XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»+ Ngày 22/8: Tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình ( Đền Đồng Bằng )

+ Ngày 22/8: Tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình ( Đền Đồng Bằng )

          ''THẦN TÍCH VỀ ĐỨC VUA CHA BÁT HẢI ĐỘNG ĐÌNH''
 
 
                "ĐẠI THIÊN LONG VƯƠNG THỦY PHỦ "
 
DÙ AI BUÔN XA BÁN XA
25/8 GIỖ CHA THÌ VỀ
DÙ AI BUÔN BÁN TRĂM NGHỀ
25/8 NHỚ VỀ ĐÀO THÔN ...
CÂU THÀNH NGỮ THÁNG 8 GIỖ CHA THÁNG 3 GIỖ MẸ CHÍNH LÀ CHỈ ĐỀN ĐỒNG BẰNG
NƠI ĐỨNG ĐẦU ĐÌNH THẦN TAM TỨ PHỦ LÀ CHA CỦA MUÔN DÂN
LÀ NƠI ĐI TRÌNH VỀ TẠ CỦA MỌI NGƯỜI CON NƯỚC VIỆT
 
Tục truyền tháng 8 giỗ cha tháng 3 giỗ mẹ ...
 

Đức Vua Cha Bát Hải Là Người Bắt Đầu Đạo Mẫu Ở Việt Nam

Bốn vị Vua Cha trong tín ngưỡng thờ đạo Mẫu gồm:

  • - Ngọc Hoàng Thượng Đế (Thiên Phủ)
  • - Vua Cha Bát Hải Động Đình (Thoải Phủ)
  • - Tản Viên Sơn Thánh (Nhạc Phủ)
  • - Thập Điện Minh Vương (Địa Phủ)

Lần tìm về gốc của Đạo Mẫu và hệ thống Tứ Phủ thì không thể không ghé đền Đồng Bằng, nay thuộc xã An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Nơi đây là đền thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình cùng quần thể một loạt đền thờ các Quan lớn khác ở vùng lân cận.

Vua Cha Bát Hải Động Đình được thờ chính tại đền Đồng Bằng, thuộc xã An Lễ - Quỳnh Phụ - Thái Bình. Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình là Đền trung tâm trong Khu Du lịch Tâm linh Đền Đồng Bằng.

Tóm Tắt Thần Tích Về Vua Cha Bát Hải Động Đình 

Trước đây vào thời Vua Hùng có hai vợ chồng họ Phạm và họ Trần ở Thụy Anh, Thái Bình có bắt gặp một cô gai nhỏ bên sông

Họ đã nhận cô bé về làm con...Họ đặt tên cô là Quý Nương.

Năm Quý Nương 18 tuổi Cô ra sông tắm có con Hoàng Loang quấn chặt lất người cô

Quý Nương có thai và sinh ra 1 cái bọc. Từ bọc sinh ra 3 con rắn

Một con chui vào giếng nước đó là giếng thiêng của Đền Đồng Bằng ngày nay

Khi giặc Thục sang xâm chiếm nước ta. Vua Hùng lập đàn cầu trời được thần linh mách bảo về nơi Đền Đồng Bằng mà triệu thì sẽ có dị nhân đứng lên giúp đánh tan quân thù.

 

Vua Hùng làm theo. Đúng như vậy, tại giếng thiêng đền Đồng Bằng ngày nay Hoàng Xà lền hiện ra và biến thành một tràng trai lực lưỡng, tuấn tú hơn người

Ngài nhận chỉ dụ của Vua Hùng, sau đó triệu 2 em (hai Hoàng Long trong cái bọc nàng Quý Nương đã sinh ra), mười tướng cùng các binh sĩ

Sau mười ngày triệu tập quân sĩ, Ngài dã xuất quân và đánh tan quân Thục trên cả 8 của biến chỉ trong vòng có 3 ngày

Ngài có tên là Vĩnh Công, và sau này được Vua Lý Thánh Tông phong là Vĩnh Công Đại Vương Bát Hải Động Đình

Vì thế, dân gian gọi ngài là: Vua Cha Bát Hải Động Đình. (Xem thêm: Sự tích về đức Vua Cha Bát Hải)

Như vậy, theo truyền thuyết này thì sự tích về Vua Cha Bát Hải Động Đình có vẻ hư cấu và thần thánh hóa

Tuy nhiên, vẫn có thể nói rằng Vua Cha bát Hải Động Đình và các tướng lĩnh cua Ngài là các nhân vật có thật trong cuộc chiến đấu chống quân Thục của dân tộc Việt Nam trên 2000 năm trước Chỉ tiếc rằng cuộc chiến đã quá lâu chúng ta không còn sử sách nào lại về các chiến tích của các nhân vật lịch sử này

Vì thế chiến tích của các nhân vật này đã được thần thánh hóa cũng là điều hiển nhiên.

Cũng theo lưu tryền trong dân gian thì 10 tướng của Vua Cha bát Hải sau này được coi là con của Đức Vua Cha Bát Hải

Một số các tướng lĩnh này tiếp tục được giáng trần để giúp đời.Các tướng này hầu hết là các Thánh Hoàng trong Tứ Phủ Quan Hoàng như: Quan Hoàng Bơ, Quan Hoàng Bẩy, Quan Hoàng Mười....

Thần tích đền Đồng Bằng Thái Bình 

Trên bờ sông Vĩnh, thuộc Đào Hoa Trang, Trấn Sơn Nam, Quận Giao Chỉ có 2 vợ chồng ông Phạm Túc và bà Trần Thị là người Trang An Cố (thuộc Thuỵ Anh - Thái Bình ngày nay) đã lớn tuổi, sống phúc hậu mà không có con. Một lần, họ ngược dòng đánh cá đến Trang Hoa Đào và tình cờ gặp cô gái nhỏ bên sông Vĩnh. Ông bà đón cô gái về nuôi tại An Cố, đặt tên là Quý Nương. Mấy năm sau, khi tròn 18 tuổi, Quý Nương rất xinh đẹp, đoan trang.

Một lần Quý Nương ra cửa sông tắm, thì có một con Hoàng Long hiện lên quấn chặt lấy người. Một thời gian sau, Quý Nương có thai. Bà trở về quê Hoa Đào trang sinh sống. Bà mang thai đúng 13 tháng, vào đúng đêm ngày mồng 10 tháng giêng bà sinh ra một cái bọc giữa ánh hào quang phát sáng rực. Quý Nương sợ hãi, ôm bọc thai thả xuống sông Vĩnh. Cũng đêm ấy có một người cất vó bên sông tên là Nguyễn Minh vớt được cái bọc đó. Ông rạch bọc ra thì thấy có ánh sáng phát chói loà, từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng Xà, đầu rồng mình rắn. Con lớn nhất vượt sông lên bờ, chui vào náu thân trong một giếng nước. Đó chính là giếng thiêng trong cấm cung đền Đồng Bằng bây giờ. Còn 2 Hoàng Xà nhỏ, bơi xuôi theo dòng nước chảy dọc sông Vĩnh, một con dạt vào Thanh Do Trang (thuộc Thái Ninh bây giờ), con nhỏ nhất bơi đến tận An Cố trang (Mai Diêm - Thuỵ Anh).

 

Lại nói vua Hùng ngày ấy đã già, lại không con trai nối dõi. Giặc Thục nhân cơ hội liên kết với Ai Lao, Vạn Tượng đem quân sang tấn công Văn Lang. Vua Hùng lập đàn cầu Trời được Thanh Y Tiên Ông mách cho về Hoa Đào trang mà triệu, sẽ có dị nhân đánh tan giặc biển.

Vua Hùng sai sứ giả về Hoa Đào trang (tức đất An Lễ bây giờ) để truyền chỉ dụ triệu kỳ nhân dẹp giặc. Sứ giả đến bên giếng xướng truyền sắc chỉ thì thấy Hoàng Xà hiện ra rồi bỗng hoá thành một chàng trai lực lưỡng, tuấn tú hơn người. Ngài nhận chỉ dụ, nhờ sứ giả báo với Vua Hùng là sẽ triệu 2 em, tuyển 10 tướng, chiêu mộ binh sĩ trong 10 ngày, rồi xuất quân đánh giặc trên cả 8 cửa biển nước Nam, hứa sau 3 ngày là giặc tan. Từ đó, ngài có tên là Vĩnh Công ...

Sắc phong đời vua Lý Thánh Tông cho thần là Tam Kỳ Linh Ứng Vĩnh Công Đại Vương Bát Hải Động Đình. Lễ hội đền Đồng Bằng tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm lịch hàng năm (Tháng Tám giỗ cha…).

Theo thần tích trên thì Vua Cha Bát Hải Động Đình là một nhân thần (nhân vật lịch sử có thật đã được thần thánh hóa) ở thời Hùng Vương, có công dẹp yên giặc Thục. Nhưng

Câu đối ở đền Sinh, tương truyền là nơi Quý Nương sinh Hoàng Xà:

Đào Giang Động Khẩu kỳ thiên tích

Sinh hóa thần tiên vạn cổ truyền.

