Hầu Đồng Ơi Hầu Đồng
Càng ngày càng nhiều người xuất Thủ trình đồng tại sao càng khổ thậm chí vẫn cơ đầy .
Thôi viết vài chữ để các bạn nếu trong trường hợp như vậy tự ngẫm nghĩ mà giữ đạo sao cho mình
Đừng để mưa to mới đi rút quần áo phơi ngoài sân mà phải rút trước khi mưa
Bệnh nhẹ đừng để biến chứng thành nan y
Ai cũng biết có căn có quả cha bắt lính mẹ chấm Đồng thì phải hầu phải hạ nhưng hầu hạ thế nào hầu hạ ra sao thì phải biết.
Đầu tiên tôi nói về loại thứ nhất:
- Có rất nhiều người không căn không quả nhưng nghe lời thầy bói thầy tà bậy làm tiền dọa nạt........ khuyên mở phủ trình Đồng dẫn đến loạn mệnh lại lỗi đạo với nhà Thánh .
- Lại có người không căn không quả. Nghe nói hầu đồng thánh thương mới có lộc có tiền. Lại vì tiền.
- Lại có loại đua đòi, thấy người ta hầu hạ được bách gia trợ duyên trăm nhà lễ lạt trọng vọng cũng nghĩ mình mở phủ để được như thế .
- Lại có loại mở phủ để lấy danh lấy diện nhằm mục đích quan hệ hoặc trục lợi cửa đạo Tứ Phủ làm tiền
- Hoặc loại phúc mỏng nghiệp dày ma quỷ ám thân nhập xác, ma vong theo tiền duyên tiền kiếp quyến luyến, lại được mấy thầy tà lợi dụng hoặc tự huyễn hoặc là mình có căn quả, cho rằng cha bắt lính mẹ chấm đồng mình bị cơ đầy, tự tìm thầy mở phủ .....
Loại này hiện nay chiếm nhiều lắm cứ 10 người đến nhờ vả, khi tôi soi lại thì có đến 6 người thuộc về mấy trường hợp trên.
Những người này vì không căn không quả nên khi hầu toàn là đồng diễn và lỗi ghê gớm lắm.
Ai cũng biết khi ngồi tại chiếu công đồng Phán truyền hay ban khen cho bách gia ( không có thánh chứng đồng, dù là bóng ảnh lại mượn lời Thánh miệng trần phàm phu tục tử . Thậm chí phán truyền láo toét thì phải biết là thế nào )
Thậm chí bố mẹ anh chị em hay người già cả phải quỳ trước mình nghe mình phán truyền lung tung........ và làm theo....
Vậy thì mất phúc tổn hại mệnh cách thì khổ là điều đương nhiên.
Loại thứ 2 có căn có quả nhà Thánh, thậm chí bị bắt đồng nổi tại cửa Đền của Điện nhưng hầu hạ nhiều năm nhưng càng hầu càng khổ.Thậm chí nghèo khó gia đình.....con cái ...... và có kẻ vẫn cơ hành .
Đầu tiên ta phải nói đến thời cuộc .
Phải nói rằng đúng là loạn Đồng ghen Đồng, người ta ai cũng nghe câu sạch sành sanh còn manh áo đỏ .
Có kẻ khi nghèo mở phủ một hai năm thánh thương cho ngân cho xuyến, nghĩ rằng mình là nhất Thánh chỉ thương mình Ta, bốc nên cậy tiền rồi làm loạn.
Cái thời khó khăn mua được cái áo bản mệnh cái khăn phủ diện loại ít tiền không được đẹp. Bây giờ giầu có quần áo xênh sang cả tòa thay tất tần tật cả khăn phủ diện lẫn áo bản mệnh .
Nhưng đâu có biết rằng 3 năm thử lính 9 năm thử đồng cái khăn phủ diện phải 12 năm mà phải cũ nát mới được phép xin quan thầy cho thay .
Trong trước 12 năm vì lý do cháy hay rách.... muốn thay cũng phải may vào trong khăn mới.
Còn cái áo bản mệnh không bao giờ được thay. Trừ khi béo hay quá gầy nên mặc hầu hạ bất tiện thì làm lễ và xin sửa chữa hoặc may vào trong áo mới.
Bây giờ thôi khỏi nói. Thích là thay cho hoành tráng.
Còn nữa.
Vừa khai hồ xuất thủ mở phủ trình Đồng kẻ thì Hầu ngay nhà Trần kẻ thì hầu Tam tòa Chúa, có kẻ thì cầm đeo lệnh bài các quan , .... thôi rồi, đủ loại.
Ngày xưa các cụ khi ra mở phủ áo quần thì không đẹp nhưng miễn chê, đâu có thế.
Nhà Trần phải là căn quá kim chi đôi nước, thậm chí có căn nghiệp làm thầy chuyên sát quỷ trừ tà mới hầu. Phải biết rằng nhà Trần không chấm đồng. Vậy càng không nên hầu vui.
Mà muốn hầu cũng phải hầu vào vấn hầu tạ là ít nhất trừ khi ( người đã học nội Đạo thụ giáo, làm pháp sư nhà trần )
Cứ nhìn giá Hầu đức Thánh Trần khi giáng bóng ngồi ngai cao vắt chân chữ Đại (ngồi cao ngang tượng pháp công đồng) là biết. Không kim chi đôi nước chớ có hầu không lại không gánh được nghiệp quả.
Cái thứ hai các cụ tôn trọng Mẫu và chúa Tây Thiên..... Vì các vị đó đã quy y nên không hầu để cho Thánh được thanh tịnh. Chưa nói gần đây nào hầu phật, rồi tôn ngộ không, rồi còn lại phá cả ngục, ...
Cái thứ ba trong ba năm đầu khi Tân Đồng hầu các giá Hàng Quan không bao giờ cho đeo ngay thẻ lệnh bài .
Cái câu ban khen Đồng quan lính Thánh ( quan thầy) là ở chỗ này .
Mà trước khi nên sập Hầu Thánh phải giữ mình cho sạch, cấm quan hệ nam nữ trước mấy ngày.
Có tang có bụi là phải kiêng cho đến ngày đoạn tang.
Tân đồng không được hầu ngày chính tiệp Thánh .
Ngày nay có tiền vừa ra mở phủ như đúng rồi.
Có kẻ ngay khi mở phủ đã chọn đền to phủ lớn ra mở. Trong khi các cụ ngày xưa sợ lính mới tân đồng lỗi đạo, nếp đồng chưa yên, chưa có phép tắc nên đều mở phủ cho con nhang tại điện nhà hay đền nhỏ. Nếu có mở ở Đền To phủ lớn cũng chỉ chọn bên tả hay hữu để cho con nhang hầu (tránh trực diện lỗi với Thánh ) chứ không bao giờ cho hầu tại công đồng hay cung chính. Việc này nhằm nắn đồng vào nếp sau 3 năm mới cho đi tỏa bóng.
Bây giờ bừa.
Con nhang nào thì nhẩy múa như nên ba nên sàn, tiền thì ném vào mặt tượng, vào mặt Thánh, ngoáy mông, ngoáy đáy. Thậm chí quay cả đáy vào công đồng. Đủ trò kệch cỡm như con rối khoe của khoe tiền.
Vừa ra mở phủ Ăn không nên đọi nói không nên lời, việc dương chưa tỏ , việc âm đã thông, chưa biết đường mà lội biết lối mà hành; đã miệng trần bóng Thánh ( ngay tại trước mặt tượng pháp các ngài ) phán truyền láo toét, thậm chí bắt đồng bắt lính ,,,,,,
Có kẻ còn quát mắng cả thủ nhang đồng thầy đồng anh lính chị với cả cha mẹ đẻ nữa .......
Nói chung là đủ trò, ta đây là nhất.
Phải biết Hầu Thánh giáng một ly một lai là phúc lắm rồi nhưng đâu có giáng tất cả các giá .
Với một đống lỗi sau chịu nhiều đau khổ , mở phủ vẫn cơ hành, thậm chí còn khổ hơn trước khi mở phủ.
Còn có kẻ đã thế bạ gì cũng ăn , nào thịt chó thịt rắn, thịt hổ , rượu rắn rượu cao hổ cốt, cỗ cúng cho người mới chết, cũng nốc ...
Mà quan Thầy bây giờ cũng đủ loại kẻ thì mình còn đang tu nghiệp còn dầy thậm chí nếp đồng phép tắc còn chưa lắm vững , có kẻ mới ra mở phủ trình Đồng vài năm đã đi mở phủ cho người. Thậm chí đang có tang có bụi cũng đi đẻ .
Kẻ thì chỉ vì tiền vì danh vì muốn đông con nhang nhiều đệ tử đi đẻ còn chưa kịp chửa , chỉ có cầm tiền đẻ xong rồi kệ , sống chín mặc bay .
Có kẻ thì tốt tâm tốt tính nhưng không hiểu thời cuộc giúp người cơ hành mở phủ .
Có câu chuyện cười ra nước mắt thế này.
Có cô bé Sinh Viên nhà nghèo chưa bao giờ đi lễ đền chùa chưa bao giờ đi dự lễ hầu bóng .
Một hôm đi lễ tại một ngôi đền bị bắt Đồng nổi, mồm xưng cô ... phán truyền phải theo hầu. Từ hôm đó về nhà ngây ngây dại dại, học hành sa sút. Các bạn học thấy thương mới góp được mươi triệu nhờ ông thầy mở phủ .
Ông thầy thì cũng có Tâm biết rằng mình phải bỏ một đống tiền ra để mở cho cô bé này. Nhưng ông thầy có tâm mà không hiểu thời, hiểu đời.
