XEM BÓI MIỄN PHÍ 0966662332

Mail: Xemboionlinemienphi.vn@gmail.com

Mail : Xemboimienphi.vn0966662332@gmail.com


Điện Thoại: 0966 662 332

Trang chủ»ĐẠO MẪU VIỆT NAM»Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Tết Hàn Thực 3/3 Âm Lịch

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Tết Hàn Thực 3/3 Âm Lịch

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Tết Hàn Thực 3/3 Âm Lịch

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay

Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc ý nghĩa của ngày Tết này.

Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh "thực" là ăn "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh

Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời

Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 - 221)

Vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề mai ở nước Sở

Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế

Một hôm trên đường lánh nạn lương thực cạn kiệt Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua

Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng

Ngày Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngày Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai khổ luyện thành tài

Về sau Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương trở về làm vua nước Tấn phong thưởng

Rất hậu cho những người có công khi tòng vong nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi

Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng

Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ.Hàng năm đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con

Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước đây được coi là ngày Tết Hàn thực.
Ý nghĩa của bánh trôi bánh chay trong tết Hàn thực của người Việt

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt.

Đây là một dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên

Vào ngày này, người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường

Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay là những thức ăn nguội tượng trưng cho Tết Hàn thực.

Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực

Bánh trôi.
Bánh trôi.

Hướng về cội nguồn

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn... Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước

Truyền thống dân tộc

Bánh chay.
Bánh chay

Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày lễ này. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Ôn lại chuyện xưa

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Tết Hàn thực với món bánh trôi bánh chay truyền thống là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Tết Hàn thực với món bánh trôi bánh chay truyền thống là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Mong muốn thời tiết thuận hòa

Được biết ngày lễ Hàn Thực mang mong muốn cho mùa hạ bớt nóng, ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm được chọn lựa hoàn toàn không liên quan đến dương lịch, hay bất kì một quy ước đạo giáo nào mà được chọn theo âm lịch, theo luật âm dương ngũ hành, là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc khí.

Món lạnh theo ngũ hành sẽ thuộc Kim, bánh trôi chay màu trắng cũng thuộc Kim. Bên cạnh đó hình dáng của bánh trôi tròn đều, bên trong phần nhân hình vuông, gợi lên câu tục ngữ "mẹ tròn con vuông".

Bánh chay vỏ trắng tính dương, phần nhân đậu xanh bên trong vàng tươi sáng mang tính âm, âm dương giao hòa. Dùng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực thể hiện mong muốn mùa hè không còn oi bức, thời tiết thuận hòa.

Năm nay, Tết Hàn Thực là ngày: Thứ Bảy, 18/04/2023.

Văn khấn Tết Hàn Thực

Bài văn khấn số 1

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:...........

Ngụ tại:………………………

Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..................... cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận...

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Bài văn khấn số 2

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…

Hôm nay là ngày 3.3, gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)".

Mâm cúng ngày Tết Hàn Thực

Bánh trôi bánh chay: Bánh trôi, bánh chay là lễ vật đầu tiên không thể thiếu như đã nhắc ở trên. Nhiều người còn gọi Tết Hàn thực là Tết bánh trôi, bánh chay. Xưa kia, bánh trôi bánh chay truyền thống được làm từ bột gạo nếp, đường phên, vừng, đậu xanh. Những viên bánh trôi tròn trịa bọc lấy đường phên, ngoài rắc chút vừng trắng, bày đẹp đẽ trên đĩa.

Hoa tươi và trầu cau: Nhiều nơi ở nước ta không ăn Tết Hàn thực, và trên thực tế đây cũng là một ngày lễ nhỏ. Tuy vậy, trên mâm lễ cúng dù to dù nhỏ, dù chay dù mặn vẫn không thể thiếu được hoa tươi và trầu cau. Các loại hoa tươi được chọn theo mùa, đậm chất dân gian, chẳng hạn như hoa bưởi, hoa cau hoặc các loại hoa thơm mát, không có gai bày trên bàn thờ. Bên cạnh đó, thêm đĩa bày ba hoặc năm lá trầu và cau theo số lẻ như vậy.

Ngũ quả: Quả tươi được các gia đình chọn theo mùa hoặc điều kiện mỗi nhà, tuy nhiên mọi người thường chọn ngũ quả (không phải bày mâm ngũ quả), mà chọn những loại quả có nhiều màu sắc và mang ý nghĩa tốt lành. Chẳng hạn thanh long màu hồng với các cuống lá xanh mướt, hướng lên trên, phật thủ tươi căng, xòe như bàn tay, nho từng chùm lúc lỉu tượng trưng cho sự sung túc,...