Dịch:

Sinh hóa thần tiên truyền vạn thế

Sông Đào cửa Động tích kỳ nghìn.

Chữ Động 洞 trong Động Đình hay Đào Động ở đây không phải chỉ khu vực hay đơn vị hành chính. “Động khẩu” – cửa Động cho thấy đây là tên riêng. Động là tính chất của phương Đông. Động khẩu là cửa biển phía Đông. Động Đình hồ là cái hồ lớn phía Đông hay chính là biển Đông. Vua cha Bát Hải Động Đình không hề ở hồ Động Đình bên Vân Nam, có 8 cửa thông ra biển như kiểu giải thích nguyên nghĩa thông thường. Hồ Vân Mộng ở Vân Nam ở xa biển đi máy bay chẳng tới, nói gì đến có 8 cửa biển.

Câu đối ở cổng tam quan đền Đồng Bằng:

Tứ thiên niên quốc tục thượng thần, Bát Hải long phi truyền dị tích

Thập bát hiệu Hùng triều xuất thế, Đào giang hổ lược chấn linh thanh.

Dịch:

Bậc thượng thần bốn nghìn năm đất nước, rồng bay biển Bát truyền tích lạ

Xuất thế gian mười tám hiệu triều Hùng, hổ chầu sông Đào nổi linh thiêng.

 

Căn cứ vào việc Vua Cha Bát Hải Động Đình đánh Thục giúp Hùng Vương thứ 18 mà các tác giả trước đây cho rằng chuyện này xảy ra vào cuối thời Hùng, cách đây chỉ có 2000 năm. Câu đối trên đọc kỹ cho thấy thông tin hoàn toàn khác. Bát Hải Động Đình đã là thần từ 4000 năm nay và xuất thế vào thời 18 đời Hùng Vương.

Trong câu đối trên Bát Hải là địa danh chứ không phải tên người. “Rồng bay biển Bát” chỉ tích Hoàng Xà xuất hiện ở vùng biển. Đối lại, “hổ chầu sông Đào” chỉ các vị Quan lớn dưới trướng Vĩnh Công. Bát không phải là số 8 (trong 8 cửa biển) mà là con số chỉ phương Đông của Hà Thư. Bát Hải là chỉ biển Đông ngày nay. Bát Hải Động Đình là vua biển Đông.

Truyền thuyết về nguồn gốc Mẫu Thoải, người cai quản Thủy phủ trong đạo Mẫu, cho thông tin về Long Vương Động Đình:

  • - Mẫu Thoải là con gái Long Vương ở Ðộng Ðình hồ, gặp Kinh Dương Vương đi tuần thú phương Nam, hai người kết hôn, sinh ra Lạc Long Quân, thuỷ tổ của tộc Việt.
  • - Mẫu Thoải là con gái Long Vương ở hồ Ðộng Ðình, lấy Kinh Xuyên, sau bị vợ hai của Kinh Xuyên là Thảo Mai đố kỵ, vu oan, nên bị chồng nhốt cũi bỏ vào rừng cho thú ăn thịt nhưng bà được cứu thoát, đời sau kính phục đức độ của bà, suy tôn là Mẫu Thoải.

Hai truyền thuyết trên chỉ là một vì Xuyên = Giang = Dương. Kinh Xuyên = Kinh Dương Vương.

Mẫu Thoải là người đã kết hôn với Kinh Dương Vương, sinh ra Lạc Long Quân. Tới đây thì thấy rõ Vua Cha Bát Hải Động Đình chính là Thần Long Động Đình trong truyền thuyết Họ Hồng Bàng, là ông ngoại của Lạc Long Quân. Câu hỏi về đạo Mẫu được giải đáp. Đạo Mẫu không phải chỉ là đạo thờ các bà mẹ với nguyên lý của thời mẫu hệ, mà là đạo khai mở từ đức Lạc Long ở biển Đông, tôn thờ dòng tộc Động Đình bên ngoại của mình.

Cũng vì thế mà quốc mẫu Âu Cơ không được xếp thành thánh Mẫu nào cả trong hệ thống Tứ Phủ vì Âu Cơ là cháu Đế Nghi, Đế Nghi là anh trai của Lộc Tục – Kinh Dương Vương. Âu Cơ là bên họ nội của Lạc Long Quân.

Câu đối ở cột đá trên đền Hùng – Phú Thọ:

Vân ám Động Đình long đồ giáng

Nguyệt khoa Lĩnh biểu hạc qui lai.

Dịch:

Mây phủ Động Đình Rồng xuất thế

Trăng soi Nghĩa Lĩnh Hạc bay về.

Câu trên mỗi chỗ chép một khác nhưng chắc chắn bắt đầu bằng “Vân ám Động Đình”, là nơi cha Rồng xuất hiện. Trong truyền thuyết Lạc Long Quân luôn gắn liền với quê mẹ ở Động Đình. Năm mươi người con theo cha xuống biển tức là về quê ngoại ở biển Đông. Điều này giải thích vì sao tín ngưỡng Tứ Phủ và Vua Cha Bát Hải lại được người Việt coi trọng như vậy.

Câu đối ở điện thờ Vua cha Bát Hải tại đền Đồng Bằng:

 

Bình Thục trứ nguyên huân, mỹ tai Hồng Lạc sơn hà, bi kệ trường minh Đào Động miếu

 

Lịch triều long tự điển, tế thử Á Âu phong hội, sương uy do tại hải môn thu.

Dịch:

Trải triều đại thịnh dày năm xưa, đúng đây hội tục Á Âu, màn uy còn tại tiết thu cửa biển

Dẹp quân Thục công đầu tiếng nổi, đẹp thay Lạc Hồng sông núi, bia đá mãi sáng nơi miếu Động Đào.

Đào Động – Hoa Đào trang là đất của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Cũng ngay gần đền Đồng Bằng, bên huyện Thái Thụy, Thái Bình, trong thần tích đền Bà Chúa thờ Vương Chiêu Quân thời Tây Hán cho biết vùng này xưa được gọi là “Phủ Hạ bát đụn tang”. Chữ “bát” ở đây cũng tương tự như trong Bát Hải, là con số chỉ phương Đông. “Phủ Hạ bát đụn tang” phải hiểu là Gò đất lớn ở phía Đông của nhà Hạ.

Đào – Hoa – Hạ chỉ là một, chỉ vùng đất xứ nóng. Lạc Long Quân ở đất Đào hay Hoa Hạ, thật quá chính xác. Nếu Tản Viên – Kinh Dương Vương là Hạ Vũ trị thủy thì Lạc Long Quân chính là Hạ Khải của Hoa sử. Sau thời kỳ biển tiến, gây cơn đại hồng thủy thời Hạ Vũ, nước biển rút xuống, hình thành “Đồng Bằng” châu thổ sông Hồng (Đào giang). Lạc Long Quân cùng 50 người con tiến xuống chinh phục vùng Đồng Bằng ven biển Động Đình, khai mở nhà Hạ của Hoa sử.

Tới đây ta chợt hiểu bài ca dao:

Gió Động Đình mẹ ru con ngủ

Trăng Tiền Đường thức đủ năm canh

Tiết trời thu lảnh lành lanh

Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông

Bổng bồng bông, bổng bồng bông

Võng Đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên.

Nếu lấy 2 câu đầu và cuối:

Gió Động Đình mẹ ru con ngủ…

Võng Đào mẹ bế con rồng cháu tiên.

Thì thật rõ ràng đạo Mẫu của Việt Nam bắt đầu từ Động Đình thời Đào – Hoa – Hạ của Lạc Long Quân.

den dong bang thai binh, vua cha bat hai

Câu đối ở chính điện đền Đồng Bằng:

Phù dực Hùng triều, Đào lãng ân lưu giang dĩ Bắc

Thái bình Thục lỗ, Động thiên uy chấn hải chi Nam.

Dịch:

Phò giúp triều Hùng, sóng Đào lưu ơn nơi sông Bắc

Dẹp yên giặc Thục, trời Động oai nổi chốn biển Nam.

“Động thiên” thêm một lần nữa cho thấy “Động” không phải là từ chỉ đơn vị hành chính mà là tên riêng, chỉ phương Đông.

Giải mã truyền thuyết Vua Cha Bát Hải Động Đình:

Vấn đề hóc búa nhất khi giải mã truyền thuyết

Vĩnh Công Bát Hải Động Đình đã giúp vua Hùng đánh giặc Thục, tuyển mộ các vị quan lớn từ Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Nhị, Quan Đệ Tam,… đều là của thời Hùng đánh Thục. Vua Bát Hải Động Đình đã xác định là thời Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân cách đây 4000 năm. Vậy làm sao có thể là thời Hùng Vương 18 đánh Thục? Thời Thục An Dương Vương chỉ mới cách đây hơn 2000 năm. Cũng tương tự nhiều thần tích chép Tản Viên Sơn Thánh trị thủy từ thủa hồng hoa lại giúp vua Hùng đánh Thục ở cuối triều Hùng, thật vô cùng kỳ bí.

