Cơ Hành không đơn giản là nằm mơ hay bệnh Đau không thôi mà nó còn nhiều cái khác…
Đạo Mẫu cũng không khác gì về Nghiệp lực và oan gia trái chủ đòi nợ
Nhưng muốn tu thì trước hết phải trả cho hết nợ mới được
Theo bạn thì có hai nguyên nhân mà người ta Phải ra Trình Đồng mỡ Phủ.
– Thứ nhất là họ không chịu nỗi sự cơ Hành .
– Thứ hai là đi xem bói được các Thầy phán có Căn cao số nặng
Cần ra Hầu Đồng để trả nợ Nhà Thánh mới mong yên ổn
Và bạn hoài nghi là cái mà gọi Cơ hành
Phải chăng là đang mất lòng tin không?
Bạn cho rằng trước khi ra Trình Đồng Mở Phủ thì có ai đã tìm hiểu rõ ràng chưa ?
Và bạn ấy cũng bức xúc khi thấy hay nghe âm thanh lạ
Hoặc đau ốm rồi đi xem bói thì các Thầy nói là “có duyên nhà Thánh “
Bạn nói nếu là nhà Thánh thì phải cao quý sao lại nhập vào người phàm như vậy ?
– Trước hết Tôi đồng tình với bạn về việc muốn quy hàng bốn Phủ
Xuất thủ trình Đồng thì phải tìm hiểu cho rõ ràng không thì sau này sẽ dễ lỗi Đạo
Và con đường tu tập sẽ không thuận lợi về sau.
– Thứ hai: Tôi cũng có chút đồng tình vơi bạn là hiện nay
Cũng có nhiều người đã lạm dụng vào chuyện
Cơ Hành mà chỉ đường dẫn lối không đúng mục đích cho con đồng
Tu Đạo mà chỉ mong nhận nhiều đệ tử
Xuất phát cũng vì lòng tham danh tham tài nhưng nó chỉ là một phần nào đó thôi.
– Còn nói về Cơ Hành thì nó không đơn giản là nằm mơ
Hay bệnh Đau không thôi mà nó còn nhiều cái khác mà Tôi phải bàn về những câu hỏi sau của bạn .
- Nói về duyên nhà Thánh duyên với nhà Thánh không phải là ai có duyên thì cũng ra TRÌNH ĐỒNG MỞ PHỦ mà họ phải trải qua thời kỳ đi lễ bái tôn nhan rồi từ từ học hỏi đến khi cảm thấy mình phải có Bổn Phận Quy hàng Bốn Phủ có Căn duyên để bắt ghế Hầu Thánh thì mới phát nguyện mà thực Hành nghi lễ.
- Đạo Mẫu trước đây đã từng có luật là không khuyến dụ hay bắt ép ai phải theo cả mà tùy Căn cơ của họ .
Tiếp đến bạn nói nhà Thánh là cao quý sao lại nhập vào người Phàm như vậy ?
Bạn nói cũng đúng không phải ai chư Thánh cũng có thể nhập vào trừ những Thanh Đồng có cơ duyên và Tâm họ trong sáng thì mới được ân duyên chư Thánh Nhập thể nhưng những người sơ cơ Tân Đồng thì chỉ là thực hành nghi lễ nhập Thánh chứ không phải là để Thánh nhập .
Ví như Tôi đã lâu sống bụi trần ngoài đời , tôi nhập toàn thói hư tật xấu thì nay Tôi nương tựa và học tập cái hay cái đẹp từ Cha Mẹ mình vậy đó là nhập cái tốt cái hiền mà Cha Mẹ , Anh em tôi có mà bấy lâu Tôi đã không biết đến vậy
Nên Tôi đã từng viết bài.(Nhập Thánh hay Thánh nhập ).Hôm nay Tôi chỉ nói sơ qua về bài mở đầu của bạn .
Mong mọi người cùng góp thêm ý kiến để bạn Phương Anh và mọi người hiểu thêm về Đạo Mẫu
Chúc các ACE Cộng đồng ĐẠO MẪU và toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe bình an và Hạnh Phúc
Tôi lại tiếp tục nói về bài viết về sư so sánh giữa quan điểm Phật Giáo và Đạo Mẫu về việc cơ Hành .