Ngoài những lễ vật trên, mâm cúng có thể chuẩn bị thêm một ít tiền vàng (tùy thuộc vào từng gia đình), một ly nước sạch và 3 hoặc 5 chén trà nhỏ.

Cách làm bánh trôi - bánh chay cho Tết Hàn thực

I. Nguyên liệu làm bánh trôi - bánh chay

  • 200gram Bột nếp
  • Đường làm bánh trôi (khoảng 12-14 viên nhỏ) hoặc thay bằng palm sugar (miếng to về cắt nhỏ làm nhân bánh trôi)
  • 30gram đậu xanh đã cà vỏ
  • Vừng trắng
  • Nước cốt dừa, dừa nạo sợi nhỏ (không bắt buộc)
  • Bột năng/ bột đao hoặc bột sắn

Ghi chú:

  • Các bạn nên chọn gạo nếp ngon, ngâm nước qua đêm rồi xóc với tí muối, mang đi xay. Đường nếu tìm được loại đường làm bánh trôi, đã cắt viên là tốt nhất. Nếu không thì thay bằng đường thốt nốt, hoặc dùng đường mía. Nếu không có dạng viên thì có thể dùng đường xay dạng hạt, nhưng có dạng viên thì bánh trôi sẽ ngon hơn.
  • Định lượng ở trên làm được 1 bát bánh chay và 1 đĩa bánh trôi nhỏ, nhiều hơn thì các bạn nhân lên nhé!

II. Hướng dẫn làm bánh trôi - bánh chay

Bước 1: Chuẩn bị bột bánh trôi

Cho bột vào bát to, cho 1 cốc nước vào lò vi sóng quay khoảng 30s-45s cho nước ấm. Từ từ đổ nước vào bát bột, lấy đũa khuấy rồi dùng tay nhào đều. Làm sao cho khối bột dẻo quánh, cầm chắc tay, không bị quá nhão và không bị quá khô. Mô tả cảm quan thì sẽ hơi giống đất nặn của các bé. Bột quá khô thì cầm vào sẽ có cảm giác còn hạt bột bên trong khối bột. Quá nhão thì sẽ có cảm giác hơi ướt, sau này luộc bánh sẽ dễ bị nát và khó đứng bánh.

 

Bột bánh trôi

Các bạn chú ý xem bột cũ hay bột mới để biết độ chịu nước sẽ khác nhau. Nhưng để nhận ra bột đạt cũng không khó lắm đâu.

Các bạn cho nước vào từ từ, ít một thì sẽ dễ điều chỉnh hơn.

Bột nhào xong thì lấy nilon gói thức ăn bọc kín cho khỏi bị khô. Tiếp theo đi chuẩn bị hai loại nhân và vừng rắc mặt bánh.

Rang vừng

Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh chay

Nhân bánh chay: Đậu xanh có thể ngâm với nước ấm trước khoảng 2-3 tiếng hoặc 1 đêm. Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước xâm xấp, để lửa vừa. Sau khi nước sôi được một lúc thì hạ lửa, cho đường và chút xíu muối, nêm sao cho vừa ngọt, đun tiếp đến khi cạn nước. Vừa đun vừa lấy cái thìa hoặc muôi lớn, nghiền và đánh đậu xanh cho nhuyễn và tơi. Nếu nước cạn quá nhanh mà đậu xanh chưa chín mềm & chưa nhuyễn thì cho thêm nước.

Nhân bánh chay

Đậu xanh sau khi chín và nghiền nhuyễn thì nắm lại thành từng nắm nhỏ cỡ quả trứng chim cút. Nên nắm đậu lúc đậu còn ấm nóng, đậu kết dính sẽ tốt hơn. Có thể trộn thêm dừa nạo vào trong nhân, tùy thích.

  • Nhân bánh trôi: Đường làm nhân bánh trôi cắt thành miếng nhỏ.
  • Vừng rắc mặt bánh: Rang chín khoảng 2-3 thìa vừng trắng, để riêng ra bát.

Bước 3: Nặn bánh trôi, bánh chay

Viên bánh trôi

  • Chia khối bột ra làm nhiều phần nhỏ đều nhau và vừa với lượng nhân đã chuẩn bị. Ấn dẹt từng khối bột, đặt nhân vào giữa và gói lại, vo tròn. Cố gắng vo sao cho khít, đừng để không khí lọt vào bên trong nhân, khi đun bánh sẽ dễ bị vỡ.