Chỉ khi nhận ra Tản Viên là Hạ Vũ, Lạc Long Quân là Hạ Khải thì vấn đề trên trở nên sáng tỏ. Cuộc chiến Hùng – Thục thứ nhất mà phần thắng thuộc về Hùng Vương không phải ở thời Thục Phán An Dương Vương mà là cuộc tranh giành vương vị của Hạ Khải với con cháu của dòng Đế Nghiêu (Đế Nghi) cách đây 4000 năm. Kết quả ông Bá Ích phải dẫn dòng họ Cơ của Hùng Vũ chạy lên đất Kỳ Sơn. Con cháu họ Cơ sau này là Chu Văn Vương – Chu Vũ Vương làm nên cuộc chiến Hùng – Thục thứ hai, với phần thắng thuộc về nhà Chu Thục trước Ân Trụ Vương cách đây 3000 năm.

Mọi việc trở nên thật rõ ràng.

Tản Viên Sơn Thánh là Hạ Vũ, tổ của nhà Hạ nên truyền thuyết mới chép Thánh Tản giúp vua Hùng đánh Thục. Thực ra người đánh Thục là con của Hạ Vũ, là ông Khải – Lạc Long Quân. Nhưng vì Tản Viên – Hạ Vũ là ông tổ đầu tiên của nhà Hạ nên truyền thuyết vẫn chép vào thành Sơn Tinh đánh Thục.

Cuộc chiến Hùng - Thục thứ nhất này còn thể hiện ngay trong truyền thuyết Họ Hồng Bàng khi Lạc Long Quân và Âu Cơ “thủy hỏa xung khắc”, chia đàn con Bách Việt thành 2 nhánh. Nhánh theo mẹ Âu Cơ lên rừng lập nước Văn Lang, đô ở Phong Châu là nhánh Thục. Nhánh theo cha Lạc Long xuống biển Động Đình, xây dựng Hoa Đào trang.

Lạc Long Quân nhờ sự giúp đỡ của bên ngoại ở Động Đình phía Đông đã làm cuộc “đảo chính”, đánh nhóm dòng tộc phía Tây (Thục), lập nên nhà Hạ. 10 vị Quan lớn của Tứ Phủ hẳn là các quan trấn giữ các vùng dưới triều Hạ. Do đó, bên ngoại Lạc Long Quân đã được tôn thờ trong Đạo Mẫu. Dấu vết nhà Hạ để lại chính là cả một hệ thống đạo Mẫu cổ xưa với đầy đủ nghi lễ, thứ bậc và chỉ có ở Việt Nam. Đạo Mẫu xuất hiện từ thời Lạc Long Quân, tức là còn có trước Đạo Giáo của Lão Tử hình thành thời Chu Thục sau này. Đạo Mẫu không phải là tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của Đạo Giáo như vẫn nghĩ. Tuy nhiên cả 2 đều coi Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức là Hoàng Đế Hiên Viên ở ngôi cao nhất. Đây là 2 tín ngưỡng của nhà Hạ và nhà Chu khác nhau nhưng có chung một nguồn gốc dân tộc từ thời Hùng Vũ (vua Hùng).

Câu đối ở đền Đồng Bằng:

Bát Hải linh từ, đại đế phong thần lưu thiên cổ

Động Đào cố địa, phù Hùng hiển thánh chấn Tam Giang.

Dịch:

Đền linh Bát Hải, đế vương phong thần lưu nghìn thủa

Đất cũ Động Đào, giúp Hùng hóa thánh nổi Tam Giang.

Tam Giang là tên cũ chỉ nước Việt, nơi có 3 con sông Đà Lô Thao gặp nhau ở ngã ba Bạch Hạc.

Thật kỳ lạ, trong truyền thuyết Việt có đầy đủ mọi thứ của Hoa sử, khớp tới từng chi tiết. Nhà Hạ, thời kỳ đầu lịch sử của người Hoa, bắt đầu chính từ vùng Đồng Bằng ven biển Động Đình. Nay năm Nhâm Thìn 2012, cha Rồng lại xuất hiện trên biển Bát. Lịch sử 4000 năm của người Việt sẽ được trả về đúng chủ nhân của nó.

Đại tiệc vua cha Bát Hải vào ngày nào? 

22/08 là tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình (ĐỀN ĐỒNG BẰNG)

Vua Cha Bát Động Đình được thờ chính tại Đền Đồng Bằng - Khu Du lịch tâm linh Đền Đồng Bằng. Ngoài ra, tại khu Quần thể du lịch Tâm Linh Phủ Dầy cũng có đền Vua Cha Bát Hải. Tại Phủ Vân Cát - Phủ Dầy cũng có một đền nhỏ thờ Vua Cha Bát Hải....Một số ngôi đền khác Vua Cha Bát Hải Động Đình cũng được phối thờ.

Nhang thành kính đôi lời giãi tỏ
Trước điện tiền lễ độ phục uy
Thoải đình Thánh Đế uy nghi
Quyền cai chính ngự ngọc trì bể Đông
Truyền thừa mệnh Long Cung Bát Hải
Thái Ninh từ chính đại quang minh
Ấy nơi tụ khí chung linh
Quyền cai thống lĩnh chư dinh thoải tề
Các cửa bể cửa sông Nam quốc
Một mối thông sau trước một nơi
Quy về long mạch chính ngôi
Đền Vua Bát Hải ở nơi Động Đình
Tòa thoải quốc nghê kình cai giữ
Tướng tam đầu cửu vĩ đôi bên
Long xà rẽ nước hiện lên
Thỉnh mời chư Thánh ngự đền Thủy Cung
Mở hội yến tòa trong chính điện
Ra lệnh truyền thủy tộc chư dinh
Bài sai các tướng thủy đình
Trấn an cửa bể giữ lành giúp dân
Thu bão táp ân cần tế độ
Dẹp an loài thủy quái yêu ma
Độ cho phong thuận vũ hòa
Dân an quốc thái nhà nhà an vui
Đội ơn đức muôn đời hằng nhớ
Gốc Lạc Hồng muôn thủa không phai
Hương thơm dâng trước đan đài
Vua cha ban phúc ban tài ban ân
Độ cho sở nguyện tòng tâm
Đa tài đa lộc thiên xuân thọ trường
 
 
( Trích trong dịch văn tự hán nôm cổ về Đào Động Trang hiện lưu giữ tại viện TT KH - XH Việt Nam )
 
