+ Ngày 09/1: Tiệc Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
Trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ Đức Vua Cha là những vị vua cha có quyền năng tối cao đứng đầu hàng vị các vị thần linh
Gắn với việc thờ đức Vua Cha bên cạnh Vua Cha Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng Thượng Đế
Thì còn có Vua Cha Bát Hải, Vua Cha Diêm Vương, Vua Cha Nhạc Phủ
Trong bài đọc sau đây http://xemboimienphi.vn sẽ giới thiệu tới bạn đọc về truyền thuyết đền thờ và cách sắm lễ Ngọc Hoàng Thượng Đế
Ngọc Hoàng Thượng Đế (Chữ Hán: 玉皇上帝)
Cũng gọi Ngọc Hoàng Đại Đế (玉皇大帝), gọi tắt là Ngọc Hoàng (玉皇) hay Ngọc Đế (玉帝) trong quan niệm tín ngưỡng của dân gian và Đạo giáo tại Trung Quốc và tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Là tước vị nói đến vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của vạn vật.
Quan điểm thuần Việt cho rằng: Ngọc Hoàng Thượng đế (Vua cha Ngọc Hoàng, Cha Trời, ông Trời) là vị cha tạo hóa, sinh ra vạn vật từ con người đến cảnh vật, cây cỏ... Là đấng quyền uy tối cao nhất. Ngài tồn tại hiện hữu không cố định tại một tầng trời nào. Và chỉ có một vua cha tạo hóa là lớn nhất chứ không có nhiều Ngọc Hoàng, hay nhiều vị vua Trời nào khác cai quản con dân Việt.
Theo quan điểm của người Trung Quốc nói chung: Nguyên hình của Ngọc Hoàng Thượng đế xuất phát từ Thượng đế - Hạo Thiên Thượng đế, tên gọi vị thần bầu trời tối cao của Trung Hoa cổ đại, ngài cũng đã đắc quả Phật danh hiệu là Thanh Tịnh Giác Vương Như Lai nhưng hiện tướng là Ngọc Hoàng. Cũng có thể Ngài chính là Thiên Đế cai quản tầng Trời thứ 2 có 33 cõi Trời với 32 cõi Trời chư hầu chia làm 8 phương Trời (mỗi cõi Trời này đều có 1 vị Vua Trời cai quản riêng) và cõi Trung Ương, cõi Trung Ương là nơi Ngài ngự (tầng Trời này là Đao Lợi thiên).
Qua con mắt Đạo giáo, Ngọc Hoàng Thượng đế là 1 vị tiên đã đạt tới bậc Thánh được cho là người sáng lập nên thiên đình, ngự trên tòa điện như vị vua ở trên mây mà cai quản chúng thần thánh tiên của Tam giới. Hình tượng Ngọc Hoàng Thượng đế hoặc nguyên bản "Hạo Thiên" có ảnh hưởng rất lớn trong văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam, Ngọc Hoàng bên cạnh là vị vua trời, còn được gọi một cách đại khái là Ông Trời, vô cùng nhân từ. Ngoài ra phía dưới còn có tầng Trời Tứ Thiên Vương cũng là các vị vua trời dưới quyền của Ngài, Tứ Thiên Vương cũng được xưng là Thượng Đế bởi mỗi vị cũng là một vị Vua cõi Trời cai quản cõi Trời riêng của mình và Tam Giới, điều này càng làm tôn quý địa vị của vua ở tầng Trời phía trên là tầng Trời thứ 2 Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Thời nhà Tống, tôn hiệu đầy đủ của ông là Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng đế (昊天玉皇上帝).
Lịch sử
Người Việt Cổ đã sử dụng thần thoại Thần Trụ Trời để giải thích về nguồn gốc của thế giới. Sau này khi đạo Lão từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam thì Ông Trời mới được gọi là Ngọc Hoàng.
Theo Đạo giáo Trung Quốc thì Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị đứng đầu trong Tứ Ngự, được Tam Thanh lựa chọn ra để cai quản các Thiên Vương cõi Trời và chư Thần Tiên trong Tam Giới là vị Đại Diện cho Trời tức Tạo Hóa, duy trì và chấp chưởng giám sát Thiên Điều và luật lệ, Ngài còn có thể sữa đổi, bổ sung và đặt ra luật lệ cho phù hợp với sự cai quản của Ngài trong Tam Giới. Nếu không tính đến Tam Thanh thì Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị vua trời tối cao với quyền hạng tối thượng. Tam Thanh sau khi lập ra Ngọc Hoàng Thượng Đế thì ba vị này đều rút về quy ẩn và tiếp tục tu và giảng Đạo tại chính Cung của từng vị và dường như không còn can thiệp vào chuyện của Tam Giới nữa, nhằm bảo vệ quyền hạng của Ngọc Hoàng Thượng Đế đương vị, đúng với cốt cách của bậc Thánh tối thượng không còn vướng vào quyền lực, rời xa quy luật Tam Giới, an lạc với thú vui tu Đạo. Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản tất cả các Thiên Vương (vua Trời) của các cõi Trời chư hầu, các Long Vương (vua Rồng) của Thuỷ vực ao hồ sông biển, các Diêm Vương (vua cõi Âm Giới - Địa Ngục).
