Ngày Đức Phật Nhập Niết Bàn Rằm Tháng 2 Âm Lịch: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa
NGÀY 15 THÁNG 2 NĂM GIÁP THÌN:
Dương lịch là: Ngày 24 tháng 3 năm 2024 (Chủ nhật).
Âm lịch là: Ngày 15 tháng 2 năm Giáp Thìn (2024) - Tức ngày Đinh Hợi, tháng Đinh Mão, năm Giáp Thìn.
Nhằm ngày: Hắc Đạo Nguyên Vũ
Trong ngày này không nên triển khai các việc lớn vì sẽ tốn nhiều công sức. Các việc nhỏ vẫn có thể tiến hành bình thường.
Tiết Khí: Xuân Phân
Ngày rằm tháng 2 (15/2) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 nhằm vào Chủ nhật ngày 24/3/2024 Dương lịch. Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người Việt ta coi ngày Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng.
Vào ngày rằm Âm lịch, các gia đình Việt Nam thường làm lễ cúng gia tiên, gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khỏe mạnh, bình an và may mắn...
- Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật và Chư Phật mười phương.
- Con kính Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ cùng chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con tên là: ……..................................... Ngụ tại: ……........................................................
Hôm nay là ngày 15 tháng 2 năm Giáp Thìn 2024, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất và chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm bày biện sắm lễ, hương, hoa trà quả và thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con xin kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Tài thần, Ngũ phương, Long Mạch.
Con cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám cho lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con thành tâm kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… Cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, xin chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con xin kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ gia trì cho chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình thuận hoà.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ che chở.
- Con xin kính lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật và Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ cùng chư vị Tôn thần.
- Con xin kính lạy ngài Đông Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ và Phúc đức Tôn thần.
- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
- Con thành tâm kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.
- Con kính lạy các Ngài Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con tên là: ……................................................ Ngụ tại: ……….................................................
Hôm nay là ngày 15 tháng 2 năm Giáp Thìn 2024 tín chủ chúng con xin thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả và đốt nén hương thơm kính dâng lên trước án.
Chúng con xin thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần và các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con cúi xin các Ngài thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám cho tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông.
Người người được hưởng sự bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con xin lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ che chở, độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
Ngày Đức Phật nhập Niết bàn Rằm tháng hai âm lịch: Nguồn gốc và ý nghĩa
Cứ đến ngày Rằm tháng hai âm lịch hằng năm, tín đồ Phật giáo lại thành tâm thiết lễ kỷ niệm ngày Đức Phật nhập Niết bàn. Vậy ngày này có từ khi nào và ý nghĩa ra sao trong văn hóa Phật giáo?
Ngày Đức Phật nhập Niết bàn là gì?
Theo các ghi chép, ngày Rằm tháng hai năm 544 TCN, Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn. Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM cho hay, vào mùa an cư cuối cùng tại Vaishali, Đức Phật tuyên bố rằng ngài sẽ nhập Niết bàn vô dư tại Kushinagar khi Ngài tròn 80 tuổi, hoàn tất sứ mệnh truyền bá chân lý và đạo đức, khải mê, khai ngộ, giúp nhiều người giác ngộ, giải thoát.
Khi ấy, giữa rừng cây sa la, bên bờ sông Hiranyavati thuộc Kushinagar, Đức Phật nằm nghiêng bên phải, chân trái áp lên chân phải, trong tư thế chánh niệm, làm chủ toàn thân, rồi nhắc nhở: “Này các đệ tử, tất cả pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn, chớ đừng buông lung”. Nói xong, đức Phật nhập vào thiền định và vô dư Niết bàn.
Inappropriate
Seen too often
Covers content
Not interested
Nhiều chùa làm lễ tưởng niệm ngày Đức Phật nhập Niết bàn Rằm tháng hai âm lịch hằng năm
Lễ hỏa thiêu đức Phật được cử hành trọng thể tại Mukut Bandhan (Rambhar), tại đây, ngôi tháp lớn được xây dựng, về sau được đại đế A Dục (Asoka) trùng tu.
Sau lễ hỏa thiêu, dưới sự điều phối của Bà la môn Dona, toàn bộ xá lợi của Đức Phật được phân thành 8 phần, chia đều cho 8 vua trị vì 8 vương quốc miền Bắc Ấn Độ để xây tháp đá tôn thờ.
Sau này, các xá lợi Phật được đại đế Asoka phân chia và tôn thờ trong 84.000 tháp do ông xây dựng. Ngày nay các xá lợi xương của Phật được tôn trí trong nhiều tháp khắp nơi trên thế giới.
Hiện nay, có nhiều cách hiểu về ngày này, nhưng đều có chung một ý nghĩa về ngày Đức Phật nhập Niết bàn là sự chấm dứt nghiệp báo luân hồi, đoạn trừ dục vọng, thanh tịnh tuyệt đối. Có thể hiểu, đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, diệt ái dục, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.
Ý nghĩa ngày Phật nhập Niết bàn
Đại đức Thích Minh Phú, trụ trì chùa Tường Nguyên (TP.HCM) chia sẻ, vào ngày Rằm tháng hai âm lịch hằng năm, Phật tử thường đến các tự viện Phật giáo, tham gia các khóa lễ kỷ niệm. Việc cử hành lễ này trước là để hồi tưởng về cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Phật, sau là tán dương công hạnh và những giá trị đạo đức sáng ngời, những triết lý bất diệt, phương pháp và con đường hướng đến giác ngộ, giải thoát khổ đau mà Ngài để lại cho tín đồ Phật tử.
Về nghi thức vốn không quan trọng, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của sự kiện Đức Phật nhập Niết bàn. Niết bàn không phải là con người mất đi sinh mạng và rời bỏ thế gian, mà là để chỉ cảnh giới lý tưởng cao nhất mà người tu đạo có thể đạt được khi đạt đến giác ngộ tuyệt đối, tức thoát khỏi mọi tham ái, sân hận và si mê trong cuộc sống và đạt đến bình lặng tuyệt đối.