Xưa là Nhà nước Tây Đô lấy Kinh Đô xưa là Đào Động
 
Theo Truyền Thuyết và thần phả của Việt Nam thì Ngày trước, Sông Vĩnh cổ ( tức sông Đồng Bằng, thuộc xã An Lễ bây giờ ) còn rất rộng, tương truyền chiều rộng mặt sông rộng tới 8 hải lý lại còn có cả các loài thuỷ quái, thuồng luồng, giao long hoàng xà sinh sống. .. Dân đất Hoa Đào trang华桃莊 ( vùng An Lễ bây giờ ) cư trú dọc bên sông, nghề chính là trồng dâu nuôi tằm, dệt vải trồng cói lúa vàng và khai khẩn bãi bồi, canh tác nông nghiệp, kết hợp chài lưới đánh bắt tôm cá trên sông …
Khi Hùng Duệ Vương 雄睿王 đã lên tuổi Kỳ lão ( tức tuổi 60 - ngày ấy 60 tuổi chắc là đại thượng thọ )
Mà vẫn chưa có con trai nối dõi.Vua rất phiền lòng …Sinh hạ nhiều, nhưng chỉ còn lại 2 Công chúa :
Công chúa lớn là Tiên Dung trời se duyên cùng Chử Đồng Tử rồi cùng tu tiên biệt tích không về. ..
Công chúa em là Mỵ Nương lấy Tản viên Sơn Thánh …
Vua đã vài lần gợi ý trao Vương miện cho Sơn Thánh 山聖 nhưng Sơn Thánh quyết không nhận gặp những kỳ đất nước hữu sự, ngài về Triều giúp Vua Cha yên sự lại về Tản viên tu đạo chứ không màng quan tước. ..
Chính vì thế có nhiều thế lực nhòm ngó Ngai Vàng còn chưa có người kế vị
Các nước láng giềng ở Bắc phương, cùng lân bang Vạn Tượng, Ai Lao …
cùng nung nấu ý đồ thôn tính Văn Lang - Lạc Việt.Long Quân龍君 từ ngày trao quyền cho con là Hùng Vương trị vì đất nước, trở về biển Đông, nhưng vẫn thường theo dõi rất sát thế sự Lạc Việt, trước những hiểm hoạ có thể sảy ra Long Quân lấy làm lo lắng không yên. ..
Bấy giờ, Long Quân đang sống cùng người ái thiếp, (tương truyền bà chính là Ngọc nữ trong Cung Tây Vương Mẫu, lỡ tay đánh vỡ chén Ngọc lưu ly, nên bị đày xuống Đông hải ) bà sinh cho Long Vương 1 người con trai …
Đó là Thái Tử Giao Long 鮫龍tài đức siêu quần, khi Hà bá sông Cái ( tên sông Hồng cổ ) vì không lấy được Mỵ Nương, nên tức tối đại tác thuỷ hoạ cho dân, Long Vương sai Thái Tử giúp Sơn Thánh dẹp yên và bắt Thuỷ tinh về trị tội …
Sự lo lắng của Long Quân về nguy cơ Lạc Việt làm cho mẹ con Thái Tử cũng trăn trở không yên, nhưng sợ can thiệp trực tiếp sẽ phạm cơ Trời, nên cứ than thở bất an, sầu muộn. ..
Rồi Thái Tử cũng trình lên Vua Cha được 1 kế sách trọn vẹn, đó là cho phép chàng và hai em thác sinh thành kiếp người trần, là con dân nước Lạc Việt. ..
chỉ có thế, chàng mới giúp các bậc huynh trưởng giữ lấy giang sơn mà không phạm luật Trời. .. ( theo truyền thuyết này, đúng là quan hệ giữa Hùng Vương và Thái tử Giao Long là anh em cùng cha khác mẹ, đó cũng là 1 lý do để sau này, Đền Bát Hải Động Đình lại được dân gian gọi là Đền Đức Vua ). ..
Vì tình thế cấp bách, Long Quân đành y theo kế của con. ..
Cả Long vương và Ngọc thiếp cùng phối hợp thực hiện kế sách này. .. để Thái Tử được thác sinh chính thức thành con dân Lạc Việt. ... .. Và thế là.
..hồi đó trên bờ sông Vĩnh, thuộc Đào Hoa Trang, Trấn Sơn Nam, Quận Giao Chỉ. ..xuất hiện 1 cô gái xinh đẹp tuổi vị thành niên, nàng giáng sinh trên đất Hoa Đào Trang không cha không mẹ, mò cua bắt ốc bên sông vĩnh cổ thơ mộng , ai hỏi nàng thì nàng xưng là người phương Bắc phiêu bạt tới đất này( tương truyền, đó chính là hoá thân của bà Thiếp Ngọc nữ của Long Quân giáng sinh vào đất Đào Động Trang , tạo cơ sở cho Thái tử đầu thai thành dân đất Việt ). ..
Ngày ấy, có 2 vợ chồng ( ông Phạm Túc, bà Trần thị - Sử cổ ghi rõ) là người Trang An Cố ( thuộc Thuỵ Anh - Thái Bình ngày nay ) đã lớn tuổi, sống phúc hậu mà không có con. ..
Một lần, họ ngược dòng đánh cá đến Trang Hoa Đào ( đất An Lễ, nơi toạ lạc Đền Đức Vua bây giờ ) và tình cờ gặp cô gái nhỏ bên sông Vĩnh, ông bà đón cô gái về nuôi tại An Cố, đặt tên là Quý Nương. ..
Mấy năm sau, khi tròn 18 tuổi, Quý Nương rất xinh đẹp, đoan trang nết na và hiền dịu ..Nhưng nhất quyết không nhận lời cầu hôn của ai cả mà suốt đời nguyện ở nhà chăm sóc phụ dưỡng bố mẹ . .. chẳng may Ông bà Phạm Túc lâm bệnh rồi lần lượt qua đời. Quý Nương lưu lại An Cố để hương khói báo hiếu cho bố mẹ nuôi. ..
Sau Một lần nhớ quê Quý Nương về quê thăm lại bến sông quê hương cũ nơi mà Quý Nương giáng sinh thấy nhớ quê hương dòng sông thơ mộng Quý Nương ra cửa sông tắm ngâm mình xuống dòng sông , đang trời yên biển lặng, bỗng sóng gió cuồn cuộn nổi lên sấm sét dữ dội phong ba bão táp trời đất tối sầm lại , rồi thấp thoáng bóng 1 con Hoàng Long lớn trắng tinh hiện lên quấn chặt lấy nàng. ..
Một lát sau như một giấc mơ , khi sóng gió qua đi, Quý Nương thấy mình nằm trên bãi sông thân xác mỏi mệt ... sự lạ điểm lành ánh hào quang xuất hiện
QUÝ NƯƠNG bỗng thấy mình có thai,từ đó Quý Nương rời trang An Cố trở về quê Hoa Đào trang sinh sống. .. ( nay là thôn Đào Động xã An Lễ Huyện Quỳnh Phụ Tỉnh Thái Bình ) tương truyền là thái ấp của thân mẫu Đức Vua Cha sinh sống thời đó ...xưa có ngôi đền Hoàng Thượng tại nơi đây
Bà có thai đúng 8 tháng 8 ngày vào đúng đêm ngày mồng 10 tháng giêng ( sử cổ ghi rõ là nhất bào thoát hóa hiển tam linh ) bà sinh ra 1 cái bọc, giữa ánh hào quang phát sáng rực cả một vùng quê
Quý Nương sợ hãi, ôm bọc thai thả xuống sông Vĩnh ... lạ thay nước chẩy xuôi bọc trôi về ngược chiếc bọc cứ thế dạt vào bờ sợ hãi quý nương vớt bọc 8 lần vứt xuống sông
Cũng đêm ấy, có 1 người cất vó bên sông ( sách cổ ghi rõ tên là Đinh Minh ). ..người làng Đào Động xưa
Ông thấy cái bọc trôi vào vó Đinh Minh cầm bọc vứt ra ba lần mà bọc cứ cố tình trôi vào vó, cực chẳng đã ông đành lấy dao rạch bọc ra. .. từ trong chiếc bọc ánh sáng phát chói loà, ông kinh hãi thấy từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng Xà, đầu Rồng mình rắn. ..thân vẩy trắng tinh dáng vẻ khác thường tỏa ánh hào quang long lanh như mặt nước sấm nổ vang dền phong ba sóng nước cuồn cuồn cuộn dòng sông vĩnh đang yên lặng nay bỗng nhiên cuồn cuộn sóng gió ...
Con lớn nhất ( chính là Thái Tử giao Long ) vượt sông lên bờ, chui vào náu thân trong 1 giếng nước thiêng ( đó chính là giếng thiêng trong Cấm cung Đền Đồng Bằng bây giờ, truyền thuyết còn nói rằng : ông kéo vó khi rạch bọc, lưỡi dao đã vô tình làm đứt 1 thuỳ đuôi của con Hoàng Xà lớn, vì thế xưa kia các bản Hội về cúng mô hình Giao long tại Đền Đồng Bằng, bao giờ cũng làm vát 1 thuỳ đuôi là theo tích này ), còn 2 Hoàng Xà nhỏ, bơi xuôi theo dòng nước chảy dọc sông Vĩnh, 1 con giạt vào Thanh Do Trang ( thuộc Thái Ninh bây giờ ), con nhỏ nhất bơi đến tận An Cố trang ( Mai Diêm - Thuỵ Anh ). ..
 
Cũng đêm ấy, dân Đào Hoa trang thấy trời nổi sấm rền, rồi từ trên không trung có tiếng nói vang động :" Ta là thái tử long cung giáng sinh đất Đào trang nơi này , khi có giặc ta sẽ giúp Vua Hùng diệt giặc "... Hôm sau, dân làng cùng các kỳ lão trong vùng bản hạt đến bên giếng cạn đắp ụ đất, tạm lấy lá chuối ghi chữ đánh dấu, rồi sau lập thành Miếu thờ long vương thủy thần , từ đó hương khói cầu "phong đăng hoà cốc " thấy rất linh nghiệm. .. ( đôi câu đối chạm hình lá chuối treo trong Cấm cung cũng là từ tích này ). Lại nói : Vua Hùng ngày ấy đã già, lại không con trai nối dõi. ..
 
Vua thường buồn bã, hay đau yếu. .. làm lo lắng cho trăm quan triều chính. ..Có nhiều thế lực trong nội bộ Bách Việt, muốn nhòm ngó Ngai vàng Lạc Việt. .. như bộ tộc Âu Việt, do Thục Vương cai quản ( nguyên gốc xưa là người Trung Nguyên di cư xuống phía nam, từ lâu đã thành dân Bách Việt, và cũng chính là phụ thân của Thục Phán ). ..
 
Chuyện kể rằng : Khi Mỵ Nương đến tuổi lấy chồng, nhan sắc tuyệt vời, phong tư đoan chính. ..Thục Vương mê lắm, rất muốn cưới về làm thiếp. .. Vua Hùng cũng có ý ưng thuận, nhưng các Lạc tướng can rằng : "Thục Vương từ lâu nhòm ngó nước Văn Lang của dân Lạc Việt ta, giờ Vua lại gả Mỵ Nương cho y, khác gì đưa hổ vào tận trong nhà "...
 