Từ thượng cổ, người Trung Quốc đã tôn thờ một vị vua trên trời, gọi là Ngọc Hoàng. Tuy nhiên từ đời Thương thì Ngọc Hoàng đã hoàn toàn chỉ là một vị vua cai quản cõi Tiên giới, không có quyền năng sáng thế. Vị Vua trời này được cho là sống tại một cung điện tại chính giữa bầu trời, tại Thiên Cực Bắc, điểm này lại tương đồng với nơi cư ngụ của Chấn Vũ Thiên Đế. Đến các triều đại về sau, vị thần này được gọi dưới nhiều danh hiệu khác nhau:
-
Thái Nhất: Thiên quan thư trong Sử ký của Tư Mã Thiên dùng từ này
-
Thái Vi Ngọc Đế, Tinh Chủ Thái Vi viên: thời Hán Vũ đế
-
Phạm Thiên Ngọc Đế, Đế chủ Thiên Thị Viên: thời Hán Tuyên đế
-
Diễm Hoa Thiếu Vi Ngọc Đế, Thiên Tiên Định Vị: thời Hán Ai Đế
-
Tử Vi Ngọc đế: đời Hán Quang Vũ đế
-
Ngọc Hoàng Đạo Quân, Cao Thượng Ngọc Đế: thời Nam Triều
-
Hạo thiên Kim khuyết Vô thượng Chí tôn Tự nhiên Diệu hữu Di la Chí chân Ngọc hoàng Thượng đế, Huyền khung Cao thượng Ngọc hoàng Đại đế.
-
Đến đời Minh, danh hiệu đầy đủ là: Cao thiên Thượng thánh Đại từ Nhân giả Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn Huyền khung Cao Thượng đế. (Nghĩa là Vị thánh tối cao trên đỉnh trời, vô cùng nhân từ, là Ngọc Hoàng, bậc Thiên tôn vĩ đại, Huyền diệu lớn lao làm chủ trên cao).
Ngoài ra Ngọc Hoàng Thượng đế còn được gọi bằng các tôn hiệu: Thiên Đế, Ngọc Đế, Đế Tể
Trong đạo Mo của người Tráng (một dân tộc gần gũi của người Việt Nam) thì có một vị thần cai quản bầu trời tên là bố Lạc Đà (phiên âm Hán việt từ LuoTuo, cũng có thuyết đồng nhất Lạc Đà chính là Lộc Tục). Biểu tượng của bố Lạc Đà chính là hình con chim Lạc trên Trống Đồng của người Việt. Có lẽ các quý tộc người Hoa của thời đại Lý Trần đã dùng hình ảnh của ông để đặt tên cho giai đoạn huyền sử của mình là Hồng Bàng (Bàng mang nghĩa là chim).
Nguồn gốc
Theo truyền thuyết dân gian phổ biến ở Trung Quốc thì Ngọc Hoàng Thượng đế vốn người trần, tên là Trương Hữu Nhân, là trang chủ ở Trương Gia Loan, quận Thông Châu, thủ đô Bắc Kinh. Vì có tính khiêm nhường và kiên nhẫn, ông được gọi là Trương Bách Nhẫn; do hay giúp đỡ người khác, tu luyện thành tiên nên ông được gọi là Đại Quý Nhân.
Trương Hữu Nhân có một vợ họ Vương, tức Tây Vương Mẫu và bảy cô con gái: Đại Thư, Nhị Thư, Tam Thư, Tứ Thư, Ngũ Thư, Lục Thư và Trương Thất Nữ. Thuyết khác nói vợ của Ngọc Hoàng có hiệu là Thiên Hậu, có chín con trai. Em gái Ngọc Hoàng là Dao Cơ lấy người phàm trần là Dương Thiên Hựu sinh ra Nhị Lang. Cũng theo truyền thuyết Táo Quân ở Trung Hoa, vì Trương Lang cùng họ với Ngọc Hoàng Thượng đế, nên được Ngọc Hoàng đã phong cho Trương Lang làm Táo vương.[1] Ngọc Hoàng ở tại một cung điện trên trời gọi tắt là điện Linh Tiêu, cùng với vợ mình là Tây Vương Mẫu.
