng các đền thờ, lăng tẩm của Hoàng tộc nhà Trần. Nơi đây có di chỉ khảo cổ mộ các vua Trần (xã Tiến Đức), khu lăng mộ thái sư Trần Thủ Độ, đình Khuốc, đình Ngừ thờ thái sư, mộ và đền thờ Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung (xã Liên Hiệp); Tam đường – là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng Hoàng Trần Thừa.
Các hoàng đế nhà Trần như Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cùng các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ có tên Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy Đức lăng…
Ngày 27/01/2014,theo Quyết định số 231/BVHTTDL lễ hội Đền Trần Thái Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia với nhiều nghi lễ, phong tục độc đáo đậm nét văn hóa thời Trần như lễ rước nước, lễ giao chạ, thi cỗ cá thời Trần, các trò chơi dân gian, các điệu dân ca, dân vũ… Lễ hội Đền Trần - Thái Bình được tổ chức tại khu di tích Đền thờ và lăng mộ các vua Trần diễn ra từ ngày 13 đến ngày 18 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Lễ hội luôn có rất nhiều trò vui như chọi gà, đấu võ, thi thả diều, thi nấu cơm, rước kiệu…
Bên cạnh đó hoạt động luôn thu hút được sự quan tâm của người dân và mang tính truyến thống còn có lễ rước nước để nhắc lại thuở xưa tổ tiên nhà Trần đều sống bằng nghề chài lưới, lênh đênh trên sông nước.
Lễ rước nước là hoạt động trước khi diễn ra lễ khai hội đền Trần. Quan trọng nhất trong lễ rước chính là việc lấy nước thánh. Theo đó nước thánh phải lấy ở ngã ba tam tỉnh nơi giao lưu của dòng sông Luộc gặp sông Hồng và sông Thái Bình rồi đổ ra biển Đông. Cũng chính vì sự gắn bó với sông nước, nên các vị tổ tiên nhà Trần thường ghép tên mình với tên một loại cá như Trần Kinh nghĩa là cá Kình, Trần Hâp nghĩa là cá Trăm, Trần Lý: cá chép, Trần Thừa: cá Nheo, Trần Thị Dung: cá Ngừ.
Bên cạnh những trò chơi dân dã nói trên lễ hội còn tổ chức lễ tế mở cửa đền, lễ bái yết, tế mộ trong không khí linh thiêng tôn kính. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam thì triều Trân là vương triều giỏi sử dụng đánh thủy quân với những chiến thắng như trên sông Lục Đấu, trên sông Bạch Đằng đã được minh chứng.
Các phong tục trong lễ hội là những phong tục đẹp cần được bảo lưu và phát triển,hấp dẫn khách du lịch và cũng là sự thể hiện sâu sắc tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của ông cha ta từ ngàn xưa truyền lại.
Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần đã được nhà nước xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ công nhận theo Quyết định số 2408- QĐ/TTg ngày 31/12/2014, không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa, mà còn là một điểm du lịch có giá trị đặc biệt, là nơi liên quan đến cội nguồn dân tộc, luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến với Thái Bình.
Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Trần Ở Thái Bình
Thông tin từ Ban Tổ chức Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình cho biết, Lễ hội đền Trần tại Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) được tổ chức từ ngày 3 - 7/2 (tức 13 - 17 tháng Giêng), với nhiều nội dung phong phú và có nhiều nét khác biệt so với địa phương khác, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Lịch sử Việt Nam ghi nhận, vương triều nhà Trần tồn tại trong lịch sử Việt Nam với 14 đời vua, kéo dài và tỏa sáng 175 năm. Đây là triều đại phát triển rực rỡ nhất trong tiến trình lịch sử phong kiến Việt Nam, với 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh, làm nên hào khí Đông A; với nhiều vị vua anh minh như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều danh tướng kiệt xuất như: Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư...
Thái Bình là vùng đất phát tích, hưng nghiệp của vương triều Trần, là nơi vua Trần Thái Tông được sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây mà dấy nghiệp. Các vua Trần đã cho xây dựng hành cung Long Hưng, hành cung Lỗ Giang để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam Đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần.
