NÔ LỆ VĂN HÓA - NÔ LỆ TƯ TƯỞNG
Xã hội Việt Nam hiện đại đang trống vắng kiểm xoát và định hướng lẫn giáo dục dẫn đến ngày càng tạo nên nhiều nhiều những con người NÔ LỆ. Và là NÔ LỆ cùng cực khó thoát.
Tại sao vậy?
Một người bị cầm tù hoặc bị áp bức về thể xác hoặc có thể vì nghèo đi làm bị bóc lột trong lao động sản xuất.. nhưng tư tưởng của anh ta vẫn hướng đến tự do và luôn suy nghĩ theo tư duy bản thân anh ta thì đó chưa phải là nô lệ.
Nhưng nếu 1 người hiện tại tự do trong thể xác nhưng tư tưởng vẫn phụ thuộc vào người khác, thì đó là nô lệ của nô lệ.
Một con người chỉ có thể thoát khỏi cảnh nô lệ nếu anh ta biết mình bị nô lệ và MUỐN thoát khỏi cảnh nô lệ.
Nhưng nếu anh ta không biết mình bị nô lệ hoặc thậm chí tình nguyện bị nô lệ thì sao?. Đó chính là nô lệ trong tư tưởng, một hình thức nô lệ con người cực kỳ nguy hiểm, có thể dễ dàng sai khiến thao túng con người trên cái mác “tự do, tự quyết... tự tư duy hay nói cách khác là: TỰ NGUYỆN”.
Không có gì tệ hại hơn là sự tự nguyện phục tùng trong tư tưởng của người khác. Và không ít những người trẻ Việt Nam đang mắc phải sự nô lệ này.
Có câu chuyện xưa kể với các bạn: bố tôi có một số ông bạn được nhà nước Pháp cho sang học tại Pháp thời Pháp thuộc.
Khi về nước gặp ai hay mỗi khi nói chuyện với ai, các ông ý luôn ca ngợi văn minh Pháp ... và cái gì của Pháp cũng tốt, cái gì của Việt cũng là đồ bỏ đi..... mở mồm ra là Moa, Toa... Pháp thế này, Pháp thế kia mới là văn hóa mới là văn minh....
Bố tôi có giải thích cho tôi rất ngắn gọn: khi ta tiếp cận một vấn đề hay một tư tưởng mới mà cho nó là chuẩn mực là mực thước là chân lý là ..... thì thường tôn thờ nó.
Pháp nó không đào tạo dân ta không mục đích đâu, mà mục đích Pháp cho những người như bạn của bố sang Pháp học đồng nghĩa nó truyền bá tiêm nhiễm tư tưởng văn hóa của nó và gây ảnh hưởng đến những người như bạn bố. Bác ấy không hề nhận ra mình bị tiêm nhiễm, bị ảnh hưởng... và đã bị lệ thuộc vào văn hóa và tư tưởng của họ, rồi chính thức tự mình chấp nhận bị nô lệ và tự nguyện truyền bá tư tưởng nô lệ đó cho những người xung quanh.
Bố tôi nói: rất nhiều người bạn của bố sang bên đó học choáng ngợp với văn hóa Pháp và lạc mình,
mang tiếng đi học bên Pháp về nhưng không giữ được cái tư tưởng của cá nhân mình, tư tưởng Á đông, tư tưởng Việt và đã tự nguyện bị ảnh hưởng mà đề cao tôn thờ văn hóa Pháp đến mức cái gì của Việt cũng vất đi, và đi đâu cũng truyền bá cái Pháp mà tìm mọi cách để chê cái Việt.
Đó là đang tự bị nô lệ về tư tưởng.
Mà nô lệ về tư tưởng thì thể xác cũng bị nô lệ theo và khó thoát ra nhất.
TẠI SAO VẬY?
Nên nhớ rằng, đáng sợ nhất trong mọi sự xâm lăng đó là xâm lăng văn hóa, là mất gốc, là nô lệ tư tưởng.
Mọi cuộc chiến tranh xâm lược, chiến thắng quân sự, chiếm lĩnh lãnh thổ, đất đai cơ sở hạ tầng... chỉ là bề mặt, kẻ xâm lược chỉ thực sự chiến thắng khi kiểm soát được văn hóa của vùng đất bị chiếm hữu.
Hít le có nói một câu kinh điển: “Muốn hoàn toàn xóa bỏ và chiếm hữu một đất nước, một dân tộc thì phải triệt hạ xóa bỏ được văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc đó.”
Con người và sức mạnh văn hóa, ẩn chứa bên trong mỗi con người mỗi vùng đất, mỗi di tích văn hóa... nếu không làm chủ được, thì không thể nói quá trình xâm lăng được hoàn tất. Bởi khi những cái gốc của con người nơi đó vẫn còn, họ sẽ luôn có tinh thần “tìm lại chính mình tìm lại cội nguồn của đất nước của dân tộc mình”, tìm lại những cái “thuộc về họ từ nguyên gốc”. Và họ sẽ luôn đấu tranh, luôn nổi dậy, luôn tìm đến “TỰ DO” bởi dòng chảy văn hóa tư tưởng truyền thống của đất nước họ dân tộc họ vẫn chảy trong dòng máu họ.