Cái thứ nhất cô Sinh viên này nhà nghèo lại đang đi học lo tiền học còn không song chưa nói đến hầu hạ (với cái đạo của mình mà bây giờ người ta nói là đạo tốn kém nhất thế giới)
Thế là hậu quả mở phủ xong rồi ổn ổn được căn mệnh một chút , nhưng bách nhật trăm ngày không có tiền hầu tạ thế là một thời gian sau vẫn ngây ngây dại dại .
Đến nhờ ông thầy khất lễ các kiểu vẫn bó tay. Thế là ông cũng bỏ luôn. Đến gọi điện thoại còn không nghe máy. May có cô bạn học biết tôi, mang đến Đền nhờ lại chếch lệch, chỉnh chu, khất kháo bây giờ bình thường.
Còn một trường hợp tương tự nhưng được cái là học năm cuối sau khi mở phủ song cũng không có tiền hầu tạ. May quá hơn trăm ngày lại lấy chồng, thấy bình thường nghe lời người nọ người kia mang khăn với áo bản mệnh vất ra Chùa. Được hơn năm lại cơ đầy, gia đình loạn .... quay lại thu xếp được ít tiền muốn hầu Thánh.
Ông Thầy hỏi khăn áo đâu nói bỏ rồi Ông đuổi thẳng.
Cái sự không nắm bắt thời cuộc của các Thầy mặc dù có Tâm nhưng cũng tai hại.
Như trên tôi nói bởi cái thời cuộc này giờ ganh, đua, đú. Cái Đạo Mẫu của mình dang mang tiếng là đạo tốn kém nhất. Vì một số kẻ khi có tiền làm loạn. Càng Đền to Phủ lớn càng làm tiền, nhà đền thì chặt chém o bế o ép các Thanh Đồng moi tiền coi như một lũ gà .... dở đủ trò như tiền của các thanh đồng là không phải bỏ mồ hôi mà có. Cung văn nhà đền thì có tiền nhiều nó hát hay mà vỗ gối ít thì nó đánh trống phách như cơm nguội. Thậm chí nó không hát, hoặc hát như đọc, ..... Còn có tiền thì khỏi nói.
Bình thường những trường hợp này, người thầy phải hướng dẫn cho họ về cơ hành, nghiệp lực, đả thông Tâm lý, dậy bảo tu tập sám nghiệp rồi dùng đạo pháp khất cho con nhà người ta là nó ổn ngay.
Nhưng cứ mở phủ.
Thành ra lại lỗi Đạo và chữa mệt hơn nữa. Cũng như trời mưa rồi mới rút áo đang phơi. Hôi rinh giặt lại còn khổ hơn.
Còn có trường hợp dở khóc dở cười. Con người ta nhờ mở phủ, thầy mở 35 triệu. Trước hôm hầu tạ lại bảo phải có 75 triệu mới cho hầu tạ.
Lại có cô bị bắt đồng nổi nhiều năm lấy chồng có 2 mặt con chồng đi với gái bỏ vợ con lại
Lúc đó lại đổ cho mình không ra hầu Thánh (Ừ thì bản mệnh bất an nên xẩy chuyện)
Thế là vay mượn được 40 triệu theo lời ông Thầy bói.
Ông mở phủ cho đến hôm khai hồ ông lại cò quay tiền bàn loan vỗ gối 20 triệu ông nói tiền kia là mua đồ chưa có tiền vỗ gối.....
Thế là đâm lao phải theo lao lại vay tiếp.Đến hôm hầu tạ có vay được hơn chục thế là ông cho bài lờ .
Rồi nhiều chuyện về thầy bà..Mà không kể hết.
Đều chỉ tiền
.........
Thôi thì có Đồng mới biết thương Đồng.Ai đến mình cũng giúp nhưng càng nghĩ càng buồn
Ý Nghĩa Của Việc Hầu Đồng
Hầu Đồng chiếc chìa khóa mở cánh cửa tìm chiếc gương phản chiếu hoàn thiện mình.
Vì bài viết trước dài quá nên tôi rút gọn lại .
Ai cũng có Sai lầm trong cuộc sống.
Nhưng không thể nhận ra
Chỉ có những người có niềm tin về tôn giáo mới ít mắc lỗi.
Tôn giáo như tấm gương
Nên ta phải cần tấm gương đó.
vì có Tấm gương chiếu ngược lại mình .
Vậy tóm lại để Thành người sống có chỗ gửi thác có chỗ về, Thì Phải có Tấm gương soi để nhắc nhở mình , có nơi gửi gắm Thần Hồn , có nơi nương tựa Về Tâm Linh.
Thì mới hoàn Thiện.
Loài người từ khi sanh ra đã có niềm tin về Tâm Linh ,
Niềm tin vào những bậc Siêu Nhiên , Đã vượt qua từ Con Người,
( nói chung không riêng gì đạo Mẫu)
về những sự tích hiển Thánh hay truyền Thuyết Về Pháp Thuật thì chưa nói .
Nhưng sự Anh hùng và Tài năng cũng như Sự Thánh Thiện , Bao Dung , Nhân Đức , yêu giống Thương nòi.... của chư Thánh cửa ĐÌNH THẦN.
Thì không phải nghĩ Bàn.
Công Đức ấy và nhân cách của các bậc Thánh Việc Nam đã vượt qua , con người bình thường về mọi mặt . ( dù là các bậc chí Tôn hay Thánh nhân tự nhiên thành Thần hay do dân nguyện hun đúc bằng tín ngưỡng lực cũng vậy )
Vậy có căn quả xuất Thủ trình Đồng trước tiên ta Phải hiểu là , nhập Đạo để không vì có sự Độ. Trì ngay của chư Thánh , hay để nâng cao năng lực hay Thần Thông gì , mà là nhập đạo để học hỏi , đó là một hành trình tìm kiếm Tâm linh .
Và tìm lại chính mình .
Nên đồng không có nghĩa là diễn sướng đơn Thuần , mà là đang chuyển hóa cái Tâm mình từ cuộc sống Vô Minh không có nhận Thức được đúng sai biết .
và cái không biết của đời sống hàng ngày , Thành trí tuệ , thành Thánh Đức, để nhìn vào những Tấm gương của chư Thánh . học Theo chư Thánh , khám Phá Đạo cơ ,
Để cuộc sống Đời thường được chuyển hóa theo mang đến Hạnh phúc cho mình , cho người xung quanh, cho Thân Tâm Thanh Thản An Lạc .
Cha Ông Ta có Câu :
Đạo Đồng là cõi Phúc Đời Là Dây Oan .
Vậy mà ( hiện nay có Đồng lại bị hiểu ngược lại )
Vậy có Đồng có Đạo phải là cõi phúc chứ .
vì Nhập Đạo mình đang tìm đường vượt cõi phiền não, khổ đau , cơ hành , căn mạng , nghiệp lực , và sự không biết cân chỉnh cân bằng của Đời sống Thực Tại .
đến cõi phúc để nhận ra bản lai , bản nghã , cái chân thực của Mình , noi theo gương Thánh nhân , để đời an nhiên , và hạnh phúc theo.
vậy, bởi vì Nhân duyên kiếp này Ta có căn mạng xuất Thủ Trình Đồng và Nhập Thánh Đạo, là hành trình đi tìm khám phá một phương pháp không có trong đời thường .
Một hành trì để chuyển hóa tâm linh và con người mình.
Cũng là hành trình gửi gắm để nhận được sự , sáng suốt, sự tu chỉnh hoàn thiện con người mình , cho đúng là người có đạo .
Nhưng hành trình đó không khéo, không đi đúng đường, thì Thường bị ngược lại .
( có thể mới trình đồng Thánh giáng một ly một lai sau lại không bao giờ được)
Nhập đạo Hầu Thánh cũng như người đi bắt rắn độc. mà biết sử dụng một khúc cây có nạng sắt: ( phương pháp phương tiện ) khi đi đến vùng hoang dã, ( con Đường )thấy rắn lớn, họ ấn nạng ngay xuống cổ rắn và lấy tay bắt ngay đầu rắn. Rắn kia tuy có thể quẫy đuôi, quấn tay, quấn chân hoặc một bộ phận khác của cơ thể người bắt rắn, nhưng không thể nào mổ người ấy được.
Bắt rắn như vậy không cực khổ mà cũng không lao nhọc, chỉ vì người ấy biết rõ thủ thuật bắt rắn.
Người có Đồng cũng phải khéo léo tiếp nhận Những tinh túy và loan giá một cách chuyên nghiệp, không đảo lộn thì mới hiểu được sự cốt lõi và ngộ được Thánh Đức Trong Đạo .
nắm được các pháp chánh Thống cái tinh túy cốt lõi .
Họ biết không phải hầu Đồng với mục đích khoe khoang, tiền của , hay mong cầu .....
Không lai căng , không vì một cái gì ngoại lực tác động .
mà chỉ bắc ghế với mục đích tìm cầu , Tấm gương soi chiếu của Đạo Họ không bao giờ áp áp dụng những cái của đời sống vật chất và cái Tầm Thường của Thế nhân nên Điện Thần khi hầu Thánh .
Dù phải bị trê bai đàm tiếu và ,trải qua những cực khổ và nhọc nhằn.
Nhưng họ cũng không bao giờ Áp dụng ngược lại , đưa những cái Tầm Thường, của cuộc sống hàng ngày đến với chiếu hầu ,
( hiện nay phần nhiều là làm ngược lại không nhập đạo để , soi gương Thánh Đức , Thánh minh , Tu chỉnh để hoàn hoàn thiện mình ,
Ấy vậy lại mang cái xấu xa Tầm Thường của đời áp dụng cho Đạo )
Âu cũng là thời cuộc đưa đẩy, trước đây một bản hội chỉ thu nhận con nhang trong làng trong tổng vừa nhằm mục đích dậy bảo đào tạo cho kín kẽ nắn chỉnh cho tân đồng vào nếp dậy bảo đường đi nối về ,
Bây giờ qua thời gian dài cấm đoán mất gốc mất sự tinh túy ,
Lại mở quá nhanh không có sự định hướng nên loạn , tranh nhau làm Thầy đua nhau phá đạo ,
Phá vỡ truyền thống ngàn đời của dân tộc .