Bước 4: Cách luộc bánh trôi, bánh chay

Luộc bánh trôi

Thả bánh đã nặn vào nồi nước sôi, luộc đến khi bánh nổi và trong thì vớt ra thả vào bát nước lạnh. Sau đó dùng muôi thủng vớt ra đĩa sao cho đẹp rồi trang trí vừng đã rang lên phía trên mặt bánh.

Cách làm bánh trôi bánh chay

 

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

  •  1 2 3 4 5 3,539
  • 195.886
 

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời. Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

 

Ngày Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngày Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

 

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.

Ý nghĩa của bánh trôi bánh chay trong tết Hàn thực của người Việt

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt.

Đây là một dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên. Vào ngày này, người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay là những thức ăn nguội tượng trưng cho Tết Hàn thực.

Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.

 

Bánh trôi.
Bánh trôi.

Hướng về cội nguồn

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn... Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Truyền thống dân tộc

Bánh chay.
Bánh chay.

 

Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày lễ này. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Ôn lại chuyện xưa

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Tết Hàn thực với món bánh trôi bánh chay truyền thống là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Tết Hàn thực với món bánh trôi bánh chay truyền thống là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

 

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Mong muốn thời tiết thuận hòa

Được biết ngày lễ Hàn Thực mang mong muốn cho mùa hạ bớt nóng, ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm được chọn lựa hoàn toàn không liên quan đến dương lịch, hay bất kì một quy ước đạo giáo nào mà được chọn theo âm lịch, theo luật âm dương ngũ hành, là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc khí.

Món lạnh theo ngũ hành sẽ thuộc Kim, bánh trôi chay màu trắng cũng thuộc Kim. Bên cạnh đó hình dáng của bánh trôi tròn đều, bên trong phần nhân hình vuông, gợi lên câu tục ngữ "mẹ tròn con vuông".

Bánh chay vỏ trắng tính dương, phần nhân đậu xanh bên trong vàng tươi sáng mang tính âm, âm dương giao hòa. Dùng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực thể hiện mong muốn mùa hè không còn oi bức, thời tiết thuận hòa.

Năm nay, Tết Hàn Thực là ngày: Thứ Bảy, 18/04/2023.

Văn khấn Tết Hàn Thực

Bài văn khấn số 1

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:...........

Ngụ tại:………………………

Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..................... cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận...

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Bài văn khấn số 2

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

 

Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…

Hôm nay là ngày 3.3, gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)".

Mâm cúng ngày Tết Hàn Thực

Bánh trôi bánh chay: Bánh trôi, bánh chay là lễ vật đầu tiên không thể thiếu như đã nhắc ở trên. Nhiều người còn gọi Tết Hàn thực là Tết bánh trôi, bánh chay. Xưa kia, bánh trôi bánh chay truyền thống được làm từ bột gạo nếp, đường phên, vừng, đậu xanh. Những viên bánh trôi tròn trịa bọc lấy đường phên, ngoài rắc chút vừng trắng, bày đẹp đẽ trên đĩa.

Hoa tươi và trầu cau: Nhiều nơi ở nước ta không ăn Tết Hàn thực, và trên thực tế đây cũng là một ngày lễ nhỏ. Tuy vậy, trên mâm lễ cúng dù to dù nhỏ, dù chay dù mặn vẫn không thể thiếu được hoa tươi và trầu cau. Các loại hoa tươi được chọn theo mùa, đậm chất dân gian, chẳng hạn như hoa bưởi, hoa cau hoặc các loại hoa thơm mát, không có gai bày trên bàn thờ. Bên cạnh đó, thêm đĩa bày ba hoặc năm lá trầu và cau theo số lẻ như vậy.

Ngũ quả: Quả tươi được các gia đình chọn theo mùa hoặc điều kiện mỗi nhà, tuy nhiên mọi người thường chọn ngũ quả (không phải bày mâm ngũ quả), mà chọn những loại quả có nhiều màu sắc và mang ý nghĩa tốt lành. Chẳng hạn thanh long màu hồng với các cuống lá xanh mướt, hướng lên trên, phật thủ tươi căng, xòe như bàn tay, nho từng chùm lúc lỉu tượng trưng cho sự sung túc,...

Ngoài những lễ vật trên, mâm cúng có thể chuẩn bị thêm một ít tiền vàng (tùy thuộc vào từng gia đình), một ly nước sạch và 3 hoặc 5 chén trà nhỏ.