Hơn 7 thế kỷ trôi qua, những di vật nằm sâu trong lòng đất Tam Đường đã được khai quật, giúp hậu thế tìm lại một quần thể kiến trúc lăng mộ, kiến trúc hành cung Long Hưng, hành cung Lỗ Giang uy nghi, tráng lệ.
Khi giặc Mông - Nguyên tràn vào bờ cõi Đại Việt, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn có bài hịch khuyên nhủ các tướng sĩ, ông đã cảnh báo nếu để non sông rơi vào tay giặc thì: “Không những xã tắc, tôn miếu của ta bị người khác dày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị bới đào”. Lời cảnh báo của Hưng Đạo Đại vương đã đúng.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã chép sự kiện khi quân Mông - Nguyên chiếm đóng Long Hưng đã phá hủy toàn bộ hành cung và các lăng tẩm.
Ghi chép về sự kiện ngày 17 tháng 3 năm Mậu Tý (1288) Thượng hoàng Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đem các tướng giặc bị bắt về làm lễ dâng thắng trận ở Long Hưng, sách Toàn thư cho biết: “Trước đó, quân Nguyên đã khai quật Chiêu lăng (lăng Trần Thái Tông) muốn phá đi, nhưng không phạm được tới quan tài...”.
Để bảo toàn phần mộ, đề phòng chiến tranh tiếp diễn nên từ đời vua Trần Anh Tông về sau các vua và hoàng hậu được đưa về an táng tại Đông Triều (Quảng Ninh). Phần mộ và đền thờ các vị vua triều Trần vẫn được các thế hệ người dân ở Tam Đường gìn giữ trong nhiều thế kỷ; trong kháng chiến chống Pháp ngôi đền thờ bị phá hủy.
Trước năm 1954, dấu tích của khu mộ táng các vua, hoàng hậu cùng hoàng tộc nhà Trần còn dễ dàng nhận được. Phía trước hành cung theo thế “tiền tam thai” có các nấm phần với tên gọi phần Đa, phần Trung, phần Bụt, phần Cựu, mả Tít... Phía sau hành cung theo thế “hậu thất tinh” có các nấm phần với tên gọi phần Lợn, phần Ổi, phần Quang, phần Mao, mả Bà Già...
Trải qua nhiều biến cố của thời gian và lịch sử, khu đền thờ bị hủy hoại, đổ nát. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, cùng nhân dân địa phương, đền đã được phục dựng lại trên nền cũ.
Hiện nay, khu đền gồm các hạng mục: đền Vua (ở giữa), đền Thánh (ở phía Đông, bên tả đền Vua) và đền Mẫu (ở phía Tây, bên hữu đền Vua). Ba kiến trúc này đều quay hướng Nam, hướng về khu vực lăng mộ, được bố trí dàn hàng ngang, có chung sân lễ hội, đường nghi lễ, cửa chính (Ngọ môn).
Đền Vua thờ các vị tổ tiên nhà Trần: Trần Hấp, Trần Kinh, Trần Lý, Trần Thừa; hai người có công mở nghiệp nhà Trần là Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung và ba vị vua đầu triều Trần: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông.
Bài vị các vị tổ tiên nhà Trần: Trần Hấp, Trần Kinh, Trần Lý và và thần tượng Trần Thừa (ở giữa); cung thờ Thái sư Trần Thủ Độ (bên phải), Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung (bên trái).
Từ trái sang phải cung thờ ba vị vua đầu triều Trần: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông
Đền Thánh thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Nguyên Từ Quốc Mẫu phu nhân cùng hai người con gái là Quyên Thanh công chúa và Đại Hoàng công chúa.
Cung thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Nguyên Từ Quốc Mẫu phu nhân.
Đền Mẫu thờ Hoàng thái hậu Lê Thị, Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung, 4 vị hoàng hậu đầu triều Trần là Chiêu Thánh Hoàng, Hậu Thuận Thiên hoàng hậu, Thiên Cảm hoàng hậu, Bảo Thánh hoàng hậu và Thiên Thành công chúa, Huyền Trân công chúa.