Trong tiểu thuyết Tây du ký, Ngọc Hoàng được mô tả như một vị vua nhân từ nhưng không có tài năng, không có chính kiến, chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của các thần tiên khác. Chính vì vậy mà nhân vật Tôn Ngộ Không đòi phế bỏ Ngọc Hoàng để mình lên thay.
Trong đạo Mo của số ít người Tráng thì Ngọc Hoàng tên thật là bố Lạc Đà, có vợ là mẹ Hoa. Họ có với nhau tám người con trai và một người con gái, đều là thần mặt trời. Nhưng bảy người con trai đã bị nữ thần Đà Giang dùng cung tên bắn chết, người con trai cuối cùng nhờ bôi tro lên mặt trở thành mặt trăng nên mới được tha chết, để rồi chỉ còn lại một nữ thần mặt trời của thế gian.
Theo một thuyết chịu ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ thì Ngọc Hoàng là vua của cõi trời thứ hai từ dưới lên cõi trời Đao Lợi[2]. Cõi này có 32 nước trời chư hầu và 1 nước trời lớn ở giữa, tổng cộng là 33 nước trời. Vua cõi Đao Lợi là Đế Thích. Ông điều hành, thực thi pháp luật ở tầng Đao Lợi và tầng trời thấp nhất là Tứ Thiên Vương. Cũng như trong truyền thuyết Trung Hoa về Ngọc Hoàng, Đế Thích không phải đấng sáng tạo mọi thứ và toàn năng mà chỉ là vua trời. Vua tầng trời Nhị thiền tầng thứ 8 là Phạm Thiên Baka, vốn còn cao hơn cả "đấng tối cao trong Ấn giáo" chỉ là vua tầng trời thứ 7, do thần thông quá cao, tuổi thọ quá nhiều khó mà tính đếm, lại sinh ra đầu tiên trong tầng trời của mình, nhưng không đủ khả năng để nhận thức được rằng có những tầng trời cao hơn, nên nghĩ là mình sáng tạo mọi thứ, sau này được Phật Thích Ca chỉ dạy và đã quy y Phật. Chiếu theo Kinh Tạng Phật Giáo thì thực chất Ngọc Hoàng Thượng Đế chính Thích Đề Hoàn Nhơn hay Đế Thích Thiên vua tầng Trời thứ 2, ngự tại thành Thiện Kiến, còn theo Trung Quốc thì là tại Nam Thiên Môn Linh Tiêu Điện. Ngài có câu chú hiệu theo Kinh Tạng Phật Giáo là : Nam mô Da Đà Nhân.
Vai trò
Ngọc Hoàng Thượng đế là vị vua của Thiên đình, cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất, biển cả, và cõi âm phủ. Ngọc Hoàng đứng đầu tất cả các thần, tiên, Thánh, Nhân có quyền lực tối cao với các quyền năng tự nhiên như mây mưa sấm chớp, nước lửa... Ngọc Hoàng có quyền ra lệnh cho các vị thần thực hiện các ý định của mình, thường là những điều tốt đẹp. Ngọc Hoàng cũng là người xét phong cho các vị thần, hoặc xét phạt các thần tiên và thánh nhân.
Trong Đạo giáo, Ngọc Hoàng vẫn ở dưới Tam Thanh, do Nguyên Thuỷ Thiên Tôn chỉ định làm vua.
Trong đạo Mo, bằng đôi cánh của mình, bố Lạc Đà đã kéo bầu trời bay lên cao tách khỏi mặt đất, nhờ thế vạn vật mới có thể sinh trưởng được. Vì lẽ đó ngày tận thế trong đạo Mo chính là ngày mà "Trời Sập".
Theo đạo Cao Đài, Ngọc Hoàng Thượng đế còn được gọi với nhiều danh từ khác nhau: Chúa Trời, Ông trời, Đại Từ Phụ, Đấng Tạo Hóa, Đức Chí Tôn...là đấng tạo hóa sáng lập ra càn khôn vũ trụ và vạn vật, là nguồn cội của các tôn giáo, là đấng tối cao toàn năng, làm chủ cả thần, thánh, tiên, phật.
Việt Nam
Trong dân gian
Việc thờ Ngọc Hoàng Thượng đế rất phổ biến trong tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Các chùa miền Bắc Việt Nam từ lâu đã phối thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần khác như Nam Tào, Bắc Đẩu, Phạm Thiên, Đế Thích… Đây là dấu ấn của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Nho – Phật – Đạo cùng một nguồn mà ra). Hàng năm, vào ngày sinh Ngọc Hoàng là mùng 9 tháng Giêng, thường được chọn là ngày làm lễ cúng vía Trời hay lễ tế Trời để tôn vinh Ngọc Hoàng thượng đế.