Trong lịch sử nước Việt Nam ta, cuộc xâm lược và đô hộ của nhà Minh (1.407 - 1.427) được xem là tàn bạo nhất. Bởi chính quyền đô hộ nhà Minh đã đánh vào văn hóa và tâm linh người Việt. Chúng dùng đủ mọi cách phá hoại đi nền văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, phá đi cái gốc của người Việt ta. Chúng đốt sách vở, tư liệu, chúng phá hủy các đền chùa miếu mạo, hủy đi từ tấm bia đá... chúng cướp hoặc thiêu hủy các tác phẩm có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, quân sự; chúng thi hành chính sách ngu dân, đồng hóa dân tộc..., chúng đem cái “văn hóa” mà chúng muốn nhồi nhét đến ép người Việt chúng ta phải học, phải nhớ và phải dần quen... Cốt để xoá bỏ đi cái niềm tự hào đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt.... Khi chúng ta không còn cái gì là nguyên gốc để tự hào, để noi theo, để mà giữ gìn... khi đó ta mất cái niềm tin để nương tựa, thế là chúng có thể chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Đó là ÂM MƯU của chúng.
Không nói 4000 năm chỉ nói hơn 500 năm có lẻ độc lập tự chủ tự cường trải qua Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ chả nhẽ ta không có triết lý, không có văn hóa, không vật chất, tinh thần và ngần đó triều đình bao thời đại không rực rỡ?
Những năm tháng xâm chiếm đô hộ đó hai tên quan nhà Minh khét tiếng là Tiến sỹ Hạ Thanh và Hành nhân Hạ Thì lê máy chém khắp đất Việt, tất cả những gì được biên chép bằng chữ của Đại Việt chúng đều đốt phá, ai lưu dù chỉ một tờ giấy có chữ, một cục đá một viên gạch biên chép dù một chữ chúng cũng giết. Tất cả những di sản vật thể và phi vật thể chúng cướp bóc phá hoại, những tốp thợ giỏi, những làng nghề chuyên nghiệp chúng đều bắt hết đưa về phương Bắc, những lãnh tụ tinh thần người Việt (về văn hóa, tôn giáo, tâm linh) như sư tăng, thầy cúng, thầy đồng, thầy thống... nếu phục tùng chúng thì chúng giữ lại còn nếu không sẽ giết hết.
Mà phục tùng chúng thì không được phép giữ lại bất cứ di sản nào của người Việt.
Chúng vận chuyển sách vở do chúng ấn định về đạo Phật, về Tam giáo, về văn hóa Tầu... in đưa sang bắt chúng ta phải học theo: Sư tăng thì phải học kinh kệ và giáo lý lẫn tôn thờ những vị Phật mà chúng sắp đặt. Riêng về dòng đồng nhà Trần và các dòng đồng thờ các danh tướng chống giặc ngoại xâm người Việt qua nhiều triều đại từ thời Hai Bà Trưng cho đến thời Trần chúng đều giết hết ( tôi đã có bài viết riêng về vấn đề này).
Chúng đưa sách vở tam giáo tàu , đưa truyền thống giáo dục của Tàu được chúng biên soạn và sắp sẵn cho các vùng đất đô hộ. Các bộ sách đó đều một mục tiêu duy nhất là triệt để đồng hóa về truyền thống tư tưởng văn hóa tín ngưỡng... Việt thành Tầu. Và đi kèm trong mớ sách vở đó là văn hóa Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo do Tầu biên soạn, cải biên, lồng ghép thậm chí thay đổi... nhằm băng hoại văn hóa tư tưởng người Việt, gây ra cho Việt tộc sinh mê tín thái quá, sinh đổ thừa, sinh yếu mềm, cam chịu, chấp nhận, tôn thờ, không phản kháng, thay đổi quan điểm cõi đời thực thành cõi tạm bợ, nương vào cái tối cao Thần Phật mà Tầu hư ảo.
Thế nhưng, bằng ý chí tinh thần và nhiều biện pháp để giữ gìn truyền thống của các cụ xưa người Việt, vẫn giữ lấy được cái gốc Việt, để không bị lô lệ về mặt văn hóa truyền thống tư tưởng và đặc biệt là tinh thần và tín ngưỡng. Chúng ta đã làm phá sản cuộc xâm lăng cả về quân sự lẫn văn hóa hung bạo của nhà Minh.
Chúng đốt sách vở tư liệu của ta ư? Dân ta học hỏi truyền miệng, qua những câu chuyện, những lời kể, những khúc hát ru...
Chúng phá hoại và cướp bóc đi những tư liệu văn hóa, những ghi chép lịch sử hào hùng của chúng ta ư? Chúng phá hoại cướp bóc tinh hoa lao động sản xuất của ta ư? Chúng đốt phá ko cho chúng ta ghi chép ư?
Ta khắc văn hóa Việt truyền thống Việt tinh thần Việt lên những kiến trúc, những vật dụng thường ngày, ta vẽ lại truyền thống trên những lời ca câu hò, những bài trường ca lịch sử, những hình điêu khắc trên các công trình kiến trúc... ta lưu trữ, ta để lại cho con cháu cùng chiêm ngưỡng và học hỏi.
Một dân tộc không bao giờ bị đồng hóa khi vẫn giữ được truyền thống văn hóa tín ngưỡng đủ mạnh.