Mở Phủ cho người không dậy chỉ vì đông con nhang, chỉ vì danh ,vì lợi, tiền tài, có xứng đáng là kẻ ăn cơm tứ Phủ mặc áo đình Thần không .
Có xứng đáng với hai chữ quan Thầy của Đạo không.
Các cụ ngày xưa trân trọng lắm.
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm! Nếu mình không biết bắt rắn bằng đầu của nó, mình sẽ bị nó cắn lại.
Cho nên có thể nói rằng nhập đạo hầu bóng , không phải là khi hầu mới học theo gương Thánh Hầu cho giống Thánh , giống quan , .....
Mà ngoài Đời cũng Phải lấy Thánh nhân làm gương mà sống theo Tôn chỉ của Thánh Nhân.
Tuy rằng Tín ngưỡng Đạo Mẫu và cửa Đình Thần là ShaMan nguyên Thủy , đi kèm vào đó là sự
Huyền bí và có chút huyền hoặc.
Nhưng bản chất tất cả các Tôn Giáo hiệnTại đều là huyền hoặc, thậm chí dị đoan gấp ngàn lần Đạo Mẫu .
Còn Đạo Mẫu vẫn nổi trội và trường tồn , và luôn song hành trong lòng Dân Tộc Việt nam.
( Đại diện cho võ công hiển hách giữ nước thương nòi , cho những giá trị văn văn hóa và văn hiến nhân văn Truyền thống )
Vì có Tính Thượng Tôn Anh hùng Dân tộc .
Tính nhân văn cao cả , sự chan hòa giản dị, bao dung ,từ ái vô bờ bến của Thánh Nhân Việt.
Hướng cho con dân , yêu thương đùm bọc lẫn nhau , hết mình vì sự hòa bình , sự phồn vinh , Thịnh vượng của Dân Tộc này giúp con dân sống hạnh phúc , ấm no ,an lạc, xa lìa phiền não, khổ đau.
Thế còn các huyền lực và các pháp ( năng lực đặc biệt) của cửa Đình Thần thì sao ?
để được nhận cái Thánh Ân đó .
Đấy là những phương pháp hành Đạo ( Ơn trên ban )
Năng lực đó để ta quảng đại đạo pháp , phát dương ngọn cờ đình Thần Tam Tứ Phủ , cứu khổ độ mê cho đúng với Tâm Đức của Chư Thánh đã ban Ân .
nếu chúng ta sử dụng thích hợp dị năng đó . dùng với những việc mà không làm khuấy đảo Âm Dương , không lạm dụng ,vi phạm trong luân thường đạo lý,
hành sử như một bậc đại diện của Thánh Nhân , của cửa Đình Thần.
Chỉ sử dụng khi giúp đời giúp người không vụ lợi.
Mục đích gánh thay cho đời như chư Thánh .
thì việc Đời việc đạo sẽ có tiến bộ.
Việc lên Đồng là phương pháp, là chìa khoá để mở cánh cửa tâm linh của mình. Để tìm ra đúng chìa khóa để mở cửa,
chúng ta phải nhất nhất tuân thủ đúng với Tấm gương quán chiếu ,
Tấm gương Đó là : Thánh nhân Việt
. Dùng trí tuệ để quán chiếu, soi sáng những thành quả ngày tháng áp dụng trên đường đời.
Sai Đâu sửa đó .
Sẽ và chắc có quả đạt được qua công phu quán chiếu tấm gương từng ngày .
Nếu thấy Thân tâm thanh thản an lạc là có tiến bộ,
như vậy lên Đồng mình đã tìm ra đúng chiếc chìa khóa cho tâm linh mình;
bằng không mình khổ . con cháu mình khổ vì phải ghánh thay nghiệp cho mình.
Nếu chúng ta thực hành tín ngưỡng này mà tâm mình vẫn còn phiền não, sân hận, cơ hành , vì tiền , vì danh ,điêu ngôn sảo ngữ , thì rõ ràng chúng ta.... hoặc là đã sai đường .
hay là đã lạm dụng năng lực , hoặc chọn con đường nghịch đạo .
Lạm dụng Thánh ân không đúng ,
Vậy ổ khóa đạo đã không đúng chìa khóa.
Thôi buông mà sửa .
Người đi trước rước người đi sau .......
Đồng Thầy là Tấm gương
Biết là tùy cơ duyên của từng người căn quả của từng người , nghiệp căn từng người.
Để tùy bệnh mà cho thuốc. Do vậy, việc mở Phủ cho người cần phải dụng tâm, quán xét mỗi khi dẫn trình . để con nhang tạm thời yên căn số lúc đó.
Nhưng đó chỉ là mở đường mở lối cho họ đến với con đường Tâm linh .
Sau khi dẫn trình ngoài những nghi thức hành lễ . hay hầu hạ bắt buộc, vậy còn đường phải đi thế nào thì , phải hướng dẫn cho họ được biết.
Nói đến việc tùy duyên ứng đàn đó là ở trước mắt , ( hoặc sử lý nghiệp căn trước mắt)
Khi đã là Thanh đồng thì ...
lâu dài quan Thầy phải giáo đạo cho vào khuôn phép.
Biết rằng nhập của Đình Thần không phải vì cái gì mà chỉ vì chìa khóa đến với Tâm linh , tìm về tấm gương quán chiếu chính mình .
Chứ không phải vì lợi lộc , thần thông hay bất cứ cái gì khác .....
Để nước chảy một dòng thuyền xuôi một bến .
Như Thánh nhân Việt , nhất một lòng tòng một dạ , với dòng máu đỏ da vàng việt nam.
Mới nên mở Phủ.
Đừng có mong rằng ta phải có năng lực Thần Thông hiển hiển , lộc lá , hay cái gì khác ,......
Mà là tu chỉnh nghiệp căn , hết lòng soi chiếu tấm gương của Thánh Đức , phát dương Tĩn ngưỡng , một lòng một dạ nhất tâm quy hàng theo vào đạo .
Rồi cha cắt mẹ cử phải làm gì thì cũng sẽ đi đến đích .
Tất nhiên để thụ hưởng được sự hạnh phúc , tài lộc , gia đình an lạc trong đời này ,
Ngay. Bây giờ Thanh Đồng chúng ta phải thay đổi cách sống và cư xử hàng ngày. ( để Quay lại cái đạo lý truyền thống từ xưa của các cụ )
Những thói quen, từ hồi mở cửa kinh kinh tế thị trường. đưa ta đến sự sai lệnh và biến tướng. phải được cắt đứt, đình chỉ.
Để tín ngưỡng của dân tộc ta quảng đại, nhân văn như vốn có từ xa xưa .
Môĩ chúng ta phải chiếu tấm gương của chư Thánh ,
Cho dù làm lại từ đầu cuộn mình học hỏi, như tằm ăn rỗi , để rồi một ngày giống như con kén đang lột xác để hóa thành con bướm đẹp đẻ rực rỡ!
Thoát khỏi thời điểm mà đáng xấu hổ như bây giờ.
Chính trong quá trình quán chiếu bằng tấm gương thánh Đức để sửa lại mình .
Các vị mới thấy sự chuyển hóa, lột xác này chúng ta mới cảm nghiệm sâu sắc được Thế nào là Thanh Đồng Thế nào là Ân duyên ,Thế nào là Thánh Đức.
Thánh nhân Việt không bao giờ buông bỏ con dân của mình.
Mọi chuyện không bao giờ quá muộn đặc biệt những người đã sai đường.
Không đến lúc hàng ngàn gương tầy liếp nhập ma chướng Tà đạo,
Gia đình tan nát con cháu trả không hết nghiệp cho mình .
Chết đi chỉ là kẻ mang nghiệp và chắc chắn không bao giờ được bước vào cửa đình Thần để theo hầu chư Thánh ở thế giới bên kia.
May ra chỉ có những kẻ tà đạo thu nhận làm Âm binh cho chúng .
Vậy hành trình Nhập Đạo Hầu Thánh là hành trình khám phá tâm linh của Đân Tộc việt là con đường đi để xây dựng nhân cách Việt.
An lạc trong hạnh phúc của truyền thống , cộng đồng, tìm lấy hạnh phúc , phú quý, và bình an trong mỗi gia đình .
Tìm đến cội nguồn văn văn hóa Tâm linh của dân tộc , phát huy tính văn hóa nhân văn của người con đất việt .
Chúng ta có thể tìm thấy trong tất cả các
Pháp môn truyền thống của tín ngưỡng và những câu hát văn . ( nghe văn thấu lộ )
đều hướng về mục tiêu ấy.
Mà hễ tu chỉnh soi chiếu cân chỉnh lại từ trên chiếu hầu , từ câu văn để thực hiện ngay trong đời sống hàng ngày .
Sẽ hết khổ là vui, là hạnh phúc!
Tóm lại, con đường Tâm linh của Thanh Đồng là nhìn lại những đầu mối gây đau khổ mà do chính mình đã tạo ra,những Tâm tưởng lệch lạc , tự diễn biến trong tâm thức , hay do môi trường sinh sống, trong quá khứ, hay trong hiện tại.
Ta lần lần tháo gỡ ( soi chiếu tấm gương học theo chư Thánh nhằm chuyển hóa) những mối gút mắc, hay thay đổi cách sống, thái độ. Và tư tưởng sai lầm không nhận biết được thường ngày.
Nếu bắc ghế vì rằng
Nếu mình chỉ chờ đợi một cơ may nào đó xảy đến để mình có hạnh phúc ,tài lộc lâu dài là một sự mơ tưởng viễn vông, không đúng chánh Đạo như hình ảnh của chư Thánh Nhân Việt.