Trong đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là đấng thần chủ tối cao. Ngọc Hoàng được cho là ở và làm việc tại một cung điện trên trời gọi là Thiên Phủ, nơi có rất nhiều tiên nữ hầu hạ, và các thiên tướng, thiên binh canh gác.[3] Là vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu nên Ngọc Hoàng thượng đế thường có ban thờ riêng trong các đền và phủ thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ.
Truyện dân gian Việt Nam kể con cóc lên cầu Ngọc Hoàng làm mưa. Ngọc Hoàng nhận lời rằng mỗi khi cóc gọi làm mưa xuống trần gian. Câu chuyện nổi tiếng khác là "Ngọc Hoàng và người học trò nghèo" thì lại ca ngợi quyền năng và sự công bằng của Ngọc Hoàng.
Dân gian Việt Nam có rất nhiều bài thơ có chữ trời. Thường nhất là những câu mà trời dùng để chỉ toàn bộ cảnh vật thiên nhiên tồn tại quanh con người, trước hết là không gian và cảnh vật trên không. Bên cạnh đó trời như một lực lượng siêu tự nhiên, một đấng quyền uy quyết định tất cả: Trời làm bão lụt mênh mông/Sông khô hồ cạn, cá trên đồng còn chi. Trời còn làm ra vạn vật, thậm chí cả cái sướng, cái khổ của con người: Trời sinh cái cực mần chi/Bán thì nỏ được, cho thì không ai xin Hay câu ca dao: Lạy trời trăm lạy trời ơi/Trông cho trong ruộng ngoài khơi được mùa.
Trong ca dao Việt có nhiều câu nhắc đến đạo trời: Theo nhau cho trọn đạo trời/Dẫu mà không chiếu, trải tơi mà nằm. Vì là đạo nên đạo trời cũng có vị trí, giá trị trong tâm linh người Việt như những đạo khác nên trời và phật thường được đặt gần nhau, được xem như những đấng thiêng liêng như nhau, những đạo giống nhau: Chắp tay vái lạy bụt trời/Gió đông phẳng lặng, đạo trời theo nhau.
Nhà bác học Nguyễn Văn Huyên đã nhận xét: “Ông trời đối với người dân quê Việt Nam là nguồn gốc mọi sự sống và mọi lẽ công bằng. Đấy không phải là một vị thần trừu tượng và không thể hiểu. Người ta xem ông như một con người, vua của các vua. Ông có một triều đình, ông điều khiển tất cả cuộc sống trên trời và dưới đất. Ông trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt”.[4]
Di tích thờ Ngọc Hoàng
Ở Việt Nam có các di tích sau đây thờ Ngọc Hoàng Thượng đế (chỉ thống kê nơi thờ chính, không tính việc phối thờ Ngọc Hoàng trong rất nhiều đền, chùa và điện thờ Mẫu Tam Phủ):
-
Đàn Kính Thiên Tràng An ở xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các vị Phạm Thiên, Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu với Lễ tế Thiên được diễn ra hàng năm.
-
Đàn Nam Giao thuộc di tích cố đô Huế là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng.
-
Đền Đậu An tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các thiên thần.[5]
-
Chùa Ngọc Hoàng ở thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
-
Chùa Ngọc Hoàng toạ lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM, vốn là một ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế.
-
Nhà thờ họ Trương Việt Nam tại thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình thờ Ngọc Hoàng Thượng đế với tên húy Trương Hữu Nhân hay Trương Ngọc Hoàng.
-
Điện Bồ Hong trên đỉnh núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.[6]
-
Chùa Vân An ở thị trấn huyện Bảo Lạc, Cao Bằng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và Quan thế âm Bồ Tát với lễ hội Lồng Tồng hằng năm được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng đế.[7]
-
Đền Ô Xuyên, xã Cổ Bì,Bình Giang, Hải Dương thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và 5 vị Thành hoàng làng. Tương truyền, đây là nơi Ngọc Hoàng thường xuống chơi du ngoạn.
Đức Ngọc hoàng thượng đế là ai? Truyền thuyết Đức Vua Cha Thiên Phủ
Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị thánh chủ của Thiên Đình trong quan niệm của cả người Trung Quốc và Việt Nam. Ngài có nhiều tên gọi khác nhau như Ngọc Hoàng Đại Đế, Ngọc Đế hay Vua Cha Thiên Phủ.