Nhỏ thôi, truyền khẩu thôi ... ví như xưa các cụ mới có câu:
“Cảnh ngoạn dưỡng tâm, Cổ ngoạn dưỡng thần”
Người tu tâm thì tham chiếu cảnh mà an định tâm hồn, người dưỡng thần thì tham chiếu những cái cổ xưa, những thứ truyền thống, để khơi dậy tinh thần của bản thân, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc từ cha ông tiền nhân đi trước, khơi dậy sự tự do trong chính tư tưởng của mình. Đình đền chùa miếu mạo xưa không quá to quá rộng, nhưng luôn có những họa tiết, chi tiết rất nhỏ... được các cụ ta khéo léo đưa vào... để người ta khi nhìn thật kỹ sẽ thấy cả văn hóa, cả lịch sử của dân tộc nơi đó. Cả những những lễ nghi, lễ hội truyền thống cũng vậy. Có lễ ắt phải có nghĩa và mỗi lễ nghi, mỗi vật dụng... đều mang theo những câu chuyện truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc. Tiền nhân Việt luôn biết cách giữ lửa, giữ lại truyền thừa cho thế hệ sau.
Và nhờ vậy, biết bao cuộc kháng chiến chống xâm lược khác, chúng ta đều chiến thắng. Chiến thắng ở chiến trường, chiến thắng về ngoại giao, chiến thắng quan trọng nhất là ở hệ tư tưởng không cam chịu nô lệ.
Đó, cha ông ta vốn anh dũng như vậy. Không chịu khuất phục một giây một phút nào.
Nhưng ngày nay, ngày nay thì khác quá. Chiến tranh xâm lược cũng khác quá. Kẻ xâm lược không nổ một tiếng súng, không một ngọn giáo. Chúng xâm lược ta bằng cách xâm lược văn hóa, tư tưởng , tinh thần. Âm thầm mà hiệu quả.
Chúng ta đang phải nhìn thấy những người trẻ bị nô lệ đến cùng cực khó thoát, nô lệ văn hóa tinh thần. Bạn có thấy chăng?
Các hiện tượng xâm lăng văn hóa được thể hiện ở rất nhiều góc cạnh:
Kẻ xâm lược thời nay thông qua các công cụ tinh vi do chúng kiểm soát: như mạng internet, các máy chủ mạng xã hội... đang từng giây từng phút âm thầm đưa các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống của họ xã hội kinh tế chính trị, tư tưởng của nước họ phương pháp kinh tế đường lối mà chúng muốn lèo lái dân tộc ta theo ý của chúng.... vào nước ta.
Chúng thông qua giao tiếp giữa các nước cũng như các cá nhân tổ chức để lấn át văn hóa tín ngưỡng của chúng ta, từ đó, dần làm cho chúng ta nhiễm mọi thói quen từ các quốc gia có ý đồ xâm lăng văn hóa, hoặc muốn văn hóa chúng ta phải thay đổi theo chiều hướng của họ, nhẹ thì ảnh hưởng mềm, nặng thì nô lệ tư tưởng.
Dưới ngọn cờ tự do hóa về kinh tế, dân chủ hóa về chính trị, hội nhập văn hóa, thông qua việc tự do lưu hành quảng bá, phổ biến các sáng tạo văn hóa nghệ thuật trên không dân mạng đã dẫn tới tình trạng vàng thau lẫn lộn.
Nhiều sản phẩm độc hại đã và đang từng bước gặm nhấm, ảnh hưởng xấu đến nhận thức tư tưởng đạo đức lối sống nhân cách của người xem Việt, đặc biệt là giới trẻ.
Hãy xem chúng đang làm gì?
Chúng ra sức xuyên tạc truyền thống yêu nước, dựng nước giữ nước của Việt Nam, phủ nhận giá trị của những cuộc kháng chiến hào hùng và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của dân tộc, đánh đồng chính nghĩa và phi nghĩa, làm lẫn lộn vai trò của những người yêu nước với những kẻ cướp nước,tay sai bán nước.
Chúng cố gắng làm cho người dân thanh niên có ý chí yếu hèn, dễ dàng bị chinh phục và đồng hóa trước sự tấn công của văn hóa nước ngoài, làm lung lay niềm tin của họ vào chính nơi chôn rau cắt rốn, vào chính nơi gốc gác của họ.
Chúng nhắm tới những người trẻ, nhắm tới những văn nghệ sĩ trẻ, tác giả trẻ, nhà báo trẻ, lãnh đạo tôn giáo trẻ mới nổi ... Dùng chính những tác phẩm văn học nghệ thuật để tạo cớ, gây áp lực, kích động bạo lực, lối sống thực dụng, dung tục... hòng làm phai mờ những giá trị đạo đức và tinh thần bất khuất tốt đẹp của con người Việt Nam, hoặc dùng tôn giáo để làm mê muội và dẫn dắt con người Việt mê tín và ỷ lại, buông bỏ mọi thứ, cầu an lạc vô minh bất chấp.....