Vì thế Vua Hùng không gả con cho, rồi lại đem gả cho Sơn Tinh. .. Thục Vương giận lắm, thề dù có phải đến đời con sau này cũng sẽ quyết thôn tính bằng được Lạc Việt. ... .. Khoảng vài năm sau. ..Thấy thời cơ đã đến, các nước lân bang như Ai lao, Vạn tượng, Chiêm thành. ..hợp sức cùng quân phương Bắc, nhân Vua Hùng già yếu đã hẹn phối hợp xâm lấn nhằm thôn tính Lạc Việt. Họ được 1 số bộ lạc trong Bách Việt như Âu Việt, Mân Việt, Nam Việt. .. nội ứng, cùng chỉnh sức "tinh binh bách vạn ", tuyển " Phì mã tam thiên ", tức là tập hợp hàng trăm vạn tinh binh, ngựa khoẻ. Quân đường bộ chia làm 5 đạo, hẹn đợi cánh quân đường thuỷ từ phương Bắc xuống, khi nào quân phương Bắc đã phong toả 8 cửa biển nước Lạc Việt, thì cả thuỷ, lục các đạo đều cùng 1 lúc tiến quân. ..
 
Thanh thế của giặc chấn động cả biên thuỳ, thư cấp báo đưa tin giặc dữ truyền về Kinh đô "1 ngày đến 5 lượt". .. Hùng Duệ Vương rất lo lắng trước thế giặc quá mạnh, liền cho người đi mời Sơn Thánh về Kinh hiến kế phá giặc. Sơn Thánh lập tức từ Tản Viên hồi Triều, Hùng vương ngạc nhiên thấy Sơn Thánh ung dung thư thái. .. Vương trách : " Một ngày có đến 5 tin hoả tốc cấp báo, thế giặc như lũ bão, chẳng lẽ Khanh không lo sao ?". Sơn Thánh tâu rằng : " Trải qua 17 đời Vua Hùng, những bậc quân vương đều là Thánh hiền, việc nghĩa nhân đã dày và nhuần thấm, thương dân như con, ân tình ghi vào cốt tuỷ, đó là 1 thế mạnh. Nước Văn Lang - Lạc Việt ta hiện nay đang độ quốc phú, binh cường, bệ hạ uy đức lan xa đến hải ngoại, thấu đến trời đất, vì thế Trời đã " đa giáng anh tài" xuống làm dân đất Việt, để mà hộ quốc cứu dân đó thôi !". Vua Hùng hỏi, Sơn Thánh thưa :" Đó là Long cung Hoàng Thái Tử đã thác sinh, đang náu ở Hoa Đào Trang, thuộc Sơn Nam Hạ, họ có 3 anh em khí độ vượt nhân, kinh luân đứng đầu kim cổ, văn võ kiêm tài. .. Trời lại cho giáng trần thêm mấy anh tài hiện đang làm con dân Lạc Việt ( ý nói về các Quan lớn của Vĩnh công ), có thể đảm đương việc cự địch xâm lăng đường biển. ..
 
Nước Việt ta lại còn có "sơn thuỷ bách Thần" từ ngày lập nước rất linh ứng, hay hiển linh để phù trợ. .. Bởi vậy Bệ hạ chẳng phải quá lo. .. kẻ địch dấy binh vô đạo, tất sẽ " thủ bại". Bệ hạ nên cử Thái Tử Long cung trấn giữ và đánh giặc tại các " giang môn, yếu hải ", còn thần nguyện đích thân tiên phong cự địch tại các cánh đường bộ. .. Thần đồ rằng chỉ vài hôm là giặc tan ". Duệ Vương nghe nói cả mừng, lập tức lệnh lập Đàn cầu Trời ứng trợ, tuần hương vừa tàn, thì Thanh Y Tiên Ông lai giáng, mách Vua cho người về Hoa Đào trang mà triệu, sẽ có dị nhân đánh tan giặc biển ( trích dịch Văn tự Hán Nôm cổ về Đào Động, hiện lưu giữ tại Viện TT KH-XH Việt Nam ). .. Hùng Vương cả mừng, sai sứ giả về Hoa Đào trang ( tức đất An Lễ bây giờ ) để truyền chỉ dụ triệu kỳ nhân dẹp giặc. .. Khi Sứ giả về hỏi, dân thôn kể về việc Giao Long ẩn thân trong giếng cạn trước đây. .. Sứ giả đến bên giếng xướng truyền sắc chỉ thì thấy Hoàng Xà hiện ra rồi bỗng hoá thành 1 chàng trai lực lưỡng, tuấn tú hơn người mắt sáng toả ánh hào quang khí phách hơn người tướng tá sánh như bậc thần tiên lời nói như sấm truyền ... Ngươi cứ về bẩm tấu với vua hùng 10 ngày sau ta sẽ tuyển đủ tướng tài để bình yên giặc thục ...
Ngài nhận chỉ dụ, nhờ sứ giả báo với Vua Hùng là sẽ triệu 2 em, tuyển 10 tướng, chiêu mộ binh sĩ trong 10 ngày, rồi xuất quân đánh giặc trên cả 8 cửa biển nước Nam, hứa sau 3 ngày là giặc tan. .. từ đó, ngài có tên là Vĩnh Công ( trọng nhân phát tích trên sông Vĩnh ). .. Tương truyền : Ngay ngày tuyển mộ đầu tiên, Vĩnh công đã chọn được 3 tướng là Quan lớn Thượng ( quan lớn đệ nhất ), quan đệ Tam và Quan đệ Tứ. ..
Trai tráng duyên hải kéo đến đầu quân rất đông, nhưng đến trưa ngày thứ 10 theo hẹn, vẫn thiếu 1 tướng. .. Vĩnh công lập đàn cầu, trời điều Tam Thái Tử xuống đầu quân, ngài giáng xuống Bảo Hà ( Lào Cai), tương truyền thấy 1 tiếng sét dữ dội tại đó, rồi một luồng hào quang bay về nơi Vĩnh công tuyển tướng, tụ thành 1 chàng trai tuấn tú xin ứng tuyển, đó chính là Quan Điều Thất. Sau khi chọn được quan Điều Thất, đủ số 10 tướng, Vĩnh công còn chọn được 1 mưu sĩ tài ba, quê ở Nuồi ( Tứ Kỳ - Hải Dương ) làm quân sư ( vì thế sau này có lệ giao Trải với Nuồi ) Xếp dưới 10 vị Đại tướng và 1 vị quân sư, Vĩnh Công còn lựa được 28 vị Nội tướng tài ba ( có là Ngài xếp theo đúng số Nhị thập bát Tú của trời ). ..
 
Để thể hiện tình nghĩa ruột thịt cùng xả thân vì xã tắc, không câu nệ danh vọng, Vĩnh công tuỳ tuổi mà phân thứ bậc các tướng. ..
 
Trên 2 mũi tấn công chủ yếu bằng đường thuỷ của giặc phương Bắc là cửa sông Cái ( sông Hồng ) và cửa sông Bạch Đằng. .. Vĩnh công cùng Quan lớn Thượng chặn giặc ở cửa sông Cái, Quan lớn đệ Tam cùng Quân sư Nuồi và quan đệ Ngũ chặn giặc tại cửa sông Bạch Đằng, Quan Điều Thất phụ trách ứng chiến và phối hợp tác chiến cùng các cánh quân chặn giặc đường bộ của Sơn Thánh, các vị Quan lớn khác và Quan Hoàng Bơ Thoải Động Đình đều được phân công đánh giặc trên 6 cửa biển khác của Nước Nam. ..
Đúng hẹn 3 ngày, Vĩnh công cùng tướng sĩ đánh tan giặc dữ trên cả 8 cửa biển. Thấy cánh quân đường thuỷ hùng mạnh của phương Bắc bị đại bại, nhiều cánh quân xâm lược đường bộ do các bộ lạc của Bách Việt, được sự giúp sức của các nước Ai Lao, Vạn Tượng. ..đang cố quyết chiến cùng quân Lạc Việt do Sơn thánh chỉ huy, nghe tin đều hoảng sợ, vội vã rút nhanh về nước. ..
 
Đất nước trở lại thanh bình, Hùng Duệ Vương triệu Vĩnh công về Triều ban phong cho vĩnh công trấn giữ 8 miền duyên hải cửa biển nước nam thành lập lên nhà nước TÂY ĐÔ lấy kinh đô xưa là ĐÀO ĐỘNG ban , phong cho " Vĩnh Công là nhạc phủ thượng đẳng thần ", lại có ý muốn lưu ở Kinh đô giúp việc Triều chính. .. Vĩnh công xin được về quê để trông nom thân mẫu, khai khẩn vùng duyên hải, chiêu dân lập ấp, dạy dân nghề nông tang ( tang : trồng dâu nuôi tằm, dệt vải ), đồng thời giúp Vua Hùng giữ yên 8 cửa biển Lạc Việt. Mười tướng theo Vĩnh công về Hoa Đào Trang.
 
Quan Điều Thất về Trời ngay sau khi thắng giặc, Vĩnh công thương xót cho lập ban thờ ngay tại dinh Công đồng, là nơi Vĩnh công cùng chư tướng tề tựu bàn việc ( đó chính là Đền thờ quan Điều Thất ngày nay, thường gọi là Đền Công Đồng ).
 