Ngọc Hoàng Thượng Đế là đấng thần chủ tối cao. Ngài đứng đầu các vị thần, tiên. Ngài có quyền lực điều khiển vạn vật thế gian, gió mây sấm chớp, …
Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh việc xuất thân của ngài. Theo một số phim ảnh tiểu thuyết thì ngài là người phàm đã tu luyện qua một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp. Mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Theo truyền thuyết này thì ngài là người có quyền hạn và tu vi lớn nhất lục giới (gồm Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên) nên các chư thần đều kính mộ ngài phong làm Đế. Thiên Đế phân chia pháp lực cho các thần cai quản các nơi với các chức vị khác nhau.
Tín ngưỡng bản địa thờ Ngọc Hoàng Đại Đế
Tại Việt Nam, người Việt cũng tín thờ vị thần linh có quyền phép tối cao Ngọc Hoàng Thượng Đế. Truyền thống này được duy trì bao đời nay. Có nhiều ý kiến cho rằng, tục thờ Ngọc Hoàng Đại Đế là do sự du nhập của Phật Giáo Ấn Độ và Đạo Giáo Trung Quốc kết hợp với sự biến đổi theo văn hóa bản địa của người Việt mà hình thành nên. Tuy nhiên thực tế ngôi ĐỀN ĐẬU AN HƯNG YÊN có lịch sử hơn 2200 năm thờ Ngọc Hoàng Đại Đế lại minh chứng đây là tín ngưỡng bản địa.
Bởi vì, đền Đậu An thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế trong đền với niên hiệu “Thiên Định”. Theo các ghi chép tại đền thì ngôi đền được xây dựng từ năm 226 TCN. Tại thời điểm đó, nước ta chưa chịu ảnh hưởng bởi văn hóa người phương Bắc. Theo chính sử thì mãi đến năm 218 TCN thì nhà Tần mới bắt đầu đánh chiếm đất Việt. Lúc ấy, Văn Lang, Âu Lạc là những quốc gia hoàn toàn độc lập, không liên quan đến phương Bắc. Tại đền còn lưu giữ câu đối:
“Thiên Định Kỷ Nguyên, Thụy Ứng Ngọc Hoàng giáng lai
Địa linh thiên cổ, điện đài thượng đế ngự long đầu.”
Tức:
“Thiên Định năm xưa, Thụy Ứng Ngọc Hoàng xuống hạ thế
Đất thiêng nghìn năm tuổi, điện đài thượng đế ngự đầu rồng.”
Đức Vua Cha Thiên Phủ trong tín ngưỡng Tứ Phủ
Trong tín ngưỡng tứ phủ thì ngọc hoàng được gọi là Vua Cha Thiên Phủ. Ngài là cha của Mẫu Liễu Hạnh, Liễu Hạnh Công Chúa. Là đấng thần chủ tối cao.
Cũng giống như quan niệm dân gian, trong Tam Tứ Phủ Việt Nam, ngài là vị vua của Thiên Đình. Ngài cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất, biển cả, và cõi âm phủ. Ngọc Hoàng đứng đầu các vị thần tiên, có quyền lực tối cao, và quyền điều khiển gió mưa sấm chớp,… Ngài có quyền chỉ định các vị thần thực hiện theo ý định của mình. Thường là những ý định tốt đẹp cho muôn dân. Ngoài ra, ngài cũng là người xét phong cho các vị thần hay xét phạt các vị thần tiên. Nếu bạn đọc để ý thì sẽ thấy “Ngọc Hoàng” xuất hiện ở một số thần tích của một số vị thần.
Cần chú ý gì khi sắm lễ Ngọc Hoàng Thượng Đế theo tín ngưỡng Tứ Phủ
Theo tín ngưỡng Tứ Phủ, lễ sắm đơn giản dâng Ngọc Hoàng Thượng Đế tại đền thờ ngài thường bao gồm các thức vật: một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ.
Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.
Đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế
Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị thần chủ tối cao được nhân dân tín thờ. Ngài được thờ tự tại nhiều ngôi đền, chùa trên khắp cả nước. Tuy nhiên, hai ngôi đền nổi tiếng linh thiêng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế nhất phải kể đến Đền Đậu An – 2200 năm thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế tại Hưng Yên và đền Ngọc Hoàng Thượng Đế Bằng Sở tại Hà Nội.
Đền Đậu An – Hưng Yên
Địa chỉ: thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên gần trường đại học Thủy Lợi CS3.
Trong hai ngôi đền thì đền Đậu An nổi tiếng hơn cả. Ngôi đền nằm trên thế đất thiêng hình đầu rồng, được bao bọc bởi làn nước hồ trong xanh với hàng nhãn lồng cổ thụ rả bóng mát. Mặc dù có lịch sử hơn 2000 năm, nhưng những ghi chép về sự tích cùng thời gian xây dựng đền vẫn còn nguyên vẹn, cung cấp rất nhiều tư liệu lịch sử quý giá cho các nhà khoa học.