Những chương trình truyền hình, ấn phẩm, những văn nghệ sỹ trẻ, nhà truyền bá, học giả... được đi đây đi đó đặc biệt đi các nước thù địch muốn tính toán Việt Nam ( thực chất là sang để học dể tham khảo để nghe một mớ kiến thức dược lồng ghép có chủ ý về lịch sử Về chủ nghĩa abc nào đó... về dân chủ giả cầy về nguồn gốc ...) và họ vô tình bị ảnh hưởng bị định đanh những cái đó là thật và họ mang về và về tuyên truyền, tôn vinh, quảng bá lối sống phương tây, phương Tàu... một cách thái quá, đôi khi là chê bai truyền thống, thậm chí có cả những xuyên tạc sự thật lịch sử của dân tộc Việt văn hóa việt, để đi đến đích cuối như nước ngoài mong muốn hòng thay đổi chất trong mỗi người dân Việt Nam.
Rồi không gian mạng cũng vậy :
Trước thì phin ảnh truyền hình giờ thì công nghệ thông tin
Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao Tiktok, FB... ở nước này thì toàn video, bài đăng về học hỏi, kiến thức, những cách thức làm việc, lao động, sự đoàn kết.... những bản đồ quốc gia (đôi khi là tự biên) hòng xây lên cái tự hào dân tộc, sự đánh giá cao tự tôn dân tộc... nhưng ở nước khác thì toàn là những video bạo lực, những nhảy nhót làm trò, những tệ nạn, những đua đòi, những nghiện ngập và những thứ vô bổ đầy rẫy, những tư tưởng hình ảnh tôn giáo tâm linh lệch lạc, những sự không làm mà hưởng, giầu có bất thình lình lừa gạt trên mạng ảo.... sự lười biếng đổ lỗi, những ngôn tình ảo vọng, những hô hào thậm chí donate tiền bạc cho những con rối Idol (mà sân sau là những thế lực xâm lược, ủng hộ đường lưỡi bò lưỡi lợn... dân chủ giả cầy... tiêu chuẩn kép và đặc biệt thống trị nền kinh tế thị trường ... triệt tiêu sản xuất, buôn bán....tiêu dùng nội địa của một quốc gia).
Chưa hết, vô số những video đề cao nước nọ, văn hóa kia, đề cao người nước nào là văn minh tiên tiến, là như ở thiên đường không một chút góc tối và cho bạn nghĩ rằng nơi bạn đang ở, đất nước bạn đang sống chỉ là hố rác, là địa ngục, là thế giới thứ 3, là độc tài là .... và bạn là tầng lớp thấp hơn họ, chỉ có đi xa đi đến nơi kia, chỉ có học người kia mới là văn minh.... Tệ hơn là những video chê bai bôi xấu văn hóa, truyền thống dân tộc mình và đề cao văn hóa dân tộc khác mới là thượng tầng, mới là tốt đẹp và “biết sống”... khiến bạn sinh cái tự ti, cái hèn kém... rất nhiều...
Những thứ bạn “được” cho xem đó các xu hướng trend... không đơn giản là “giải trí” đâu. Nó tạo thành một thói quen, một góc hằn in trong tư tưởng của người trẻ.
Xâm lăng văn hoá, tinhh thần luôn tồn tại dưới mác giao lưu giữa các nền văn minh, giữa tiên tiến và lạc hậu. Sự xâm lăng kiểu này là chiến lược của nhiều cường quốc để thực hiện tham vọng bành trướng bá chủ thế giới, là cách thể hiện quyền lực mềm của một cường quốc.
Mục đích cuối cùng là thay đổi lý tưởng và niềm tin của mọi người, triệt để tẩy não về mặt tinh thần.
Bởi thế mà:
Nhiều người sống ở Việt nhưng quen việc thưởng thức những món ăn lạ có nguồn gốc từ phương Tây, phương Tàu, phương Hàn, phương Nhật, phương... nào đó, thích diện những bộ trang phục “truyền thống” của nước khác để thể hiện ta đây hiện đại, thích tỏ ra am hiểu tường tận lịch sử quốc gia nào đó, thích nói về sự phát triển tiên tiến của những nơi khác với vô số thứ tốt đẹp chẳng khác nào thiên đường và như kiểu không thể có chỗ nào để chê... và rồi quay sang chê bai chính nơi mình xuất thân, nơi cha ông mình sinh ra lớn lên, nơi mình có cái gốc, cái truyền thống hào hùng bao nghìn năm. Quên hết cả.
Trong khi đó, khi bạn đứng ở trên mảnh đất quốc gia khác đó, bạn ngưỡng mộ văn hóa truyền thống của họ, bạn học hỏi truyền thống của họ, tôn vinh ngưỡng mộ họ... nhưng bạn chẳng biết gì về truyền thống của dân tộc mình... Người dân nước họ quảng bá văn hóa, tự hào lịch sử của họ bao nhiêu, họ sẽ tự tin bấy nhiêu...Nhưng giữa cộng đồng đó, bạn có tin họ nhìn bạn rất thấp. Không phải vì bạn kém cỏi mà vì bạn chẳng có sự tự hào từ chính mình, chính dân tộc mình cho dù lịch sử 4000 nghìn năm của dân tộc bạn đâu có kém họ, truyền thống văn hóa của nước bạn còn đẹp, còn phong phú hơn nhiều. Nhưng bạn có tìm hiểu đâu, bạn có gìn giữ đâu và bạn có biết gì đâu mà tự hào?
