BUÔNG BỎ TRẦN GIAN
Có nhiều lần đi lễ tại các đền được chứng kiến thấy một số bạn quỳ trước ban thờ nhà Thánh khóc lóc van xin ... được chết
Và vô số những STT của các cô cậu đồng... như:
“Cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc.
“Con muốn xin được về với nhà Thánh sớm”
“Quá chán nản cuộc sống thế gian này này rồi, chẳng còn gì để cố gắng nữa ”
“ Con mệt quá, xin Mẫu cho con về với Mẫu...”
Có vẻ như có khá nhiều người tu đạo tu đồng không chỉ 1 lần có suy nghĩ này
Suy nghĩ muốn thoát khỏi chốn “trần gian” này, muốn buông bỏ và mong được sớm trở về với Thánh...
Giống như một đứa con muốn thoát khỏi nơi bần cùng khổ cực và chỉ cầu được về nhà trong vòng tay yêu thương
Của cha mẹ... Cũng dễ hiểu thôi.
Bởi rằng, bước vào con đường tu đạo ta gặp quá nhiều chướng ngại.
Nhiều trường hợp:
- Người thân, gia đình, cha mẹ, vợ chồng, con cái họ hàng, bạn bè... không hiểu đạo, không tín tâm với đạo
Cho những việc ta làm, ta tin, ta theo là ảo tượng, là mê muội... là vô bổ... thậm chí ngăn cấm, báng bổ đạo...
- Xung quanh ta, nơi ta sống, làm việc... có quá nhiều những xấu xa, tham lam, ích kỷ, những ghanh ghét, những giả dối
Những xấu xa thậm chí cả ác độc vô cảm...
- Cuộc sống lắm thử thách gian truân, những oan ức, tủi hờn, thị phi... như kéo dài đằng đẵng mãi không dứt...
- Đạo học mãi chẳng tăng tiến, cuộc sống khó khăn lo toan cơm áo gạo tiền, bệnh tật... ta như lạc lối mê mờ giữa đường đời lẫn đường đạo...
Mệt mỏi, chán nản... ta muốn buông bỏ, muốn cầu xin trở về cõi an lành, hạnh phúc bên cạnh Nhà Thánh, bên cạnh Mẫu... hoặc đơn giản rằng chỉ muốn thoát khỏi cõi trần gian này.
Thưa rằng, bạn hãy TỈNH MỘNG đi!
Hãy tự hỏi rằng:
- Có chắc buông bỏ bây giờ các bạn đã được về với Thánh, với Mẫu không?
- Có chắc giờ về bên cạnh Mẫu bên cạnh Thánh bạn sẽ luôn hạnh phúc, vui vẻ không?
- Có chắc cuộc sống hiện tại của bạn là địa ngục không thể cứu vãn không?
Câu trả lời là: KHÔNG
Bởi rằng:
- Trăm nghìn người có duyên với đạo Thánh và nhập đạo Thánh ta, 99% là duyên là nghiệp với tu đạo, là những người đã tu từ nhiều kiếp nhưng chưa đủ quả, chưa tích đủ phúc đủ công đức được về với nhà Thánh, kiếp này xin được tu tiếp nối phúc đạo xưa. Hay những người mắc nghiệp với quốc gia xã tắc, những kẻ gia tiên và bản thân gia đình mắc lỗi mắc nghiệp mắc oan gia nghiệp chướng xin được theo đạo Thánh tu phúc trả nghiệp... Chỉ mong có thể trả nghiệp, có thể có tiến tu chứ chưa nói đến thành đạo ngay.
Vậy kiếp này ta mới chập chững bước vào tu, nghiệp có khi vẫn còn nhiều gấp trăm lần phúc, đã có được thành tựu hay tích được phúc đạo nào chưa mà đòi buông bỏ để xin về với Thánh? Với Mẫu?
Chỉ có hiếm hoi 1-2% là các vị đã từng phụng sự nơi cửa Thánh và xin trở về kiếp người tu tập học đạo, truyền lại đạo màu, phát dương đạo... tu đạo để bước lên bậc cao hơn. Những người này là những hành giả, là “con cưng” của Thánh đạo. Những người này là xin đi, nguyện quay lại trần gian này tu đạo và phụng sự đạo. Nhưng để làm được điều đó họ cũng phải đánh đổi: mất đi nguồn năng lượng bản nguyên lớn vượt qua luân hồi trở về để mang theo tri thức đạo, sứ mệnh đạo của mình.