Qua đó khuyến khích học theo gương sáng của Ngài, thực hiện những lời phó chúc của Ngài để tự độ và độ tha. Đại đức Minh Phú cho rằng, Đạo Phật sở dĩ tồn tại 2000 năm là nhờ vào “sống thật” tức tuân theo quy luật của tạo hóa, dù là ai thì cũng không thể vượt qua “sinh, lão, bệnh, tử”. Nhưng cần hiểu rằng, Pháp thân của Phật là không có sanh diệt. Là người con Phật chúng ta cần phải nhận thức rõ về ý nghĩa sự kiện này như sau:
Chùa Vàm Ray (Trà Vinh) có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam
Đầu tiên là “sắc thân giả hợp vô thường tạm bợ”: Sự kiện Đức Phật nhập Niết bàn là một sự nhắc nhớ cho thế nhân về sự tạm bợ của kiếp người cũng như thân xác tứ đại. Tử - sanh là ải phải đi qua, dù muốn dù không đều theo lẽ ấy mà vận hành. Chính vì vậy người con Phật phải thấu rõ lẽ này, đừng nên rời bỏ chân tâm tự tánh mà níu giữ những thứ giả tạm.
Thứ hai là nhắc nhớ về thực hành lời dạy của Đức Phật: Đức Phật trước khi niết bàn đã dạy chúng ta nên “lấy giới làm Thầy”. Là người Phật tử, tưởng nhớ đến Ngài cần phải tâm niệm điều này, giữ gìn chánh pháp Như Lai, làm lành lánh dữ, gạn đục khơi trong thông qua hành trì tam quy, ngũ giới.
Thứ ba là kiểm soát thân tâm cố gắng đạt đến bình lặng tuyệt đối: Đức Phật nhập niết bàn tức là thoát khỏi mọi tham ái, sân hận và si mê trong cuộc sống và đạt đến bình lặng tuyệt đối.
Đại đức Minh Phú giải thích, chúng ta sống trong giai đoạn “tiền Phật - hậu Phật”, tức trước khi đức Di Lặc Phật ra đời và sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt, rất khó đạt đến cảnh giới giác ngộ và đạt được bình lặng tuyệt đối. Nhưng ở chừng mực nào đó, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát thân tâm, điều hòa tứ đại, tu dưỡng đạo đức, từng bước rời xa những cám dỗ cuộc đời, phá si mê, sân hận. Học Phật thông qua sự kiện Niết bàn, Phật tử nên cố gắng từng ngày sống trong an lạc bằng những pháp tu mà đức Phật đã dạy.
Tại Sao Mọi Người Hay Đi Lễ Ngày Mùng 1 Hôm Rằm?
Từ xưa ta thường thấy các cụ hay đi lễ chùa, đền, điện,phủ vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch (hàng tháng). Vậy tại sao mọi người lại chọn 2 ngày này để lễ chùa cúng chư Phật, Thánh thần? Việc đi chùa vào ngày mùng Một và ngày Rằm có phải quy định của đạo Phật hay không?
Nhiều Phật tử có thói quen ngày nào cũng thắp hương tụng Kinh và ăn chay trường nhưng một số thì thực hành những việc làm trên vào những ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 âm lịch trong tháng. Vào những ngày này họ sẽ kiêng ăn thịt, cá, ngăn cấm sát sinh. Những ngày này họ luôn dâng hoa tươi, quả ngon thanh tịnh để dâng cúng Tam Bảo và có cả chư Thiên (ở ban Trung Thiên).
Người do làm ăn bận rộn không có điều kiện ăn chay nhưng cũng không quên dâng hoa quả xôi, chè phẩm vật lên ban Tam Bảo và chư Thiên hôm mùng 1 ngày rằm. Tại sao lại có tục lệ này?
Đạo Phật có quy định phải đi lễ chùa mùng Một & ngày Rằm không?
Theo cuốn "Vui buồn giỗ tết" của tác giả Trần Ngọc Lân, đi lễ chùa là tập quán của nhân dân chứ không phải quy định của đạo Phật, vì thời Đức Thích - ca còn sống, các sư đi lưu động khắp đất nước Ấn Độ thuyết pháp truyền giáo chứ chưa hề có chùa.
Theo các cụ xưa cũng cho rằng: Mùng một, ngày rằm là những ngày Chư Phật, chư Bồ-Tát thường giáng hạ tức là xuống nhân gian hòa vào dòng người để xem xét mọi sinh hoạt việc làm tốt xấu của mỗi người chúng ta. Những ngày thường khác thì khi có ai cầu thỉnh các Ngài sẽ cảm ứng mà đến chúng minh và lắng nghe lời thỉnh cầu của quý vị và ủng hộ gia trì cho nếu lời cầu nguyện của quý bạn là chính đáng.
Chính vì vây, dù bận hay hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì các gia đình Việt cũng tùy theo hoàn cảnh của mình dâng hoa, quả phẩm vật thắp hương Tam Bảo, Chư Thiên và gia tiên tại nhà. Người không có nhà cửa, không có ban thờ Tam Bảo hoặc có điều kiện thời gian nhiều hơn sẽ đến Chùa lễ lạy với lòng thành để được chư Phật chứng minh và gia trì ủng hộ. Một số bạn là Phật tử đáng quý do lòng thành tâm những ngày này đều làm phóng sinh, dâng hoa quả nơi chùa hay nơi tượng Phật. Đó là nghĩa cử cao đẹp rất đáng trân trọng.
Cơ sở khoa học: Việc đi lễ chùa trong 2 ngày mùng Một và ngày Rằm?
Tuy nhiên, việc lựa chọn lễ Phật trong 2 ngày mùng Một và Rằm (tiếng Sanscrit Ấn Độ gọi là ngày ekadasi) thực ra lại có cơ sở khoa học.
Chúng ta biết rằng âm lịch dựa vào thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trên một quỹ đạo hình elip.
Theo định luật Newton, lực hút giữa chúng gây ra hiện tượng thủy triều ở bất cứ nơi nào có nước, chứ không chỉ ở biển, dĩ nhiên là cả trong thân thể con người (với 75% nước).
Vào 2 ngày này, Mặt Trăng tiến tới gần Trái Đất nhất, lực thủy triều tăng tối đa ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý con người nên chúng ta thường không minh mẫn, hay cáu gắt và dễ gặp chuyện xui xẻo.