Sự tích của đền ghi lại các vị Thiên Tiên, Đại Tiên đã hạ thế cứu dân. Dạy cho nhân dân khẩn hoang, diệt thú ổn định cuộc sống. Để cầu mưa gió thuận hòa, nhân dân bình yên an ổn làm ăn thì Ngũ Lão Tiên Ông cùng nhân dân lập “Thụy Ứng quán” (Đền Đậu An sau này). Năm ấy là năm 226 TCN.
Ngày nay, ngôi đền Đậu An đã trải qua nhiều lần tu sửa trở nên khang trang và rộng rãi hơn. Bên trong đền vẫn đặt tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế với hiệu “Thiên Định” để thờ tự ở chính cung. Bên ngoài sân còn lưu giữ tháp cửu trùng thiên được xây dựng từ thời nhà Lý – ngọn tháp gắn liền với quan niệm của nhân dân về Thiên Phủ. Kiến trúc ngôi đền mang nét cổ kính vô cùng đặc sắc.
Hàng năm ngôi đền được rất nhiều du khách ghé thăm.Vừa để thăm ngôi đền cổ vừa để thực hiện nghi thức cúng lễ cầu cho gia quyến được bình an, khỏe mạnh, có tài có lộc. Thông thường những dịp đón khách đông nhất tại đền thường rơi vào ngày đầu năm mới hoặc ngày diễn ra lễ hội đền Đậu An. Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 6 cho đến ngày 12 tháng 4 âm lịch hàng năm.Trong đó ngày mùng 8 là ngày lễ lớn nhất. Phần lễ được diễn ra với đầy đủ nghi thức được thực hiện từ xưa đến nay. Đặc sắc nhất trong nghi lễ này là việc con hương bất lá cây si để cầu cho gia sự bình an êm ấm, có tài có lộc.Và điều này thực sự linh ứng nên càng ngày càng thu hút con hương đổ về đền ngày lễ hội để xin lộc.
Đền Ngọc Hoàng Thượng Đế Bằng Sở
Địa chỉ: thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội
Ngoài ngôi đền Đậu An nổi tiếng thì Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng được cho là thờ chính tại ngôi đền cùng tên được nhân dân xây dựng tại thôn Bằng Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tuy nhiên có khá ít tài liệu về ngôi đền này.
Ngày vía Ngọc Hoàng Thượng Đế
Ngày mùng 9 tháng 1 được coi là ngày vía Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đây là ngày Thánh Đản, Ngọc Hoàng tự thân giáng hạ nhân gian. Theo hầu ngài có rất nhiều vị tiên thiên, tiên thánh, Kim Đồng Ngọc Nữ cùng 7 vạn thiên binh thiên tướng, Thần Tài, Văn Xương, Tử Vi Đại Đế, Nam Tào Bắc Đẩu, … Các vị thần đang cai quản hạ giới như Thổ Địa, Thành Hoàng, thần sông, thần núi, Thổ Công, … sẽ nghinh thỉnh Ngọc Hoàng hạ phàm đầu năm định xét phúc tội.
Văn Ngọc Hoàng Thượng Đế
Quản cai Lục giới thần thông
Phép thiêng ứng hiện ra đồng tối anh linh
Đấng thần tiên thiên đình nhất phẩm
Quyền tối cao uy lẫm Linh Tiêu
Chân tu lục giới đều yêu
Chư thần kính mộ sớm chiều ngợi ca
Cũng có lúc vào ra cửa Khuyết
Khi thừa nhàn yến tiệc ban công
Chữ rằng sắc sắc không không
Thụ thừa Phật Pháp mênh mông chẳng rời
Trải nhiều kiếp nhiều đời hiếu hạnh
Chịu trăm bề ấm lạnh hàn vi
Đức tu dưỡng tính kiên trì
Vẹn đường lục đạo từ bi căn lành
Ngọc Đế hiệu xưng danh thiên giới
Các thần tiên ba cõi phải theo
Thơ ca phú vịnh tuồng chèo
Viết về Ngọc Đế kính yêu một lòng
Trên Thiên Giới chí công chí hảo
Chủ quần tiên xiêm áo sắc vàng
Nức danh hai tiếng Ngọc Hoàng
Độ cho trăm họ nhân gian cát tường
Con bái thỉnh Trung Ương Ngọc Đế
Ngài quản cai Chín Bệ Thiên Dinh
Quản cai hai chữ Tử Sinh
Cho nhân gian được thái bình dài lâu
Hầu ngài có Nam Tào, Bắc Đẩu
Dưới đó là quan mẫu Đương Cai
Cùng ngài Bản Cảnh không sai
Thiên binh thiên tướng dũng oai hộ tùng
Vậy có thơ rằng:
Uy quyền bậc nhất điện Linh Tiêu
Cửa khuyết vào ra vẫn sớm chiều
Ngọc Hoàng Thượng Đế người nhân đức
Lục cõi Tam Thanh mãi kính yêu.
