Tháng 8 Giỗ Cha
Tháng 3 Giỗ Mẹ
Sử cũ ghi khi Đức Hưng Đạo Đại Vương mất ở Vạn Kiếp vua bãi chầu 10 ngày
Nhà vua truyền cho bá quan văn võ mặc trang phục. Nhà vua đi xe mộc ngựa trắng thân hành đốc việc dùng quan tài bằng đồng liệm táng trong vườn An Lạc... Vua sai lập đền thờ ở Thiên Trường và Vạn Kiếp ( tại thiên trường nơi trước đó đã lập sinh từ ) ngàn thu thờ tự...Nhà vua sai thợ lấy gỗ bạch hoàng đàn hương tạc tượng thờ, ngày đêm phụng sự.
Đặt lệ Mỗi khi trong nước có việc đều đến cầu đảo. Các công vương, tướng tá khi có lệnh đi đánh giặc đều đến làm lễ bái yết rồi mới xuất quân.
Trải qua các đời mỗi khi có giặc xâm phạm, vua các triều đại đều sai quan đến cầu ở đền, nếu thấy tiếng kêu vang trong thì là tin thắng lớn. Các châu huyện gần xa úng lụt hay hạn hán thiên tai...., dịch bệnh ...đến lễ bái cầu đảo đều qua khỏi.
Dân cũng như quan Nếu gặp tà ma quấy nhiễu thì đến đền làm lễ cầu đảo xin mượn kiếm hoặc đổi chiếu tế cũng sẽ yên lành. Có người chậm chạp sinh con hay khó nuôi đến lễ cầu cũng sẽ nghiệm........
Nói chung với dân ở quá xa mắc mọi chứng từ vong tà hay đất dữ........ bệnh tật hiểm nghèo ko đến đền chính cầu đảo được thì thường nhờ các đồng pháp nhà Trần bái đảo thỉnh Đức đại vương hoặc lục bộ đức ông thượng đồng ban dấu để xử lý.
Đến Đời Thánh Tông nhà Lê
Cho phép các Thanh Đồng gọi đức Thánh Trần là cha ( cha các Thanh đồng )
Do vậy, từ nhiều đời nay trong dân gian đã quan niệm “tháng 8 giỗ cha,
Đến đời Cảnh Hưng nhà Lê Vua lại ban chỉ phong Mẫu nghi thiên hạ cho Thánh Mẫu bấy giờ đồng nhân mới sinh câu nói tháng 3 giỗ mẹ" ( theo lệ đó đến nay mới có câu tháng 8 giỗ cha tháng 3 giỗ mẹ )
lễ hội ở đền Trần - Bảo Lộc và đền kiếp bạc cũng như đền Trần thương đã trở thành lệ, hàng năm cứ vào tháng 8 nhân dân cả nước đều đến để dự lễ đền Trần và cũng học theo các Thanh đồng gọi ngày giỗ của Đức Thánh Trần là hai từ “giỗ cha" .
Ba lần đại chiến Nguyên Mông
Đền Trần,Kiếp Bạc,Đức ông Trần Triều
Hai Mươi tháng Tám tịch liêu
Đức Ông hiển Thánh trừ yêu tróc tà... !