Nếu đã vậy, tu đạo chưa Thành, nguyện lớn chưa đạt....thậm chí chưa tu chưa giúp được gì cho đạo, gặp chút chướng ngại đã nản lòng hay muốn buông bỏ ... vậy thì với bản nguyên năng lượng ít ỏi còn lại dù có trở về, dù nhà Thánh có lòng thương đón về thì họ cũng sẽ chỉ còn là linh căn vô cùng yếu ớt... Các bạn nghĩ xem, sự trở về “đáng chê, đáng tiếc” như vậy có đáng không?
- Về với Thánh, với Mẫu có chắc chắn bạn sẽ hạnh phúc hay không? Còn TÙY.
Con đường tu cũng như đường đời, hạnh phúc 99% là trên đường đi, 1% mới ở đích đến. Nay ta vứt bỏ mọi thứ trên đường, ta thấy chỉ toàn gai góc, khổ đau, mệt mỏi... ta muốn nhảy cóc đến đích, ta chỉ có may mắn với 1% kia thôi.
Nếu trên đường tu toàn là nước măt, là hận thù, là đổ lỗi, là chán trường, là buồn thảm, tủi thân... thì tất cả những thứ ấy đã hằn sâu lên thần hồn của chúng ta đến mức khó thay đổi. Dù có được về với Mẫu với Thánh thì cái sự hận thù, chán trường, buồn thảm đó sẽ vẫn ẩn sâu trong thần hồn ta đó. Ta chẳng thể vui vẻ hạnh phúc được.
- Và cốt yếu cuối cùng chính là câu hỏi: Liệu hiện tại của ta có thực là địa ngục không thể cứu vãn không?
Câu trả lời phụ thuộc vào cách ta nhìn cuộc sống và vào sự tu tập của mình:
• Thứ nhất: Có thể mong cầu mọi sự an yên (đích đến) nhưng không bám chấp vào sự an yên (trên chặng đường).
Hãy tập bình tâm sáng suốt đối mặt, nhận thức trước mọi trắc trở, chướng ngại trong cuộc sống ập đến. Thất bại kinh doanh thì đứng dậy tư duy mà tiếp tục chiến đấu, thất bại trong tình cảm hôn nhân thì nhận định xem mình sai mình đúng ở đâu, duyên còn hay duyên cạn người đến người đi đều có lí do không cưỡng cầu, thị phi trong cuộc sống giao tiếp oan khiên uất ức... thì phải nhìn lại xem những uất ức đó của mình có đáng không? Có cần thiết phải buồn bực hay xù lông lên chống lại không?
• Thứ 2: Đừng ép buộc ai tu đạo cùng mình.
Ta tu đạo, ta mong muốn người thân, bạn bè, xung quanh không báng bổ đạo ta theo, thậm chí tin ta, ủng hộ ta... Đó là mong muốn.
Vậy trước tiên hãy tôn trọng nhận thức và niềm tin tương ứng với nhân sinh quan và trình độ của họ tại thời điểm đó.
Chớ bắt họ phải tin ta nếu ta chưa tin bản thân mình, chớ bắt người khác tín đạo của ta khi ta chưa toàn tín đạo của mình, chớ ép người kính Thánh của ta khi họ chưa thấy được ân duyên Thánh đạo đối với họ...
Sự điềm tĩnh, hiểu đạo, hiểu nhân sinh quan của ta, sự tốt lên của ta về nhân cách, lối sống, làm việc giúp người của ta... sẽ khiến những nhận định trước đây của người xung quanh về ta thay đổi, về đạo của ta, Thánh của ta... cũng sẽ thay đổi.
• Thứ 3: Hãy biết rằng: hạnh phúc và khổ đau vốn không có sự phân biệt.
Chính sự định danh của bản thân ta khiến chúng khác biệt.