Cung thờ Hoàng thái hậu Lê Thị, Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc biệt, di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (Hưng Hà, Thái Bình) đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 Thủ tướng Chính phủ
Giá trị đặc biệt của lễ hội đền Trần
Từ các nguồn tư liệu chính thống của quốc sử lưu truyền cùng những di sản văn hóa đã có và hiện còn, các thế hệ cư dân Thái Bình từng vẫn luôn tự hào với Long Hưng - Hưng Hà là vùng quê sáng nghiệp, hưng nghiệp và giữ nghiệp của vương triều Trần. Đền thờ và khu lăng mộ các vua Trần ở xã Tiến Đức (Hưng Hà) được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, lễ hội tại di tích này đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là những chứng tích góp thêm phần khẳng định vùng đất Hưng Hà chính là nơi “chôn nhau, cắt rốn” của những người khai sáng ra triều Trần như Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung, Trần Thái Tổ, Trần Thái Tông cùng nhiều bậc danh nhân thời Trần và cũng chính là nơi đặt tôn miếu nhà Trần.
Đền thờ và khu lăng mộ các vua Trần, xã Tiến Đức ( huyện Hưng Hà)
Lễ hội đền Trần được tổ chức hàng năm từ Ngày 13 Tháng Giêng
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, việc đặt tôn miếu của các triều đại phong kiến từng được xác định là một việc hệ trọng, có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một vương triều. Tôn miếu và xã tắc là những khái niệm thiêng liêng, cùng chung sự tồn vong. Muốn giữ yên ngôi báu thì vương tộc cùng muôn dân phải dốc chí, đồng lòng bảo vệ, gìn giữ. Theo truyền thống, với tâm thức “lá rụng về cội” dường như triều đại nào cũng chọn nơi phát tích để đặt tôn miếu.
Nhà Lý phát tích từ châu Cổ Pháp (Bắc Ninh). Lý Công Uẩn lên ngôi từ kinh đô Hoa Lư, sau dời đô về Thăng Long nhưng triều Lý đã chọn Cổ Pháp - Đình Bảng, Bắc Ninh làm tôn miếu để xây dựng lăng tẩm an táng các vị tiên đế cùng hoàng tộc. Nhà Lê dấy nghĩa từ đất Lam Sơn, khi đã giành được giang sơn, đóng đô ở Thăng Long nhưng vẫn lấy núi rừng Lam Sơn là nơi đặt tôn miếu.
Tổ tiên nhà Trần vốn làm nghề đánh cá từ đất Đông Triều. Đến đời Trần Kinh thì chuyển về Tức Mặc (Nam Định) và qua đời ở đó. Con trai Trần Kinh là Trần Hấp, nhờ tìm được thế đất thiêng đã dời mộ bố về táng tại Mả Sao, hương Thái Đường, phủ Long Hưng, nay thuộc xã Tiến Đức (Hưng Hà) và cư trú tại đây. Từ nghề đánh cá, Trần Hấp cùng con cháu sau chuyển dần lên bờ làm ruộng và trở nên giàu có, ngày càng có thế lực mạnh để bước vào vũ đài chính trị. Đến đời thứ tư thì Trần Cảnh được trao ngôi báu từ nhà Lý.
Nhà Trần đã chọn Thái Đường - Long Hưng làm nơi đặt tôn miếu để xây dựng lăng tẩm an táng các vị vua và hoàng hậu đầu triều cùng nhiều trọng thần trong hoàng tộc. Thái tổ Trần Thừa được táng tại Thọ lăng. Thái Tông táng tại Chiêu lăng. Thánh Tông táng tại Dụ lăng, Nhân Tông táng tại Đức lăng, đều thuộc đất Thái Đường.