Quan lớn đệ Tam được phân công giữ yên vùng duyên hải từ sông Cái lên hết biên giới biển phía bắc Lạc Việt ( từ tích quan lớn đệ Tam thắng giặc trên cửa sông Bạch Đằng, rồi lại tỵ nhậm cai quản vùng này. .. Nên các đời sau, khi đánh giặc trên sông Bạch Đằng, các quân vương đều về cầu và tạ và lễ các đền quan lớn quan hoàng đền đức Vua và Đền quan đệ Tam, vì cho rằng được âm phù mà chiến thắng )..
 
Quan Hoàng Bơ Thoải Động Đình ( được giao trấn giữ cửa nam sông vĩnh ) đền thuộc thôn Đào Động xã an lễ bây giờ
 
Quan lớn đệ Thập được tỵ nhậm tại Cửu Chân, Quan đệ Tứ được phân công khai khẩn vùng bãi bắc Sơn Nam. ..
 
Có 5 vị Nội tướng được Vĩnh Công giao sở nhiệm khai khẩn chăm dân lập Ấp tại Hoa Đào trang ( sau chính là 5 vị Thành Hoàng nổi tiếng linh ứng, đã có công âm phù Trưng Vương đánh thắng quân Tô Định tại Sơn Nam hạ ). ..
Vĩnh công lấy 10 hốt vàng được Vua Hùng ban thưởng để chia cho dân bản hạt làm vốn canh tác. Miền duyên hải Lạc Việt từ đó dân cư ngày càng đông đúc, phồn thịnh. ..
Vua Hùng trao Vĩnh công quản lý miền duyên hải Lạc Việt, lấy tên là Tây Đô. Tương truyền : định kỳ hàng năm, nhân ngày đại thắng quân phương Bắc trên 8 cửa biển, Vĩnh công triệu chư tướng về tề tựu tại Hoa Đào trang ( đất An Lễ bây giờ, theo ghi chép của các cụ thì ngày ấy gọi là Hoa Đào trang, 1 trong các trang ở vùng bãi sông Vĩnh, trấn Sơn Nam hạ, bộ Thang Truyền, quận Giao Chỉ, thuộc Châu Giao chỉ trong Bách Việt, phía tây nam nước Hoa Hạ của nhà Hán ).
 
Tại kinh đô Đào Động xưa có cả một quần thể di tích gồm 22 di tích lớn nhỏ Đền thờ Quan lớn Thượng, Quan lớn đệ Nhị, Quan lớn đệ Tam, quan lớn Điều Thất, Quan lớn đệ Bát, tĩnh quan lớn Thượng, tĩnh quan đệ Tứ, Đền Quan Hoàng Bơ Thoải Động Đình , Đền Mẫu Sinh xưa là đình giất thờ một trong 5 vị thánh đã giúp vua cha đánh giặc thục ,Đền Mẫu Đệ Tam , Đền mẫu đệ nhị đều được tái tạo dựng trên nền cổ tự. Quan đệ Ngũ thờ tại Đình Giới phúc, Đình Tháng 8 xưa kia là nơi tổ chức lễ hội truyền thống phát lệnh bơi trải tục đua thuyền hàng năm ... thượng tuần tháng 8 đôi mươi ... thượng về đồng đống hạ về cống đôi ... trải bầy 6 chiếc chèo bơi ... trai đi bơi trải gái đi xem đua thuyền ... bắt đầu tại đền quan lớn thượng bơi qua ngã ba sông diêm nơi có Đền Cậu Bơ Thoải Đồng Bằng về cống đôi đền quan lớn đệ bát .... ngôi đình tháng 8 tại chợ Đồng Bằng đã bị giặc pháp phá hủy
Quan Hoàng Bơ Thoải Động Đình (tại thôn Đào Động ) Xã An Lễ huyện Quỳnh Phụ Tỉnh Thái Bình
tĩnh Quan đệ Lục ( miếu giáp Nhị ) đã bị thực dân Pháp phá huỷ.
Quan đệ Tam còn được thờ ở Đền Lảnh Giang Xích Đằng ( Hưng Yên ),
Quan đệ Tứ đền thờ ở Vĩnh Bảo - Hải Phòng.và thờ chính tại ĐỀN HẠ LÃNG thôn ĐỒNG BẰNG thuộc xã AN LỄ ngày nay
Quan đệ Ngũ có đền thờ ở bến đò Chanh - Hải Dương,
Quan Điều Thất dc thờ tại Đền Công Đồng và Đền ở Bảo Hà - Lào Cai và cũng dc thờ tại ngã ba sông diêm nay là quan Điều thất nguyên cổ tự Quan đệ Cửu xưa có Đền ở Thanh Hoá,
Quan đệ Thập có đền ở Nghệ An. ..
Đền Cậu Bơ Thoải Và Cô Bơ Thoải xưa có Đền thờ tại ngã ba sông Diêm ...bến đò sông Đồng Bằng Đào Động trang cổ tự ...
 
Sau một đêm mưa to gió lớn sấm nổ vang dền từ kinh đô Xưa Đào Động cạnh miệng giếng thiêng hào quang sáng rực cả một bầu trời tiếng ngài từ trên không trung bay xuống ...( Sinh ta làm tướng hoá ta làm thần tiếng thơm còn mãi vạn năm ngày ta đi cũng là ngày ta thác dân cứ lấy ngày đó mà phụng thờ vào( năm bính dần niên bát nguyệt nhị thập ngũ nhật ) tức ngày 25 tháng 8 ngài tịch tại Hoa Đào Trang xưa là trang ĐÀO ĐỘNG ..
Đền thờ Vĩnh công Đại Vương Bát Hải Động Đình từ xa xưa còn lưu giữ dc rất nhiều bản sắc phong : 1 - Hoàng Triều Vĩnh Hựu nhị niên, trọng Đông nguyệt, sơ nhật.''
 
(Niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2, đời vua Lê ý Tông Ngày 01/ 11 âm / 1726 ) Sắc : Gia phong : Trấn Tây an nam Tam kỳ linh ứng vĩnh công Đại Vương. Thượng đẳng tối linh thần .. Quốc tế ( Được tổ chức tế lễ theo Nghi thức dành cho những bậc Thần linh được tôn trọng bậc nhất quốc gia ) Phóng chỉ ban hồi dữ cấp tiền tứ bách quán ( Truyền Chỉ dụ về tận nơi, cùng số tiền được Triều đình ban cấp là 100 quan ).
Hứa Đào Động trang ngưỡng Thần hiệu, cập hồi trùng tu cung điện, dĩ phụng chi lưu truyền hương hoả, dữ quốc tế vĩnh thời huân công hỹ. ( Hẹn cho Đào Động trang tổ chức lễ đón Thần hiệu, tiến hành trùng tu cung điện thờ phụng và lưu truyền hương hoả, để cả nước về tế lễ huân công của Thần đến mãi mãi ).
Hàn lâm Viện Đông các Đại học sỹ Nguyễn Bỉnh - Phụng soạn Bát phẩm Lại bộ - thần : Nguyễn Hiền - Phụng sao. 2 - Chương Thánh tôn hiệu đệ nhị niên, trọng xuân, cát nhật.
(Năm Chương Thánh Gia Khánh thứ hai, đời Vua Lý Thánh Tông, ngày tốt, tiết xuân tháng 2 âm lịch, năm 1060 ) Sơn Nam Hạ trấn, Phụ Phượng quận, Đào Động trang Cổ điện phụng sự : Tam Kỳ linh ứng Vĩnh Công Đại Vương Bát Hải Động Đình.
Thị thượng tôn cổ Thần hộ Quốc tý dân, thập phương ngưỡng vọng ( Là vị Thần từ đời cổ được tôn trọng bậc nhất, đã có công Hộ quốc, che chở cho dân, mà mọi miền đất Việt đều ngưỡng vọng ) Vạn cổ chí kim thế truyền linh ứng, đa Triều tái phong mỹ tự ( Từ cổ đến nay, được đời truyền tụng là linh ứng, nhiều Triều đại đã có Sắc gia phong với những lời ca ngợi đẹp đẽ ) Tứ kim gia phong ( Nay ban chiếu gia phong là ) Thượng đẳng tối Tôn Thần Hộ quốc tí dân, vạn đại linh ứng ( Vị Thần được tôn trọng bậc nhất, đã có công hộ Quốc, che chở cho dân, vạn năm linh ứng )
Chuẩn phụng sự chính lệ ( cho phép phụng sự, tế lễ theo chính lệ ) Trợ Thần tồn linh bảo ngã lê dân chí vĩnh. Khâm thử ! ( Để Thần tiếp tục linh ứng bảo vệ cho dân ta mãi mãi. Y lệnh !) 3 - Thiên Đức tôn hiệu đệ ngũ niên, trung thu, vọng nhật ( Năm Thiên Đức thứ hai, đời Vua Lý Nam đế,
(Ngày 15 tháng 8 âm năm 548 ) Lạc Việt quốc, Hùng Triều đệ thập bát diệp, sắc phong thuỷ Thần phát tích Hoa Đào trang, sơn Nam Hạ trấn. (Thời vua Hùng đời thứ 18, nước Lạc Việt, đã sắc phong cho vị Thuỷ Thần phát tích tại Hoa Đào trang, Trấn Sơn Nam Hạ ) Sắc phong ( Vua Hùng sắc phong là ) Đệ nhất lương thần Vĩnh Công hộ quốc tí dân ( Vị Thần có đức lớn bậc nhất là Vĩnh Công, đã có công hộ quốc, che chở cho dân ta ) Hoá Thần Bính Dần niên, bát nguyệt, nhị thập ngũ nhật, sở tại Hoa Đào trang, Sơn Nam Hạ trấn, bộ Thang Truyền. Lấy quốc lễ là tháng 8
Niệm đại công sinh thời hùng lược quảng đức phù Quốc an dân. Gia phong : Trấn Tây an namTam kỳ linh ứng vinh công đại vương, thượng đẳng quốc tối linh thần Phóng chỉ ban hồi dữ. Hứa Hoa Đào trang ngưỡng Thần hiệu, trùng tu miếu điện, dĩ cẩn phụng sự chi lưu truyền hương hoả vạn thế, đắc Thần sở tiếp linh ứng phù hộ dân Việt bất hoại. Khâm dĩ !
(Vị thuỷ Thần hoá Thần ngày 25 tháng tám năm Bính Dần, tịch tại Hoa Đào trang, Sơn Nam Hạ trấn, bộ Thang Truyền. Nhớ đến đại công khi sinh thời của Vĩnh Công hùng lược quảng đức, hộ quốc an dân, Vua Hùng gia phong : Trấn Tây an Tam kỳ linh ứng Đại Vương, cho tổ chức tế lễ theo quốc lễ.
Vua Hùng phóng chỉ ban, hẹn cho Hoa Đào trang tổ chức đón rước Thần hiệu, trùng tu miếu điện, phụng sự Thần nghiêm cẩn và lưu truyền hương hoả vạn đời, để Vĩnh công mãi linh ứng phù hộ cho dân )
 