Bạn chỉ có thể nhìn họ bằng con mắt ngưỡng mộ và đem con mắt đó về nhuộm lại những người thân quen của bạn. Tạo nên tâm lý : Sính ngoại bầy đàn.
Mất bản sắc, mất đi cái gốc, mất truyền thống, mất đi tín nghưỡng, mất sự tự hào tự tôn dân tộc... là mất tất. Mất tự do tư tưởng, mất đi suy nghĩ độc lập, mất đi lòng tự hào kiêu hãnh dân tộc. Mất đi chính mình lúc nào không hay.
TÔIi luôn khuyên giới trẻ hãy đi du học hãy đi du lịch khám phá nhiều nơi, hãy đi đi, đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều, học nhiều, du học tây học tàu, du học âu học úc, đi làm, đi kiếm tiền, sống tại những nơi xa... Hãy đi để thấy cái tiến bộ, cái hay, cái phong phú đa dạng văn hóa, tri thức của thế giới. Áp dụng cái hay đó làm giàu làm tốt cho chính bản thân cuộc sống của mình, gia đình mình... Nhưng để áp dụng những cái đó, mang văn hóa đó tư tưởng đó lối sống đó về Việt Nam hay trước khi so sánh... thì phải có chọn lọc, phải có tầm nhìn và phải có cái gốc, cái truyền thống để đối chiếu, để nhận định đúng đắn, để không bị sa vào cái gọi là “nô lệ văn hóa tư tưởng”.
Để phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, Nhật Hoàng Minh trị dùng 25 năm, Hàn Quốc mới dùng 30 năm, Trung Quốc dùng 40 năm... Những nước đó có thể đứng trong top của thế giới còn Việt nam chiến tranh tàn phá và cấm vận liên miên cho là cần 60 năm đi (nhưng phải đi đúng đường) nhưng để hình thành văn hóa của 4 quốc gia có văn hóa tương đồng nhưng rất riêng biệt không trộn lẫn bao gồm cả Việt Nam thì phải mất mấy ngàn năm.
Vì dù bạn đi đâu và làm gì, địa vị gì trên danh nghĩa bạn vẫn là người Việt.
Ví như chủ tịch câu lạc bộ Chelsea của Anh, dù ông ấy có kinh tế và tài chính thế nào thì vẫn là người Nga và nếu nước nga có vấn đề thì ông ta cũng có vấn đề theo.
1 con ngựa đau cả tầu không ăn cỏ,
Một con chó nhà dù khoác bộ da sói sống giữa bầy sói, dù cho học để biết ăn thịt sống và săn mồi thì vẫn là con chó nhà và bầy sói thì chưa bao giờ tha cho con chó.
Ví như trong lĩnh vực tinh thần mà đại diện của nó luôn là triết học văn hóa tâm linh thôi chẳng hạn: người Việt ta ngoài tín ngưỡng dân gian của Việt tộc thì đa phần trong mỗi người Việt đều có thêm hệ tư tưởng của đạo Phật, (mà Phật giáo truyền vào Việt Nam trước nhất chứ không phải vảo Trung Quốc hay Tây Tạng Miến Điện). Vậy mà bằng một cách nào đó, giờ gần như sư tăng đều sính Phật giáo của mấy nước Trung Quốc, Phật giáo Tây Tạng, thái lan , Miến điện... ,tu thì không tu rồi lại cổ vũ cho dân chúng rồi nhà cầm quyền và quan chức sính ngoại theo.
“Cảnh ngoạn dưỡng tâm, Cổ ngoạn dưỡng thần”
Đơn cử như ngôi chùa thôi: Trước ngôi chùa Việt nó nhỏ bé kín đáo cổ kính với vườn chùa với đại hùng bảo điện ..... cảnh ngoại đó mới phù hợp với cái đạo tu tâm và để dưỡng tâm, cảnh đó mới là cảnh trong chữ AN đạo Phật . Nhưng giờ thì sao chùa xây mới thành cung điện nguy nga, giống nhau ở chỗ toàn bê tông hóa, đồ trạm trổ công nghiệp CMC hình hài giống nhau như đúc, thờ tự thì lai căng toàn Thần Thánh Trung Quốc Tây Tạng được gán ghép vào như: Tứ đại kim cương, ma lễ Thanh, ma lễ Hồng... không còn ông thiện ông ác... Ban Đức Ông Thánh Hiền...
Cảnh để dưỡng tâm mà cung điện vàng son rộng lớn nhưng cấu trúc thì toàn bê tông và lai căng học theo chùa tầu đời mới liệu có dưỡng được cái tâm mà tu hành ko, liệu đến đó để tìm sự tĩnh lặng bình an của Đạo Phật không? Hay sinh tâm thác loạn?.
Cũng vậy hơn 2000 năm đạo Phật đã thấm sâu vào hơi thở người Việt, các cụ Việt ta hiểu quá rõ về đạo Phật hơn mấy ông đạt lai lạt ma, pháp vương, pháp tạng, pháp sư... của ông Tây Tạng, Đài Loan hay Miến Điệnn, Thái Lan..nhiều.