Trong một bài viết có nhan đề "Mặt trăng có điều khiển tâm tính của bạn không?" đăng trên tạp chí New Sciences, tác giả Edga Zigler cũng cho biết, sở Cứu hỏa Phoenix thuộc tiểu bang Arizona (Mỹ) báo cáo, số cuộc gọi điện thoại tăng rõ rệt vào những đêm trăng rằm.
Các vụ phạm tội và tai nạn cũng tăng vọt khi trăng tròn.
Tiếng Anh cũng sử dụng những cụm từ liên quan đến Mặt Trăng như "lunancy" (có nghĩa là điên rồ – xuất phát từ tiếng Latinh với "luna" là mặt trăng), hay "moonstruck" (có nghĩa là hâm dở, trong đó "moon" cũng là mặt trăng)...
Chính bởi những tương tác tiêu cực của Mặt Trăng lên tâm lý con người vào hai ngày mùng Một và Rằm nên phép dưỡng sinh Yoga của Ấn Độ khuyên người ta nên nghỉ ngơi, tĩnh tâm để được an toàn, thoải mái trong 2 ngày đó và đi lễ chùa là một trong những cách để con người được thoải mái về tâm tưởng.
ĐỒNG NHÂN cứ năng đến ĐỀN, ĐIỆN, PHỦ, CHÙA là tốt?
.............
ĐỒNG NHÂN Cứ Chăm Đến ĐỀN, ĐIỆN, PHỦ, CHÙA Là Tốt?
Đi lễ ĐỀN, ĐIỆN, PHỦ, CHÙA... trong những ngày rằm, mùng 1 hay Tết là thói quen của đa số người Việt. Nhưng với các đồng nhân, thanh đồng trong đạo Mẫu, việc năng đi lễ tại các ĐỀN, ĐIỆN, PHỦ, CHÙA có thật sự tốt hay không?
Trong tâm linh: các linh hồn tương tác với người trần bằng nguồn năng lượng
Con người tương tác với nhau qua trường năng lượng của mình, còn trong thế giới tâm linh, các linh hồn cũng tương tác qua lại với nhau và cả với người trần bằng trường năng lượng.
Chư Phật, chư Thánh dùng năng lượng tâm linh cao của mình giáo hóa và tiếp độ các vong linh thấp cũng như can thiệp một số cái được tạo hóa cho phép cả cho người trần.
Đặc biệt đối với người có căn thì sự cảm nhận, tiếp nhận nguồn năng lượng này lại càng mạnh mẽ.
Nguồn năng lượng tâm linh luôn đa dạng
Nhưng cũng bởi nguồn năng lượng tâm linh luôn rất phong phú đa dạng, có tốt có xấu:
Năng lượng của Phật, của Thánh hiền thần linh chính tắc thì tốt
Năng lượng của ngã quỷ, của hung thần và tà thần vong tà… thì xấu.
Ngôi chùa ngôi đền linh thiêng và người chủ trì hay thủ nhang ở đó đạo đức tốt, tu tập tốt thì dù ngôi đền chùa hay điện đó to bé không quan trọng, ta cũng cảm nhận được trường năng lượng tốt (hay còn gọi là linh khí hay ngôi đền điện chùa đó linh thiêng), cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, ấm áp và được sự che chở.
Nhưng nếu đến một ngôi chùa đền điện dù to đẹp hoành tráng mà người chủ trì hay thủ nhang không đi đúng đạo và không có đức thì ngôi đền chùa đó chỉ như nhà triển lãm tượng, giống những nơi trưng bầy và khoe khoang đời thường. Thậm chí nếu các vị đứng đầu nơi đó mà nhập ma thì khi bước vào sẽ chỉ nhận được trường năng lượng xấu thậm chí gây cảm giác lạnh lẽo, sợ hãi.
Cũng giống như người hiền lành đạo đức trong sáng, tâm thiện thì tỏa ra trường năng lượng tốt; người tà tâm, suy đồi đạo đức thì năng lượng xấu. Một con người đạo đức hay xấu xa dù thế nào, cũng không thể giấu diếm được trước các đấng siêu hình thậm chí cũng khó dấu diếm được các vị tu hành có đạo hạnh hay các nhà tâm linh có tu tập cảm nhận được năng lượng.
Chọn nơi mà đến để nhận năng lượng của Phật, của Thánh hiền, của chính Thần
Vậy các con nếu là đồng nhân, muốn tỏ lòng thành kính với đấng Thánh Thần, muốn được bề trên chứng tâm gia ân che chở, phù hộ, muốn xin cầu một chút ân duyên năng lượng để an yên lại căn mệnh, bình an thần trí... hãy năng đến các đền chùa linh thiêng, các địa linh để tiếp nhận năng lượng, để nhận sự tác động tốt bởi năng lượng của Phật, của Thánh hiền, của chính Thần.
+ Các con lại nên tránh những nơi có năng lượng xấu dù được rao giảng lôi kéo hay nhìn bề ngoài có hoành tráng đến đâu, nổi tiếng đến đâu.
+ Các con cũng hạn chế đến nơi có nhiều mồ mả, nơi có năng lượng thi khí (khí từ người chết, thi thể), năng lượng âm khí, năng lượng địa mạch âm sát và năng nượng oán khí... Nó ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống của các con từ sức khỏe, tài vận và đặc biệt là đến căn mệnh của người có đồng...
TRỪ KHI các con có năng lực nội tại đủ tốt để chế ngự/điều hòa năng lượng này hoặc khi có nhiệm vụ hành pháp ĐỘ VONG.
..............
Văn Khấn Lễ Phật Rằm
Nam mô a di đà phật (3 lần)
- Con lạy chín phương trời mười phương Chư Phật Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày….. tháng….. năm……………
Tín chủ con là ……………………………
Ngụ tại……………………………………
(Cùng toàn thể gia đình) thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa .........
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp
Nghiệp chướng nặng nề
Nay đến trước Phật đài,
Thành tâm sám hối
Thề Tránh điều dữ
Nguyện làm việc lành,
Ngửa trông ơn Phật,
Quán Âm Đại sỹ,
Chư Thánh hiền Tăng,
Thiên Long Bát bộ,
Hộ pháp Thiên thần,
Từ bi gia hội.
Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà phật (3 lần)
Văn Khấn Gia Tiên Mùng 1 Và Ngày Rằm Hàng Tháng
Văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm là bài cúng tổ tiên cúng gia thần được các gia đình Việt Nam thực hiện vào ngày mồng một và chiều tối ngày rằm hàng tháng nhằm cầu mong một tháng bình an may mắn thành đạt Mời các bạn cùng tham khảo bài viết tổng hợp dưới đây của XEMBOIONLINEMIENPHI.NET để biết cách sắm lễ vật cúng gia tiên ngày rằm bài cúng ngày rằm và mùng một âm hàng tháng
Bài cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm
1. Tại sao phải cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng, ngày này mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau thấu suốt nhau soi chiếu vào mọi tâm hồn.Con người trở nên sáng suốt trong sạch đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.
Còn ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch gọi là ngày sóc.Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu bắt đầu.Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc.
Người Việt ta coi ngày Sóc Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên cúng ông bà ông vải.Ngày Sóc Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng
Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.
Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này người ta cúng với ý nghĩa:
Ngày mùng Một (ngày Sóc): Ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.
Ngày rằm (ngày Vọng): Ngày có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.
Chính vì vậy, việc khấn cúng gia tiên vào ngày mùng 1 và ngày rằm (khấn cúng ngày sóc, ngày vọng) là việc mà các con cháu nên làm hàng tháng để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tổ tiên.
2. Cách làm lễ cúng gia tiên
Thờ cúng thần linh gia tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Đây là cách người sống thể hiện sự biết ơn tri ân với thần linh và những người đã khuất cầu mong sự an ổn may mắn đến với gia đình. Vào mỗi ngày rằm hằng tháng, mọi gia đình lại chuẩn bị đồ cúng để dâng lên ban thờ gia tiên và chư Phật thần linh.
Nhưng cần chuẩn bị đồ cúng cho ngày rằm sao cho đúng và đủ có lẽ chưa nhiều người biết.
Ngày xưa, mâm cúng rằm thường rất cầu kỳ, phải có cả đồ chay đồ mặn. Tuy nhiên, do cuộc sống hiện đại rất bận rộn, nhiều gia đình không có thời gian chuẩn bị những mâm cúng cầu kỳ nên đồ cúng rằm đã được giản lược đi khá nhiều.
Với ý nghĩa ngày tốt lành nhất trong tháng nên khi cúng vào ngày rằm hay ngày mùng 1 hàng tháng, người Việt không cúng cầu kỳ, đơn giản chỉ là những đồ lễ như:
1 hũ rượu
1 lọ hoa tươi
1 đĩa quả tươi
1 cốc nước
Trầu, cau
Và một thứ không thể thiếu là văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm. Ở mỗi nơi trên đất nước Việt Nam lại có những quan điểm khác nhau về cúng lễ những ngày này. Có nơi cúng vào mùng 1 và ngày 15, nhưng cũng có nơi lại cúng vào chiều ngày 30 tháng trước và ngày 14 Âm lịch hàng tháng. Dù cúng theo vào thời điểm nào thì trước khi cúng gia tiên thì phải cúng ông thần Thổ Công trước. Như vậy mọi điều nguyện cầu mới phải phép và đến được với ông bà, ông vải và tổ tiên.
Các nghi thức cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Khi cúng gia tiên thì trọng tâm cúng thần thức của người đã khuất khi trở về cảnh giới an lạc.Người ta gọi đây là “âm siêu dương thái” Nghi thức cúng gia tiên để đạt được những kết quả viên mãn là:
Tình vật, tịnh tài và tịnh tâm nên mọi thứ dâng cúng đều phải trong sạch, tuyệt đối không cúng tiền giả, không cúng những đồng tiền có nguồn gốc bất lương, không cúng những thực phẩm tanh hôi,... Ngoài ra có một số nơi còn không cúng đồ có nguồn gốc sát sinh vì họ cho rằng người mất không hưởng trực tiếp đồ cúng phạn thực nên chỉ dùng đồ hỷ thực hoặc hiếu thức mà thôi.
Cúng cần có sự nôi dưỡng, hoặc phóng sinh thể hiện lòng từ bi hay công đức của gia chủ và tiêu trừ được những nghiệp chướng trong quá khứ. Đây là cách giúp cho người thân tránh được những họa nạn không mong muốn về những nghiệp chướng này.
Không giải hạn bằng bùa ngải, bởi không thể dùng người khác thay thế mình, chỉ có mình mới có khả năng giải trừ các tai ách. Bất luận nguyên nhân nào cũng có nhân - quả.
Đọc văn khấn gia tiên với lòng thành cao cả, nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân và có thể là cả xã hội.
3. Cách khấn vái tổ tiên vào ngày rằm, mùng một
Ăn có mời, làm có khiến… Đối với việc cúng lễ cũng vậy. Đồ cúng lễ dù có thịnh soạn, trang trong nếu con cháu chỉ đặt lên bàn thờ, không mời thì tổ tiên ông bà ắt không phối hưởng. Bởi vậy trong buổi cúng, con cháu phải KHẤN. Người Việt vốn trọng nghi lễ, cho nên mỗi dịp cúng vái đều có văn khấn riêng.
Khấn là lời cầu khẩn lâm râm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
Trước khi khấn, gia trưởng vái ba vái ; sau khi khấn xong, gia trưởng lễ (lạy) 4 lễ và vái thêm 3 vái – ta gọi là 4 lễ rưỡi (xem thêm chi tiết về “vái và Lạy” phần sau).
Trong lời khấn, gia trưởng sẽ nói rõ ngày, tháng, năm và lý do làm lễ (và cả các điều xin, nếu có). Phải mời các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác anh chị em vừa mới khuất.
Trước đây lời khấn thường do “thầy cúng” làm và dùng chữ Nho. Nhưng ngày nay việc dùng chữ Nho cho văn khấn rất hiếm. Dân gian thích dùng chữ Việt hơn, vì chữ Việt dễ viết và đọc, mạch lạc không bị hiểu lầm…
4. Văn khấn gia tiên ngày rằm, mùng 1 hàng tháng
4.1. Văn khấn Thổ Công ngày Rằm, mùng 1
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
4.2. Bài khấn gia tiên Nôm 1
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
- Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
- Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày ........ tháng ..... năm ..............