Thư lại Lễ bộ Lý triều Chương thánh Gia Khánh nhị niên phụng soạn ( 15tháng 8 năm 548). Tú tài Giáo học Đinh Đăng Quát cẩn sao. Cấm cung Bát Hải động Đình linh từ, chính nguyệt, sơ thập nhật, Quý Dậu niên ( chép lại ngày mồng 10 tháng giêng năm 1933). 4 - Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật. ( ngày 25/7/1924 ) Sắc ! Thái Bình tỉnh, Phụ Dực huyện, Vọng lỗ tổng, Đào Động xã. Phụng sự Trấn tây an nam, tam kỳ linh ứng tôn thần.Nẫm trứ linh ứng, tứ kim phi thừa. Cảnh mệnh miễn niệm thần hưu, trứ phong vi dực bảo Trung hưng linh phù chi thần, chuẩn kỳ phụng sự thứ cơ thần kỳ tương hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai !. ..
 
Câu thành ngữ dân gian : Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ chính là để chỉ Hội tháng 8 ở Đền Đồng Bằng và Hội tháng 3 ở Đền Mẫu Phủ Dầy
 
''Sau khi đánh thắng giặc phương Bắc trên 8 cửa biển nước nam Vua Hùng tưởng nhớ công ơn của Đức Vua nên đã chia nửa nhà nước Văn Lang cho Vĩnh Công cai quản vùng duyên hải Lạc Việt - Văn Lang, đặt tên là nhà nước Tây Đô,lấy kinh đô xưa là Đào Động vì thế dân gian gọi ngài là Đức Vua là từ ý này... vùng duyên hải ở phía đông Văn Lang - Lạc Việt, gọi là Tây Đô ? Mãi sau mới hiểu ra là : so với địa thế Bách Việt ( dưới nước Hoa Hạ cổ ) thì Lạc Việt ở hướng Tây. Chứng cứ còn lại là vùng đất của Bách Việt ở sát ngay trên nước ta bây giờ gọi là tỉnh Quảng Tây ( TQ) cho nên ngày ấy vùng duyên hải Lạc Việt có tên Tây Đô vì thế
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Đền Đồng Bằng ở Thái Bình được thiết kế theo kiểu “Tiền Nhị-Hậu Đinh” với 66 gian tạo thành một quần thể kiến trúc bề thế lộng lẫy.

 
 

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ với kiến trúc độc đáo ở Thái Bình

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 1.

Đền Đồng Bằng còn được gọi là Đền Đức Vua hay Đền Vua Cha Bát Hải Động Đình (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình)

Là di tích có giá trị lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật.

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 2.
Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 3.

Ngôi đền tọa lạc bên dòng sông Mai Diêm, xưa thuộc trang Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng, nay thuộc thôn Đồng Bằng, xã An Lễ.

 

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 4.

Theo ngọc phả của di tích đền là nơi thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình

Người có công lớn trong việc đánh giặc giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai.

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 5.
Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 6.

Từ thế kỷ XIV, Đền còn phối thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Cùng các danh tướng nhà Trần đã có công lớn trong 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông và lập nên 8 trang Đào Động xưa.

 

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 7.
Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 8.
Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 9.

Trong cung cấm có một giếng cổ ngay phía dưới ban thờ Đức Vua Cha

Bên cạnh đó còn chiếc ghế cổ và bộ hoàng bào của Đức Vua cùng bức tranh điêu khắp 8 con rồng tượng trưng cho 8 con sông chầu về giếng cổ

Nơi hội tụ linh khí của vùng đồng bằng rộng lớn.

 

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 10.

Năm 1986 Đền Đồng Bằng được xếp hạng là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia được công nhận là điểm du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Thái Bình năm 2015

Năm 2016, Lễ hội truyền thống Đền Đồng Bằng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 11.
Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 12.
Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ độc đáo ở Thái Bình - Ảnh 13.

Tương truyền vào thời Hùng Vương thứ 18 khi nước nhà bị giặc ngoại bang xâm lấn triều đình đã điều động binh hùng tướng giỏi để chống giặc

Song thế giặc mạnh, quân tướng triều đình không chống đỡ nổi.

 

Lạc vào đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình - ngôi đền hơn 4000 tuổi linh thiêng

 

Đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình với những câu chuyện lịch sử ly kỳ gắn liền với tín ngưỡng thờ mẫu và vẻ đẹp độc đáo, truyền thống của ngôi đền 4000 năm tuổi đã khiến bao du khách trầm trồ, khen ngợi
 
Thái Bình nổi tiếng với nhiều điểm du lịch mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử. Và một trong số đó, điểm đến nổi tiếng khắp dải đất chữ S không thể bỏ lỡ chính là đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình
Thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, ngôi đền không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi cất giữ, là bảo tàng mỹ thuật chạm khắc gỗ điêu luyện
 

Đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình ở đâu và đường đi như thế nào?

Đền Đức Vua Cha Bát Hải Thái Bình trước đây nằm ở trang Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng; nay là làng Đồng Bằng, xã An Lễ

Nơi đây gắn liền với sự kiện tuyển quân của nhà Trần những năm thế kỷ XIII. Đền còn được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

 

Đền Vua Cha Bát Hải tọa lạc tại Thái Bình
Đền Vua Cha Bát Hải Tọa Lạc Tại Thái Bình
 
 

Ngôi đền Đồng Bằng một thời lừng lẫy với truyền thống về nơi khai sinh, hóa thánh để cứu nước, cứu dân

Và sự kiện hào hùng chống giặc Nguyên Mông còn âm vang mãi chính là minh chứng về một thời vàng son của người dân Thái Bình.

 

đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình mang nhiều ý nghĩa
Đền Vua Cha thể hiện lòng thành kính của người dân Quỳnh Phụ
 

Tọa lạc tại Thái Bình nên đường đi đền Vua Cha Bát Hải cũng rất thuận tiện. Nếu từ Hải Phòng du khách chỉ cần xuôi xuống đường 10 ngay từ chân cầu Vật

Du khách đã có thể chiêm ngưỡng một ngôi đền cổ kính với kiến trúc uy nghi, đồ sộ nằm cạnh dòng sông Mai Diêm.

Nếu di chuyển từ Hà Nội, đường đi đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình theo lộ trình như sau:Men theo đường quốc lộ 5 đến Cầu Hiệp - Sau đó rẽ quốc lộ 10 đến chân cầu Vật. Hoặc có thể tham khảo lộ trình: Đi cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - đến quốc lộ 38 rồi rẽ quốc lộ 10. Như vậy, bạn đã có mặt tiền đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải.
 

Hé lộ các sự kiện lịch sử và sự tích về đền Đức Vua Cha Bát Hải Thái Bình

Đền thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình cũng tương tự các công trình kiến trúc tâm linh khác, đều ẩn trong đó là những câu chuyện, sự tích ly kỳ. Cùng tìm hiểu đền thờ ai cũng như lịch sử của đền Đồng Bằng nhé!
 