Cách làm bánh trôi - bánh chay cho Tết Hàn thực

I. Nguyên liệu làm bánh trôi - bánh chay

  • 200gram Bột nếp
  • Đường làm bánh trôi (khoảng 12-14 viên nhỏ) hoặc thay bằng palm sugar (miếng to về cắt nhỏ làm nhân bánh trôi)
  • 30gram đậu xanh đã cà vỏ
  • Vừng trắng
  • Nước cốt dừa, dừa nạo sợi nhỏ (không bắt buộc)
  • Bột năng/ bột đao hoặc bột sắn

Ghi chú:

  • Các bạn nên chọn gạo nếp ngon, ngâm nước qua đêm rồi xóc với tí muối, mang đi xay. Đường nếu tìm được loại đường làm bánh trôi, đã cắt viên là tốt nhất. Nếu không thì thay bằng đường thốt nốt, hoặc dùng đường mía. Nếu không có dạng viên thì có thể dùng đường xay dạng hạt, nhưng có dạng viên thì bánh trôi sẽ ngon hơn.
  • Định lượng ở trên làm được 1 bát bánh chay và 1 đĩa bánh trôi nhỏ, nhiều hơn thì các bạn nhân lên nhé!

II. Hướng dẫn làm bánh trôi - bánh chay

Bước 1: Chuẩn bị bột bánh trôi

Cho bột vào bát to, cho 1 cốc nước vào lò vi sóng quay khoảng 30s-45s cho nước ấm. Từ từ đổ nước vào bát bột, lấy đũa khuấy rồi dùng tay nhào đều. Làm sao cho khối bột dẻo quánh, cầm chắc tay, không bị quá nhão và không bị quá khô. Mô tả cảm quan thì sẽ hơi giống đất nặn của các bé. Bột quá khô thì cầm vào sẽ có cảm giác còn hạt bột bên trong khối bột. Quá nhão thì sẽ có cảm giác hơi ướt, sau này luộc bánh sẽ dễ bị nát và khó đứng bánh.

 

Bột bánh trôi

Các bạn chú ý xem bột cũ hay bột mới để biết độ chịu nước sẽ khác nhau. Nhưng để nhận ra bột đạt cũng không khó lắm đâu.

Các bạn cho nước vào từ từ, ít một thì sẽ dễ điều chỉnh hơn.

Bột nhào xong thì lấy nilon gói thức ăn bọc kín cho khỏi bị khô. Tiếp theo đi chuẩn bị hai loại nhân và vừng rắc mặt bánh.

Rang vừng

Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh chay

Nhân bánh chay: Đậu xanh có thể ngâm với nước ấm trước khoảng 2-3 tiếng hoặc 1 đêm. Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước xâm xấp, để lửa vừa. Sau khi nước sôi được một lúc thì hạ lửa, cho đường và chút xíu muối, nêm sao cho vừa ngọt, đun tiếp đến khi cạn nước. Vừa đun vừa lấy cái thìa hoặc muôi lớn, nghiền và đánh đậu xanh cho nhuyễn và tơi. Nếu nước cạn quá nhanh mà đậu xanh chưa chín mềm & chưa nhuyễn thì cho thêm nước.

Nhân bánh chay

Đậu xanh sau khi chín và nghiền nhuyễn thì nắm lại thành từng nắm nhỏ cỡ quả trứng chim cút. Nên nắm đậu lúc đậu còn ấm nóng, đậu kết dính sẽ tốt hơn. Có thể trộn thêm dừa nạo vào trong nhân, tùy thích.

  • Nhân bánh trôi: Đường làm nhân bánh trôi cắt thành miếng nhỏ.
  • Vừng rắc mặt bánh: Rang chín khoảng 2-3 thìa vừng trắng, để riêng ra bát.

Bước 3: Nặn bánh trôi, bánh chay

Viên bánh trôi

  • Chia khối bột ra làm nhiều phần nhỏ đều nhau và vừa với lượng nhân đã chuẩn bị. Ấn dẹt từng khối bột, đặt nhân vào giữa và gói lại, vo tròn. Cố gắng vo sao cho khít, đừng để không khí lọt vào bên trong nhân, khi đun bánh sẽ dễ bị vỡ.