Tín chủ con là .................................................. ....
Ngụ tại ........................................................ cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
- Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
- Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
4.3. Văn khấn gia tiên mẫu 2
Nam Mô A di đà Phật!
Nam Mô A di đà Phật!
Nam Mô A di đà Phật!
Con tấu lạy chín phương trời mười phương Phật Chư Phật mười phương.
Con tấu lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Con tấu lạy Thần Linh Đất nước, Thổ thần bản cảnh, Quan đương niên đương cảnh, Thành Hoàng bản thổ, Táo Quân thần chủ, Chúa đất long mạch, Thần tài, Tiền chủ, Hậu chủ, Táo phủ thần quân, Tả Long hữu hổ tiếp dẫn phúc đức tại gia tại số nhà: ……………………………...................................
Con tấu lạy Chư vị Liệt Tổ Liệt Tông ngũ đại đồng đường dòng họ …………………………………
Con tấu lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Cô Gi Tỷ Muội, Thúc Bá Đại Huynh, Chầu Bà Tổ Cô, Cô Bé tại gia, Cậu Bé tại gia, các Chân Linh thần tử Hữu danh vô thực, Hữu thực vô danh dòng họ: ……………………………………
Hôm nay là ngày ....................… Tháng ..........................…… Năm………………………
Phu thê hai họ con thành tâm có nén nhang bát nước ………. Dâng kính Phật Thánh, các Quan, Chư vị Tổ Tông chứng minh công đức, chứng tâm nhận lễ, phù hộ độ trì ………………… Xin các ngài phụ hộ cho gia chung chúng con được nấp bóng cửa nhà Ngài,...... phù hộ độ trì cho chúng con được đắc kỳ tài được sai kỳ lộc, phu thê hòa thuận, Gia chung bình an, lộc tài vượng tiến.
Nam Mô A di đà Phật!
Nam Mô A di đà Phật!
Nam Mô A di đà Phật!
( Ai chưa lập gia đình thì thay từ Phu thê bằng Gia chung hay đơn giản là Chúng con )
4.4. Văn khấn gia tiên ngày Rằm tháng 4
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………….................
Hôm nay là ngày………………………..gặp tiết……………………..(ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ đất ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoang Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Tao quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…..........................., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
4.6 Văn khấn gia tiên bằng âm Hán
Duy!
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đệ …. Thập … niên, tuế thứ…, … nguyệt, … nhật, … tỉnh (Thành phố thuộc Trung ương), … huyện (thị xã), … xã (phường, thị trấn), … thôn (khu phố, ấp).
Trưởng nam (hoặc tự tôn): …. Cung thừa mẫu mệnh (cha chết, mẹ đang còn sống), hiệp dữ chư thúc, dữ dồng / bào đệ, tỷ, muội, nội, ngoại, tử, tôn, hôn, tế đẳng / toàn gia kính bái (xướng những ai đang có mặt trong lúc hành lễ).
Kim nhân: Hiển Khảo (tỷ) hoặc Tổ khảo (tỷ) hoặc Tằng tổ khảo (tỷ) … húy nhật.
Cẩn dĩ: … chi nghi, cung trần bạc tế.
Hiển: … tôn linh vi tiền, cảm kiền cáo vu:
Viết: … (tùy theo từng lễ)
Kính thỉnh:
Hiển: …
Hiển: …
Hiển: …
…
Liệt vị chư tiên linh.
Kính kỵ: … liệt vị chư tiên linh, cập phụ vị, thương vong đẳng tòng tự, đồng lai hâm hưởng.
Kính cáo: Bản gia đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên thánh, tiên sư, bản viên thổ công, bản đường ngũ tự gia thần, mặc thùy chiếu giám, đồng lai giám cánh, tích chi hanh cát.
Cẩn cáo!
4.5. Bài văn khấn mùng 1 ngoài trời
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.
Tín chủ con là... sinh năm...
Ngụ tại...
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm... Âm lịch.
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ.
Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
5. Văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết
Kính lạy: Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm …………………..
Chúng con là: ………………………………Tuổi……………
Hiện cư ngụ tại số nhà …….. Đường……………………..Khu phố …………….
Phường ……………………Quận…………………………..Thành phố………………….
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.
Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!
Văn Khấn Tứ Phủ: Ngắn Gọn Đầy Đủ & Hay Nhất
Các bạn căn đồng số lính có căn hầu đồng con cha con mẹ khi đi lễ đền phủ... không thể không thuộc bài văn khấn Tứ Phủ
Nhưng bài khấn quá dài thì các thanh đồng còn non trẻ sẽ khó lòng mà thuộc được.Bài văn khấn quá ngắn lại chưa đúng ý nguyện mong cầu của các đồng cựu thầy đồng.
Bản đầy đủ dành cho các thầy và Bản Văn khấn ngắn gọn dành cho các con nhang đệ tử.Có hướng dẫn cách khấn sao cho linh nghiệm nhất đối với con nhang đệ tử ở dưới bài viết
Hôm nay là ngày.. Chúng con đến đây có chút hương hoa phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe - không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cúng Phật) xin dâng lên các chư tiên chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua.Vừa qua được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.
Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).
Một lần nữa thay mặt gia chung chúng con con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ...( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a di dà phật (3 lần).
Một số lưu ý về bài khấn trên:
Do các ngôi vị của nhà thánh rất nhiều chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư tiên, chư thánh là đủ hết cả rồi, không sót một ai. Nên các bạn cứ an tâm mà khấn.
Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên, chư thánh rồi thì phải khấn tên của vị thánh chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của ngôi đền, còn các ngôi khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách, nên không thể không khấn tên vị thánh chủ đền được. Thử hỏi cõi dương trần mình đến nhà người ta chơi mà không chào chủ nhà, chỉ chào mỗi khách thôi thì chủ nhà sẽ hành xử với chúng ta ra sao? Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời xin cầu của chúng ta là vô nghĩa, thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền.