Đức Vua Cha Bát Hải Thái Bình là ai?

Vua Cha Bát Hải là tên gọi tắt của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Đây là vị vua đứng đầu của Thủy Phủ, là cha của Thánh mẫu Xích Lân Long Nữ, là nhạc phụ của thủy tổ của Bách Việt - Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên). Đại bản doanh được tương truyền là nằm ở Động Đình Hồ phía biển Đông của nước ta chứ không giống như các truyền thuyết của Trung Quốc khẳng định hành dinh ở Đầm Vân Mộng. 

 

Đền thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình
Đền thờ Vua Cha Bát Hải

 

 

Sự tích về Vua Cha Bát Hải Động Đình

Sự tích về đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình bắt nguồn từ Hùng Vương đời thứ 18. Nước nhà rơi vào thế bị giặc ngoại xâm đánh chiếm, triều đình đã huy động các binh hùng tướng giỏi để dẹp giặc, giữ yên bờ cõi. 

 

Tuy vậy, thế giặc mạnh, quân ta không thể chống đỡ nên đã lập đàn cầu cứu Linh Sơn Tú. Và Long Cung Hoàng Thái Tử tức Giao Long để giúp nước giúp dân đã đầu thai vào gia đình ở trang Hoa Đào tức xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình ngày nay. Với sứ mạnh phò vua dẹp giặc, mang lại cuộc sống bình yên, ấm no cho nhân dân, Giao Long cùng 10 tướng, 2 người em và quân sư quê ở Nuồi (Hải Dương) cùng 29 vị nội tướng và binh sĩ chiến đấu. Chỉ sau 3 ngày ra quân, đội quân đã đánh tan thế giặc ở 8 cửa của phía Tây nước Việt.

 

khám phá câu chuyện của đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình
Câu chuyện tương truyền gắn liền với đền Đức Vua Cha Bát Hải Thái Bình

 

 
Khi đất nước lập lại thái bình, nhân dân yên ấm, Giao Long được phong thành “Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Sau đó Vĩnh Công đã về quê nhà ở Thái Bình bây giờ để chăm nom thân mẫu cùng với đó là chiêu dân lập ấp, khai khẩn vùng duyên hải để cai quản 8 cửa biển phía Tây
 

Đến năm Bính Dần, vào ngày 25 tháng 8 âm lịch, Vĩnh Công về trời. Người dân nơi đây để tưởng nhớ công lao của ông đã suy tôn Vĩnh Công thành Vua Cha Bát Hải Đại Vương với ý nghĩa là mẹ, là cha của nhân dân.

 

đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình tưởng nhớ công lao vị tướng giỏi
Đền thờ tưởng nhớ công lao của Vua Cha
 

Khám phá lịch sử của đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải

Đền Đồng Bằng Thái Bình hay còn được gọi là đền Vua Cha Bát Hải có rất nhiều tên gọi. Ban đầu, ở Sơn Nam trấn, đền được gọi là hoa đào trang; sau đó chuyển thành trang hồng đào. Tuy nhiên, đến đời Lý, đền lại được gọi là Trang Đào Hồng.

 

đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình có nhiều tên gọi
Đền Đồng Bằng qua nhiều lần đổi tên
 

Đầu thế kỷ XIII, Trang Đào Hồng trở thành nơi rèn luyện, đóng quân của thủy bình nhà Trần. Đặc biệt, ngôi đền thờ “Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần” rất linh thiêng nên trước khi chiến đấu, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng đã cầu nguyên âm phù.

Sau chiến thắng quân Nguyên Mông, ngôi đền thờ Đại vương được sắc phong là Tam Kỳ Linh Ứng Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XIII, đền Đồng Bằng còn là nơi tưởng nhớ công lao của Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng các danh tướng có công trong 3 lần đại phá quân Nguyên Mông.

 

lịch sử Đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình
Đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình gắn liền với các vị tướng có công trong đại phá quân Nguyên Mông
 

Đó là lý do ban đầu đến có diện tích nhỏ hẹp nhưng đến thời Tiền Lê thì ngôi đền đã được mở rộng quy mô với 5 tòa đại bái cùng 4 bàn thờ công đồng bao gồm A Sào, Đào Đông, Tô Đê và Lộng Khê.
 

Mục sở thị kiến trúc của ngôi đền 4000 tuổi thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình

Theo chân XEMBOIMIENPHI.VN chiêm ngưỡng ngôi đền lớn nhất nhì Thái Bình với kiến trúc “Tiền Nhị - Hậu Đinh” với quy mô lên đến 66 gian tạo thành một quần thể bề thế, sang trọng

Theo ghi chép của sử Việt, trước 1945 tại An Lễ có biết bao di tích thờ vua Hùng và Hai Bà Trưng để tưởng nhớ công lao. Nhưng hiếm có công trình nào quy mô như miếu Vĩnh Công và đền thờ các quan lớn.

 

khám phá kiến trúc đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của đền Vua Cha
 

Đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình có kiến trúc theo tầng tầng lớp lớp với 66 gian, 13 tòa cứ tiếp nối nhau tạo nên một tổng thể đền nguy nga. Đặc biệt, từng chi tiết, đường nét đều được điêu khắc, chạm trổ kỳ công với kiến trúc mềm mại tạo được sự uyển chuyển. Đặc biệt, quanh đền còn có rất nhiều hoành phi câu đối, cuốn thư hùng, tứ linh, tứ quý, thần linh, thiên thực.

 

Thiết kế đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình đẹp
Thiết kế đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình đẹp đến từng centimet
 

Với kiến trúc “Tiền Nhị - Hậu Đinh”, ngôi đền có 5 gian thờ chính gồm Cấm Cung, Điện thờ, Đệ nhị, Đệ tam và Đệ tứ. Mỗi gian đều được thiết kế hoàn hảo với các bức chạm khắc phức tạp nhưng rất điêu luyện. Nếu cung Đề tam đơn giản được ví như sự thành hư thoát tục thì cung Đệ tứ lại được thiết kế nhiều màu sắc với các đồ trang trí đa dạng. Cung Đệ nhị là gian thờ vua Bát Hải Động Đình với những khung cảnh tươi mới.

 

Gian thờ quan Đệ nhất của đền thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình
Gian Thờ Quan Lớn Đệ Nhất Của Đền thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình
 
Gian Đệ nhị của đền Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình
Gian Thờ Quan Đệ Nhị Của Đền Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình
 

Đặc sắc nhất của đền thờ Vua Cha Bát Hải chính là cung Cấm. Bởi lẽ, nơi đây có miệng giếng cổ nằm ở chính giữa tượng trưng cho 8 con sống chầu về giếng. Đó cũng là biểu tượng hội tụ linh khí của mảnh đất Thái Bình.

“Tháng 8 giỗ Cha” - đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình

Dân gian vẫn truyền miệng câu nói: “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Và sự kiện giỗ cha chính là hội đền Vua Cha Bát Hải vào tháng 8 âm lịch hàng năm. Cứ đến ngày 20 đến 26 tháng 8 âm lịch hàng năm, người dân Quỳnh Phụ lại nô nức tổ chức lễ hội đền Đồng Bằng đã thu hút hàng nghìn du khách thập phương.

 

Lễ hội nổi tiếng với phần lễ có các nghi thức truyền thống như dâng hương, tế thần hay diễn lại tích xưa Vua Cha Bát Hải đi đánh giặc. Chính những nghi thức ấy sẽ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và thêm lòng biết ơn công lao Vua Cha cũng như các vị tướng sĩ, binh lính đã anh dũng dẹp giặc.

 

trải nghiệm lễ hội đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình
Lễ hội rước kiệu hoành tráng

 

 
vãn cảnh, chiêm bái đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình
Chiêm bái tại đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình
 

Ngoài phần lễ trang trọng, thành kính, lễ hội giỗ Cha tại Thái Bình còn có nhiều hoạt động náo nhiệt, vui tươi như chọi gà, đấu vật, hát văn hầu bóng, cờ tướng, kéo co,... Thú vị nhất chính là hội đua thuyền diễn ra trong 5 ngày liên tiếp tại thôn Đào Động. Theo tục lệ hàng năm, cứ vào ngày 21 tháng 8 âm lịch, sau khi tổ chức rước Vua Cha sẽ mở hội đua thuyền. Đây là một nét đẹp văn hóa thể hiện sự đoàn kết, gắn bó khăng khít của cộng đồng cũng như các giá trị văn hóa truyền thống.

 

vui chơi tại lễ hội đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình
Lễ hội đua thuyền tại đền Đồng Bằng
 

Cuộc vui nào cũng có lúc tàn và chính ngày 26 tháng 8 là ngày giã hội. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng lễ gọi Vua Cha cùng các vị thần, vị tướng về đền. Đồng thời là những ước nguyện cho một năm ấm no, hạnh phúc.

 

lễ hội đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình thường niên
Chương trình lễ hội được tổ chức hàng năm
 

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo