Thần tích Quế Hoa công chúa.
Đoan trang - Mỹ Lệ - Trinh thục - Từ hoà - Quế hoa công chúa
Gia tặng đức bảo trung hưng tôn thần.
Đầu thế kỷ I ở trang Hương đường, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương nay là thôn Hương Đường, xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, có Ông Đỗ Hùng là người học rộng tài cao, ông mở trường dạy học ở trang Tịnh Thủy, nay là thôn Tịnh Thủy, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà cùng tỉnh Thái Bình.
Ông Đỗ Hùng kết duyện cùng Bà Lê Thị, sinh con trai là Kim Xa, năm sau, một đêm bà Lê thị nằm mộng thấy Tiên cho cành hoa quế, và từ đó bà có thai, no ngày đủ tháng sinh hạ một nàng con gái, ông bà đặt tên là Mỹ Hi, nhân điềm mộng Tiên cho cành hoa quế mới có tiểu sự là Quế Hoa.
Nàng Mỹ Hi lớn lên, mặt hoa da phấn, mắt phượng mày ngài, phong thư yểu điệu, nhan sắc tuyệt trần, lại có sức khỏe hơn người, văn hay võ giỏi. Bấy giờ, thái thú quận Giao chỉ là Tô Định tham lam tàn ác, y dung mọi thủ đoạn bóp nặn, đục khoét, cướp đoạt tài sản của dân.
Trong kho phủ Đô hộ, đồ quý xếp như núi, vàng bạc nhiều như nước. Tô Định còn là con quỷ hiếu sắc, y cho tìm đàn bà, con gái có sắc đẹp ở các huyện về làm nô tỳ, rồi sau khi chơi bời chê chán lại dùng những người con gái đó làm vật ban thưởng. Sau này, tác giả “ Thiên Nam ngữ lục” đã mô tả:
Đến tuần Tô Định binh sang
Độc càng quá trước, ngược càng hơn xưa
Ra long tụ liểm, súc tô
Thóc thu vô số, bạc thu vô ngần
Hiếp thương bản quốc phụ nhân.
Hết thôi lại lấy, lữa lần mà chơi…
Tô ĐỊnh nghe tiếng đồn nàng Đỗ Mỹ Hi tài sắc, mới cho người về cầu hôn, ông Đỗ Hùng cự tuyệt. Tô Định tức giận liền cho người vu cáo, ông Đỗ Hùng có âm mưu chống chính quyền Đô hộ, nhân cớ đó ra lệnh bắt giam và ám hại ông Đỗ Hùng ở trong ngục.
Bà Lê thị nghe tin chồng bị hại thì đau sót phiền muộn nhiễm bệnh qua đời. Đỗ Kim Xa và Đỗ Mỹ Hi căm giận mới cùng các học trò cua cha, chiêu mộ được hơn 1000 nghĩa quân, kéo về Mê Linh theo Hai Bà Trưng, chia đường đánh dẹp giặc Hán, thu phục được 65 thành đất đai Âu Lạc vào năm 40, thế kỷ I.
Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, phong thưởng các tướng, phong Đỗ Kim Xa làm Tả tướng quân ở lại triều đình giúp chính sự, phong Đỗ Mỹ Hi làm Quế Hoa Công Chúa, đem quân bản hộ ra trấn thủ cửa Phạm Lỗ.
Mùa Xuân, tháng giêng, năm nhâm dần (42) vua Hán Quang Vũ sai phục Ba tướng quân mã viện cùng Phù Lạc hầu Lưu Long, Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí, mang đại quân chia đường thủy bộ sang đánh nước ta. Quế Hoa công chúa mang quân từ Phạm Lỗ về triều hợp quân cùng vua Trưng chống giặc Hán. Sau trận thua to ở hồ Lãng Bạc, vua Trưng lui quân về Cấm Khê, rồi dốc hết lực lượng giao chiến với quân Hán bên cửa Hát Môn. Trận này quân ta lại thua, vua Trưng nhảy xuống dòng sông Hát tự tận. Quế Hoa công chúa cùng vài chục quân sĩ vượt vòng vây, chạy đến xã Vũ Yến, huyện Thanh Ba, Phủ Lâm Thao, thì phía trước có quân Hán cản đường, phía sau có quân Hán truy đuổi, Quế Hoa công chúa liền gieo mình xuống dòng sông Thao ( Sông Hồng) tự tận. Thi thể Quế Hoa công chúa theo dòng sông trôi đến quãng sông Hồng thuộc trang Hương Đường thì dạt vào bờ. Nhân dân trang Hương Đường nhận ra thi thể Quế Hoa công chúa mới an táng xây lăng mộ ở ngay bờ sông và lập đền thờ, tôn làm Phúc thần đương cảnh.
Đền thờ Quế Hoa công chúa, Quốc đảo dân cầu, các thanh đồng con nhang đệ tử về Lễ Mẫu có nhiều linh ứng, trải qua các triều phong kiến có gia phong mỹ tự.
Duệ hiệu thần là:
Đoan trang, Mỹ lệ, Trinh thục, Từ hòa Quế Hoa công chúa.
Triều Nguyễn gia tặng:
Dực bảo Trung Hưng – Tôn thần.
Trong đền có các câu đối minh hoạ:
"TRƯNG VƯƠNG PHẤN NGHĨA TRUNG TIÊU LIỆT
TÔ TẶC TIÊM CỪU KHÍ TRÁNG THU."
Tạm dịch:
Giấy nghĩa giúp vua Trưng, lòng tung sánh mặt trời.
Giết hết lũ giặt Tô (Định) khí tiết rạng mùa thu.
"Đan tâm trinh thục kim như tại:
Nữ tướng huân danh cổ hãn văn.
Tô tặc hồn kinh, Trưng vương nữ tướng nhất nhân."
Tạm dịch:
Cành quế tiên cho trong giấc mộng, nghìn thủa tên ghi Đỗ phả (Gia phả hộ Đỗ)
Giặc Tô Định kinh sợ hết hồn, 1 nữ tướng của Trưng Vương.
Cả cuộc đời thanh xuân cho Tổ quốc lưu danh, cho quê hương, Hương điền trang lịch sử mãi mãi không quên, với công lao to lớn của bà đã được Trưng nữ vương phong tước. Tướng quân Quế Hoa công chúa, các triều đại tiếp theo sau đã nhiều lần phong tước sắc, cho bà là thượng đẳng tướng quân. Ngày nay nhà nước và bộ văn hoá nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định số 1851 ngày 14 tháng 11 năm 1989, công nhận đền lăng mộ “QUẾ HOA CÔNG CHÚA” Hương Điền, Việt Hùng là khu di tích lịch sử văn hoá, chính là ghi nhận công lao to lớn của bà trong sự nghiệp giữ nước và cứu nước cứu dân.