Cũng lưu ý khi khấn bên cung Phật thì đoạn "chư Phật, chư Tiên, chư Thánh" thì chỉ cần khấn chư Phật thôi, còn khấn bên cung Thánh thì có thể khấn chư tiên, chư thánh thôi.
Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi chư Phật, chư Tiên, chư Thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến vị thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng. Thậm chí, chúng ta khấn vị thánh chủ đền rồi mới đến chư tiên, chư thánh cũng không sao. Bởi vị thánh chủ đền là chủ nhà còn các chư tiên, chư thánh chỉ là khách.
Để khấn khi đến hay khấn chào thì nên khấn ở Ban Công Đồng hoặc ở Ban vị thánh chủ đền là được. Sau đó có thể chỉ đến vái các ban khác nếu không có đủ thời gian. Tất nhiên, nếu có nhiều thời gian chúng ta có thể khấn thêm ở các ban khác.
2. Bài khấn Tứ Phủ đầy đủ nhất (Dành cho các đồng thầy)
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,
- Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
- Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
- Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng.Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ
Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên
Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.
-Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:
Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai
Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình
Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh
Văn khấn Tứ phủ: Ngắn gọn đầy đủ & hay nhất
Các bạn căn đồng số lính có căn hầu đồng con cha con mẹ khi đi lễ đền phủ... không thể không thuộc bài văn khấn Tứ Phủ
Nhưng bài khấn quá dài thì các thanh đồng còn non trẻ sẽ khó lòng mà thuộc được. Bài văn khấn quá ngắn, lại chưa đúng ý nguyện mong cầu của các đồng cựu, thầy đồng.
VĂN KHẤN TỨ PHỦ ĐẦY ĐỦ NHẤT
Bản đầy đủ dành cho các thầy và Bản Văn khấn ngắn gọn dành cho các con nhang đệ tử.Có hướng dẫn cách khấn sao cho linh nghiệm nhất đối với con nhang đệ tử ở dưới bài viết.
1.Bài khấn Tứ Phủ ngắn gọn hay nhất (Dành cho con nhang đệ tử)
Đối với các con nhang, đệ tử đi lễ không thường xuyên thì nên khấn ngắn gọn như sau:
Nam mô a di đà phật ( 3 lần )
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.
Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.
Con lạy: ...........( tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh)
Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........
Ngụ tại:.................................
Hôm nay là ngày...., Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe - không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cúng Phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày ) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.
Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).
Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ...( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a di dà phật (3 lần).
------ HẾT -------
Một số lưu ý về bài khấn trên:
Do các ngôi vị của nhà thánh rất nhiều chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư tiên, chư thánh là đủ hết cả rồi, không sót một ai. Nên các bạn cứ an tâm mà khấn.
Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên, chư thánh rồi thì phải khấn tên của vị thánh chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của ngôi đền, còn các ngôi khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách, nên không thể không khấn tên vị thánh chủ đền được. Thử hỏi cõi dương trần mình đến nhà người ta chơi mà không chào chủ nhà, chỉ chào mỗi khách thôi thì chủ nhà sẽ hành xử với chúng ta ra sao? Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời xin cầu của chúng ta là vô nghĩa, thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền.
Cũng lưu ý khi khấn bên cung Phật thì đoạn "chư Phật, chư Tiên, chư Thánh" thì chỉ cần khấn chư Phật thôi, còn khấn bên cung Thánh thì có thể khấn chư tiên, chư thánh thôi.
Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi chư Phật, chư Tiên, chư Thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến vị thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng. Thậm chí, chúng ta khấn vị thánh chủ đền rồi mới đến chư tiên, chư thánh cũng không sao.Bởi vị thánh chủ đền là chủ nhà còn các chư tiên, chư thánh chỉ là khách.
Để khấn khi đến hay khấn chào thì nên khấn ở Ban Công Đồng hoặc ở Ban vị thánh chủ đền là được. Sau đó có thể chỉ đến vái các ban khác nếu không có đủ thời gian.Tất nhiên nếu có nhiều thời gian chúng ta có thể khấn thêm ở các ban khác.
2. Bài khấn Tứ Phủ đầy đủ nhất (Dành cho các đồng thầy)
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,
- Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
- Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
- Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con Lạy Chư Đại Bồ Tát Chư Hiền Thánh Tăng.Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ
Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên
Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.
-Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:
Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai
Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình
Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh
-Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Con lạy Tam Tòa chúa bói – Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường
Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Tiên Chúa Thác Bờ
Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà
-Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên, Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.
Con lạy Tôn Quan Điều Thất.
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà
Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
Chầu Năm Suối Lân
Chầu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Tiên La
Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân
Chầu Cửu Sòng Sơn
Chầu Mười Đồng Mỏ
Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng
Con lạy 36 tòa Sơn Trang -Sơn Trang, Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng
-Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô
Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm
Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thoải, con lạy cô tư Ỷ La, Cô năm suối lân, cô Sáu sơn trang, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè, 12 cô Chín, Cô chín thượng Ngàn, Cô chín Sòng sơn, cô Mười mỏ Than, Hội đồng cô bé, Con Lạy cô bé Thượng ngàn, cô bé Thoải .con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện), Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải,
Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên, Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành, Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên, Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát. Con lạy cậu bé bản Đền ( Bản Điện ).
-Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng
-Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.
- Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........
Ngụ tại:.................................
Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:... Tháng:... Năm:...
( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới)
Nhân …………..
Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ...............(tên đền) linh từ.
Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, vuốt ve che chở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi - Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh, cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc...... Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!
-Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ..... nguyên quán Tổ Cô Mãnh Tướng, cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên, dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ, cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…
Nam mô a di dà phật (3 lần).
Văn khấn công đồng bài 3 dễ nhớ (Dành cho các thanh đồng)
Nhất thiết cung kính, nhất tâm kính lễ thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo (3 lần)
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Nam mô đại từ, đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật chư phật mười phương, ngũ phương ngũ phật, thập phương thập phật, hằng hà sa số, đức phật vô lượng, công đức vô biên.
Con xin sám hối con lạy Đức Cao Thiên Thượng Thánh Đại Từ Nhân Giả, Huyền Cung cao thượng đế, Ngọc Hoàng đại thiên tôn.