Trên facebook giờ nhan nhản các bài giảng của Phật thích giáo Tầu, trên đời thực thì tổ chức bỏ tiền hết đón tiếp pháp vương, đạt ma nọ của Tây tạng , Pháp tạng kia của Miến điện, hoặc mấy tay sư phù thủy thái sang xăm mình làm bùa....rồi bỏ tiền quảng cáo giùm beng tụ tập Phật tử nghe pháp, quán đảnh.... nhưnng thử hỏi họ tham gia các cuộc đón tiếp gặp gỡ đó ngộ ra cái gì về Phật pháp không thì xin thưa rằng KHÔNG. Cùng lắm thì mấy ông bà Phật tử đi đón tiếp dự họp về có cái mà khoe với thiên hạ là đã đón tiếp và cúng dàng cho pháp vương nọ, bồ tát chuyển thế kia, 8 vị pháp tạng abc ..... là chấm hết.
Nói đúng ra gặp mấy tay pháp vương pháp tạng đó có khi còn không bằng nghe một thầy tiểu của một cổ sơn môn Việt tộc giảng đạo.
Đạo Phật đã đồng hành cùng dân tộc Việt này nó đã hơn 2000 năm và nó đã rất riêng và phù hợp với người Việt, thử hỏi mấy tay đạt ma tây tạng ( lãnh tụ tinh thần hay nói đúng hơn là kẻ thống trị hay là vua tây tạng cũ hay kể cả các pháp vương tây tạng bây giờ có giúp được cái nhà nước tây tạng và giúp dân tây tạng được độc lập không bị đô hộ không? ). Giờ dân Tây Tạng đang thờ đạt lai Tập cân Bình rồi, Phật giáo Tây Tạng hết chỗ sống nên xuất khẩu sang Việt nam , đó cũng là ý muốn của nước lạ, để cái sắc dân mà chúng cho là cứng đầu mang tên Việt học cái đạo đó mà quên đi phản kháng.
Cũng vậy, mấy tay bồ tát chuyển thế pháp tạng , pháp vương Miến Điện và tăng đoàn đến gần triệu người Miến kia có giúp cho Miến điện được hết xung đột không? Có giúp dân Miến Điện hết buôn ma túy? hết đào ngọc đổi cơm cho khỏi chết đói không? Hay mấy tay bồ tát chuyển thế và tăng đoàn triệu người ăn không của dân Miến và giúp tạo ra cái địa ngục trần gian bất hạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á mang tên Miến Điện? hay chỉ là lũ ăn không ngồi rồi, lười lao động thích hưởng thụ? Sao phải tung hô chúng???!!!
Rồi ngay cái gần gũi với người Việt nhất, tín ngưỡng dân gian Việt nguyên gốc là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, là Đạo Mẫu bao đời nay thì không biết gìn giữ trân trọng. Lắm kẻ giờ bởi sự “nô lệ văn hóa, nô lệ tư tưởng”....hùa theo tà đạo chúa trời về đập phá bàn thờ tổ tiên, kẻ thì theo Phật Tầu bài xích tín ngưỡng thờ Mẫu với một mớ lý thuyết giác ngộ giả cầy...
Trong khi đó chính những kẻ đó, chúng đang tung hô cái sa man hầu đồng của Phật giáo Tây Tạng, ngưỡng mộ ba trò mê tín thần thông vặt của Miến, của Thái hay tôn thờ các thần Tầu và rước về thờ trong chùa Việt???!!!
Nội bộ những người thờ Mẫu tam phủ thôi ngày nay cũng lắm sự loạn sính ngoại. Khối kẻ hầu hạ toàn Thần Thánh Trung Quốc, Phật Bà, Ngộ Không đủ loại... quần áo mũ mã thì may cho giống Tầu...
Cơ đốc thì cũng lắm con sâu con rệp khoác áo cha cố. Chăn chiên cho tốt đời đẹp đạo dể dân giầu nước mạnh không lo, toàn luận điệu văn hóa dân chủ giả cầy, cá biệt có vài ông xưng là cha cố nhưng chỉ giỏi kích động xúi dục giáo dân chống phá nhà nước Việt... Đó chính là những kẻ bị “nô lệ tư tưởng” và đang cố để nô lệ lại những người tin theo mình. Một hình thức sâu mọt, phản quốc đến tận cùng...
LẠI NÓI THÊM rằng:
Xã hội Việt Nam đang được đánh giá là thoát nghèo (hay gọi mỹ tự là: đang phát triển) và có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các tư tưởng mới. Về lí thuyết là tốt.
Nhưng nó cũng đang phơi bày và thể hiện thực trạng đó là một thứ tư duy thiếu thốn của một người đã từng rất đói, đang đói và đang “thoát nghèo” cùng với hệ tư tưởng bị gò bó, thậm chí nuôi nhốt trong nhiều thập niên.
Những tư tưởng của các triết gia và vĩ nhân như Kan, Nietzche, Hum, Mill, Khắc Kỷ..., các hệ tư tưởng chính trị.....những tư tưởng quy luật tiền tệ, làm giàu, những chính sách phát triển kinh tế chính trị văn hóa xã hội của các nước phát triển... là rất cần thiết và đáng học hỏi. Nhưng nó cũng là cái bẫy dễ sập với tư duy mới thoát nghèo của xã hội Việt nam. Khiến cho người ta bị đồng hóa với những tư tưởng đó một cách máy móc, không có sự phân biệt.
