NHÀ TRẦN TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM
Chắc hẳn tất cả mọi người đều biết về Nhà Trần và nghi lễ thờ Nhà Trần có sức ảnh hưởng tương đối lớn trong dân gian Việt Nam, vậy hôm nay add xin được khái quát một cách tổng thể về Nhà Trần và các vấn đề có liên quan về nghi lễ thờ cúng Nhà Trần!
Nếu có gì sai sót, mong được góp ý để chỉnh sửa!
Nam mô hộ quốc nhân vương bồ tát ma ha tát!
************************************************************
I/Đức Thánh Trần - Khởi nguồn tín ngưỡng thờ cúng Nhà Trần
theo truyền thuyết, dã sử để lại:
Tiết xuân năm nhâm tý, đức Đoan Thục Phu Nhân húy Nguyệt là thứ phi của đức An Sinh Vương Trần Liễu nằm chiêm thấy một vị linh thần râu tóc bạc phơ, tay cầm hốt ngọc như ý có đề chữ "sắc giáng" xưng là thái bạch kim tinh phụng mệnh ngọc hoàng dẫn đường cho Thanh Y Đồng Tử đầu thai vào nhà Họ Trần để cứu dân hộ quốc! Đến cuối đông năm ấy, Đoan Thục phu Nhân hạ sanh nam tử, khuôn vẻ khôi ngô nên đặt tên là Quốc Tuấn!
"vào năm nhâm tý đông tuần,
mùng mười tháng chạp giờ dần định sinh"
Sau này, Ngài trở thành một vị anh hùng dân tộc nức tiếng thơm về đạo Vua - Tôi, Soái - Binh! Và Ngài cũng là người tiên phong cho một thời đại hào hùng với sự nghiệp Võ Công - Văn Trị của vương triều Trần và sau này!
"Dung nghi tướng mạo đường đường
khuê trương vỹ vọng đống lương đại tài
võ thao lược hùng oai quoán cổ
văn kinh luân khí độ Việt nhân....
...bạch đằng nhất trận thủy công,
tặc nguyên đại phá huyết hồng mãn giang..."
Ngài đã được sử sách công nhận là một người tướng hội đủ: Đại Nhân, Đại Trí, Đại Nghĩa, Đại Dũng!
Trong suốt quãng đường chinh chiến của ngài, ngài đã thu về bên mình rất nhiều danh tướng giỏi cả võ công lẫn văn trị như: Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Chế Nghĩa, Trương Hán Siêu, Nguyễn Địa Lô.......
Năm Canh Tý, tháng 8, ngày 20 ngài thác hóa!
triều đình phong cho Ngài: Thái sư thượng phụ - thượng quốc công - Bình bắc đại nguyên súy - Võ liệt hồng nhân huân đức anh đồ trác vĩ Hưng Đạo Đại Vương
*****************************************************
II/ Tục thờ nhà trần
Trong suốt gần một thế kỷ lúc ngài sinh thời, cuộc đời ngài gắn liền cùng chinh chiến chống giặc ngoại xâm - giặc Nguyên Mông!
theo sự tích, ngài giáng thế có được lĩnh Cờ Lệnh, Kiếm Lệnh để cứu trợ Nam Bang!
khi đó, giặc mông nguyên xâm lược thì có Bác Linh (phạm nhan) là người phương bắc tác oai, tác quoái! cùng giặc ngoại xâm gây nhiều tổn hại cho dân! khi bắt được Bá Linh thì đưa ra pháp trường xử trảm thì đao phủ chém đầu chưa rơi chạm đất thì đầu khác lại mọc lên! toàn quân dân đều hoảng, tướng quân Phạm điện súy vội vàng hỏa tốc về báo cho đức đại vương! khi đó ngài truyền cho mang bảo kiếm cùng ngài ra pháp trường! ra vừa tới nơi, Bá Linh đã run sợ, mặt tái xanh! Ngài tuốt gươm, chỉ lên trời niệm chú rồi chém đầu Bá Linh, quả nhiên không còn đầu nào mọc lên nữa! mọi chuyện sự ấy đều yên!
Về sau, sau khi ngài hóa! hễ ai mắc bệnh mà chữa lâu ngày không khỏi hay có phụ nữ mắc bệnh, dân gian thường đến đền thờ (sinh từ kiếp bạc) đổi lấy chiếu trong đền về cho người bệnh nằm lên thì bệnh khỏi! dân gian cho rằng, uy đức của ngài cảm động quỷ thần, tiễu trừ được tà quỷ!
vậy cho nên, các thầy pháp, thầy cúng thường lấy gỗ đào đẽo thành thanh kiếm giống hệt thanh bảo kiếm của ngài, sắm sửa lễ vật xin quy làm tôi của ngài để trừ tà ma quấy nhiễu dân gian!
(có tích đưa ra rằng, khi ngài về trí sĩ ở vạn kiếp, có rất nhiều người về cầu xin ngài ra oai phép thánh để trừ tà ma! mỗi ngày một đông, ngài làm không xuể! vậy cho nên ngài truyền cho dưới trướng làm 72 thanh kiếm gỗ giống hệt thanh bảo kiếm, xong nhỏ hơn một chút để trao cho dân chúng rồi thay phiên nhau dùng! quả nhiên linh ứng nhiệm màu! về sau các thầy pháp theo lệ đó cũng tạc kiếm rồi sửa lễ đến Vạn Kiếp xin làm tôi cửa ngài, xin rước chân nhang ngài về phụng sự!)
nghi lễ thờ nhà Trần bắt nguồn từ đó!