- Con xin sám hối đại thánh Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ tinh quân, con sám hối đại thánh Bắc Đẩu Cửu Hoàng Giải Ách tinh quân, Bắc Cực Thiên Trung, Tam Nguyên, Tam Phẩm, Tam Quan, Cửu Tinh Thiên Chúa, Thập Nhị Bát Tú, dương phủ ngũ nhạc thần vương, địa phủ thập điện linh vương.
- Con xin sám hối đến thái linh phủ, bát hải linh từ, con sám hối vua cha bát hải động đình, con sám hối cửu trùng thánh mẫu bán thiên công chúa thiên tiên thánh mẫu.
- Con sám hối quốc mẫu vua bà, bơ toà thánh mẫu, mẫu đệ nhất thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh, đức mẫu thượng ngàn, Diệu Nghĩa, Diệu Tín thiền sư, tuần quán đông cuông, đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương, thánh mẫu đệ tam thuỷ cung Xích Lân Long Lữ thuỷ tinh công chúa, Hàn Sơn linh từ .
- Con lạy trần triều hiển thánh nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Quốc Công Tiết Chế Thượng đẳng phúc thần ngọc bệ hạ, trần triều khải thánh vương phụ, vương mẫu, vương phi phu nhân, vương tử, vương nữ, vương tể, vương tôn, tứ vị vương tử, nhị vị vương cô, phạm tướng quân, cô bé cửa suốt, cậu bé cửa đông chư vị tướng tá bộ hạ các quan công đồng Trần Triều uy phong lẫm liệt.
- Con sám hối Cung thỉnh Tam vị Chúa Mường:đệ nhất Tây Thiên,đệ nhị Nguyệt Hồ,đệ tam Lâm Thao
- Chúa Bà Cà Phê ,Tiên Chúa Thác Bờ-Hòa Bình công chúa,Ngũ Phương Bản Cảnh Chúa bà bạch hoa công chúa tối tú tối linh,hội đồng chúa bói,hội đồng chúa chữa,hội đồng chúa Mán,hội đồng chúa Mường,lục cung chúa chầu các bộ sơn trang,sơn lâm công chúa,tam thập lục cung công chúa,lục thập hoa giáp thần nương.
- Con sám hối ngũ vị tôn quan hội đồng quan lớn, quan đệ nhất thượng thiên, quan đệ nhị thượng ngàn, quan đệ tam thoải phủ, quan đệ tứ khâm sai, quan đệ ngũ tuần tranh.
Con lạy tứ phủ chầu bà, Năm tòa quan lớn, 10 dinh các quan. Bát bộ sơn trang thập nhị tiên cô trên ngàn dưới thoải, Thủ điện công chúa tối tú tối linh. Con kính lạy tứ phủ quan hoàng. Tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu, cậu bé bản đền, cô bé bản đền. Ngũ lôi thiên tướng, ngũ hổ đại thần chư vị các quan. Con kính lạy Thanh Xà đại tướng, Bạch Xà đại quan.
- Con kính lạy công đồng các giá, hội đồng các quan, trên ngàn Adưới thoải, 18 ucửa rừng, 12 cửa bể, cửa đình thần tam tứ phủ tối tú anh linh, con lạy Thổ công chúa đất chư vị tôn thần bản sứ.
Hôm nay là ngày...tháng...năm...
Đệ tử con là ... (tuổi) thê ... (tuổi) sinh nam tử ... (tuổi) nữ tử .... v.v… đồng gia quyến đẳng.
Ngụ tại địa chỉ:........................................................
Ngày hôm nay, kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời.
Đệ tử con nhất tâm tưởng vạn tâm cầu, tu thiết nhang hoa lễ vật có tờ vàng lá sớ, tờ tấu lá trạng, mang miệng về tâu mang đầu tới bái cửa đình thần tam tứ phủ. Trên Mẫu độ, dưới gia hộ Mẫu thương, vuốt ve che chở phù hộ độ trì cho con 3 tháng hè 9 tháng đông, đầu năm chí giữa nửa năm chí cuối, tứ thời bát tiết phong thuận vũ hòa, tai qua nạn khỏi.
Mẫu cho con sáng hai con mắt, bằng hai bàn chân. Mẫu ban lộc dương, Mẫu tiếp lộc âm, cho lộc mùa xuân, cho tài mùa hạ, cho con tươi như lá, đẹp như hoa, phúc lộc đề đa tiền tài mang tới. Mẫu cho con lộc ăn lộc nói, lộc gói lộc mở, lộc gần lộc xa, hồ hết lại có, hồ vơi lại đầy, điều lành mang đến điều giữ mang đi. Mẫu cứu âm độ dương, cứu đường độ chợ, vuốt ve che chở nắn nở mở mang, cải hung vi cát, cải hạo vi tường thay son đổi số, lảy mực cầm cân Mẫu phê chữ đỏ, Mẫu bỏ chữ đen, cho con được trăm sự tốt vạn sự lành, trên quý dưới yêu, trên vì dưới nể. Mẫu cho con gặp thầy gặp bạn, gặp vạn sự lành, Mẫu ban danh ban diện ban quyền cho con có lương có thực có ngân có xuyến, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, trồng cây đắp phúc cho con được nở cành xanh lá, phúc lộc đề đa, ngũ phúc lâm môn, thân tâm an lạc, quả đạo viên thành, đầy thuyền mãn quả, gia đạo hưng thịnh. Mẫu cho trên thuận dười hòa trên bảo dưới nghe, trên đe dưới sợ, Mẫu cho nước chảy một dòng thuyền trôi một bến, bách bệnh tiêu tán vạn bệnh tiêu trừ, Năm xung Mẫu giải xung, tháng hạn Mẫu giải hạn cho gia trung con được trong ấm ngoài êm, nhân khang vật thịnh, duyên sinh thọ trường.
Đệ tử con người trần mắt thịt, việc âm chưa tường việc dương chưa tỏ, tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh, ăn chưa sạch bạch chưa thông, không biết kêu sao cho thấu tấu sao cho tường. Con biết tới đâu con tâu tới đó, 3 điều không sảy, 7 điều không sai, trăm tội Mẫu xá, vạn tội Mẫu thương. Mẫu xá u xá mê, xá lỗi xá lầm, soi đường chỉ lối cho con biết đường mà lội, biết lối mà lần.