Truyền thuyết về Ngọc Hoàng Thượng Đế
Ngọc Hoàng Thượng Đế còn gọi là Ngọc Hoàng Đại Đế gọi tắt là Ngọc Đế được coi là vị vua tối cao của bầu trời là chủ của
Thiên đình trong quan niệm của người Trung Quốc Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á.
Ngoài ra Ngọc Hoàng Thượng Đế còn được gọi bằng các tôn hiệu: Thiên Đế Ngọc Đế
Người đời quan niệm Ngọc Hoàng Thượng Đe cai quản toàn bộ bầu trời mặt đất biển cả và cõi âm phủ.Ngài đứng đầu tất cả các thần tiên có quyền lực tối cao với các quyền năng tự nhiên như mây mưa sấm chóp, nước lửa… có quyền ra lệnh cho các vị thần thực hiện các ý định của mình thường là những điều tốt đẹp.Ngọc Hoàng cũng là người xét phong cho các vị thần hoặc xét phạt các thần tiên cũng như toàn bộ chúng hữu tình có ở trong 3 cõi Thiên – Địa – Nhân.
Hình tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế do Phật giáo của Ấn Độ gặp Đạo giáo của Trung Quốc rồi truyền qua Việt Nam. Đen đây gặp tín ngưỡng bản địa thì tạo thêm những hình tượng mới. Sau này ở Việt Nam hình thành và phát triển tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Ba tôn giáo Phật, Lão, Nho cùng một gốc), nên trong chùa có thờ cả Phật, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tiên Thần, Mầu, và cả những người có công với triều đình, quốc gia, tạo nên một thế giới tâm linh chung, không còn tách biệt, mà trong đó Phật là trung tâm và cao nhất.
Hình tượng tiêu biểu của Đạo giáo trong chùa là tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngài có vai trò như Thiên chủ Indra (Đe Thích) của Ấn Độ, cai quản bầu trời, thế giới thần và người. Bắc Đẩu chuyên ghi sổ sinh, Nam Tào ghi sổ tử.
Ngọc Hoàng được cho là ở và làm việc tại một cung điện trên trời gọi là Kim Khuyết Vân cung Linh Tiêu bảo điện (gọi tắt là điện Linh Tiêu), nơi có rất nhiều tiên nữ hầu hạ, và các thiên tướng, thiên binh canh gác.
Theo truyền thuyết thì Ngọc Hoàng đã tu 1550 kiếp, mỗi kiếp (kalpa) dài 126 nghìn năm, mới lên được ngôi vị Ngọc Hoàng. Một vài đạo giáo ở Việt Nam còn gọi Ngọc Hoàng Thượng Đế với nhiều danh từ khác nhau: Chúa Trời, Ông Trời, Đại Từ Phụ, Đấng Tạo Hóa, Đức Chí Tôn…, là đấng tạo hóa sáng lập ra Càn Khôn vũ trụ và vạn vật, là nguồn cội của các tôn giáo, là đấng tối cao toàn năng, làm chủ cả thần, thánh, tiên và con người cùng cây cỏ, muông thú…
Ở thuyết khác thì NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ thống lãnh trời, đất, người, thần linh ba cõi, cùng quản lý mọi sự thịnh suy tốt xấu của vũ trụ vạn vật. Ngài có các thuộc hạ như: Văn Xương đế quân coi về sự học hành, Quan Thánh đế quân coi về việc mua bán, Xảo Thánh Tiên sư coi về công nghiệp, Thần Nông Tiên đế coi về nghề nông, Đông Nhạc đại đế cai trị các địa phương, cùng với những phụ tá như: Thanh Sơn vương, Thành Hoàng gia, Thổ Địa công, Địa Cơ chủ. Ngoài ra còn có nhũng vị coi về phần âm như: Phong Đô đại đế và Thập Điện Diêm Vương, v.v. Tất cả đều dưới quyền cai trị, chỉ đạo, phân bổ của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ.
Danh xưng Ngọc Đế xuất phát từ sự tôn trọng “Ông Trời” của người xưa, coi là một vị “VUA”, có năng lực chi phối hết thảy trên trời dưới đất, hai bên chư thần văn võ. Sau này, lợi dụng tinh thần sùng bái “Ông Trời”, người ta gọi vua là “Con của Trời” (Thiên tử), nên “vua mà nói ra thì tất cả phải nghe theo”.