Cái đẹp, tiền tài, địa vị, danh vọng.., phải có cái này cái kia, phải cưới được người này, phải có, phạt đạt, phải hơn ai, bằng ai, phải được đối xử như thế nào... hay bất cứ thứ gì mà ta nghĩ đó là điều kiện để ta có hạnh phúc.
Ta mặc định hạnh phúc của bản thân theo những “gạch đầu dòng” đó. Khi 1 hay nhiều những gạch đầu dòng này không đạt được, chưa đạt được, ta luôn nghĩ về nó, sinh cảm giác bực bội, khó chịu, đôi khi là cả u uất, nó ảm ảnh ta, bám chặt vào thần hồn của ta như một sứ mệnh cuộc đời.
Trái ngược hơn là kể cả đến khi đạt được “gạch đầu dòng” đó thì đôi khi ta lại nhận ra bản thân vẫn không cảm thấy vui vẻ hay thỏa mãn. Sinh thất vọng, chán nản...
Ta mong tìm kiếm một cảm giác thỏa mãn và vững bền nhưng thực tế không có một thứ gì ở bên ngoài có thể làm được điều đó. Sự thỏa mãn chỉ là cảm giác nhất thời, đến một lúc và đi thì rất nhanh. Không có gì là vĩnh cửu.
Vậy là ta đang tìm hạnh phúc hay đang tìm khổ đau cho mình???
Khi không định danh hạnh phúc của mình gắn với những điều kiện cố hữu bên ngoài nữa thì dù mọi thứ xung quanh không như ý, ta có thể cảm thấy không vui vẻ nhưng vẫn có được sự an tĩnh nhất định.
Từ đó với mỗi sự việc xảy đến, ta nhìn nhận được mặt tốt - xấu của vấn đề. Việc như ý ta vẫn vui dù biết rõ sự vui này sẽ chẳng dài lâu; nếu việc không như ý đến ta chấp nhận hoặc tìm cách giải quyết theo hướng tốt nhất có thể... chứ không còn phản ứng tiêu cực: Bực bội, khó chịu, ủ dột cho đến oán hận hay tuyệt vọng.
• Và rồi tự chấp nhận đi: Đây là chốn TRẦN GIAN (Hiểu vui là: Đã TRẦN thì toàn GIAN)
Nên xung quanh ta có tham, sân, hận, ích kỷ, thị phi, nói xấu... đủ thứ thì mới là bình thường. Bản thân ta vẫn còn những thói xấu, những sân hận ích kỷ... và đang dần điều chỉnh từng ngày... Ta đã hoàn hảo đâu???
Nếu xung quanh toàn những điều tốt đẹp thì đã là CÕI TIÊN chứ gọi gì là TRẦN GIAN nữa???
Nơi đây nghe có vẻ chán trường quá, tại sao ta lại ở đây mà không phải về nơi CÕI TIÊN tốt đẹp tu tập?
Bởi rằng nơi không có nghịch cảnh khó tăng trí tuệ. Chỉ có những bậc toàn giác như Thần Thánh, những bậc có đạo hạnh nhất định... mới có thể an tĩnh và ngày càng tăng trưởng đạo hạnh nơi CÕI TIÊN, còn nếu là ta (một con người còn đủ những mong cầu hạnh phúc an yên, nhàn nhã... không chướng ngại...) thì nếu ở cõi tiên thật chắc ta chỉ ĂN + NGỦ+ CHƠI chứ tu tập gì nổi???
Vậy nên chốn trần gian với vô vàn chướng ngại này chính là nơi tuyệt vời để tu tập của ta đó. Nơi giúp ta tăng trí tuệ, nơi giúp ta rèn luyện sự chịu đựng, nơi ta tìm được hạnh phúc trong khổ đau mệt mỏi, nơi ta thấy sự an yên trong ồn ào thị phi, nơi thấy cái tốt đẹp trong sự xấu xa... nơi ta có tất cả không khác gì CÕI TIÊN.
Người ta hay nói: Các vị tu hành muốn thành Thánh, Tiên, Bồ Tát ,.... đều phải có kiếp nhân sinh nơi trần gian, chính là để nếm đủ mọi nỗi vui buồn nơi cõi trần, để thấu hiểu nhân sinh, để có thể tu tập tạo phúc đạt quả.