Hôm nay đệ tử con lễ bạc tâm thành, con giàu một bó con khó một nén, giàu con làm kép hẹp con làm đơn, thiếu Mẫu cho làm đủ, vơi Mẫu cho làm đầy. Mẫu chấp kỳ lễ vật, chấp lễ chấp bái, chấp lời kêu tiếng tấu của con, bay như phượng lượn như hoa tới cửa Mẫu ngồi, tới ngai Mẫu ngự, cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!
- Con sám hối Cung thỉnh công đồng Tổ tiên nội ngoại, Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia đẳng đẳng chư vị chân linh sống vi anh tử vi linh về hầu cửa Phật cửa Thánh trên tấu thượng thiên, dưới tấu tòa vàng thoải phủ, kêu thay lạy đỡ cho con cháu cháu chắt của Tổ được kêu thấu, tấu nổi, đắc lễ đắc bái đắc yêu đắc cầu.Đức Tổ cao minh tận thương tận độ!!!
Các thanh đồng lưu ý khi khấn Tứ phủ để có ứng nghiệm được tốt nhất
Cần quỳ lạy tốt hơn nếu có điều kiện về vị trí, chỉ đứng khi không có chỗ để ngồi. Nhà Thánh không chấp nếu ta không có chỗ quỳ lạy, nhưng sẽ chấp ta nếu có chỗ mà không quỳ. Quỳ là sự thể hiện sự tôn kính mà.
Khi khấn cần chắp tay cung kính, dồn toàn bộ tâm trí vào câu khấn,. Có thể mở mắt, nhưng phải để hướng mắt vào các tượng thánh. Có thể nhắm mắt để tiện cho dồn tâm trí vào câu khấn thì trong tâm vẫn phải hướng thẳng vào cung thờ.
Không quá nặng nề về câu chữ để sao cho lời khấn được mạch lạc, để có thể khấn bằng cả cái tâm của mình. Đây là phần quan trọng nhất trong khi khấn. Có làm được như vậy thì cây cầu tâm linh giữa người khấn với cõi tâm linh mới được kết nối. Khi đó lời khấn của mình mới được chứng. Nếu trong khi khấn mà không tâm niệm được điều này thì có khấn hay đến đâu cũng khó được chứng giám. Tuyệt đối không được mang bản in sẵn ra mà đọc. Nếu ta đọc thì cây cầu âm dương không bao giờ được kết nối.
Nên dãi bày chi tiết cụ thể các việc mình cần xin thì càng tốt. Có như vậy, cõi âm mới biết mình vướng cái gì, mắc ở đâu, chỗ nào ngăn trở mình thì cõi âm mới có cách giải quyết cho chúng ta được. Không nên khấn chung chung không cụ thể như: Mua một bán mười, tài lắm, nhiều lộc, gặp may gặp mắn.....
Đi lễ không quá cầu kỳ về đồ lễ vì cõi âm thường: Chứng tâm không chứng lễ.Nếu có lễ thì nên đơn sơ Chúng ta nên dành bớt phẫn lễ để cung tiến, hay giọt dầu. Việc đó tốt hơn vì góp công của xây dựng nhà đền sẽ được nhà ngài chứng tâm nhiều hơn. Cha mẹ nào chả thương con nghèo. Vì thế, không nên đua đòi sắm lễ, đặc biệt là mã cho tốn kém mà không giúp gì cho hưng thịnh đền nhà ngài. Nhà thánh hàng năm nhận hàng vạn mã, vàng thử hỏi có dùng làm chi ở cõi đó. Lễ mã chẳng qua là thể hiện lòng tôn kính mà thôi.
Hãy tự mình khấn thì tốt hơn vì các thầy chỉ thay mình khấn hộ nên chỉ khấn được chung chung hoặc chỉ là tên sự việc chứ không thể tả được các khúc mắc trong sụ việc như chính bản thân chúng ta.
Vì vậy khi thầy khấn xong ta nên tự khấn một mình sau, nếu không thì có thể khấn thầm ngay khi các thầy khấn chung.Lưu ý chỉ khấn nhẩm thầm để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Nếu ta làm ảnh hưởng đến người xung quanh thì chính chúng ta không tôn trọng chính mình thì há chi nhà thánh còn muốn nghe chi lời trình bày của mình nữa.
Một điểm lưu ý thêm là bà con hay có cái tật đi với thầy, khi thầy lễ cho người khác thì mình không thèm để ý. Tốt nhất là phải lắng tâm để nghe và cùng lạy tạ cho người ta. Mình không tiếp phúc cho người thì há chi người tiếp phúc cho ta. Mà với nhà Thánh ai chả là con, nhà Thánh không thích những kẻ chỉ biết cho chính mình mà quên đi đồng loại.
Trong đền có nhiều cung, nếu chúng ta đến từng cung mà khấn đầy đủ mạch lạc là điều bất khả thi bởi ngay chính chúng ta cũng sẽ mất kiên nhẫn để hướng tâm trí vào lời khấn. Vì vậy chúng ta chỉ nên chọn một vị trí khấn đầy đủ tốt nhất là tại Ban Công Đồng nếu không chúng ta vào chính cung của vị thánh chủ đền nếu không còn chỗ thì chúng ta ra bên ngoài cửa đền khấn vọng vào, còn hơn phải đứng chen chúc xô đẩy khiến chúng ta không thể nhất tâm trong suốt thời gian khấn.
Như bạn đã biết khi khi tâm trí bị đứt mạch thì sợi dây âm dương tiếp nối của chúng ta với cõi âm sẽ bị gián đoạn.Tất nhiên những điều ta khấn sẽ trở thành vô giá trị. Sau đó chúng ta sẽ đến các cung khác vái lạy và xin cảm tạ là đủ. Lý do đơn giản là khi ta khấn vừa rồi là đã khấn các vị đó rồi.Tất nhiên nếu thời gian cho phép chúng ta có thể tóm tắt các điều cần lễ tạ và các điều cần xin