Theo như bạn nói thì những người bị cơ Hành với quan niệm Phật Giáo là những người bị nghiệp lâu đời tích tụ và oan gia trái chủ đến đòi nợ nhưng Đạo Mẫu cho rằng( bị ) Thánh chấm và Phải ra Hầu Thánh để trả nghiệp tuy cũng có chút quan điểm với nhà Phật nhưng tại sao nhà Thánh không chấm những ít nghiệp làm thiện mà lại chấm những (kẻ) nhiều nghiệp để làm con nhà Ngài như vậy?
Nếu đến Chùa thì nói rằng họ nhiều nghiệp chỉ nên Quy y nhưng đi xem thầy lại bảo Thánh chấm
(Có mệnh Thiên Cung ) Theo bên Phật giáo thì đây là những người Tội Nghiệp nhưng bên nhà Thánh lại có phần cao quý hơn nên xem ra Phật Giáo lý giải hợp lý hơn ? Cuối cùng bạn muốn mọi người phải chứng minh về việc cơ Hành cho những người chưa từng bị cơ Hành để họ rõ hơn thuyết phục hơn để người ta có cái nhìn tốt hơn về Đạo Mẫu mà không phải có những lời cay đắng .
-Trước hết Tôi xin nói với bạn là Con nhà Thánh luôn xem các vị Sư Tăng điều là các Thiện tri thức không dám cho rằng mình cao quý và cũng không muốn so sánh với Phật Giáo nên Câu trả lời của Tôi theo câu hỏi của bạn Tôi chỉ muốn giải thích về thắc mắc của bạn mà thôi.với Tôi Phật là Thầy Thánh là Cha Mẹ vậy
_ Theo bạn nói thì những người bị cơ Hành khi đi Chùa thì họ sẽ được nói rằng do Tội Nghiệp nhiều đời tích tụ oan gia trái chủ đến đòi nợ nên chỉ Quy y Phật như vậy xem ra cũng chưa đủ vì một người tội nghiệp quá nặng oan gia trái chủ thì đến đòi nợ làm cho họ đau bệnh hay khổ sở thì ngẫm họ có tu theo Phật được không hay chỉ lấy cái tờ giấy Quy Y là họ đã hết Nghiêph rồi ? đây cũng là câu hỏi Tôi dành cho bạn .
– Còn về Bên Đạo Mẫu cũng không khác gì về Nghiệp lực và oan gia trái chủ đòi nợ nhưng muốn tu thì trước hết phải trả cho hết nợ mới được , mà muốn trả được nợ thì phải thế nào , phải mạnh khỏe phải ăn nên làm ra mới trả nợ được
Nên những người như vậy họ phải làm sao trả nờ càng sớm càng tốt Nên Đạo Mẫu có câu biết sớm ra Trình sớm sẽ nhẹ như tên đừng để quá muộn.Tôi sẽ ví dụ thế này cho rã hơn.Như một người Con đi làm ăn xa nhưng lại lâm vào cảnh bệnh tật đau yếu lại phải đi vay nợ mà tiêu cho đến một ngày bệnh thì không hết mà chủ nợ thì tìm kiếm để đòi nợ
Vậy họ phải làm sao ? Chẵng lẽ họ đến nói với Thầy giáo dạy cho con học để con trả nợ người ta hay là báo với Cha Mẹ mình về hoàn cảnh hiện tại để Cha Mẹ giúp vượt qua bệnh tật và có sức khỏe làm ăn mà trả nợ.Nên việc Quy y lúc này sẽ khó để họ tịnh tâm mà tu tập giác ngộ được nên việc (được) Thánh chấm là một ân huệ lớn của họ vào lúc này
Tại sao Tôi phải dùng chữ được mà không nói chữ bị như bạn bởi một người đang đau bệnh nợ nần mà được chư Thánh quan tâm là một Hạnh Phúc chứ không phải một điều đáng lo sợ mà dùng chữ bị.Lại tiếp tục ví dụ trên
Khi biết con đang trong cảnh khó khăn bệnh hoạn như vậy thì Cha Mẹ mới chọn để độ gọi là chấm lính chọn đồng