Vậy mới nói: Xưa kia muốn hiểu biết thì đọc sách, ngày nay phải có hiểu biết mới nên đọc sách.
Những tri thức đó, những tư tưởng đó phù hợp với ai, ở đâu, giai đoạn nào... Nó có thể là triết lý tư tưởng đúng với các vĩ nhân đó,những quyết sách phù hợp với quốc gia đó, thời điểm đó, điều kiện nào đó. Ta có thể học hỏi, tham chiếu nhưng muốn áp dụng thì phải có nhận định đánh giá của riêng mình, áp dụng việc gì, áp dụng phần nào, áp dụng như thế nào?. Dù ta có là ai, hoạt động trong lĩnh vực nào: Nhà kinh tế, nhà giáo dục, nhà chính trị... Nếu không biết nhận định và chỉ rập khuôn thì là “nô lệ tư tưởng” và luôn thất bại...
Mang theo “nô lệ tư tưởng” cố hữu, anh làm kinh tế thì anh chỉ mất tiền (không quá đáng lo), nhưng làm nhà giáo dục mà bị nô lệ tư tưởng, nô lệ văn hóa thì làm hỏng cả thế hệ, là nhà chính trị thì tổn hại đến cả cộng đồng quốc gia.
Chớ xem thường!
- Tôi lấy ví dụ về giáo dục:
Tôi có đứa con học lớp 10 khi cháu nhờ giảng bài toán, tôi giảng cách làm và đáp án hoàn toàn đúng thì cô giáo cho 0 điểm với lời phê: đáp án đúng cách giải sai.
Ta nên biết giáo dục để con người có kiến thức và tư duy, để lao động thực hành và cống hiến. Và mọi thứ đều tôn trọng kết quả. Anh làm gì hay giải toán cũng vậy chỉ cần kết quả đúng không quan tâm đến cách làm ra sao.
Đây lại giáo điều, gò bó, nguyên tắc rập khuôn đến vậy.
Lại nữa, dậy học một đứa trẻ 6 tuổi lớp 1 thôi cũng mấy chục cuốn sách giáo khoa. Học cả ngày ở trường về nhà lại học thậm chí còn đi học thêm ... mà toàn kiểu ép buộc thuộc lòng. Sách giáo khoa giờ mang tiếng tiếp thu tiên tiến của tập hợp các quốc gia nhưng là kiểu gom hết lại, học Tây một ít, Hàn một ít, Nhật một ít... và dồn lên lưng các cháu nhỏ... như kiểu đào tạo“thiên tài đa lĩnh vực”.
Ta phải biết, học tập hay làm việc hay lao động thì năng lượng tiêu hao như nhau. Một người trưởng thành lao động 8 tiếng còn mệt bở ra đây đứa trẻ 6 tuổi học ngày học đêm học cả tuần không ngừng nghỉ liệu có khoa học không? Trong khi đó đa phần các nươc thuộc liên minh Châu Âu thì chỉ cho trẻ học có 4 tiếng nhưng 2 tiếng chơi thực hành còn học 2 tiếng một ngày và cấm trẻ học thêm ở nhà và bố mẹ cũng không được can thiệp bởi họ nghiên cứu ra rằng đứa trẻ để tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất thì chỉ có 2 tiếng.
Giáo dục nước ta giờ gắn liền với cái sự đọc chép ghi nhớ.... giáo điều cấm vượt khuôn khổ (đến bố cháu còn không được cãi cô dù giảng cho con làm bài đúng nhưng sai cách vẫn chỉ 0 điểm ) dẫn đến hệ quả trẻ em không có tư duy độc lập. 12 năm hình thành một thói quen trong nền giáo dục chỉ toàn đọc chép, ghi nhớ, không thực hành, không được tư duy độc lập và vượt ra khỏi khuôn khổ phải tuân theo trương trình tuân theo những gì được nghe được học, thì liệu sau này có dễ bị tiêm nhiễm cái mới hay bị tự tôn thờ, thần tượng, tư tưởng, hay lối sống nào đó mà thành u mê bầy đàn không? CHẮC CHẮN CÓ.
Anh không dám vượt khuôn khổ bởi anh bị đào tạo trong môi trường giáo điều 12 năm thành thói quen mất đi tư duy độc lập. Ai vượt khuôn khổ làm tốt là anh đố kỵ dìm hàng từ nhỏ đến lớn, cái khuôn mẫu giáo dục dẫn đến giáo điều bảo thủ và không tư duy độc lập này hậu quả khủng khiếp lắm.
Thí dụ như Tầu họ có thể “copy” sản xuất mọi sản phẩm trên đời, người Việt thì luôn chê họ là hàng “dởm” không thèm làm nhưng bản thân dân Việt lại chuyên dùng hàng “dởm” của họ.
Ví như cái Iphone giá 25tr Tầu “copy” làm cái Redmi công năng đến 95% so với Iphone bán mấy trăm ngàn.
25 triệu thì không phải ai cũng có tiền mua nhưng mấy trăm thì gần 7 tỷ người có tiền mua, thế là có thị trường, có kinh tế, có việc làm.... Vậy hãy “copy” giống họ mà làm đi đừng có ngồi chê, ngồi nói và chờ chết. Đó mới là cái tự mình nên học, nó thiết thực và tốt hơn là bị họ giật dây.Toàn học ba cái văn hóa vô bổ của những kẻ muốn đầu độc mình thành mất đi tự tư duy thì nhanh và giỏi. Có ích gì???