VẬY NÊN:
- Chướng ngại hãy cứ theo nghiệp theo duyên mà đến. Ta cứ bình tĩnh đối mặt, nhận thức, đánh giá đúng nó và tìm cách vượt qua theo cách của mình.
(VD: Không phải ai thích chửi ta thì cứ chửi và ta ngậm bồ hòn hay cho rằng họ đang gánh nghiệp cho ta, là tạo phúc cho ta đâu. Họ chửi thì ta biết cái họ chửi có cái gì là đúng và giúp được ta rèn luyện tu tập hay không đã? Ta có nên buồn bực không đã? Nên giải thích cãi vã không? Nên áp chế không? Nên chứng minh họ sai không? BẰNG CÁCH NÀO... Từ đó ta hành động. Đó mới là tư duy, là tu tập
Không phải cứ nghiệp duyên thì phải chịu mà phúc duyên thì phải đón đâu, ta phải xét xem trăm ngàn duyên đến cái nào ta nhận cái nào ta buông cái nào ta chuyển hóa, trăm nghìn cái oan gia cái nào trả trước cái nào trả sau cái nào ưu tiên cái nào phải chờ đợi để ta tích phúc dần dần...
Không phải cứ oan ức, tủi thân, mệt mỏi, xui xẻo, mất mát, thua thiệt... đến với mình mã đã buồn chán đâu. Đôi lúc cái rủi sẽ đến cùng cái may và ngược lại. “Tái ông thất mã”, thua trăm trận chỉ cần thắng trận cuối cùng đôi khi cũng đủ, trăm nghìn lần khóc tưởng mình thua thiệt nhưng lại là người cười sau cùng. Chớ vội vã mà tự ủy khuất bản thân.
- Cuộc sống này luôn có thể tìm thấy niềm vui trong đau khổ, nụ cười trong muôn giọt nước mắt. Quan trọng là cách nhìn.
Những chuyện ta coi là đau khổ cùng cực hôm nay, là không thể chấp nhận được lúc này, là đường cùng của sự chịu đựng... sau này nhìn lại đôi khi chỉ giống như một “chuyện cười” hay một “trải nghiệm”, một việc “nên xảy ra” và “đã xảy ra”. Để trả hết nghiệp, để bỏ cái cũ đón cái mới, chấp nhận quá khứ phía sau và sẵn sàng với tương lai phía trước vậy.
- Khổ đau chưa bao giờ là món quà, nhưng là điều kiện cần để ta tìm thấy những món quà vô giá của cuộc đời mình.
Kinh Thánh viết: “Hỡi thượng đế, hãy gửi cho con những khó khăn để con rèn giũa bản thân mình”.
Các con tu đạo Thánh, đương nhiên không cần thiết phải ngay ngày mai cúi đầu “xin Chư Thánh ban cho con thật nhiều khổ đau chướng ngại” làm gì cả...
Chỉ cần bình tĩnh đối mặt và vượt qua mọi chướng ngại trên đường đời, đường tu này là đủ. Còn khóc nhiều hay cười nhiều, hạnh phúc hay khổ đau, thấy cuộc sống này như cõi tiên hay cõi trần cõi địa ngục... tùy vào con mắt nhìn và cách đối xử với cuộc đời của chính chúng ta.
Để rồi,
Từ những đau khổ, hạnh phúc, từ những oan ức, tủi thân, mệt mỏi, thử thách, từ những nụ cười, những giọt nước mắt... của chính bản thân tại trốn trần gian này:
Ta xót thương cho những mảnh đời đang vùng vẫy giữa cùng cực khổ đau
Ta thấu hiểu những nỗi oan khiên, tuyệt vọng, cầu giải thoát của con người.
Ta muốn làm cho chốn “toàn GIAN” này bớt gian đi, bớt khổ ải, bớt buồn đau đi...
Ta tìm thấy động lực sống, động lực tu tập, tìm thấy con đường đạo của chính mình vậy!!!
“Lòng trần đục lắm Cô ơi
Vô duyên hồ dễ mấy người gặp tiên
Vì dân đã nặng lời nguyền
Bể sầu chưa cạn, cõi tiên chưa về...”