Nên khi đó ta có muốn về nhà để Cha Mẹ lo cho cái ăn cái mặc lo cho sức khỏe không hay là cứ vì từ Cha từ Mẹ mà không về và sẽ cố gắng chịu đựng.Lúc này là một người khi Hành căn còn đủ lý trí để lựa chọn con đường của mình
Một là về với Cha Mẹ hai là tiếp tục chịu đựng.Nên việc biết mình đã căn cao số nặng thì còn có thể tỉnh táo chọn đúng người đưa đường cho mình.Đừng để đến khi quá nặng bệnh tình đã hết cứu chữa nợ nần thì ngập tràn chủ nợ khắp nơi thì lúc này sẽ khó mà có người đưa đường chỉ lối và Cha Mẹ cũng vô phương cứu chữa.Nó như khi ta còn tỉnh táo và biết rằng mình có căn duyên với nhà Thánh thì tìm hiểu Đạo tìm Thầy đưa đường dẫn lối thì sẽ tránh trường hợp chọn sai Thầy vì lúc này Tâm trí ta còn sáng để nhận biết đâu là người tốt đâu là người xấu.Còn nếu cứ để bị Hành quá lâu
Càng ngày càng bế tắc bệnh càng nặng thì lúc này không còn đủ lý trí để nhận ra ai tốt ai xấu nữa thì gặp ai nói gì cũng nghe thì nhiều lúc họ không đưa mình về tới nhà mà chỉ đưa ta vào đường khác không về được nhà mình mà người ta gọi là Tà Đạo.Tà Đạo chính là con đường sai trái thì khi đó lại càng khổ hơn nhiều khi còn làm tổn tánh mạng
Còn việc bạn nói tại sao chư Thánh không chấm những người thiện ít tội mà khó khăn lại chọn những người nghiệp nặng làm Con nhà Ngài như vậy ? Như trong gia đình có nhiều đứa con vậy Cha Mẹ sẽ thương đứa nào hơn ?
Những đứa ăn học đàng hoàng làm ăn dư giả mạnh khỏe hay những đứa yếu đau bệnh tật khó khăn nghèo khổ
Dĩ nhiên là lo cho những đứa cần phải lo độ những đứa cần phải độ rồi không Cha Mẹ nào lại lo cho mấy đưa đã Thành đạt cả mà dành để lo cho những đứa khó khăn để mong nó mạnh khỏe học hành làm ăn cho bằng Anh bằng em
Vậy đó bạn đã hiểu tại sao chư Thánh lại chọn những người như vậy chưa? Nên câu này Tôi có đóng ngoặc từ kẻ mà bạn nói bởi trọng bạn đang xem thường những người như vậy .
_ Câu cuối.Bạn cho rằng những người này bên Phật Giáo cho là những (kẻ) Tội nghiệp nhưng bên Đạo Mẫu lại cho là họ Cao Quý.Cao quý hay không không phải là họ bị Hành Căn rồi xem họ cao quý mà Cao quý là sao khi họ đã quy hàng bốn phủ và tinh tấn tu tập dần dần trả nợ oan gia Tâm tánh Thiện Lành đức cao vọng trọng họ đã sữa mình biến nghiệp để trở nên một người đáng để người ta quý Mến nên việc họ tu không phải thời gian ngắn mà phải trãi qua 3 năm thử lính 9 năm thử Đồng để mọi người quý mến việc này cũng không khác Phật Giáo khi đã Quy Y thì cũng chưa cao quý nhưng khi giác ngộ lý Đạo phát huy trí tuệ thì mới được nhiều người quý kính nên không phải ngẫu nhiên ra Trình Đồng Mỡ Phủ là trở nên cao quý đâu.Bạn nên nhìn rõ vấn đề .
Còn việc giải thích rõ về Cơ Hành cho những người không từng bị thì không thể nào vì trong Phật Giáo có câu
(Người uống nước tự biết nước ngon dở thế nào không thể giải thích rõ được trừ khi bạn uống vào sẽ biết )