****************************************************************
III/ hội đồng nhà trần
1, Vương phụ, vương mẫu (phối thờ)
2, Đức Thánh Trần (chính)
3, Vương phi phu nhân (phối thờ)
4, Tứ Vị Vương Tử
Hưng Vũ Vương (Trần Quốc Nghiễn)
Hưng hiến Vương (Trần Quốc Uất)
Hưng Nhượng Vương (Trần Quốc Tảng)
Hưng Trí Vương (Trần Quốc Hiện)
5, Nhị vị vương cô
Đệ Nhất Vương Cô Quyên Thanh Công chúa - Nhân tông hoàng hậu (Trần Thị Trinh)
Đệ nhị vương cô Đại hoàng công chúa - Phạm điện súy phu nhân - Anh nguyên quận chúa (Trần Thị Tĩnh)
6, Phạm Điện Súy - Phò Mã Đức Ông (Phạm Ngũ Lão)
7, Nhị Vị Đức Ông Tả Hữu:
Đức ông Dã Tượng (không rõ thân thế)
Đức Ông Yết Kiêu (Phạm Hữu Thế)
8, các danh tướng khác:
- Cao Mãng tướng Quân
- Huyền Do Tướng Quân
- Nghi Xuyên tướng Quân
- Hùng Thắng Tướng Quân
- Nguyễn Chế Nghĩa tướng Quân
************************************************************
IV/ Nghi thức đội lệnh:
Nhà trần là thuộc nhân thần, không thuộc tam phủ (thiên địa thủy), cũng không thuộc tứ phủ (thiên địa thủy nhạc) nên không phải mở phủ!
theo như lời truyền lại của các cụ tiền nhân đi trước, thì hầu như các tuổi có hàng can là "đinh - nhâm - quý - giáp - bính" thường sẽ phải đội lệnh nhà trần(đây chỉ là truyền miệng, tản mát)! và những vị nguyện một lòng cầu đạo, học pháp trừ tà quỷ thì đều có thể sám sửa lễ nghi cúng tiến cửa hội đồng nhà trần để xin làm tôi cửa Ngài!
lễ nghi thường do tâm sanh, tùy tâm mà biện lễ không bắt buộc! sau khi hết thời gian thử thách tâm ý (thầy hướng đạo đưa ra), nếu vượt qua được thì thầy hướng đạo sẽ dưng lễ xin cấp sắc, cấp ấn kiếm và cờ lệnh cho người học trò! khi đó người đội lệnh sẽ được truyền cho các mật pháp, bí pháp, ấn quyết, thần chú để hành trì trong cuộc sống!
(phần lễ thì mỗi nơi một bí pháp nên add không thể đăng, vì chưa tìm hiểu kỹ)
*************************************************************
V/ Nghi thức hầu trần triều:
1, trước khi bắc ghế, các thanh đồng cần phải lưu ý:
trai giới tối thiểu 3 ngày, ăn chay thanh tịnh, tắm nước thang (lấy hoa về đun nước tắm), uống nước mưa! (đối với hầu từ tứ vị vương tử trở xuống)
- đối với việc kiều thỉnh đức Đại Vương thì tối thiểu phải trai giới như trên là 7 ngày!
- chỉ có việc hữu sự như trục tà ma, trị bệnh âm thì mới kiều thỉnh hội đồng nhà trần! hoặc như khai đền, khai điện, khai quang bảo sở!
- ngày nay, tuy nhà trần được phối thờ chung cùng các vị thánh tứ phủ (gốc xưa là tách riêng biệt) nhưng các thanh đồng cũng nên giữ mình kiêng cữ như đã nêu!
2, nghi hầu nhà trần:
- thanh đồng sau khi đã trai giới, trong tâm luôn cầu niệm các vị hội đồng nhà trần lai giáng dương đồng!
- đàn hầu phải đốt hỏa thang, xông trầm hương để trừ uế khí (nếu có), trang nghiêm phủ đền!
- tùy theo từng giá giáng ứng mà tung khăn chứ ko nên tung khăn bừa mà ảnh hưởng đến sau này!
- các giá về thường: đi trên lưỡi cày nung đỏ, lên đai thượng, xiên lình, thí huyết ban dấu..........(nếu ko có bóng thánh lai đáo, làm bừa rất nguy hiểm đến tính mạng)
- văn thỉnh nhà trần, đều là văn hành sai nên nhịp độ nhanh và dồn dập rất uy linh!
***********************************************************
trên đây, là sơ bộ những gì tôi đã tìm hiểu về nhà trần và nghi lễ thờ nhà trần!
tuy cũng còn thiếu sót nhiều! mong nhận được đóng góp của mọi người, các bậc cao niên, tiền nhân đi trước cho bài viết được hoàn hoàn hảo hơn!
nam mô hộ quốc nhân vương bồ tát ma ha tát!