Một bộ phận lớn nền kinh tế của chúng ta đang gia công hóa , bị manh mún hóa kinh tế đầu cơ và chộp giật.
Hoặc ngay như các ông bố bà mẹ trẻ ngày nay cũng vậy, cũng giáo điều. Mỗi lần về đều hỏi điểm của con được mấy điểm và tỏ ra mừng rỡ khi con mình được điểm cao... Một lớp học của cái bệnh thành tích giáo dục bây giờ 100% toàn học sinh giỏi nhưng lại không biết gì.
Trong khi đó người Do Thái họ lại hỏi con:
Con khi đi học về hôm nay con có hỏi gì cô giáo về cái được học không? Con thấy bài giảng đó đúng khôn? Con có hỏi hay tranh luận gì về tiết học hôm nay với cô giáo không?...... và họ luôn khuyến khích con họ hỏi cũng như tranh luận về kiến thức với cô giáo.... và nếu con họ tranh luận được thì họ rất mừng, bởi chúng đã có tư duy và ý chí độc lập của mình.
Với 6 triệu dân nhưng họ nắm trong tay mấy chục phần trăm các phát minh của thế giới, cầm giữ mấy chục giải Nobel và thống trị nguồn đầu tư toàn cầu...
Trong khi đó một đất nước mấy chục ngàn giáo sư tiến sỹ toàn trên giấy, đếm trên đầu ngón tay những đóng góp thiết thực cho cuộc sống, kể cả việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hạng trung bình chứ chưa nói ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến mà thế giới có sẵn còn không xong chứ đừng nói cống hiến hay phát minh đóng góp gì cho nền tảng khoa học nhân loại. Liệu có cần phải thay đổi phương pháp và nền giáo dục không?
Đó, một ví dụ nhỏ về giáo dục thôi đã như vậy.
Tôi hy vọng, khi ngành giáo dục ta chưa thay đổi kịp với thời đại, các ông bố bà mẹ mỗi ngày hãy bớt 1 tiếng cầm điện thoại, thay vào đó hãy ngồi chia sẻ nói chuyện với con mình và rèn cho con em mình có tư duy độc lập. Chỉ có tư duy độc lập từ nhỏ thì khi lớn lên mới có thể thoát ra và không mắc vào cái nô lệ văn hóa, nô lệ tư tưởng cố hữu.
Hiện nay cái nô lệ tư tưởng và giáo điều gần như đỉnh điểm và trên nhiều lĩnh vực, nhiều tầng lớp xã hội...( đặc biệt hiển hiện trong văn hóa và giáo dục). Không dám độc lập hay phản bác bất cứ một cái gì trong những cái mà họ bị ảnh hưởng và đôi khi vì bị nô lệ tư tưởng tư duy mà đề cao những tư tưởng mà mình bị nó ảnh hưởng quá mức, thậm chí sẵn sàng bài xích, chê bai và sỉ vả bất cứ một ai nói khác về tư tưởng mình bị ảnh hưởng và tôn thờ trong mọi lĩnh vực từ đông sang tây, từ đời thực lẫn tôn giáo và tâm linh.... Như vậy, bộ phận lớn tư tưởng bị đóng khuôn và coi như đã bị nô lệ.
Cái nô lệ tư tưởng nó không những khiến con người tự ti mà còn khiến con người ta bạc nhược, không dám làm gì ngoài bắt chước người khác rập khuôn thậm chí gò bó trong khuôn khổ cùng tầm nhìn nhỏ hẹp, và thêm sản phẩm phụ là đố kỵ giáo điều sáo rỗng.
Không luận cũng chẳng giảng. Chỉ là đôi lời tâm huyết của một con người thuộc thế hệ đi trước.
Hy vọng rằng: thế hệ trẻ của Việt Nam ta có thể vượt qua được chính mình và các vĩ nhân tư tưởng của thế giới. Hãy hòa nhập chứ đừng hòa tan, hãy đi đây đi đó, đi du học, làm việc, hãy thưởng thức trải nghiệm kiến thức văn hóa tri thức tư tưởng của thế giới (dù là từ thực tế hay từ mạng xã hội) một cách tỉnh táo.
Đừng lúc nào cũng so sánh sính ngoại bất chấp để bị nô lệ lúc nào không hay, cũng đừng đòi hỏi cộng đồng dân tộc mình, nhà nước mình phải thay đổi ngay lập tức.
Nếu muốn xã hội Việt, Dân tộc Việt thay đổi theo hướng tốt hơn thì ta phải tỉnh táo trước, thay đổi trước, phải xây dựng trước, cống hiến trước, làm gương trước.
Đức Thánh Trần có câu nói rất hay: “Ta muốn mọi người xung quanh không tăm tối thì ta hãy tự thắp sáng mình sao cho sáng nhất để mọi người nhìn vào cho tỏ và hãy truyền lại cách tự thắp sáng mình cho mọi người.”
Hãy hướng đến và là những con người TỰ DO, đừng để bị dắt mũi và trở thành những NÔ LỆ tư tưởng, nô lệ văn hóa da vàng trong mắt thế giới và những kẻ xâm lăng thời đại.