Một người Thanh Đồng phải có chánh kiến và nhìn nhận.
là biết mình phải chọn cách nhắc nhở Thân Tâm thích hợp và gia công , quán chiếu để chuyển hóa chính mình.
Nếu không ‘nằm chờ sung rụng’ thì biết ngày nào có được Đạo Tâm và hai từ con cha con mẹ đúng nghĩa ,
và muốn mình là người đại diện cho một đạo pháp của dân tộc Việt nam này .
Chỉ là vải thưa che mắt Thánh .
Chỉ có các Thanh Đồng nào tu chỉnh và học tập theo chư Thánh may ra Thánh giáng Đồng ( dù chỉ một ly một lai ).
Còn ngoài ra toàn là lừa đảo , miệng trần nói có bóng thánh .
Trước khi viết bài này mấy Thầy trò tôi bàn luận và So sánh giữa Đạo Mẫu với những ShaMan giáo Á Đông khác .
Ví dụ như Tát Mãn Giáo và Thần Đạo Nhật Bản
Mới biết rằng
Những tôn giáo tương Đồng với Đạo Mẫu.
Đặc biệt Một tôn giáo đơn giản và gần giống với tín ngưỡng dân tộc việt nam đó là Thần Đạo của nhật bản .
Chỉ khác đi là họ không có hát văn và hầu bóng .
Nhưng họ có những Vu Nữ chuyên nhẩy múa dâng nên chư thần , và thêm một công việc nữa là cầu xin thần linh giúp đỡ cùng làm bùa chú và bán chúng cho dân nhật bản.
Cái giống nhau là ngôi đền thờ thần đạo và các ngôi đền thờ thánh của VN có tín ngưỡng la lá như nhau .
Quá trình phát triển và hình thành của hai tôn giáo gắn liền với hai dân tộc.
Giống nhau đến 90%
Nhưng họ có một ông vua trong lịch sử ( Thiên Hoàng Minh Trị )ban chiếu chỉ ( thần Phật phân biệt lệnh vào ngày 13/3 /1868 ) nghiêm cấm gán ghép Phật giáo và đạo giáo .
loại bỏ toàn bộ những kinh kệ hay luật tục của hai tôn giáo này vào tín ngưỡng gốc của dân nhật bản và đến tháng 7 năm 1869 sau khi đã đính chính và cho về nguyên sơ.
Nhật Hoàng ban sắc chỉ phong Thần Đạo là quốc giáo .
Với lý luận rằng IZANAGI người sinh ra đất nước nhật bản và các vị thần ..các vong linh tổ tiên dân tộc nhật .và các vị vong linh anh hùng dân tộc nhật bản các vị tiền nhân đã tạ thế ( khai sinh ra văn hóa tín ngưỡng giá trị truyền thống của tâm linh dân tộc nhật bản) các vị Thánh nhân đó luôn luôn trường tồn và phù hộ độ trì cho dân tộc nhật bản.
Và cũng không có đi đầu thai như thuyết lục đạo luân hồi của Phật giáo ( thuyết này Phật giáo vay mượn của Ấn giáo hin đu ,bà la môn)
Và lại càng không có 10 vị diêm vương nào cả.
Không có một ai thế lực nào loại tín ngưỡng tâm linh nào có quyền phán sét các vị anh hùng Và các vong linh tiền nhân của dân tộc nhật bản .
Các vị đó luôn luôn ở mồ mả lăng tẩm và các ngôi đền của thần đạo, ở nơi ở của chư thần và theo mỗi bước chân của nhân dân và dân tộc nhật bản phù hộ cho dân tộc nhật bản.
Bằng vào truyền thống nếu đã là dân nhật bản, phải học và noi gương các Thần linh Dân Tộc Nhật Bản.
thời Điểm trước thế kỷ 19 thần đạo khi đó là một nhánh của Phật giáo (CHÂN NGÔN TÔNG do nhà sư Kôbô dung hòa tín ngưỡng nhật bản với đạo Phật từ thế kỷ thứ 6 qua 13 thế kỷ phát triển đấy )
nhưng bấy giờ Tách khỏi Phật giáo .
Phát triển mạnh mẽ hơn quá khứ.
Toàn dân tộc đời sống Tâm linh quoay xung quanh tín ngưỡng này .
Chính Thức Có hơn 100 triệu dân nhật bản theo thần đạo 4 triệu Vu Nữ chuyên múa phục vụ thần đạo . luyện bán những bùa chú trừ tà hay giải hạn . với rất nhiều người chuyên tổ chức lễ lễ hội hay cúng tế .
Từ Đức vua Thủ tướng đến thường dân đều tôn phụng .
Sự khác nhau giữa hai đạo là Vũ nữ thầy tế và ông bà Đồng
Còn các câu tế và văn luật
còn có phần kém cả Sự phong phú và tính đa dạng tính Anh hùng hay sự nhân văn , lòng bao dung sự, phù trì.....
hát văn của Đình Thần Việt
Nhưng Thần đạo Nhật bản lại hơn hát văn việt được công nhận là luật tục truyền thống buộc phải chấp hành .
Những việc phạm phải lỗi nhỏ phải biết nhận ngay kẻ nào không biết nhận lỗi lầm là kẻ đi ngược lại với Thần Đức tính cách của tiền nhân .
còn như cực đoan một chút
nếu gây trọng tội hay thất bại, hoặc lỗi lầm không có thể cứu vãn là kẻ không học và làm theo noi gương chư Thần ....sự Anh hùng và sả thân vì nước..... và có thể chết vong hồn sẽ không được chư Thần chấp nhận cho được nhập Thần xã của dân tộc Nhật Bản.
Trừ khi lấy cái chết để tạ Tội.
Nhìn họ được thế giới công nhận bởi cái truyền thống chứ không phải là các điệu múa hay lễ hội và.....hình thức .
mà nhìn đến đạo ta mà đau lòng .
Đạo Mẫu. Cửa Đình Thần Việt nam ta
Được Thế giới công nhận và nhìn nhận biết đến không hơn gì là văn hóa diễn sướng ca múa ( Không dám dùng câu biểu diễn giải trí ) vì sợ khinh nhờn Thánh nhân .
Tháng tiệc bận quá nhưng vì sự động viên của mọi người
Nhưng Càng viết càng tủi .
Buồn vì sức mình có hạn không thể làm gì nay chuyển cho cái Tín ngưỡng của Cha Ông về bản chất truyền thống vốn có ngàn xưa.
ĐỒNG NHÂN Cứ Chăm Đến ĐỀN
ĐIỆN, PHỦ, CHÙA Là Tốt?
Đi lễ ĐỀN, ĐIỆN, PHỦ, CHÙA... trong những ngày rằm, mùng 1 hay Tết là thói quen của đa số người Việt. Nhưng với các đồng nhân, thanh đồng trong đạo Mẫu, việc năng đi lễ tại các ĐỀN, ĐIỆN, PHỦ, CHÙA có thật sự tốt hay không?
Trong tâm linh: các linh hồn tương tác với người trần bằng nguồn năng lượng
Con người tương tác với nhau qua trường năng lượng của mình, còn trong thế giới tâm linh, các linh hồn cũng tương tác qua lại với nhau và cả với người trần bằng trường năng lượng.
Chư Phật chư Thánh dùng năng lượng tâm linh cao của mình giáo hóa và tiếp độ các vong linh thấp cũng như can thiệp một số cái được tạo hóa cho phép cả cho người trần.
Đặc biệt đối với người có căn thì sự cảm nhận, tiếp nhận nguồn năng lượng này lại càng mạnh mẽ.
Nguồn năng lượng tâm linh luôn đa dạng
Nhưng cũng bởi nguồn năng lượng tâm linh luôn rất phong phú đa dạng, có tốt có xấu:
- Năng lượng của Phật, của Thánh hiền thần linh chính tắc thì tốt
- Năng lượng của ngã quỷ, của hung thần và tà thần vong tà… thì xấu.
Ngôi chùa ngôi đền linh thiêng và người chủ trì hay thủ nhang ở đó đạo đức tốt
Tu tập tốt thì dù ngôi đền chùa hay điện đó to bé không quan trọng, Ta cũng cảm nhận được trường năng lượng tốt (hay còn gọi là linh khí Hay ngôi đền điện chùa đó linh thiêng), cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, ấm áp và được sự che chở.
Nhưng nếu đến một ngôi chùa đền điện dù to đẹp hoành tráng mà người chủ trì hay thủ nhang không đi đúng đạo và không có đức thì ngôi đền chùa đó chỉ như nhà triển lãm tượng, giống những nơi trưng bầy và khoe khoang đời thường.Thậm chí nếu các vị đứng đầu nơi đó mà nhập ma thì khi bước vào sẽ chỉ nhận được trường năng lượng xấu thậm chí gây cảm giác lạnh lẽo, sợ hãi.
Cũng giống như người hiền lành đạo đức trong sáng, tâm thiện thì tỏa ra trường năng lượng tốt; người tà tâm, suy đồi đạo đức thì năng lượng xấu. Một con người đạo đức hay xấu xa dù thế nào, cũng không thể giấu diếm được trước các đấng siêu hình thậm chí cũng khó dấu diếm được các vị tu hành có đạo hạnh hay các nhà tâm linh có tu tập cảm nhận được năng lượng.
Chọn nơi mà đến để nhận năng lượng của Phật, của Thánh hiền, của chính Thần
Vậy các con nếu là đồng nhân, muốn tỏ lòng thành kính với đấng Thánh Thần, muốn được bề trên chứng tâm gia ân che chở, phù hộ, muốn xin cầu một chút ân duyên năng lượng để an yên lại căn mệnh, bình an thần trí... hãy năng đến các đền chùa linh thiêng, các địa linh để tiếp nhận năng lượng, để nhận sự tác động tốt bởi năng lượng của Phật, của Thánh hiền, của chính Thần.