Bước 4: Cách luộc bánh trôi, bánh chay

Luộc bánh trôi

Thả bánh đã nặn vào nồi nước sôi, luộc đến khi bánh nổi và trong thì vớt ra thả vào bát nước lạnh. Sau đó dùng muôi thủng vớt ra đĩa sao cho đẹp rồi trang trí vừng đã rang lên phía trên mặt bánh.

Cách làm bánh trôi bánh chay

 

Cách nấu nước bánh chay

Hòa tan bột sắn dây với 100g đường và nước, đặt lên bếp đun sôi sao cho hỗn hợp sắn dây sánh, lỏng thì tắt bếp, thêm nước hoa bưởi vào để tạo mùi thơm.

- Bánh chay múc ra bát, thêm nước sắn dây. Có thể rắc thêm vài hạt đậu đã đồ chín hoặc vài sợi dừa nạo (nếu muốn).

Cách làm bánh trôi bánh chay

Bạn có thể thêm lá dứa, củ dền hoặc trà xanh vào bột để tạo món bánh chay nhiều màu, hấp dẫn.

 

Câu Chuyện Bi Thảm Liên Quan Đến Nguồn Gốc Tết Hàn Thực

Sự tích Tết Hàn thực là câu chuyện bi thảm liên quan đến vị vua nước Tấn thời Xuân Thu và công thần của ông, người cõng mẹ già vào núi sâu để "trốn" nhận thưởng.

Tết Hàn thực 3/3 (âm lịch) có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc, liên quan đến câu chuyện về Tấn Văn Công thời Xuân Thu và một công thần của ông - Giới Tử thôi.

Câu chuyện về nguồn gốc Tết Hàn thực

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Đông Chu liệt quốc kể, sau 2 thập kỷ lưu vong, vua nước Tấn và Tấn Văn Công giành được giang sơn, bèn ban thưởng hậu hĩnh những công thần từng phò tá mình trong thời gian trước. Tuy nhiên, ông lại bỏ quên mất Giới Tử Thôi, người từng 19 năm tận tụy cùng ông nếm mật nằm gai, thậm chí có lần cắt thịt đùi nấu cho vua ăn khi khốn khó.

Vốn khinh bỉ những kẻ khoe công để nhận thưởng, Giới Tử Thôi không muốn mình giống họ nên lúc Tấn Văn Công lên ngôi, ông chỉ vào chúc mừng một lần rồi cáo ốm về nhà, yên phận nghèo khổ, đi khâu giày thuê để lấy tiền nuôi mẹ già. Khi Tấn Văn công ban thưởng công thần, do Giới Tử Thôi không có mặt nên vua cũng quên quên đi mất, không hỏi đến.

Người láng giềng của Giới Tử Thôi là Giải Trương thấy trên cửa thành có yết một tờ chiếu nói : "Nếu người nào có công lao mà chưa được dự thưởng thì cho phép tự nói ra" bèn vội vàng báo tin, nhưng ông chỉ mỉm cười không nói gì. Bà mẹ ở dưới bếp nghe tiếng, bảo: "Con khó nhọc trong 19 năm trời, từng cắt thịt đùi để dâng chúa công, sao bây giờ không nói ra mà lĩnh thưởng, họa may được một vài chung thóc, chẳng hơn đi khâu giày thuê hay sao?".

Câu chuyện bi thảm liên quan đến nguồn gốc Tết Hàn thực - 1

Tấn Văn Công cho phóng hỏa đốt rừng để ép Giới Tử Thôi xuất hiện.

Giới Tử Thôi đáp rằng, trong các con của tiên vương, Tấn Văn Công hiền đức hơn cả nên trời để ngôi cho. "Những người theo hầu không biết ý trời, dám tự nhận là công mình, con nghĩ lấy làm xấu hổ lắm, chẳng thà đi khâu giày mà ăn còn hơn".

Bà mẹ nói: "Con dẫu không muốn làm quan cũng nên vào yết kiến một lần, để khỏi uổng cái công lao cắt thịt đùi ngày trước". Giới Tử Thôi đáp: "Con đã không muốn làm quan thì còn vào yết kiến làm gì?".

Người mẹ tỉnh ngộ, bèn khuyên con tìm nơi rừng núi ẩn thân, Giới Tử Thôi bèn đưa mẹ đến đất Miên Thượng núi cao hang sâu, làm nhà trong hang mà ở, duy nhất chỉ Giải Trương biết. Cũng chính người hàng xóm này vì không cam lòng mà đang đêm mang thư treo ở cửa cung. Thư viết: "Có một con rồng khi còn hoạn nạn cô thế, đàn rắn đi theo, chu du thiên hạ. Rồng không có ăn, một rắn cắt đùi, nay rồng trở về đã được yên sở, đàn rắn theo vào đều sung sướng cả, chỉ có một con, chẳng ai hỏi đến".