Khi giặc Mông - Nguyên tràn vào bờ cõi Đại Việt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có bài hịch khuyên nhủ các tướng sĩ, ông đã cảnh báo nếu để non sông rơi vào tay giặc thì: “Không những xã tắc, tôn miếu của ta bị người khác dày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị bới đào”. Lời cảnh báo của Hưng Đạo Đại Vương đã đúng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư) đã chép sự kiện khi quân Mông - Nguyên chiếm đóng Long Hưng đã phá hủy toàn bộ hành cung và các lăng tẩm. Ghi chép về sự kiện ngày 17 tháng 3 năm Mậu Tý (1288) Thượng hoàng Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đem các tướng giặc bị bắt về làm lễ dâng thắng trận ở Long Hưng, sách Toàn thư cho biết: “Trước đó, quân Nguyên đã khai quật Chiêu lăng (lăng Trần Thái Tông) muốn phá đi, nhưng không phạm được tới quan tài...”.
Có lẽ, để bảo toàn phần mộ, đề phòng chiến tranh tiếp diễn nên hầu hết lăng tẩm các vua Trần từ Anh Tông về sau được đưa về đặt tại Đông Triều. Vùng đất Thái Đường, nơi đặt tôn miếu nhà Trần dần trở nên hoang phế. Sau khi toàn thắng giặc (chưa rõ vào năm nào), ngôi đền thờ các vua Trần đã được phục dựng lại, còn hành cung và lăng tẩm đã trở thành phế tích. Tiếc thay, ngôi đền này cũng đã bị phá hủy khi thực dân Pháp đổ bộ lên đất Thái Bình vào giữa thế kỷ trước. Nhân dân làng Tam Đường còn giữ được một số đồ thờ tự, trong đó có chiếc bài vị với dòng chữ: “Thái Tông hoàng đế ngự”.
Sau năm 1954, dấu tích của khu mộ táng các vua, hoàng hậu cùng hoàng tộc nhà Trần còn dễ dàng nhận được. Phía trước hành cung theo thế “tiền tam thai” có các nấm phần với tên gọi phần Thính, phần Trung, phần Bụt, phần Cựu, mả Tít... Phía sau hành cung theo thế “hậu thất tinh” có các nấm phần với tên gọi phần Lợn, phần Ổi, phần Quang, phần Mao, mả Bà Già... Từ sau năm 1954 trở lại đây, phần nhiều những ngôi mộ phía sau hành cung nằm xen kẽ trong khu dân cư đã bị hư hao dần.
Tại thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, nơi đặt hành cung và lăng tẩm, khi đào xuống 30 - 50cm vẫn thường gặp những hiện vật thời Trần như gạch, ngói, đầu rồng, tượng đất nung và đồ gốm sứ... Qua những lần khai quật và thám sát khảo cổ học, tuy chưa được tiến hành một cách có hệ thống nhưng bước đầu đã có thể hình dung được một số đường đi và vị trí đặt tẩm điện trong hành cung. Di chỉ khảo cổ học Tam Đường đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Mấy thập niên qua, kể từ khi di tích đền Trần được tôn tạo thì lễ hội luôn được duy trì với quy mô lớn hơn vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm theo đúng định lệ cổ truyền. Hàng vạn lượt du khách từ nhiều tỉnh, thành phố đã về tham dự, năm sau đông hơn năm trước.
Điểm sáng văn hóa của lễ hội này là nhiều lễ thức cùng những trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống có cội nguồn từ thời Trần như tục thi cỗ cá, tục rước nước, tục đấu gậy, thi pháo đất, tục thi thả diều, thi nổi lửa nấu cơm cần, trình diễn thư pháp... tục giao chạ giữa hai làng Tam Đường - Vân Đài cùng nhiều mỹ tục khác đã được duy trì nghiêm cẩn và bền vững. Điều đáng nâng niu, trân trọng hơn cả là những lễ tục cổ được coi là di sản văn hóa thời Trần tại lễ hội đền Trần mang những giá trị đặc biệt không nơi nào có được đã ngày càng tỏa sáng để thắp sáng thêm niềm tự hào của miền quê phát nghiệp đế vương và là nơi đặt tôn miếu của triều Trần.