- +Các con lại nên tránh những nơi có năng lượng xấu dù được rao giảng lôi kéo hay nhìn bề ngoài có hoành tráng đến đâu, nổi tiếng đến đâu.
- +Các con cũng hạn chế đến nơi có nhiều mồ mả, nơi có năng lượng thi khí (khí từ người chết, thi thể), năng lượng âm khí, năng lượng địa mạch âm sát và năng nượng oán khí... Nó ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống của các con từ sức khỏe, tài vận và đặc biệt là đến căn mệnh của người có đồng...
TRỪ KHI các con có năng lực nội tại đủ tốt để chế ngự/điều hòa năng lượng này hoặc khi có nhiệm vụ hành pháp ĐỘ VONG
Văn Khấn Tứ Phủ:
Các bạn căn đồng số lính có căn hầu đồng con cha con mẹ khi đi lễ đền phủ... không thể không thuộc bài văn khấn Tứ Phủ
Nhưng bài khấn quá dài thì các thanh đồng còn non trẻ sẽ khó lòng mà thuộc được
Bài văn khấn quá ngắn lại chưa đúng ý nguyện mong cầu của các đồng cựu thầy đồng.
Bản đầy đủ dành cho các thầy và Bản Văn khấn ngắn gọn dành cho các con nhang đệ tử.Có hướng dẫn cách khấn sao cho linh nghiệm nhất đối với con nhang đệ tử ở dưới bài viết
Hôm nay là ngày.. Chúng con đến đây có chút hương hoa phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe - không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cúng Phật) xin dâng lên các chư tiên chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua.Vừa qua được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.
Hôm nay chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).
Một lần nữa thay mặt gia chung chúng con con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ...( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a di dà phật (3 lần).
Một số lưu ý về bài khấn trên:
Do các ngôi vị của nhà thánh rất nhiều chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư tiên, chư thánh là đủ hết cả rồi, không sót một ai. Nên các bạn cứ an tâm mà khấn.
Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên, chư thánh rồi thì phải khấn tên của vị thánh chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của ngôi đền, còn các ngôi khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách, nên không thể không khấn tên vị thánh chủ đền được. Thử hỏi cõi dương trần mình đến nhà người ta chơi mà không chào chủ nhà, chỉ chào mỗi khách thôi thì chủ nhà sẽ hành xử với chúng ta ra sao? Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời xin cầu của chúng ta là vô nghĩa, thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền.
Cũng lưu ý khi khấn bên cung Phật thì đoạn "chư Phật, chư Tiên, chư Thánh" thì chỉ cần khấn chư Phật thôi, còn khấn bên cung Thánh thì có thể khấn chư tiên, chư thánh thôi.
Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi chư Phật, chư Tiên, chư Thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến vị thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng. Thậm chí, chúng ta khấn vị thánh chủ đền rồi mới đến chư tiên, chư thánh cũng không sao. Bởi vị thánh chủ đền là chủ nhà còn các chư tiên, chư thánh chỉ là khách.
Để khấn khi đến hay khấn chào thì nên khấn ở Ban Công Đồng hoặc ở Ban vị thánh chủ đền là được. Sau đó có thể chỉ đến vái các ban khác nếu không có đủ thời gian. Tất nhiên, nếu có nhiều thời gian chúng ta có thể khấn thêm ở các ban khác.
2. Bài khấn Tứ Phủ đầy đủ nhất (Dành cho các đồng thầy)
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,
- Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
- Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
- Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng.Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ
Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên
Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.
-Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:
Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai
Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình
Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh
Văn khấn Tứ phủ: Ngắn gọn đầy đủ & hay nhất
Các bạn căn đồng số lính có căn hầu đồng con cha con mẹ khi đi lễ đền phủ
Không thể không thuộc bài văn khấn Tứ Phủ
Nhưng bài khấn quá dài thì các thanh đồng còn non trẻ sẽ khó lòng mà thuộc được.Bài văn khấn quá ngắn, lại chưa đúng ý nguyện mong cầu của các đồng cựu, thầy đồng.
VĂN KHẤN TỨ PHỦ ĐẦY ĐỦ NHẤT
Bản đầy đủ dành cho các thầy và Bản Văn khấn ngắn gọn dành cho các con nhang đệ tử.Có hướng dẫn cách khấn sao cho linh nghiệm nhất đối với con nhang đệ tử ở dưới bài viết.
1.Bài khấn Tứ Phủ ngắn gọn hay nhất (Dành cho con nhang đệ tử)
Đối với các con nhang, đệ tử đi lễ không thường xuyên thì nên khấn ngắn gọn như sau:
Nam mô a di đà phật ( 3 lần )
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.
Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.
Con lạy: ...........( tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh)
Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........
Ngụ tại:.................................
Hôm nay là ngày... Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe - không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cúng Phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc
(Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày ) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.
Hôm nay chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).
Một lần nữa thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ...( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a di dà phật (3 lần).
------ HẾT -------
Một số lưu ý về bài khấn trên:
Do các ngôi vị của nhà thánh rất nhiều chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư tiên, chư thánh là đủ hết cả rồi, không sót một ai. Nên các bạn cứ an tâm mà khấn.
Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên, chư thánh rồi thì phải khấn tên của vị thánh chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của ngôi đền, còn các ngôi khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách, nên không thể không khấn tên vị thánh chủ đền được. Thử hỏi cõi dương trần mình đến nhà người ta chơi mà không chào chủ nhà, chỉ chào mỗi khách thôi thì chủ nhà sẽ hành xử với chúng ta ra sao? Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời xin cầu của chúng ta là vô nghĩa, thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền.
Cũng lưu ý khi khấn bên cung Phật thì đoạn "chư Phật, chư Tiên, chư Thánh" thì chỉ cần khấn chư Phật thôi, còn khấn bên cung Thánh thì có thể khấn chư tiên, chư thánh thôi.
Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi chư Phật, chư Tiên, chư Thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến vị thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng. Thậm chí, chúng ta khấn vị thánh chủ đền rồi mới đến chư tiên, chư thánh cũng không sao.Bởi vị thánh chủ đền là chủ nhà còn các chư tiên, chư thánh chỉ là khách.
Để khấn khi đến hay khấn chào thì nên khấn ở Ban Công Đồng hoặc ở Ban vị thánh chủ đền là được. Sau đó có thể chỉ đến vái các ban khác nếu không có đủ thời gian.Tất nhiên nếu có nhiều thời gian chúng ta có thể khấn thêm ở các ban khác.
2. Bài khấn Tứ Phủ đầy đủ nhất (Dành cho các đồng thầy)
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,
- Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
- Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
- Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con Lạy Chư Đại Bồ Tát Chư Hiền Thánh Tăng.Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ
Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên
Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.
-Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:
Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai
Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình
Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh
-Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân,
Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử, Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn
Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều
Con lạy Tam Tòa chúa bói – Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường
Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Tiên Chúa Thác Bờ
Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà
-Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên, Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.
Con lạy Tôn Quan Điều Thất.
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà
Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
Chầu Năm Suối Lân
Chầu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Tiên La
Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân
Chầu Cửu Sòng Sơn
Chầu Mười Đồng Mỏ
Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng
Con lạy 36 tòa Sơn Trang -Sơn Trang, Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng
-Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô
Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm
Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thoải, con lạy cô tư Ỷ La, Cô năm suối lân, cô Sáu sơn trang, Cô bảy Tân La cô Tám Đồi Chè, 12 cô Chín, Cô chín thượng Ngàn, Cô chín Sòng sơn, cô Mười mỏ Than, Hội đồng cô bé, Con Lạy cô bé Thượng ngàn, cô bé Thoải con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện), Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải,
Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên, Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành, Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên, Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát. Con lạy cậu bé bản Đền ( Bản Điện ).
-Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng
-Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.
- Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........
Ngụ tại:.................................
Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:... Tháng:... Năm:...
( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới)
Nhân …………..
Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ...............(tên đền) linh từ.
Mong trên cha độ dưới mẫu thương đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà vuốt ve che chở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi - Đầu năm chí giữa nửa năm chí cuối được bình an vô sự cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh, cầu phúc đắc phúc đắc tài sai lộc...... Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!
-Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ..... nguyên quán Tổ Cô Mãnh Tướng
Cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên, dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ, cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…
Nam mô a di dà phật (3 lần).
Văn khấn công đồng bài 3 dễ nhớ (Dành cho các thanh đồng)
Nhất thiết cung kính, nhất tâm kính lễ thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo (3 lần)
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Nam mô đại từ, đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật chư phật mười phương, ngũ phương ngũ phật, thập phương thập phật, hằng hà sa số, đức phật vô lượng, công đức vô biên.
Con xin sám hối con lạy Đức Cao Thiên Thượng Thánh Đại Từ Nhân Giả, Huyền Cung cao thượng đế, Ngọc Hoàng đại thiên tôn.
- Con xin sám hối đại thánh Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ tinh quân, con sám hối đại thánh Bắc Đẩu Cửu Hoàng Giải Ách tinh quân, Bắc Cực Thiên Trung, Tam Nguyên, Tam Phẩm, Tam Quan, Cửu Tinh Thiên Chúa, Thập Nhị Bát Tú, dương phủ ngũ nhạc thần vương, địa phủ thập điện linh vương.
- Con xin sám hối đến thái linh phủ, bát hải linh từ, con sám hối vua cha bát hải động đình, con sám hối cửu trùng thánh mẫu bán thiên công chúa thiên tiên thánh mẫu.
- Con sám hối quốc mẫu vua bà, bơ toà thánh mẫu, mẫu đệ nhất thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh, đức mẫu thượng ngàn, Diệu Nghĩa, Diệu Tín thiền sư, tuần quán đông cuông, đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương, thánh mẫu đệ tam thuỷ cung Xích Lân Long Lữ thuỷ tinh công chúa, Hàn Sơn linh từ .