Người xưa lấy ngày 9 tháng Giêng Âm lịch là ngày “Đản sinh” của Ngọc Đế. Tháng giêng là tháng khởi đầu của năm, chủ của bốn mùa, cây cối nhờ vào Mộc khí mà sinh sôi nảy nở. số 9 là con số lớn nhất của các số, đại biểu cho ý nghĩa “cực đại, cực đa, cực cao”. Cho nên, người ta lấy con số 9 đầu tiên (thượng cửu) của năm (9 tháng Giêng) làm ngày sinh của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là tỏ ý tôn sùng ngài. Qua đây ta thấy khi nói đến ngày sinh của các vị thần, chúng ta cần phải lưu ý đến hàm nghĩa của “con số” biểu trưng.
Việc cúng bái NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ có nguồn gốc quan hệ đến sự sùng bái Trời Đất của người xưa và tư tưởng kinh Trời sợ Đất của con người mà thành. Người xưa cho rằng, Trời là vị chúa tể của vạn vật, là nguồn gốc của sự sinh, dưỡng và kiện toàn muôn vật, cho nên mọi người không thể không kính Trời sợ Đất, thuận theo ý Trời mà hành đạo. Cho nên người làm vua là để phụng mệnh Tròi, nhân danh “Con Trời” để cai trị dân chúng thì nhất nhất không thể không sùng bái Trời, nên phải có định kỳ “Te Trời”. Đó là chức trách tối quan trọng của nhà vua. Trải qua nhiều triều đại, mồi năm nhà vua đều phải cử hành “LỄ GIAO” (lễ tế Trời), nhưng chỉ có nhà vua mới là người “đủ tư cách tế Tròi” mà thôi! Mãi về sau này, khi thời đại phong kiến kết thúc, dân chúng mới bắt đầu được phép “tế Trời”. Nhưng Trời không thể hiểu như là “bầu trời xanh trên cao” được, khái niệm Trời rất vô hình, mênh mông, thì làm sao biết chồ nào, người nào để cúng tế? Vì vậy, người ta phải cụ thể hóa Trời bằng danh xưng “NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ ” để có đối tượng rõ ràng mà cúng bái.
Việc cúng tế “Ông Trời” phải được thực hiện sao cho long trọng, trang nghiêm hơn các Thần linh khác, vì Ngài là vị quyền uy tối cao trên tất cả thần thánh khác. Do đó, lúc đầu không ai dám đưa hình tượng nào về Ngài để cúng tế, mà chỉ dùng hai biểu tượng là “Thiên Công Lô” (lò hương cúng Trời) và “Thiên Công Tòa” (ngai vua Trời) để cúng bái mà thôi. Các Miếu thờ đều đặt “Thiên Công Lô” ở trước cửa, khi cúng bái thì ngẩng mặt lên trời mà vái, từ đó phát sinh tục lệ đốt nhang trong cúng tế. Đốt nhang là để gửi lên Ông Trời.
Trong con mắt của mọi người, NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là lớn nhất, nên việc cúng tế phải làm rất cẩn thận. Vào buổi chiều hôm trước (tức chiều mùng 8 tháng Giêng), cả nhà già trẻ lớn bé đều ăn chay, tắm gội sạch sẽ, sửa soạn phẩm vật thịnh soạn. Ke đó, dâng hương cúng tế, lạy ba lạy (Tam Thiên Phật) chín vái (9 phương Trời).
Vì địa vị của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ quá cao, nên phàm những việc nhỏ nhặt như cầu tài, cầu tự, cầu danh, cầu lợi… Ngài đều phán cho các Quan hay Thần Tiên phụ trách mảng việc mà chu phù. Vì thế, khi cúng Ngọc Đế, tất phải nhớ cúng thêm cả hai ban văn võ bá quan theo hầu cận Ngài, không được chỉ để một tượng Ngọc Đế đơn độc mà cúng.
Nghi thức cúng Trời chỉ diễn ra từ khuya đêm mùng Tám đến khi mặt trời mọc sáng mùng Chín thì ngừng. Trên bàn cúng Trời, có: cặp đèn “thần đăng”, năm thứ trái cây (cam, quít, tần quả, chuối, mía), phải đủ 5 màu, nấu sáu món chay là: kim châm, mộc nhĩ (nấm mèo), nấm hương cô, rau thái tâm, đậu uyển, tàu hủ, tất cả thức ăn đều phải được đậy kỹ bằng vải lưới thật mỏng. Đặc biệt còn phải có ba hộp trà ngon. Có tổ chức múa mâm vàng ca hát chúc tụng phát “lộc”. Một vài nơi, người dân có tục cúng gà trong dịp này phải dùng gà trống để cúng chứ không được dùng gà mái.