Tấn Văn Công đọc thư giật mình, nói: "Đây là Giới Tử thôi oán giận ta đó? Khi trước ta qua nước Vệ không có ăn, Giới Tử Thôi cắt thịt đùi để dâng ta, nay ta ban thưởng công thần mà quên mất Giới Tử Thôi, ấy là một điều lỗi của ta vậy". Vua bèn sai đi triệu Giới Tử Thôi nhưng người đã đi mất. Tấn Văn Công truyền bắt các láng giềng để hỏi, lại thông báo nếu ai biết mà chỉ dẫn thì thưởng cho làm quan.

Giải Trương bèn tâu với Tấn Văn Công rằng: "Bức thư ấy không phải là của Giới Tử Thôi, chính là của tôi làm thay đó! Giới Tử Thôi không muốn cầu thưởng, đă cõng mẹ vào ẩn trong hang núi ở đất Miêu Thượng, vậy nên tôi viết bức thư ấy để nhắc chúa công nhớ đến Giới Tử Thôi đó".

Tấn Văn Công liền cho Giải Trương làm chức hạ đại phu, ra lệnh đưa đường cho mình vào Miên Thượng tìm Giới Tử Thôi, nhưng tìm mãi không thấy đâu. Một người làm ruộng cho biết: "Mấy hôm trước, chúng tôi có trông thấy một người cõng một bà cụ già ngồi nghỉ ở núi này, vốc nước suối cho bà cụ uống, xong lại cõng bà cụ trèo lên trên núi, rồi sau không biết đi đâu".

Sau mấy ngày tìm kiếm khắp núi không được, Tấn Văn Công trên mặt có sắc giận trên mặt, bảo Giải Trương: "Sao Giới Tử Thôi giận ta đến thế? Ta nghe nói Tử Thôi là người chí hiếu, nếu ta đốt khu rừng này thì y tất phải cõng mẹ chạy ra".

Tuy nhiên, mặc cho lửa đốt trụi cả khu rừng, Giới Tử Thôi vẫn không ra, hai mẹ con ôm nhau chết dưới gốc cây liễu. Quân sĩ tìm được đống xương, Tấn Văn Công trông thấy thì ứa nước mắt, truyền cho quân sĩ đem chôn ở chân núi, lập miếu thờ, bao nhiêu ruộng xung quanh núi đều để tự điền (ruộng dùng cho việc thờ tự) cả, đổi tên núi là Giới Sơn. Hôm đốt rừng đúng vào ngày 3/3. Về sau người trong nước nhớ đến Giới Tử Thôi chết cháy nên đến hôm đó không nỡ đốt lửa, phải làm sẵn lương khô để ăn, gọi là tiết Hàn thực, nhà nhà chỉ ăn đồ nguội. Mỗi nhà cắm cành liễu ngoài cửa để chiêu hồn Giới Tử Thôi, cũng có nhà làm cỗ và đốt giấy để cúng tế.

Về sau, Tết Hàn thực phổ biến cả Trung Quốc và nhiều nước khác. Tuy nhiên, người Việt Nam ăn Tết Hàn thực theo cách riêng, với ý nghĩa riêng. Tết Hàn thực của người Việt còn gọi là Tết bánh trôi bánh chay, mang ý nghĩa hướng đến ông bà tổ tiên.

Vì sao Tết Hàn thực phải có bánh trôi bánh chay?

Tục cúng Bánh trôi bánh chay của người Việt gợi nhớ đến tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Câu chuyện bi thảm liên quan đến nguồn gốc Tết Hàn thực - 2

Tết Hàn thực của người Việt không thể thiếu bánh trôi, bánh chay.

Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những đã khuất.

Bánh trôi, bánh chay gợi sự tích mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng, phù hợp với văn hoá người Việt. Theo các chuyên gia văn hoá, khi bước sang tháng 3, thời tiết bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay là những món ăn nguội, mang tính mát. Món ăn này vị ngọt thanh, rất phù hợp cho những ngày nóng nực.

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

ĐẠO MẪU VIỆT NAM

Liên hệ

Trang Chia Sẻ Tâm Linh Cho Người Việt

 

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

  

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

XEM BÓI MIỄN PHÍ ONLINE 0966662332

 

zalo