- Con lạy trần triều hiển thánh nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Quốc Công Tiết Chế Thượng đẳng phúc thần ngọc bệ hạ, trần triều khải thánh vương phụ, vương mẫu, vương phi phu nhân, vương tử, vương nữ, vương tể, vương tôn, tứ vị vương tử, nhị vị vương cô, phạm tướng quân, cô bé cửa suốt, cậu bé cửa đông chư vị tướng tá bộ hạ các quan công đồng Trần Triều uy phong lẫm liệt
- Con sám hối Cung thỉnh Tam vị Chúa Mường:Đệ nhất Tây Thiên,đệ nhị Nguyệt Hồ,đệ tam Lâm Thao
- Chúa Bà Cà Phê ,Tiên Chúa Thác Bờ-Hòa Bình công chúa,Ngũ Phương Bản Cảnh Chúa bà bạch hoa công chúa tối tú tối linh,hội đồng chúa bói,hội đồng chúa chữa,hội đồng chúa Mán,hội đồng chúa Mường,lục cung chúa chầu các bộ sơn trang,sơn lâm công chúa,tam thập lục cung công chúa
Lục thập hoa giáp thần nương.
Con sám hối ngũ vị tôn quan hội đồng quan lớn, quan đệ nhất thượng thiên,quan đệ nhị thượng ngàn, quan đệ tam thoải phủ, quan đệ tứ khâm sai, quan đệ ngũ tuần tranh.
Con lạy tứ phủ chầu bà, Năm tòa quan lớn, 10 dinh các quan. Bát bộ sơn trang thập nhị tiên cô trên ngàn dưới thoải, Thủ điện công chúa tối tú tối linh.Con kính lạy tứ phủ quan hoàng. Tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu
Cậu bé bản đền, cô bé bản đền. Ngũ lôi thiên tướng, ngũ hổ đại thần chư vị các quan. Con kính lạy Thanh Xà đại tướng, Bạch Xà đại quan. Con kính lạy công đồng các giá, hội đồng các quan, trên ngàn Adưới thoải 18 cửa rừng, 12 cửa bể, cửa đình thần tam tứ phủ tối tú anh linh, con lạy Thổ công chúa đất chư vị tôn thần bản sứ.
Hôm nay là ngày...tháng...năm...
Đệ tử con là ... (tuổi) thê ... (tuổi) sinh nam tử ... (tuổi) nữ tử .... v.v… đồng gia quyến đẳng.
Ngụ tại địa chỉ:........................................................
Ngày hôm nay, kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời.
Đệ tử con nhất tâm tưởng vạn tâm cầu, tu thiết nhang hoa lễ vật có tờ vàng lá sớ, tờ tấu lá trạng, mang miệng về tâu mang đầu tới bái cửa đình thần tam tứ phủ. Trên Mẫu độ, dưới gia hộ Mẫu thương, vuốt ve che chở phù hộ độ trì cho con 3 tháng hè 9 tháng đông, đầu năm chí giữa nửa năm chí cuối, tứ thời bát tiết phong thuận vũ hòa, tai qua nạn khỏi.
Mẫu cho con sáng hai con mắt, bằng hai bàn chân. Mẫu ban lộc dương, Mẫu tiếp lộc âm, cho lộc mùa xuân, cho tài mùa hạ, cho con tươi như lá, đẹp như hoa, phúc lộc đề đa tiền tài mang tới. Mẫu cho con lộc ăn lộc nói, lộc gói lộc mở, lộc gần lộc xa, hồ hết lại có, hồ vơi lại đầy, điều lành Mang đến điều giữ mang đi. Mẫu cứu âm độ dương, cứu đường độ chợ, vuốt ve che chở nắn nở mở mang, cải hung vi cát, cải hạo vi tường thay son đổi số, lảy mực cầm cân Mẫu phê chữ đỏ, Mẫu bỏ chữ đen, cho con được trăm sự tốt vạn sự lành, trên quý dưới yêu, trên vì dưới nể. Mẫu cho con Gặp thầy gặp bạn, gặp vạn sự lành, Mẫu ban danh ban diện ban quyền cho con có lương có thực có ngân có xuyến, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc Cầu bình an đắc bình an, trồng cây đắp phúc cho con được nở cành xanh lá
Phúc lộc đề đa, ngũ phúc lâm môn, thân tâm an lạc, quả đạo viên thành, đầy thuyền mãn quả, gia đạo hưng thịnh. Mẫu cho trên thuận dười hòa trên bảo dưới nghe, trên đe dưới sợ, Mẫu cho nước chảy một dòng thuyền trôi một bến, bách bệnh tiêu tán vạn bệnh tiêu trừ, Năm xung Mẫu giải xung tháng hạn Mẫu giải hạn cho gia trung con được trong ấm ngoài êm nhân khang vật thịnh, duyên sinh thọ trường.
Đệ tử con người trần mắt thịt việc âm chưa tường việc dương chưa tỏ, tuổi con còn trẻ tóc con còn xanh, ăn chưa sạch bạch chưa thông, không biết kêu sao cho thấu tấu sao cho tường. Con biết tới đâu con tâu tới đó, 3 điều không sảy 7 điều không sai trăm tội Mẫu xá vạn tội Mẫu thương. Mẫu xá u xá mê xá lỗi xá lầm, soi đường chỉ lối cho con biết đường mà lội biết lối mà lần.
Hôm nay đệ tử con lễ bạc tâm thành con giàu một bó con khó một nén, giàu con làm kép hẹp con làm đơn, thiếu Mẫu cho làm đủ, vơi Mẫu cho làm đầy. Mẫu chấp kỳ lễ vật, chấp lễ chấp bái, chấp lời kêu tiếng tấu của con, bay như phượng lượn như hoa tới cửa Mẫu ngồi, tới ngai Mẫu ngự, cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!
- Con sám hối Cung thỉnh công đồng Tổ tiên nội ngoại, Tổ Cô Mãnh Tướng cậu bé cô bé tại gia đẳng đẳng chư vị chân linh sống vi anh tử vi linh về hầu cửa Phật cửa Thánh trên tấu thượng thiên, dưới tấu tòa vàng thoải phủ kêu thay lạy đỡ cho con cháu cháu chắt của Tổ được kêu thấu, tấu nổi đắc lễ đắc bái đắc yêu đắc cầu.Đức Tổ cao minh tận thương tận độ!!!
Các thanh đồng lưu ý khi khấn Tứ phủ để có ứng nghiệm được tốt nhất
Cần quỳ lạy tốt hơn nếu có điều kiện về vị trí, chỉ đứng khi không có chỗ để ngồi.Nhà Thánh không chấp nếu ta không có chỗ quỳ lạy nhưng sẽ chấp ta
Nếu có chỗ mà không quỳ.Quỳ là sự thể hiện sự tôn kính mà.
Khi khấn cần chắp tay cung kính, dồn toàn bộ tâm trí vào câu khấn,. Có thể mở mắt, nhưng phải để hướng mắt vào các tượng thánh.Có thể nhắm mắt để tiện cho dồn tâm trí vào câu khấn thì trong tâm vẫn phải hướng thẳng vào cung thờ.
Không quá nặng nề về câu chữ để sao cho lời khấn được mạch lạc, để có thể khấn bằng cả cái tâm của mình. Đây là phần quan trọng nhất trong khi khấn.Có làm được như vậy thì cây cầu tâm linh giữa người khấn với cõi tâm linh mới được kết nối.Khi đó lời khấn của mình mới được chứng
Nếu trong khi khấn mà không tâm niệm được điều này thì có khấn hay đến đâu cũng khó được chứng giám.Tuyệt đối không được mang bản in sẵn ra mà đọc
Nếu ta đọc thì cây cầu âm dương không bao giờ được kết nối.
Nên dãi bày chi tiết cụ thể các việc mình cần xin thì càng tốt. Có như vậy, cõi âm mới biết mình vướng cái gì, mắc ở đâu, chỗ nào ngăn trở mình thì cõi âm mới có cách giải quyết cho chúng ta được. Không nên khấn chung chung không cụ thể như: Mua một bán mười, tài lắm, nhiều lộc, gặp may gặp mắn.....
Đi lễ không quá cầu kỳ về đồ lễ vì cõi âm thường: Chứng tâm không chứng lễ.Nếu có lễ thì nên đơn sơ Chúng ta nên dành bớt phẫn lễ để cung tiến, hay giọt dầu. Việc đó tốt hơn vì góp công của xây dựng nhà đền sẽ được nhà ngài chứng tâm nhiều hơn.Cha mẹ nào chả thương con nghèo. Vì thế, không nên đua đòi sắm lễ, đặc biệt là mã cho tốn kém mà không giúp gì cho hưng thịnh đền nhà ngài.Nhà thánh hàng năm nhận hàng vạn mã, vàng thử hỏi có dùng làm chi ở cõi đó. Lễ mã chẳng qua là thể hiện lòng tôn kính mà thôi.
Hãy tự mình khấn thì tốt hơn vì các thầy chỉ thay mình khấn hộ nên chỉ khấn được chung chung hoặc chỉ là tên sự việc chứ không thể tả được các khúc mắc trong sụ việc như chính bản thân chúng ta.
Vì vậy khi thầy khấn xong ta nên tự khấn một mình sau, nếu không thì có thể khấn thầm ngay khi các thầy khấn chung.Lưu ý chỉ khấn nhẩm thầm để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Nếu ta làm ảnh hưởng đến người xung quanh thì chính chúng ta không tôn trọng chính mình thì há chi nhà thánh còn muốn nghe chi lời trình bày của mình nữa.
Một điểm lưu ý thêm là bà con hay có cái tật đi với thầy khi thầy lễ cho người khác thì mình không thèm để ý. Tốt nhất là phải lắng tâm để nghe và cùng lạy tạ cho người ta.Mình không tiếp phúc cho người thì há chi người tiếp phúc cho ta. Mà với nhà Thánh ai chả là con nhà Thánh không thích những kẻ chỉ biết cho chính mình mà quên đi đồng loại.
Trong đền có nhiều cung, nếu chúng ta đến từng cung mà khấn đầy đủ mạch lạc là điều bất khả thi bởi ngay chính chúng ta cũng sẽ mất kiên nhẫn để hướng tâm trí vào lời khấn. Vì vậy chúng ta chỉ nên chọn một vị trí khấn đầy đủ tốt nhất là tại Ban Công Đồng nếu không chúng ta vào chính cung của vị thánh chủ đền nếu không còn chỗ thì chúng ta ra bên ngoài cửa đền khấn vọng vào còn hơn phải đứng chen chúc xô đẩy khiến chúng ta không thể nhất tâm trong suốt thời gian khấn.
Như bạn đã biết khi khi tâm trí bị đứt mạch thì sợi dây âm dương tiếp nối của chúng ta với cõi âm sẽ bị gián đoạn.Tất nhiên những điều ta khấn sẽ trở thành vô giá trị. Sau đó chúng ta sẽ đến các cung khác vái lạy và xin cảm tạ là đủ. Lý do đơn giản là khi ta khấn vừa rồi là đã khấn các vị đó rồi.Tất nhiên nếu thời gian cho phép chúng ta có thể tóm tắt các điều cần lễ tạ và các điều cần xin
Nên nhớ chỉ tóm tắt thôi nghe.
-----------
Cô Tám Đồi Chè
Tiên Cô Nhạc Phủ linh thiêng
+ Ngày 26/6: Tiệc Cô Tám Đồi Chè
Cô Tám Đồi Chè là vị tiên cô thuộc hàng thứ 8 trong Thánh Cô Tứ Phủ
Cô có quyền cao phép lớn có thể chữa mọi bệnh trần gian. Cô thường ban sức khỏe an khang thái bình cho muôn dân.
Sự tích Cô Tám Đồi Chè
Sự tích truyền lại rằng Cô Tám là tiên cô giáng thế cùng thờ với Cô Bơ Thác Hàn. Cô thuộc Nhạc Phủ chứ không phải Địa Phủ như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Cũng theo sự tích, Cô Tám giáng sinh dưới thời Lê Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa, cô là người thiếu nữ trồng hái búp chè tại vùng Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hoá. Cô thiếu nữ hái chè nết na, tần tảo thường lấy chè làm thuốc giúp đỡ dân lành ai cũng quý mến. Có lẽ bởi vậy mà người đời sau đã suy tôn cô là Cô Tám Đồi Chè. Tại đây cô đã tham gia cuộc khởi nghĩa này và góp công lớn giúp vua đánh đuổi giặc ngoại xâm. Khi về lại tiên giới, cô được phong công lập đền thờ. Đồng thời được giao nhiệm vụ trấn giữ một bên sông Đò Lèn Phong Mục
Khi thanh nhàn, cô thường an nhiên dạo chơi khắp vùng Hà Trung Thanh Hoá cũng có khi cô hiện hình trên dòng sông Mã cùng con thuyền độc mộc bẻ lái ngắm cảnh dọc bờ sông.
Giá hầu Cô Tám Đồi Chè
Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Tám Đồi Chè hiếm khi về ngự đồng. Chỉ khi nào có người sát căn, sát vía cô hoặc đó là dịp hầu đón tiệc Cô Tám Đồi Chè 26 tháng 6 âm lịch tại các đền ở vùng Thanh Hoá thì thỉnh cô mới về.
Cô Tám Đồi Chè ngự đồng thường mặc áo xanh lá quần đen (có nơi là áo tím hoa cà). Cô cũng khai quang sau đó múa mồi. Sau đó cô thường là múa tay tiên các điệu như người đi hái chè trên non.
Dâng lễ Cô Tám cần chú ý gì?
Hàng năm vào đầu năm mới hoặc ngày tiệc Cô Tám Đồi Chè tức ngày 26 tháng 6 âm lịch là hàng ngàn lượt khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước lại đổ về dâng lễ cúng bái Thánh cô. Vừa là để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao của cô, vừa để cô chứng lòng thành các con hương, phù hộ độ trì cho gia quyến được bình an, may mắn, sức khỏe, có tài, có lộc trong năm mới. Khi dâng lễ Cô Tám Đồi Chè, con hương thường sắm đầy đủ một mâm lễ vật gồm một đĩa hoa, một đĩa quả với nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, một tập giấy tiền và một cánh sớ trình báo.
Văn khấn tiên cô
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế
Kính lạy
Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa
Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu
Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương
Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô
Con xin cung thỉnh Cô Tám Đồi Chè, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.
Hôm nay là …
Tín chủ con là ………..
Ngụ tại:……………………………
Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.
Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Đền Cô Tám Đồi Chè ở đâu? Cách di chuyển đến đền
Địa chỉ: Phong Mục, xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Giờ mở cửa: 24h
Ngoài đền Cô Tám Đồi Chè Thanh Hóa này, cô cũng được thờ vọng tại đền Cô Tám Đồi Chè Thái Nguyên và tại ban của một số ngôi đền khác. Đền Cô trước đây hết sức lụp xụp, nhưng nay do nhiều người hảo tâm công đức nên được xây dựng lại với khang trang và uy nguy hơn cả.
Đền cô có 4 cung thờ chính. Trải dài từ ngoài vào trong, cung ngoài cùng thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, cung bên trong thờ Ngũ Vị Tôn Quan, cung tiếp theo thờ bà Chúa Sơn Trang. Trong cùng là cung chính thờ Cô Tám. Tượng cô được đặt uy nghiêm trong khảm thờ gỗ sơn son thiếc vàng với màn phủ che bên ngoài.
Để đi lễ đền Cô Tám Đồi Chè, bạn có thể kết hợp đi lễ đền Mẫu Thoải đền Hàn và đền Cô Bơ. Bởi 3 ngôi đền thiêng này đều nằm trong cùng một khu vực thuộc ngã 3 đê Tả sông Lèn
Bạn có thể di chuyển giữa 3 ngôi đền bằng đường bộ hoặc đường thủy
VĂN CÔ TÁM ĐỒI CHÈ
Trên Ba Bông dưới lại Thác Hàn
Ai lên Phong Mục lại sang Đồi Chè
Đền thờ trướng rủ màn che
Có Tiên Cô Tám hái chè trên non
Lắng nghe chim hót véo von
Có Tiên Cô Tám hái chè non trên ngàn
Lá chè làm thuốc làm thang
Búp chè trị bệnh trần gian cô cứu người
Khô cằn cô lại cho tươi
Tay cô vun xới cho đời nở hoa
Đầu non thỏ lặn ác tà
Lẵng hoa cô quảy đường xa đi về
Gập ghềnh trăm suối ngàn khe
Thác Hàn Phong Mục lối về Đền Cô
Đồi Chè cây thị nhấp nhô
Lối sang Cẩm Thủy lối vô Đò lèn
Minh Tân phố Đò Lèn tên đặt
Phủ Hà Trung thuộc đất Thanh hoa
Có Cô Tám Thượng hay là
Nơi gần kính trọng nơi xa lai hàng
Chốn đền Hàn cô vào khâm mệnh
Mẫu ban quyền cô được quản cai
Vào ra áo thắm thơ bài
Tay đeo vòng bạc chân hài thêu hoa
Giọng mường giọng mán reo ca
Líu lô giọng thổ ngân nga giọng mèo
Rừng già nước chảy suối reo
Cây xanh rẽ lối đường đèo quanh co
Bốn mùa ngọan cảnh ngao du
Khi chơi Thiên Bản Đông Phù Giáp Ba
Có phen Cô nhớ quê nhà
Đò lèn Phong Mục thượng tòa quỳ tâu
Ngự thuyền rồng dạo chơi thủy đạo
Đua tiếng hò tiêng sáo xênh xang
Khi vui bắt bướm gảy đàn
Mặt trời đương lặn nắng vàng nhạt phai
Bên mình túi vóc dao quai
Lược cài trâm giắt tóc mai dịu dàng
Thỉnh cô chứng giáng đàn tràng
Khuông phù đệ tử an khang thọ trường
------------
Ngày 26/6: Tiệc Quan Hoàng Bơ ( Quan Hoàng Ba)
Ông Hoàng Bơ( Ông Bơ Thoải)
Thần tích Quan Hoàng Bơ
Ông Bơ là một trong ba vị Ông Hoàng hay về ngự nhất. Khi giá ngự đồng, ông mặc áo trắng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), thắt đai vàng, đầu đội khăn xếp có thắt lét trắng, cài chiếc kim lệch màu trắng bạc.
Ngày 26/6: Tiệc Quan Hoàng Bơ ( Quan Hoàng Ba)
Tên húy của Ngài: Phùng Khắc Khoan
Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần.
Đền thờ chính: Ông Hoàng Bơ không giáng sinh lên trần phàm nên không có đền thờ riêng. Ông thường được coi là ngự trong Đền Lảnh Giang (cùng với Quan Tam Phủ) và Đền Đồng Bằng (kề cận bên Đức Vua Cha Bát Hải)
Thân thế: Ông Hoàng Bơ (thường gọi tắt là Ông Bơ) hay còn gọi là Ông Bơ Thoải. Ông là con trai thứ ba hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, con trai vua Long Vương Bát Hải Động Đình. Ông Hoàng Bơ thường ngự dưới tòa Thoải Cung, coi giữ việc trong Đền Vàng Thủy Phủ. Có khi ông biến trên mặt nước, hiện lên chân dung một vị Hoàng Tử có diện mạo phi phương, cưỡi cá chép vàng. Đôi lúc ông biến hiện, ngồi trên con thuyền, rong chơi khắp chốn, cùng các bạn tiên uống rượu, ngâm thơ, đàn hát, trông trăng, đánh cờ, hưởng thú vui của các bậc tao nhân mặc khách (có điển tích nói rằng, Ông Bơ cũng là người em trai thân cận bên Quan Lớn Đệ Tam, khi thanh nhàn các ông thường ngự thuyền rồng, cùng dạo chơi khắp chốn), nhưng thấy cảnh dân chúng còn lầm than, vua cha sai ông lên khâm sai cõi trần, mở hội Phúc Duyên, giáng phúc cho dân, độ cho kẻ buôn bán làm ăn, người học hành đỗ đạt.
Ông Bơ là một trong ba vị Ông Hoàng hay về ngự nhất. Khi giá ngự đồng, ông mặc áo trắng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), thắt đai vàng, đầu đội khăn xếp có thắt lét trắng, cài chiếc kim lệch màu trắng bạc. Có khi ông ngự về tấu hương, khai quang rồi một tay cầm mái chèo, một tay cầm quạt thong thả bẻ lái dạo chơi, cũng có khi ông cầm đôi hèo hoa, rong ruổi cưỡi ngựa đi ngao du sơn thủy
Hiện có 3 đền thờ Ngài là Đền Quan Hoàng Bơ tại Hàn Sơn, Thanh Hóa; Đền Hưng Long tại Thái Bình; Đền Vạn Ngang ở Đồ Sơn. Quan Hoàng Bơ cũng có nhiều dị bản về thần tích.
Thần tích về Quan Hoàng Bơ liên quan đến đền Quan Hoàng Bơ – Phong Mục
Ông là con trai thứ ba hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, con trai vua Long Vương Bát Hải Động Đình. Quan Hoàng Bơ thường ngự dưới tòa Thoải Cung, coi giữ việc trong Đền Vàng Thủy Phủ. Có khi ông biến trên mặt nước, hiện lên chân dung một vị Hoàng Tử có diện mạo phi phương, cưỡi cá chép vàng. Đôi lúc ông biến hiện, ngồi trên con thuyền, rong chơi khắp chốn, cùng các bạn tiên uống rượu, ngâm thơ, đàn hát, trông trăng, đánh cờ, hưởng thú vui của các bậc tao nhân mặc khách. Có điển tích nói rằng, Ông Bơ cũng là người em trai thân cận bên Quan Lớn Đệ Tam, khi thanh nhàn các ông thường ngự thuyền rồng, cùng dạo chơi khắp chốn, nhưng thấy cảnh dân chúng còn lầm than, vua cha sai ông lên khâm sai cõi trần, mở hội Phúc Duyên, giáng phúc cho dân, độ cho kẻ buôn bán làm ăn, người học hành đỗ đạt.
Thần tích Ông Hoàng Bơ Phủ liên quan đến đền Hưng Long – Thái Bình
Thần tích kể rằng: Làng Kênh Xuyên thưở xưa có hai vợ chồng lão ông Trần Thái Công và lão bà Đặng Thị hiền lành nhân đức đã luống tuổi mà chưa có con một đêm nằm mơ thấy một thánh nữ vô cùng xinh đẹp, uy nghi mặc áo trắng, đai ngọc lưu ly bế một bé trai kháu khỉnh ngự trồng vàng bay lên từ mặt nước. Thánh nữ xưng:“Ta là con gái Động đình Long Vương, Thủy Tinh Ngọc Dung Xích Lân Long Nữ Công Chúa thấy vợ chồng ngươi siêng năng làm phúc, chăm sóc đèn hương, nên cho Hoàng tử Long cung đầu thai làm con để lo báo hiếu, sau này sẽ cứu giúp dân lành nhiều phen”.
Sau đó, bà mang thai và hạ sinh một bé trai khôi ngô, tuấn tú. Bé trai sau này lớn lên chỉ mộ về đạo Phật không màng chuyện hôn nhân phu phụ. Năm hăm hai tuổi Minh Đức lập một thảo am để hàng ngày nghiên cứu Phật Pháp. Sau khi Thái ông, Thái bà về tiên, thì Minh Đức cũng đi đâu không rõ. Thảo am trở nên nhang lạnh khói tàn, bỗng một đêm dân làng ai ai cũng đều mơ thấy có một vị hoàng tử khôi ngô tuấn tú đầu đội kim khôi, mình mặc áo trắng lưng giắt kiếm bạc, cưỡi trên đôi bạch xà hiện lên trên mặt biển nói rằng:“Ta là hoàng tử long cung, giáng sinh vào để tác phúc cho Thái ông, Thái bà nay hết hạn ta về thủy cung. Dân làng thời phải nên thờ phụng Thánh Mẫu Thủy Tinh cho nghiêm cẩn như xưa khi có nạn ắt ta đến cứu. Về sau sẽ âm phù cho đất đai rộng mãi”.
Sáng dậy ai cũng thuật lại cho nhau giấc mơ y hệt, bèn cung kính sợ hãi mà cho rằng thảo am rất linh thiêng nên lập thêm long ngai bài vị Minh Đức Hoàng Bơ Thoải đại vương để phụng thờ, hương hỏa ngày đêm không dứt. Từ đó thảo am trở thành một ngôi đền thờ và Ngài trở thành Thành Hoàng của làng.
Đức Thành Hoàng sau này được triều Nguyễn sắc phong nhiều mỹ tự ” Đông Hải Minh Đức Đại Vương thượng đẳng thần.
Thần tích Quan Hoàng Bơ ở Đền Vạn Ngang Đồ Sơn
Vào năm niên hiệu Hoằng Định thứ 6 vào đêm ngày mồng 6 rạng ngày mồng 7 tháng 3 các bậc nho sinh bình văn đọc thơ bổng xuất hiện một vị nho sinh mặt mày khôi ngô tuấn tú mặc sắc phục trắng xưng danh là Đệ Tam Thái Tử cùng bình văn đọc thơ. Rạng ngày hôm sau thì không thấy vị nho sinh đâu nữa. Vì thế, người đời sau cứ mỗi độ xuân về lại tổ chức các cuộc bình văn đọc thơ để mong các bậc thần tiên giáng phàm. Cũng vì vậy, Đền Vạn Ngang Đồ Sơn đã lập thờ Quan Đệ Tam Thái tử tức Quan Hoàng Bơ là quan thủ đền.
Thần tích ông Hoàng Bơ Thoải liên quan đến đền Cờn Ngoài
Ngài hạ sinh vào thời Nam Bắc Tống phân tranh. Ngài tên là Tống Khắc Bính, là thái tử con vua Nam Tống Sau khi nhà Nam Tống bị nhà Bắc Tống đánh bại, Ngài dong thuyền ra biển Đông và thác hóa. Thân y trôi vào cửa Cờn được ông Hoàng Chín lúc bấy giờ đang tu ở đó vớt lên chôn cất. Sau này Ngài phù các triều Lý, Trần lập nhiều chiến công hiển hách nên được nhân dân gọi là ông Hoàng Bơ Thoải.
Trong các thần tích về Quan Hoàng Bơ ở trên chúng ta thấy: Đền Quan Hoàng Ba tại Hàn Sơn, nghe đâu mới xây dựng gần đây. Tuy đền có lưu truyền một thần tích, nhưng không có nhắc đến ngài xuất thân nơi đâu. Đền Hưng Công ở Thái Bình, tuy có thần tích khá rõ ràng về nơi giáng trần, nhưng Ngài lại được thờ như một Thành Hoàng làng. Riêng tại Đền Vạn Ngang có thần tích về sự hiển linh của Ngài.– Đền Vạn Ngang và Đền Hưng Công có sắc phong của triều đình phong kiến, còn đền Quan Hoàng Ba tại Hàn Sơn không có sắc phong nào. Trên cơ sở trên có thể nói đền Vạn Ngang và đền Hưng Công được coi là đền chính với hai thần tích khác nhau. Nhưng nhiều người cho rằng đền Vạn Ngang – Đồ Sơn mới là đền chính vì nơi đây Ngài đã hiển linh giáng trần.– Đền Cờn Ngoài, trước đây nhiều người cho rằng đây là nơi thờ của Quan Hoàng Bơ. Tuy nhiên, gần đây, Đền Cờn Ngoài đã được Trung tâm Nghiên cứu Tiềm Năng Con người xác định là nơi thờ Quan Hoàng Chín chứ không phải là thờ Quan Hoàng Bơ. Vì vậy, thần tích Quan Hoàng Bơ là Tống Đế Bính – vua Nam Tống cần phải xem xét.
Khi thỉnh Ông Bơ, văn hay hát rằng:
“Trên Thượng Thiên mây bay năm vẻ
Dưới Thủy Tề nước rẽ làm đôi
Ông Bơ lịch sự tốt tươi
Biến trên mặt nước cưỡi đôi chép vàng”
Hay nói về tài mạo song toàn của ông, văn hát rằng:
“Biến lên mặt nước lạ lùng
Ông Hoàng Bơ Thoải chân dung khác thường
Ông Bơ Thoải đường đường dong mạo
Mặt nhường gương tiết tháo oai phong
Thanh xuân một đấng anh hùng
Toàn tài văn võ làu thông mọi đường
Sáng tựa gương trần ai chẳng bụi
Bầu rượu tiên thơ túi xênh xang
Khăn thêu, áo trắng, đai vàng
Võ hài chân bước, vai mang đôi hèo”
Hay khi ông thong thả ngự đồng nghe văn thả hồn cùng gió trăng:
“Ngồi bên khe suối nảy cung đàn
Bồi hồi nhớ tới bạn chi loan
Tâm thơ Đỗ Phủ hồn theo gió
Gửi khách Tương Như khúc Phượng Hoàn
http://xemboimienphi.vn/